You are on page 1of 2

GIỚI THIỆU ĐỀ THI TIẾP CẬN ĐỀ HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Thời gian làm bài 180 phút

Câu I (4,0 điểm):


1. Hai thanh cứng A và B đồng chất, giống nhau, mỗi thành có chiều dài L, khối lượng M. Đầu của
mỗi thanh được gắn vào một trục quay ở trên đường thẳng nằm ngang cố định. Thanh A và B lần lượt
có thể quay không ma sát quanh trục OA và OB trong mặt phẳng thẳng đứng. Trục OB của thanh B
được giữa cố định, trong khi trục OA của thanh A có thể chuyển động không ma sát trên đường thẳng
nằm ngang. Ban đầu, thanh A và thanh B được giữ vị trí nằm ngang và sau đó các thanh này được thả
với vận tốc ban đầu bằng không. Lấy gia tốc trọng g.
a. Tìm tỉ số vận tốc góc của hai thanh A / B theo , với  là góc hợp với phương thẳng đứng
của thanh. Tính tỉ số vận tốc góc này khi   0.
b. Tìm tỉ số chu kỳ dao động bé TA / TB của hai thanh A và B. L L
2. Tiếp theo, hai thanh cứng A và B được nối với nhau thông qua P
B A O
một ổ trục. Một đầu của thanh A có thể quay quanh trục O cố h
định, trục quay qua O vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng. Ban Y Hình 1
đầu hai thành được đặt không vận tốc lên mặt phẳng nằm ngang
không ma sát, sao cho hai thanh tạo thành một đường thẳng. Tác dụng một xung Y vuông góc với hai
thanh và cách đầu P của thanh B một đoạn h (Hình 1). Bỏ qua ma sát mọi ma sát. Lấy gia tốc trọng g.
a. Ngay sau khi tác dụng dụng xung Y, xác định:
- Vận tốc góc và vận tốc khối tâm của thanh A và B.
- Tính xung Y tác dụng lên ổ trục O.
b. Tìm h để sau khi tác dụng dụng xung Y, hai thanh A và B vẫn tạo thành một đường thẳng và tìm
vận tốc góc của hai thanh lúc đó.
Câu II (4,0 điểm):
Một quả khí cầu có một lỗ hở ở phía dưới để trao đổi khí với môi trường xung quanh. Thể tích của quả
khí cầu không đổi bằng V  1,1m3 . Vỏ khí cầu có thể tích không đáng kể và khối lượng m  0,187kg.
Biết rằng nhiệt độ của không khí xung quanh khí cầu không phụ thuộc vào độ cao và luôn là
t1  200 C. Áp suất khí quyển tại mặt đất là P0  1, 013.105 Pa. Khi nhiệt độ không khí là t1 và áp suất
P0 , thì khối lượng riêng của không khí bằng 1, 20kg / m 3 . Lấy gia tốc trọng trường bằng g  9,81m / s 2
(trong bài toán này coi g không phụ thuộc vào độ cao), hằng số khí R  8,31J mol.K.
1. Tìm khối lượng mol trung bình của không khí.
2. Ban đầu khí cầu ở gần mặt đất, để quả khí cầu lơ lửng, cần nung nóng khí bên trong khí cầu đến
nhiệt độ t2 bằng bao nhiêu?
3. Nung nóng khí bên trong khí cầu đến nhiệt độ t 3  1100 C. Xác định lực cần thiết để giữ khí cầu
đứng yên.
4. Sau khi đã nung nóng khí bên trong khí cầu, người ta bịt kín lỗ hở lại và thả cho quả khí cầu bay
lên. Khi đó nhiệt độ của khí bên trong khí cầu luôn là t 3  1100 C. Xác định độ cao lớn nhất mà quả khí
cầu lên được.
Câu III (4,0 điểm):
Một khung dây dẫn khối lượng m, chiều rộng x, chiều dai D được giữ yên
trong mặt phẳng thẳng đứng (Hình 3). Khung dây được đặt trong từ x
trường đều B, có phương vuông góc với mặt phẳng của khung, nhưng ở
phía dưới cạnh đáy của khung dây không có từ trường. Ở thời điểm t  0 ,
người ta thả khung với vận tốc ban đầu bằng không. Vị trí cạnh đáy của D g
khung được xác định bởi tọa độ y(t). Lấy gia tốc trọng trường là g.
y(t)
1. Giả sử khung dây có điện trở R và độ tự cảm không đáng kể, chiều
dài D đủ lớn sao cho khung dây đạt vận tốc giới hạn trước khi rời khỏi từ Hình 3
