You are on page 1of 11

Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy

Tuyển tập Kvant!

Ф 1720 (1/00) Một viên phấn được đặt trên mặt bàn nằm ngang, hệ số ma sát là u. Bàn này được cho chuyển động đột ngột theo
phưng nằm ngang với vận tốc v và sau một khong thời gian t thì cho dừng đột ngột lại. Hãy tính chiều dài của đoạn phấn vạch ra
trên bàn.

Ф 1722 (1/00) Trong một bình kín ngoài không khí còn có một chút nước. Nhiệt độ bên trong bình được giữ ở mức
1000<sup>o</sup>C. Thể tích ban đầu của bình này là 10 lít, chất lỏng chỉ chiếm một phần rất ít thể tích của bình còn áp suất là
2 atmosphere. Khi tăng thể tích của bình lên 20 lít thì áp suất gim xuống 1,4 atmosphere. Nếu như các giá trị trên là chính xác thì
khối lượng của không khí trong bình là bao nhiêu? Có bao nhiêu phân tử nước được chứa trong bình?

(Đ/s: 9,4 gr; 3,5 10^23)

Ф 1728 (2/00) Có một nguồn sáng chuyển động đều dọc theo đường thẳng với vận tốc không đổi v = 0,2c trong đó c là vận tốc
của ánh sáng trong chân không. Một người quan sát đứng cách đường thẳng này một khoảng là d. Do độ trễ của ánh sáng tới mắt
người quan sát nên anh ta có cảm giác nguồn sáng chuyển động không đều. Hãy tính gia tốc chuyển động quan sát được của
nguồn sáng.
(Đ/s: 8,5.10^-3c^2d)

Ф 1736 (2/00) Hai xe lăn có khối lượng tưng ứng là M và 3M được nối với nhau bởi một lò xo nhẹ có độ cứng k. Chúng được đặt
trên một mặt bàn nhẵn nằm ngang. Sau đó người ta đẩy nhẹ xe lăn nhẹ hơn về phía xe nặng hơn theo phương của lò xo và tạo cho
nó một vận tốc v. Sau một khong thời gian là bao nhiêu thì vận tốc của xe này sẽ đạt giá trị v ban đầu. Hãy tính đoạn đường đi
của nó trong khong thời gian này.
(Đ/s: T = pi.(3M/k)^1/2; l = vT/4)

Ф 1743 ((4/00) Người ta vẽ lại quỹ đạo của hòn đá được ném với vận tốc 20 m/s và với một góc 450 so với mặt đất lên một tờ
giấy. Tỉ lệ vẽ là 1: 10 (gim đi 10 lần). Có một con bọ bò theo quĩ đạo được vẽ trên giấy này với vận tốc không đổi 0,02 m/s. Hãy
tính gia tốc của con bọ tại điểm tưng ứng với điểm cao nhất trên quĩ đạo của hòn đá.

Ф 1750 (5/00) Có một lỗ hổng đường kính d = 1 cm xuất hiện ở đáy một cái sà lan có chiều dài a = 80 m, chiều rộng b = 10 m và
chiều cao c = 5m. Hỏi sau bao lau sà lan sẽ chìm nếu như người ta không hề bm nước ra. Cho biết rằng sà lan này hở phía trên,
không chở hàng vag chiều cao ban đàu của nó so với mực nước là h = 3,75 m.

Ф 1756 (5/00) Cho một dây dẫn vỏ nhựa cách điện gồm 2 sợi dây có điện dung tổng là 25 pF trên một mét chiều dài và độ cm
tổng là 1microH trên một mét chiều dài. Tính vận tốc lan truyền của sóng điện từ tần số thấp trong dây dẫn này. Cần phi gắn vào
đầu kia của dây dẫn này một điện trở là bao nhiêu để không có sự phản xạ tín hiệu.

Bài tập vật lý Kvant số 1 năm 2004


Bài 1898: Hai cầu thủ bóng đá chạy đến gặp nhau theo một đường thẳng, vận tốc của họ luôn luôn giống nhau và bằng 5 m/s.
Trọng tài thì luôn luôn đứng cách xa 30 m so với cầu thủ mặc áo đỏ và 40 m so với câu thủ mặc áo xanh. Tìm gia tốc của trọng
tài tại thời điểm khi mà khoảng cách giữa hai cầu thủ bóng đá là 50 m.(З. Рафаилов)
Đáp án: a = 2,3 m/s2

Bài 1899: Một sợi dây nhẹ, không giãn được vắt qua ròng rọc A, một đầu dây nối với một quả nặng, đầu còn lại nối với trục ròng
rọc B. Hai quả nặng khác được nối với dây và vắt qua ròng rọc B. Một trong ba quả nặng có khối lượng M, hai quả
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy
còn lại có khối lượng mỗi quả là 2M. Ròng rọc A chuyển động theo phương thẳng đứng với một gia tốc nào đó. Với giá trị nào
của gia tốc này thì hai quả nặng trong số ba quả này không chuyển động trong một khoảng thời gian (khi mà chúng ta
chưa cắt sợi dây)? Bạn có thể tìm ra một vài đáp án không? Các quả nặng chuyển động thẳng đứng. (А. Простов)
Đáp án: a = 3g/2 hướng lên trên hoặc a = g/8 hướng xuống dưới

