You are on page 1of 15

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

LẦN THỨ XVII– VĨNH PHÚC 2023 LẦN THỨ XVII, NĂM 2023
ĐỀ THI MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 04 tháng 08 năm 2023
Đề thi gồm 03 trang

ĐỀ CHÍNH THỨC

Bài 1 – Tĩnh điện (3,0 điểm):


Trong một mô hình của nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản, coi nguyên tử này gồm: Một
proton tích điện +𝑒 được coi là chất điểm đặt tại O (chọn là gốc tọa độ) và một đám mây tích
điện âm đối xứng cầu bao quanh proton.
Cho rằng điện thế tại một điểm M nào đó (𝑂𝑀 = 𝑟) có dạng:
𝑎
𝑉(𝑟) = 𝑒 −𝑏𝑟 ( Trong đó a và b là hai hằng số dương )
𝑟
1.a. Xác định điện trường 𝐸⃗ (𝑟) tại M.
b. Tính điện tích của đám mây tích điện âm nằm trong mặt cầu tâm O bán kính 𝑟.
2.a. Tính mật độ điện tích 𝜌(𝑟) của đám mây điện tích âm theo a và b.
b. Tính a theo 𝑒 và 𝜀0 .
3. Tính thế tĩnh điện 𝑉 ′ (𝑟) do đám mây tích điện âm gây ra tại điểm M (𝑂𝑀 = 𝑟).
4. Tính theo a và b các đại lượng sau:
a. Năng lượng 𝑊ℎ𝑛 của hạt nhân trong đám mây điện tích âm.
b. Năng lượng toàn phần 𝑊 của nguyên tử hydro
𝑥2
Cho khai triển: 𝑒 𝑥 = 1 + 𝑥 + +. .. khi |𝑥 | << 1 nếu cần dùng.
2

Bài 2 – Điện một chiều (3,0 điểm):

Cho mạch điện gồm các bóng đèn giống


nhau mắc thành mạch vô hạn như hình vẽ:
a. Cho các bóng đèn có cùng điện trở R,
xác định điện trở tương đương của mạch vô hạn.

b. Các bóng đèn có đường đặc trưng V-A như


Hình vẽ: Trong đó, hiệu điện thế tối đa mà bóng đèn
còn chịu được là 6,0 V (ứng với vị trí cuối của đường
đặc trưng trên đồ thị). Mạch vô hạn ở trên có thể nối
với hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu mà các bóng
đèn còn chưa bị cháy?

1
Bài 3 – Quang hình (3,0 điểm):
Chụp ảnh bằng điện thoại: Máy ảnh điện thoại thông minh
có nguyên tắc cấu tạo gồm một thấu kính hội tụ và cảm biến (có
dạng màn phẳng). Hình ảnh của một vật nhỏ (coi như một nguồn
điểm) là sắc nét nếu hình ảnh của nó trên cảm biến nhỏ hơn một
pixel. Hình bên giúp bạn hình dung rõ hơn về khái niệm pixel.
Một người hướng điện thoại của mình về phía trước để chụp
một bức ảnh, thấy những điểm ở cách điện thoại một khoảng d thì cho ảnh sắc nét nhất. Hơn nữa,
trong khi chụp ảnh thấy tất cả các vật cách điện thoại một khoảng là s cho đến rất xa đều trở nên
sắc nét.
a. Tính khoảng cách d tối thiểu.
b. Tính s.
Áp dụng số: Tiêu cự của thấu kính máy ảnh f = 4,3mm và đường kính của thấu kính D =
1,8mm. Cảm biến có chiều rộng w = 4,6mm tương ứng với N = 3264 pixels.

Bài 4 – Điện từ (4,0 điểm):


Trên phần hình trụ của một chiếc bút chì dài làm bằng gỗ có đối xứng trục và đầu vót
nhọn, người ta quấn một lớp dây dẫn mảnh xít nhau, các vòng dây cách điện với nhau và hai đầu
dây dẫn nối với nhau. Có thể coi chiếc bút có quấn dây này là một khối trụ đồng chất, khối lượng
m và tiết diện ngang là S. Người ta thận trọng đặt bút thẳng đứng hướng xuống dưới với đầu
nhọn của bút tựa trên một mặt phẳng nhám nằm ngang rồi bật một từ trường đều có cảm ứng từ B
có phương thẳng đứng, sau đó làm lạnh dây dẫn đến nhiệt để nó trở thành siêu dẫn và bút rời khỏi
vị trí cân bằng không bền.
a. Tìm góc lệch 𝜑0 của bút so với phương thẳng đứng khi bút ở trạng thái cân bằng bền.
b. Tìm tần số góc dao động bé của bút trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục đối xứng
của bút khi nó ở trạng thái cân bằng bền, nếu cho rằng dao động là khả dĩ có thể xảy ra.

