You are on page 1of 2

Đề luyện số 6 năm học 2020 - 2021

ĐỀ LUYỆN SỐ 6
Câu 1. Cơ học
I. Một thanh nhẹ AB, dài l, đầu dưới A gắn bản lề Đầu trên B
m
của thanh gắn chặt với một quả cầu nhỏ khối lương m và quả
B
M
cầu tựa vào mặt bên của khối gỗ khối lượng M theo phương
thẳng đứng. Khối gỗ được gắn vào đầu một lò xo đủ dài nằm
A
ngang có độ cứng k, đầu kia cố định.
Thanh AB, khối tâm của khối gỗ và trục lò xo nằm trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng (P), thanh AB có thể
quay trong mặt phẳng (P) xung quanh bản lề (hình vẽ). Chạm rất nhẹ vào quả cầu để nó bắt đầu chuyển động sang

phải thì thấy quả cầu dời khối gỗ khi thanh AB làm với phương ngang góc  = . Bỏ qua mọi ma sát.
6
a/ Hãy xác định m theo (M, k, l, g) ?
b/ Áp dụng bằng số với: M=500g; k=10N/m, l=20cm, g=10m/s2.
c/ Với k=10N/m, l=20cm, g=10m/s2. Xác định khối lượng nhỏ nhất của quả cầu để nó dời khối gỗ khi thanh AB

làm với phương ngang góc  = .
6
Câu 2. Điện và từ
I. Thanh mảnh AB chiều dài l, có khối lượng trên một đơn vị chiều dài phụ thuộc
 x a
khoảng cách x tính từ A theo công thức  ( x)   0 1   , với 0=const. Thanh có
 l A
thể quay tự do trong mặt phẳng thẳng đứng quanh một trục nằm ngang cố định qua A
(như bên). Bỏ qua mọi ma sát, lực cản không khí.
1. Tính chu kỳ dao động nhỏ của thanh quanh vị trí cân bằng.
2. Thanh AB được tích điện đều với mật độ điện dài 1  0 . Trong mặt phẳng
của thanh, phía trên trục quay một đoạn a có một dây dẫn thẳng dài vô hạn nằm ngang
tích điện đều với mật độ điện dài  2  0 . Tính chu kỳ dao động nhỏ của thanh quanh
B
vị trí cân bằng. (Trong quá trình dao động coi 1 ,  2  const ) .
II. Một quả cầu tâm O, bán kính R mang mật độ điện    0 cos .
a. Chứng minh rằng phân bố này tương đương với sự chồng chất với hai khối cầu bán kính R, có các tâm lần lượt là
O+ và O- có các hoành độ +a và –a trên trục Oz, tích điện đều với với các mật độ lần lượt bằng  và   ở giới
hạn khi khoảng cách a tiến tới không.
b. Hãy xác định trường và thế tạo bởi phân bố này ở bên trong và bên ngoài của quả cầu (chọn V 0 ở O).
III. Một dây cáp điện đặt vuông góc với một mặt bàn rộng. Trên mặt bàn, cách đường cáp một khoảng l có đặt dựng
đứng một đồng xu mỏng bằng nhôm sao cho dây cáp nằm trong mặt phẳng đáy của đồng xu. Đồng xu như một đĩa
đồng nhất có bán kính R và độ dày h. Kích thước của đồng xu được coi là nhỏ so với khoảng cách đến sợi cáp. Một
dòng điện bắt đầu chạy trong dây cáp và tăng nhanh từ 0 đến giá trị cực đại I0 và sau đó được giữ ổn định.
Biết rằng lực tổng cộng tác dụng lên một vòng dây nhỏ mang dòng điện đặt trong một từ trường không đồng nhất là

B
F  IS , trong đó I là dòng điện chạy trong vòng dây, S là diện tích của vòng, B là thành phần vecto cảm ứng
x
từ vuông góc với vòng dây. Khối lượng riêng của nhôm là γ và điện trở suất là ρ được coi như không đổi.
a. Tính vận tốc cực đại mà đồng xu nhận được sau thời gian dòng điện tăng.
b. Quãng đường mà đồng xu lăn được là bao nhiêu?