Bài 1900: Một đĩa đặc đồng chất chuyển động từ độ cao H theo một mặt phẳng nghiêng nhám tạo một góc α. Lượng nhiệt lớn
nhất tỏa ra lúc đó có thể là bao nhiêu? Các điểm của đĩa luôn luôn nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng. (А.Круглов)
Đáp án: ≈ 1/10 thế năng ban đầu của đĩa. Câu trả lời chính xác sẽ phức tạp hơn
nhiều

Bài 1901: Trên đồ thị pV mô tả các quá trình giãn nở đẳng nhiệt và đoạn nhiệt của một mol khí He. Các đường cong giao nhau
tại điểm có tọa độ 1 atm và 22,4 ℓ. Một cm theo trục áp suất tương ứng 0,1 atm, 1 cm theo trục thể tích tương ứng 1 ℓ.
Tìm góc tạo bởi 2 đường cong tại điểm giao nhau. (Р. Александров)
Đáp án: α ≈ 320

Bài 1902: Một bình hình trụ thẳng đứng nằm trên bàn trong một môi trường chân không cao. Trong bình có một lượng khí nitơ
nằm dưới píttông nặng. Píttông có thể chuyển động thẳng đứng, không ma sát. Trạng thái cân bằng trong bình sẽ được
thiết lập khi nào nếu người ta truyền cho píttông một vận tốc tức thời v0. Sau một thời gian dao động dài trạng thái cân bằng
được thiết lập. Píttông sẽ dịch chuyển đi một khoảng bao nhiêu so với vị trí ban đầu? Nhiệt dung của píttông và bình có thể
bỏ qua, bình cách nhiệt. (З. Повторов)
Đáp án: ∆h = v0
2/7g

Bài 1903: Một thanh dài L không dẫn điện, mỏng, tích điện phân bố đều theo chiều dài. Người ta mang thanh từ xa đến gần một
điện tích điểm cố định sao cho khoảng cách từ điện tích đến điểm đầu thanh gần nhất là L. Công thực hiện là A. Cần phải
hoàn thành thêm công bao nhiêu để dịch thanh lại gần hơn sao cho khoảng cách từ điểm đầu thanh gần nhất đến điện tích giảm 3
lần? Thanh sau mỗi dịch chuyển định hướng dọc theo đường thẳng đi qua điểm cố định điện tích điểm. (А.
Сложнов)
Đáp án: Công cần thực hiện bằng A

Bài 1904: Các pin có điện thế 3 V và 6 V được mắc nối tiếp với nhau. Hai Vôn kế giống nhau cũng được mắc
nối tiếp vào các đầu ra của pin. Sau khi nối điện trở vào điểm nối giữa pin và Vôn kế như hình vẽ 2 thì chỉ số
của một trong 2 Vôn kế tăng lên 5 V. Vôn kế này chỉ bao nhiêu nếu ta ngắt Vôn kế thứ 2? (М. Учителев)
Đáp án: U = 3 V

Bài 1905: Hai mươi tụ điện giống nhau có điện dung C được mắc nối tiếp với nhau và nối với nguồn hiệu điện thế U. Chờ một
lúc không lâu để tụ điện tích điện sau đó nguồn được bỏ ra. Một trong số các tụ điện bị chuyển “ngược lại” – người ta
đổi vị trí của các cực – và thay thế cho nguồn người ta nối vào một điện trở R.Điện tích chạy qua điện trở và lượng nhiệt tỏa ra
trên nó bằng bao nhiêu? (З.Повторов)
Đáp án: q = 9CU/200 và Q = 81CU2/4000

Bài 1906: Một điện trở biến thiên được nối vào nguồn pin: trong khoảng thời gian 0,01 s điện trở bằng 100 Ω, trong 0,02 s tiếp
theo điện trở là 200 Ω, và như thế điện trở thay đổi theo chu kỳ lặp lại. Khi đó dòng điện trong mạch cũng thay đổi theo. Để
giảm sự biến đổi của dòng điện người ta mắc 1 cuộn cảm nối tiếp vào điện trở. Với giá trị độ tự cảm bằng bao nhiêu thì sự biến
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy
thiên dòng điện trong mạch không vượt quá 1 %? Các phần tử mạch điện cho là lý tưởng. (З. Рафаилов)
Đáp án: L = 2Rτ/0,03 ≈ 66 H