Bài 5 – Dao động cơ (4,0 điểm):


Nghiên cứu dao động của bộ phận lên dây cót tự động
trong đồng hồ đeo tay.
Bộ phận lên dây cót tự động trong đồng hồ đeo tay có thể coi như
một tấm phẳng, đồng chất hình bán nguyệt có khối lượng m, bán
kính R, chuyển động quay không ma sát quanh trục cố định vuông
góc với mặt phẳng của tấm qua A nằm trên đường kính và cách
tâm O của tấm khoảng a < R (hình vẽ).
1. Xác định vị trí khối tâm của tấm.
2. Khi tấm đang ở vị trí cân bằng thì điểm B (giao điểm của đường thẳng đứng qua trục
quay và khối tâm G với mép tấm) nhận được vận tốc ⃗⃗⃗v0 theo phương ngang.
a. Tìm vận tốc góc và gia tốc góc của tấm theo góc φ lập giữa AB và đường thẳng đứng.
b. Tính vo nhỏ nhất để sau đó AB có thể đạt tới vị trí nằm ngang.
3. Bây giờ ta xét trường hợp trục quay cố định qua tâm O của tấm. Trên đường OG qua
khối tâm, người ta gắn thêm một vật nhỏ khối lượng m 1 = m/2, cách O một đoạn x. Cho hệ dao
động nhỏ quanh trục qua O. Tìm x để chu kỳ dao động của hệ là nhỏ nhất.

2
Bài 6 – Phương án thực hành (3,0 điểm)
Dùng các thiết bị đo các lực cơ học để đo dòng điện.
Cho các dụng cụ và các chất sau:
1. Cân thăng bằng ( Hình vẽ)
2. Nước, các cốc đựng nước, xilanh, cân điện tử ( có thể cân rất chính xác
các khối lượng nhỏ).
3. Thước đo chia đến mm, cuộn dây chỉ, giấy vẽ đồ thị.
4. Nguồn 0-12V, điện trở, dây nối điện, hai khung dây dẫn tròn giống nhau.
Yêu cầu: Trình bày cơ sở lý thuyết và các bước thực hành để xác định cường độ dòng điện
chạy qua nguồn.

………………………HẾT……………………..

Họ và tên thí sinh: ………………………………… Số báo danh: ………………………

Lưu ý:
• Thí sinh trả lời từng câu hỏi trên các tờ giấy thi riêng biệt.
• Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu.
• Cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm.

3
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM
LẦN THỨ XVII–VĨNH PHÚC 2023 MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 11
Ngày thi: 04 tháng 8 năm 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM

Lưu ý: - Nếu thí sinh làm cách khác mà cho kết quả chính xác, có chứng cứ khoa học vẫn cho điểm tối đa.
- Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,25 điểm.

Bài 1 – Tĩnh điện (3,0 điểm):


Trong một mô hình của nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản, coi nguyên tử này gồm: Một proton
tích điện +𝑒 được coi là chất điểm đặt tại O (chọn là gốc tọa độ) và một đám mây tích điện âm
đối xứng cầu bao quanh proton.
Cho rằng điện thế tại một điểm M nào đó (𝑂𝑀 = 𝑟) có dạng:
𝑉(𝑟) = 𝑒 ( Trong đó a và b là hai hằng số dương )
1.a. Xác định điện trường 𝐸⃗ (𝑟) tại M.
b. Tính điện tích của đám mây tích điện âm nằm trong mặt cầu tâm O bán kính 𝑟.
2.a. Tính mật độ điện tích 𝜌(𝑟) của đám mây điện tích âm theo a và b.
b. Tính a theo 𝑒 và 𝜀 .
3. Tính thế tĩnh điện 𝑉 (𝑟) do đám mây tích điện âm gây ra tại điểm M (𝑂𝑀 = 𝑟).
4. Tính theo a và b các đại lượng sau:
a. Năng lượng 𝑊 của hạt nhân trong đám mây điện tích âm.
b. Năng lượng toàn phần 𝑊 của nguyên tử hydro
Cho khai triển: 𝑒 = 1 + 𝑥 + +. .. khi |𝑥 | << 1 nếu cần dùng.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung Điểm
1. (1 điểm)
a). Do tính đối xứng cầu của mô hình nguyên tử, điện trường 𝐸⃗ = −𝑔𝑟𝑎𝑑𝑉 tại
M có hướng xuyên tâm và có độ lớn chỉ phụ thuộc vào 𝑟 = 𝑂𝑀, cụ thể là:
𝐸 = − = −𝑎𝑒 − − =
( )
(1 + 𝑏𝑟) (1)……….. 0,5
b). Theo định lý Gauss, thông lượng điện trường qua mặt cầu tâm O bán kính r,
chứa điện tích +e ở tâm và điện tích phân tán âm , bằng 𝑞(𝑟):
𝑒 + 𝑞(𝑟)
𝐸(𝑟).4𝜋𝑟 =
𝜀
Thay (1) vào, ta được:
𝑒 + 𝑞(𝑟)
4𝜋𝑎(1 + 𝑏𝑟). 𝑒𝑥𝑝( − 𝑏𝑟) =
𝜀
Từ đây suy ra:
0,5
𝑞(𝑟) = −𝑒 + 4𝜋𝜀 𝑎(1 + 𝑏𝑟). 𝑒𝑥𝑝( − 𝑏𝑟) (2)…….
2. (1,0 điểm)