trường. Tìm vận tốc giới hạn của khung dây và nhiệt lượng tỏa ra từ lúc
t  0 đến khi cạnh trên của khung dây bắt đầu rời từ trường theo B, x, m, R, g và D (nếu có).
1
2. Giả sử khung được làm từ vật liệu siêu dẫn và có độ tự cảm L. Cũng giả thiết rằng chiều dài D đủ
lớn sao cho khung đạt vận tốc giới hạn trước khi rời khỏi từ trường. Chứng tỏ khung dao động điều
hòa. Tìm chu kì dao động theo B, x, m, L.
Câu IV (4,0 điểm):
Mô hình hoá của một tế bào thần kinh, tương đương với mạch điện như Hình 4, gồm 2 nguồn điện một
chiều, có suất điện động là E1  70mV, E 2  80mV. Các điện trở R1  0, 4, R 2  0,1 và tụ điện có
điện dung C  25mF, các khóa K1 và K2 lý tưởng. bên ngoài tế bào
Chọn gốc thời gian t  0 lúc điện áp của tụ bằng không. Viết biểu
thức điện áp hai đầu tụ (đây cũng chính là chênh lệch điện áp bên K1 K2
trong và bên ngoài tế bào) phụ thuộc thời gian t, trong các trường R1
hợp sau: C R2 R2
1. Khi tế bào ở trạng thái bình thường (các khóa K1 và K2 đều
ngắt mạch). E1 E2
2. Khi tế bào ở trạng thái hưng phấn (khóa K2 đóng mạch và khóa
K1 ngắt mạch). bên trong tế bào
3. Khi tế bào ở trạng thái ức chế (khóa K1 đóng mạch và khóa K2
ngắt mạch). Hình 4
Câu V (4,0 điểm):
Trong bài toán này chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng
của kích thước nguồn sáng cũng như bề rộng P
quang phổ tới điều kiện quan sát hình ảnh giao
S1 y
thoa trong thí nghiệm Young. Hai khe Young S1, S2
S a
giống hệt nhau, coi là rất hẹp và đặt song song với
nhau. Khoảng cách giữa hai khe là a. Một màn S2
chắn đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và
khoảng cách giữa hai mặt phẳng là D (Hình 5). d D
1. Đầu tiên ta xem xét trường hợp lí tưởng hóa.
Một nguồn sáng đơn sắc có dạng một sợi dây Hình 5
mảnh đặt song song với hai khe và nằm trong mặt
phẳng đối xứng của hai khe S1, S2 (hệ Young). Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng có bước sóng trung
bình λ0 , và bề rộng λ có thể bỏ qua. Vì các khe rất hẹp, ta có thể giả thiết tất cả các cực đại giao thoa
tập trung tại tâm cực đại nhiễu xạ bậc nhất.
Thiết lập biểu thức cho cường độ sáng I(y) tại điểm P trên màn như là hàm của khoảng cách y
(y  D) tính từ mặt phẳng đối xứng thẳng đứng của hệ Young và cường độ ánh sáng tại vân giao
thoa trung tâm I m .
2. Bây giờ chúng ta xem xét ảnh hưởng của kích thước nguồn sáng, nhưng vẫn giả thiết ánh sáng do
nguồn phát ra là đơn sắc bước sóng λ 0 . Nguồn có dạng hình chữ nhật với bề rộng 2b và chiều dài
L >> b và đồng thời a >> b. Nguồn sáng đặt trong mặt phẳng song song với mặt phẳng chứa hai khe
S1, S2 và cách mặt phẳng hai khe một khoảng cách d, chiều dài nguồn sáng song song với các khe.
Tâm của nguồn sáng nằm trên mặt phẳng đối xứng thẳng đứng của hai khe S1, S2. Các điểm trên nguồn
phát ra ánh sáng có cường độ như nhau.
a. Thiết lập biểu thức cường độ sáng tạo ra tại điểm P trên màn như là hàm của khoảng cách y
(y  D) tính từ mặt phẳng đối xứng thẳng đứng của hệ Young.
I I
b. Định nghĩa độ tương phản của hình ảnh giao thoa   max min , trong đó I max và Imin tương ứng
I max  I min
là các cường độ sáng cực đại và cực tiểu liền kề nhau của hệ vân. Thiết lập biểu thức cho độ tương
phản như là hàm số của a, b, d và λ 0 .
c. Tìm bề rộng nhỏ nhất 2b0 của nguồn sáng để hệ vân giao thoa trên màn biến mất theo a, d và λ 0 .

You might also like