1 Ngô Thị Thu Dinh – THPT chuyên Biên Hòa


Đề luyện số 6 năm học 2020 - 2021
Câu 3. Nhiệt học
Chu trình của một động cơ đốt trong như hình vẽ. Tác nhân sinh công
là khí lưỡng nguyên tử. Các quá trình 1-2 và 3-4 là các quá trình đoạn
nhiệt. Ở trạng thái 1 nhiệt độ là t1=200C, áp suất là p1=1bar thể tích p
3
khí là V1, đến trạng thái 2 thì thể tích khí đã giảm đi 0,006m3. Từ
trạng thái 2 đến trạng thái 3 chất khí cháy ở thể tích buồng cháy
V2=0,001m3. Biết áp suất lớn nhất của chu trình 25bar. (1bar=0,1 2 4
Mpa). Hãy xác định:
a/ Các thông số cơ bản tại các điểm đặc trưng của chu trình?
b/ Nhiệt lượng thu vào và tỏa ra của chu trình? 1
c/ Công và Hiệu suất của chu trình? V
V2 V1
Câu 4. Quang hình
Một thấu kính mỏng giới hạn bởi hai mặt cầu lồi có cùng bán kính R = 42cm, chiết suất n = 1,70. Người ta bỏ thấu
kính vào một chậu có thành thẳng đứng, rất mỏng, trong suốt, bề ngang của chậu lớn hơn bề dày của thấu kính một
chút.
1. Chậu không chứa gì. Hỏi phải đặt một màn ở đâu để thu được ảnh của một vật nhỏ đặt trước hệ 90cm?
2. Đổ đầy một chất lỏng chiết suất n vào chậu. Chứng tỏ rằng hệ hợp bởi một số thấu kính mỏng ghép sát. Tính
tiêu cự f1 của hệ theo n .
3. Phải đặt một màn ở đâu để thu được ảnh của vật cũ ở câu 1 qua hệ.
Áp dụng số: n = 1,2.
4. Chứng minh rằng nếu biết vị tríd của màn thì có thể tính ra n . Xây dựng công thức tính n theo d .
Áp dụng số: d = 157,5cm. Xác định những giới hạn của n .
5. Vẽ đường biểu diễn của f1 theo n trong các giới hạn tìm được ở trên.
Câu 5. PATN
I. Cho các thiết bị sau:
F
+ Một khối gỗ hình hộp đáy vuông biết trước khối lượng m nhưng chưa biết
chiều dài các cạnh,
+ Sợi chỉ mảnh, dai, không giãn, đủ chiều dài cần thiết.
+ Thước đo góc
+ Một mảnh gỗ dài, phẳng và rất nhẵn
+ Giá đỡ để có thể tạo mặt phẳng nghiêng

Hãy lập phương án thí nghiệm xác định giá trị của lực F nằm ngang nhỏ nhất tác dụng vào mép trên của khối gỗ để
nó đổ khi nó được đặt mặt đáy trên mặt sàn ngang rất nhám (Hình vẽ)
II. Cho các dụng cụ thí nghiệm sau:
 01 nguồn điện E 1 , r1 có giá trị suất điện động đã biết.

 01 nguồn điện Ex , rx chưa biết giá trị suất điện động và điện trở trong.

 02 tụ điện có điện dung C giống nhau và không bị đánh thủng khi mắc chúng vào các nguồn điện nói trên.
 01 điện trở R.
 01 Ampe kế lý tưởng.
 Khóa K và các dây nối có điện trở rất nhỏ.
Hãy trình bày phương án thí nghiệm để xác định giá trị suất điện động E x và điện trở trong của nguồn điện rx ?

2 Ngô Thị Thu Dinh – THPT chuyên Biên Hòa

You might also like