1
a. Gọi mật độ điện tích âm là 𝜌(𝑟). Điện tích trong không gian kẹp giữa hai mặt cầu có
bán kính 𝑟 và 𝑟 + 𝑑𝑟 bằng:

𝑑𝑞 = 𝜌(𝑟)4𝜋𝑟 𝑑𝑟
Suy ra:
1 𝑑𝑞
𝜌(𝑟) =
4𝜋𝑟 𝑑𝑟
Thay (2) vào, ta được:
1
𝜌(𝑟) = . 4𝜋𝜀 𝑎. 𝑒𝑥𝑝( − 𝑏𝑟)[𝑏 − 𝑏(1 + 𝑏𝑟)]
4𝜋𝑟
Hay
𝜌(𝑟) = − 𝑒𝑥𝑝( − 𝑏𝑟) (3)…………. 0,5
b. Do tính trung hòa về điện của nguyên tử, điện tích phân tán âm toàn phần trong
không gian phải bằng (−𝑒) cân bằng với điện tích +𝑒 của hạt nhân, vậy ta có:

−e = ρ(r)4πr dr
Thay (3) vào ta được:
−e = −4πε ab re dr
Lấy tích phân theo từng phần, cuối cùng, ta được: 0,5
𝑎= (4)………………..
3. (0,5 điểm)
Dùng (4) ta có thế tĩnh điện toàn phần tại M là:
𝑒
𝑉(𝑟) = 𝑒
4𝜋𝜀 𝑟
Mặt khác, hạt nhân ở O gây ra tại M điện thế: . Vậy đóng góp của đám mây
điện tích âm vào điện thế toàn phần bằng:
0,5
𝑉 (𝑟 ) = 𝑉 (𝑟 ) − ℎ𝑎𝑦 𝑉 (𝑟) = [𝑒𝑥𝑝( − 𝑏𝑟) − 1] (5)………..
4. (0,5 điểm)
a. Hạt nhân có điện tích +𝑒 đặt tại O (𝑟 → 0) nơi có điện thế 𝑉 (𝑂) do đám mây tích
điện âm gây ra, nên có năng lượng bằng:

𝑊 = +𝑒𝑉 (O)
Trong đó 𝑉 (𝑂) là giới hạn của 𝑉 (𝑟) khi 𝑟 → 0.
Dùng khai triển: 𝑒 = 1 + 𝑥 + +. .. khi |𝑥 | << 1, từ (5) ta có:
𝑒 𝑟 𝑒 𝑟
𝑉 (𝑟) = 1 − 𝑏𝑟 + 𝑏 +. . . −1 = −𝑏 + 𝑏 +. . .
4𝜋𝜀 𝑟 2 4𝜋𝜀 2
Suy ra:
𝑒𝑏
𝑉 (𝑂) = 𝑙𝑖𝑚𝑉 (𝑟) = −
→ 4𝜋𝜀
Vậy:

2
0,25
𝑊 = +𝑒𝑉 (𝑂) = − …………..
(Chú ý: Kết quả trên cũng có thể tính trực tiếp bằng cách lấy tích phân, tương
tự như ở phần 4.b)
b. Năng lượng riêng 𝑊 của đám mây tích điện âm với mật độ 𝜌(𝑟) bằng:
1 1
𝑊 = 𝑉 (𝑟)𝑑𝑞 = 𝑉 (𝑟)𝜌(𝑟).4𝜋𝑟 𝑑𝑟
2 2
Thay (3) và (4) vào, và tính tích phân trên, ta được:
𝑒 𝑏 𝑒 𝑏 1 1 𝑒 𝑏
𝑊 =− [𝑒 − 𝑒 ] 𝑑𝑟 = − − 𝑒 + 𝑒 =
8𝜋𝜀 8𝜋𝜀 2𝑏 𝑏 16𝜋𝜀
Vậy, năng lượng toàn phần của nguyên tử hydro bằng:
𝑊=𝑊 +𝑊 =− …………. 0,25

Bài 2 – Điện một chiều (3,0 điểm):


Cho mạch điện gồm các bóng đèn giống nhau mắc
thành mạch vô hạn như hình vẽ:
a. Cho các bóng đèn có cùng điện trở R, xác định điện
trở tương đương của mạch vô hạn.

b. Các bóng đèn có đường đặc trưng V-A như Hình vẽ: Trong
đó, hiệu điện thế tối đa mà bóng đèn còn chịu được là 6,0 V
(ứng với vị trí cuối của đường đặc trưng trên đồ thị). Mạch vô
hạn ở trên có thể nối với hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu
mà các bóng đèn còn chưa bị cháy?

HƯỚNG DẪN CHẤM


Nội dung Điểm
a. (1 điểm)

Mạch vô hạn khi bớt đi một mắt thì điện trở của mạch vẫn không đổi:

√ 1,0
𝑅 =𝑅+ →𝑅 −𝑅 𝑅−𝑅 =0→𝑅 = 𝑅 (loại nghiệm âm)……

3
b. (2 điểm)

Từ đồ thị, ta nhận thấy, trong phần khoảng hiệu điện thế U < 3,0 V và I < 0,6 A, bóng
đèn tuân theo định luật Ôm với điện trở là 𝑅 = 5,0 Ω…….. 0,25

Trong các bóng đèn, bóng đèn dễ cháy nhất chính là bóng số 1. Xét trường hợp giới
hạn khi dòng 𝐼 = 0,80 𝐴. Dòng qua các điện trở khác tạm giả sử là dưới 0,6 A, tức 0,5
tuân theo định luật Ôm → 𝑅 ≈ 8,1 Ω…………
0,5
Ta có: 𝐼 = 𝐼 − = 0,80 − 0,124𝑈 . (*)………
0,25
Đồng thời: U 2  R2 .I 2  5I 2 ……………

Từ hai phương trình trên tìm được: I 2  0,5 A (< 0,6 A, thỏa mãn điều kiện)…… 0,25

Vậy: 𝑈 = 6 + 0,5.5,0 = 8,5 𝑉 ……….. 0,25


( Hoặc vẽ thêm lên đồ thị (*), từ đó suy ra dòng I2 = 0,50 A )

Bài 3 – Quang hình (3,0 điểm):


Chụp ảnh bằng điện thoại: Máy ảnh điện thoại thông minh
có nguyên tắc cấu tạo gồm một thấu kính hội tụ và cảm biến (có
dạng màn phẳng). Hình ảnh của một vật nhỏ (coi như một nguồn
điểm) là sắc nét nếu hình ảnh của nó trên cảm biến nhỏ hơn một
pixel. Hình bên giúp bạn hình dung rõ hơn về khái niệm pixel.
Một người hướng điện thoại của mình về phía trước để chụp một
bức ảnh, thấy những điểm ở cách điện thoại một khoảng d thì cho
ảnh sắc nét nhất. Hơn nữa, trong khi chụp ảnh thấy tất cả các vật cách điện thoại một khoảng là s
cho đến rất xa đều trở nên sắc nét.
a. Tính khoảng cách d tối thiểu.
b. Tính s.
Áp dụng số: Tiêu cự của thấu kính máy ảnh f = 4,3mm và đường kính của thấu kính D =
1,8mm. Cảm biến có chiều rộng w = 4,6mm tương ứng với N = 3264 pixels.

4
HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung Điểm
Điểm ở cách điện thoại một khoảng d
thì cho ảnh sắc nét nhất tức là ảnh A’
nằm trên cảm biến
1

df f f
d'   f (1  )
d  f 1 f d
d
2
f
 f (1)
d
Chùm song song đến thấu kính có đường kính D=MM’ hội tụ tại F và tạo vệt sáng tròn có
đường kính D’=NN’
D ' d ' f f D. f
   D'  (2)
D f d d
w
a. Để ảnh sắc nét, theo bài ra: D '  (3)
N
D. N . f
Từ (2) và (3)  d 
w
D. N . f
Tức giá trị nhỏ nhất d   5, 5m (4) 1
w
b. Khi nguồn sáng S dịch lại gần thấu kính thì ảnh S’ dịch ra xa thấu kính

NN ' D '' s ' d '


Khi này:   (5) (Chú ý d’=OA’)
MM ' D s' 1
f2
Tương tự (1) ta có s '  f  (6)
s
Thay (1) và (6) vào (5) ta được:
w
fd ( D  )
D '' f (d  s ) Df (d  s) w N (7)
  D ''   s
D d ( f  s) d ( f  s) N w
Df  d .
N
w
Theo (4) thì Df  d . thay vào (7) ta được:
N

5
w
fd ( D 
)
N d w d w d
s  .(1  )  smin  .(1  )   2,75m
Df  Df 2 ND 2 ND 2

Bài 4 – Điện từ (4,0 điểm):


Trên phần hình trụ của một chiếc bút chì dài làm bằng gỗ có đối xứng trục và đầu vót
nhọn, người ta quấn một lớp dây dẫn mảnh xít nhau, các vòng dây cách điện với nhau và hai đầu
dây dẫn nối với nhau. Có thể coi chiếc bút có quấn dây này là một khối trụ đồng chất, khối lượng
m và tiết diện ngang là S. Người ta thận trọng đặt bút thẳng đứng hướng xuống dưới với đầu
nhọn của bút tựa trên một mặt phẳng nhám nằm ngang rồi bật một từ trường đều có cảm ứng từ B
có phương thẳng đứng, sau đó làm lạnh dây dẫn đến nhiệt để nó trở thành siêu dẫn và bút rời khỏi
vị trí cân bằng không bền.
a. Tìm góc lệch 𝜑 của bút so với phương thẳng đứng khi bút ở trạng thái cân bằng bền.
b. Tìm tần số góc dao động bé của bút trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục đối xứng
của bút khi nó ở trạng thái cân bằng bền, nếu cho rằng dao động là khả dĩ có thể xảy ra.

HƯỚNG DẪN CHẤM


Nội dung Điểm
a. (2 điểm)
Giả sử N là là số vòng dây dẫn, 𝜑là góc lệch của bút chì so với phương thẳng đứng, khi
đó độ biến thiên từ thông 𝛥𝛷 của từ trường ngoài qua cuộn dây so với từ thông khi
bút ở vị trí thẳng đứng bằng:

𝛥𝛷 = 𝐵𝑆𝑁(1 − 𝑐𝑜𝑠 𝜑)………


Gọi 𝜇 là hằng số từ và 𝑙 là chiều dài phần hình trụ của bút chì, khi đó độ tự cảm của 0,5
ống dây này bằng:
𝜇 𝑆𝑁
𝐿=
𝑙
Trong một ống dây siêu dẫn, do qua nó từ thông biến thiên nên xuất hiện một dòng
điện cảm ứng. Dòng điện này sinh ra một từ trường riêng bù cho sự biến thiên từ thông
của từ trường ngoài. Từ đây ta tìm được cường độ dòng điện trong ống dây:
𝛥𝛷 𝐵𝑙(1 − 𝑐𝑜𝑠 𝜑)
𝐼= =
𝐿 𝜇 𝑁
Trên các vòng dây có dòng điện I chạy qua ở trong từ trường sẽ chịu tác dụng của mô
men các lực từ. Từ biểu thức tính công của các lực này, và ký hiệu M là mô men lực ta
có:
𝑑𝐴 = 𝑖𝑑𝛷 = 𝑀𝑑𝜑, ta suy ra
𝑑𝛷
𝑀=𝐼
𝑑𝜑
Với 𝛷 = 𝐵𝑆 𝑐𝑜𝑠 𝜑. Suy ra mô men lực tác dụng lên 1 vòng dây bằng :
𝑀 = −𝐵𝐼𝑆 𝑠𝑖𝑛 𝜑
Vậy theo công thức trên ta có tổng mô men các lực tác dụng lên N vòng dây bằng 0,5
( )
𝑀 = −𝑁𝐵𝐼𝑆 𝑠𝑖𝑛 𝜑 = − …..
Dấu ‘trừ’ ở đây có nghĩa là mô men lực nà có xu hướng làm giảm góc 𝜑. Trên bút chì
còn tác dụng một mô men lực nữa tạo bởi ngẫu lực cơ học: phản lực của điểm tựa và

6
trọng lực của bút:
𝑙
𝑀 = 𝑚𝑔
2
Vậy tổng các mô men lực tác dụng lên bút chì bằng:
( )
𝑀 =𝑀 +𝑀 = − 𝑙 𝑠𝑖𝑛 𝜑 (∗)…….. 0,5
Từ điều kiện cân bằng 𝑀(𝜑 ) = 0 ta tìm được ngay VTCB không bền là 𝜑 = 0 đúng
như chờ đợi. Còn góc 𝜑 = 𝜑 ứng với VTCB bền thỏa mãn phương trình:
( )
= ℎ𝑎𝑦 𝑐𝑜𝑠 𝜑 = 1 − ……. 0,25
Lưu ý rằng với giá trị âm của vế phải phương trình trên (tức 𝑐𝑜𝑠 𝜑 < 0) bút chì không
thể bị lật qua mặt phẳng ngang được mà là nó nằm ngay trên mặt phẳng đó. Bởi vậy
đáp số đầy đủ cho câu hỏi đầu tiên phải là:
  0 mg 
 arccos 1  2  khi 2 B 2 S  0 mg
0    2B S  0,25
……
 
khi 2 B S  0 mg
2
 2

b. (2 điểm)

Để đơn giản tính toán tiếp sau ta đưa vào ta đặt 𝑎 = và viết lại các công thức ở
trên như sau:

𝐵 𝑆𝐼
𝑐𝑜𝑠 𝜑 = 1 − 𝑎 𝑣à 𝑀 = (𝑎 − 1 + 𝑐𝑜𝑠 𝜑) 𝑠𝑖𝑛 𝜑
𝜇
Rõ ràng khi bút chì nằm trên mặt phẳng ngang là không thể dao động được, nên
từ khả năng có dao động ta suy ra 𝑎 < 1. Dùng định luật cơ bản trong chuyển động
quay, ta có:
𝑀(𝜑) = 𝐼𝛾
Ở đây 𝛾 = 𝜑 là vận tốc góc, I là mô men quá tính của bút chì đối với trục đi
qua điểm tựa và vuông góc với bút 𝐼 = 𝑚𝑙 /3. Xét dao động bé quanh VTCB bền. Đặt
𝛿 = 𝜑 − 𝜑 , ta có:
𝑀(𝜑) = 𝑀(𝜑 ) + |𝜑 = 𝜑 𝛿 = 𝐼𝛿 (∗∗)….. 0,5

Từ (*) ta có
𝑑𝑀 𝐵 𝑆𝑙
=− [−(𝑎 − 1) 𝑐𝑜𝑠 𝜑 + 𝑠𝑖𝑛 𝜑 − 𝑐𝑜𝑠 𝜑]
𝑑𝜑 𝜇
𝐵 𝑆𝑙
=− [1 − (𝑎 − 1) 𝑐𝑜𝑠 𝜑 − 2 𝑐𝑜𝑠 𝜑]
𝜇
Suy ra
𝑑𝑀 𝐵 𝑆𝑙
|𝜑 = 𝜑 = − [1 − (𝑎 − 1) 𝑐𝑜𝑠 𝜑 − 2 𝑐𝑜𝑠 𝜑 ]
𝑑𝜑 𝜇 0,5
=− (1 + (1 − 𝑎) − 2(1 − 𝑎) ) = − 𝑎(2 − 𝑎)…..
Thay biểuu thức của a vào ta được
𝑑𝑀 𝐵 𝑆𝑙 𝐵 𝑆𝑙 𝜇 𝑚𝑔 𝑚𝑔𝑙
|𝜑 = 𝜑 = − 𝑎(2 − 𝑎) = − × (2 − 𝑎) = − (2 − 𝑎)
𝑑𝜑 𝜇 𝜇 2𝐵 𝑆 2

7
Thay vào (**) và nhớ rằng 𝑀(𝜑 ) = 0, ta được:
− (2 − 𝑎)𝛿 = 𝐼𝛿 ……..
Thay biểu thức của I vào và sắp xếp lại ta được: 0,5
𝑚𝑔𝑙 3 3𝑔
𝛿 + × (2 − 𝑎)𝛿 = 0 ℎ𝑎𝑦 𝛿 + (2 − 𝑎)𝛿 = 0
2 𝑚𝑙 2𝑙
Đây chính là phương trình mô tả dao động điều hòa (chứng tỏ vị trí ứng với
𝜑 = 𝜑 là cân bằng bền) với tần số góc:
𝜔= (2 − 𝑎) = 2− …. 0,5

Bài 5 – Dao động cơ (4,0 điểm):


Nghiên cứu dao động của bộ phận lên dây cót tự động trong đồng hồ đeo tay.
Bộ phận lên dây cót tự động trong đồng hồ đeo tay có thể coi như
một tấm phẳng, đồng chất hình bán nguyệt có khối lượng m, bán
kính R, chuyển động quay không ma sát quanh trục cố định vuông
góc với mặt phẳng của tấm qua A nằm trên đường kính và cách
tâm O của tấm khoảng a < R (hình vẽ).
1. Xác định vị trí khối tâm của tấm.
2. Khi tấm đang ở vị trí cân bằng thì điểm B (giao điểm của
đường thẳng đứng qua trục quay và khối tâm G với mép tấm)
nhận được vận tốc v ⃗ theo phương ngang.
a. Tìm vận tốc góc và gia tốc góc của tấm theo góc φ lập giữa AB và đường thẳng đứng.
b. Tính vo nhỏ nhất để sau đó AB có thể đạt tới vị trí nằm ngang.
3. Bây giờ ta xét trường hợp trục quay cố định qua tâm O của tấm. Trên đường OG qua
khối tâm, người ta gắn thêm một vật nhỏ khối lượng m1 = m/2, cách O một đoạn x. Cho hệ dao
động nhỏ quanh trục qua O. Tìm x để chu kỳ dao động của hệ là nhỏ nhất.

HƯỚNG DẪN CHẤM


Nội dung Điểm
1. (1 điểm)

Chia hình tròn thành các đới hình chữ nhật được xác định
bởi góc α và có độ mở dα (hình vẽ) dα

Toạ độ 1 phần: x = R. sin α α

Diện tích 1 phần: dS = 2R . cos α . dα

Toạ độ khối tâm:

1
∫ 2R . cos α . sin α . dα 4R
x = =
πR 3π

8
2. (2 điểm)

Xét tam giác OAG

OA a A
tan α = ⇒ sin α = O
OG
a +
α
G
Xét tam giác OAB

R = a + AB − 2a. AB. cos(90 − α)


R = a + AB − 2a. AB. sin α D
a B
R = a + AB − 2a. AB.
a +

a a
AB = − −a +R ≡ℓ
a + a +

Ta có I = I + M. OG và I = I + M. GA
0,5
⇒ I = I + M. (GA − OG ) = MR + Ma …

2a. Vận tốc góc ban đầu:


𝑣
𝜔 =

Bảo toàn cơ năng:

1 1
. 𝑀𝑅 + 𝑀𝑎 . 𝜔
2 2
= 𝑀𝑔. 𝐴𝐺. (1 − 𝑐𝑜𝑠 𝜑)
1 1
+ . 𝑀𝑅 + 𝑀𝑎 . 𝜔
2 2
1
𝑅 + 𝑎 .𝜔
2
4𝑅
= 2𝑔. 𝑎 + . (1 − 𝑐𝑜𝑠 𝜑)
3𝜋
1
+ 𝑅 + 𝑎 .𝜔
2
𝑅 +𝑎 . 𝜔 − 2𝑔. 𝑎 + . (1 − 𝑐𝑜𝑠 𝜑)
𝜔 =
𝑅 +𝑎

9
Xét tại vị trí góc φ

Phương trình động lực học cho chuyển động quay

𝑀𝑔. 𝐴𝐺. 𝑠𝑖𝑛 𝜑 = 𝐼 . 𝛾


. .
𝛾= … 1

2b. Xét phương trình bảo toàn cơ năng, khi AB nằm ngang, thế năng bằng AG, xét
trường hợp tới hạn khi lên đến nơi, vận tốc góc bằng 0

1 4𝑅 0,5
𝑅 +𝑎 . 𝜔 = 2𝑔. 𝑎 +
2 3𝜋

2𝑔. 𝑎 +
𝜔 =
𝑅 +𝑎

.
𝑣 =ℓ …

3. (1 điểm)

Xét khi vật đang ở vị trí góc α nhỏ và đang có vận tốc góc α’

Cơ năng của hệ khi đó mốc thê năng lấy tạo điểm O:

1 1
−𝑀𝑔. 𝑂𝐺. 𝑐𝑜𝑠 𝛼 − 𝑚𝑔. 𝑥. 𝑐𝑜𝑠 𝛼 + 𝑀𝑅 + 𝑚𝑥 𝜔 =𝑊
2 2
Đạo hàm 2 vế (chú ý ω = α’) ta có:
O
4𝑅
𝑀𝑔. . 𝑠𝑖𝑛 𝛼 . 𝛼 + 𝑚𝑔. 𝑥. 𝑠𝑖𝑛 𝛼 . 𝛼 G
3𝜋 α
1
+ 𝑀𝑅 + 𝑚𝑥 𝛼 . 𝛼′′ = 0
2 D
Với gần đúng góc nhỏ, ta có: 𝑠𝑖𝑛 𝛼 ≈ 𝛼

4𝑀𝑔𝑅 1
. 𝛼 + 𝑚𝑔𝑥. 𝛼 + 𝑀𝑅 + 𝑚𝑥 𝛼′′ = 0
3𝜋 2
Đây là phương trình dao động điều hoà với

𝜔 = = … 0,5

10
Chu kì đạt cực tiểu khi ω2 đạt cực đại

𝑔(𝑅 + 𝑥 ) − 2𝑥 + 𝑔𝑥
(𝜔 ) = =0
(𝑅 + 𝑥 )
8𝑅
(𝑅 + 𝑥 ) = 2𝑥 +𝑥 0,5
3𝜋
𝑥 ≈ 0.46𝑅…

Bài 6 – Phương án thực hành (3,0 điểm)


Dùng các thiết bị đo các lực cơ học để đo dòng điện.
Cho các dụng cụ và các chất sau:
1. Cân thăng bằng ( Hình vẽ)
2. Nước, các cốc đựng nước, xilanh, cân điện tử ( có thể cân rất chính xác
các khối lượng nhỏ).
3. Thước đo chia đến mm, cuộn dây chỉ, giấy vẽ đồ thị.
4. Nguồn 0-12V, điện trở, dây nối điện, hai khung dây dẫn tròn giống nhau.
Yêu cầu: Trình bày cơ sở lý thuyết và các bước thực hành để xác định cường độ dòng điện
chạy qua nguồn.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung Điểm
Cơ sở lý thuyết
Hai khung dây tròn đặt đồng trục, hai mặt phẳng khung dây song song và cách nhau đoạn z
nhỏ, khi có dòng điện I chạy qua thì lực tương tác giữa chúng là: 1

I 2l
F  2.107. (l là chu vi khung dây)
z
Từ đây ta thấy đo được l, z, F sẽ xác định được I
Bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành:
B1: Đo chu vi l của khung dây ( cuốn chỉ vòng theo
khung rồi dùng thước đo đoạn chỉ)
B2: Dùng dây chỉ nối khung dây 1 vào một bên đĩa
cân, để hai cốc vào hai đĩa cân, cốc bên kia cho nước
vào để cân thăng bằng.
B3: Khối lượng cốc có chứa nước đo được bằng cân 1
điện tử là m1.
B4: Đặt cố định khung dây 2 phía dưới, nằm ngang, đồng trục với khung dây 1. Đo khoảng
cách z1 giữa hai khung.
B5: Nối hai khung dây, khóa, điện trở vào nguồn sao cho dòng điện qua hai khung cùng chiều.
Đóng khóa, dòng điện chạy qua hai khung tạo lực hút làm khung 1 dịch xuống dưới. Dùng
xilanh cho thêm nước một cách từ từ vào cốc bên kia đến khi cân thăng bằng trở lại thì mở
khóa và cân cốc có nước được m2.
B6: Tiến hành một số lần như B5 với khoảng cách z giảm dần, khối lượng cốc chứa nước lần

11
lượt là m2, m3….
B7: Lập bảng số liệu
Lần đo 1 2 3 4 5
m m1 m2 …
z z1 z2 ….
0,5
Chuyển đổi bảng số liệu:
m.g I2
F  m.g  y    I 2x
2.107 l z
m m2- m1 m3- m1 m4- m1 …
y y1 y2 y3 …..
1 1 1 1 …
x x x x
z z1 z2 z3
B8: Từ bảng trên vẽ được đồ thị y  I 2 x từ đó xác định được
hệ số góc k của đường thẳng chính là I 2 tức là xác định được
0,5
I k

………………………HẾT……………………..

12

You might also like