Bài 1907: Một nguồn ánh sáng nhỏ chuyển động với vận tốc không đổi υ dọc theo đường thẳng tạo một góc 100 so với trục
quang học chính của thấu kính hội tụ. Hình ảnh của nguồn cũng chuyển động dọc theo đường thẳng tạo với trục quang học chính
cũng của thấu kính hội tụ trên một góc 200. Tìm giá trị nhỏ nhất của vận tốc hình ảnh so với nguồn. Độ phóng đại của thấu kính
tại thời điểm đó là bao
nhiêu? (А. Зильберман)

Ф 1572 (5/96) Người ta đun nóng một lượng ôxy tại áp suất không đổi cho tới khi thể tích củanó tăng lên gấp đôi. Sau đó người
ta làm lạnh nó nhưng vẫn giữ nguyên thể tích cho tới khi khối khí này to hết lượng nhiệt mà nó nhận được. Tỉnh tỉ số giữa nhiệt
độ ban đầu và nhiệt độ cuối cùng.

Ф 1581 (6/96) Người ta mắc nối tiếp một tụ điện có điện dung lớn vào một điện trở. Trong giây thứ hai điện trở này to ra một
lượng nhiệt là 10 Joule. Một lượng nhiệt như vậy được to ra trong vòng 2 giây sau. Hãy tính năng lượng ban đầu của tụ điện.
(Đ/s: 40J)

Ф 1583 (1/97) Một ôtô khối lượng 1000 kg được tăng tốc từ trạng thái đứng yên trên một quỹ đạo hình tròn bán kính 100m. Tính
công suất của động c để cho xe tăng tốc tối đa. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đất là 0,7, tất c các bánh xe đều là bánh xe
truyền động. Bỏ qua lực cn của không khí.

Ф 1583 (1/97) Một ôtô khối lượng 1000 kg được tăng tốc từ trạng thái đứng yên trên một quỹ đạo hình tròn bán kính 100m. Tính
công suất của động c để cho xe tăng tốc tối đa. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đất là 0,7, tất c các bánh xe đều là bánh xe
truyền động. Bỏ qua lực cn của không khí.

Ф 1607 (3/97) Sợi dây tóc của một bóng đèn công suất 60 W được làm từ wolfram. Với công suất của day tóc là bao nhiêu thì
nhiệt độ tối thiểu sẽ thấp hn nhiệt độ trung bình không quá 1000K.

Ф 1608 (4/97) Thị trưởng của thành phố bị dân phàn nàn vì nạn kẹt xe ôtô tại đèn giao thông ở phố lớn tại trung tâm. Bình
thường thì tốc độ trung bình của ôtô là 6m/s còn khi kẹt xe là 1,5m/s. Thời gian đèn bật đỏ bằng thời gian đèn bật xanh ( thời
gain đèn vàng coi như không đáng kể). Để gii quyết việc này thị trưởng quyết định tăng thời gian đèn xanh lên gấp đôi nhưng
vẫn giữ nguyên thời gian của đèn đỏ. Hãy tính thời gian di chuyển trung bình của xe ôtô khi kẹt xe. Coi như rằng tốc độ trung
bình bình thường của ôtô là không đổi và khi đèn xanh bật các ôtô sẽ không cùng chuyển bánh một lúc.

Ф 1609 (4/97) Có hai ống hình trụ thành mỏng với trục song song giống hệt nhau nằm trên một mặt gồ ghề nằm ngang. Một ống
thì đứng yên còn ống thú hai thì lăn về phía ống thứ nhất với vận tốc v. Hai ống va chạm hoàn toàn đàn hồi với nhau (có thể bỏ
qua lực ma sát khi hai ống này va chạm nhau). Hệ số ma sát trượt giữa 2 ống này với bề mặt là . Tính khong cách tối đa giữa 2
ống sau khi va chạm.
(Đ/s: v2/4 g)

Ф 1625 (6/97) Cho Helium vào một bình hình hộp lập phưng có thể tích V = 1 m3. Nhiệt độ trong bình này là T = 3000K và áp
suất là p = 105Pa. Người ta khoétột lỗ hổng có diện tích S = 1 cm<sup>2</sup> tại thành của bình này và nút chặt nó lại sau một
khong thời gian là t = 0,01s. Phía bên ngoài bình này là chân không. Hãy tính sự thay đổi của nhiệt độ của khí trong bình sau khi
He trong đó trở lại trạng thái cân bằng.
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy
Ф 1628 (1/98) Một cái đĩa hình tròn có bán kính 20 cm quay trên mặt phẳng nằm ngang với tốc độ 33 vòng/phút. Có một con bọ
kích thước nhỏ bò tới biên của cái đĩa này với vận tốc không đổi 10m/s. Hãy tính hệ số ma sát tối thiểu giữa con bọ và mặt đĩa để
cho con bọ có thể bò tới được biên của đĩa.
(Đ/s: 0,25)

Ф 1631 (1/98) Có 3 vật tích điện nhỏ cùng khối lượng chuyển động trong không gian cách xa hẳn các vật thể khác. Đến một thời
điểm thì 3 vật này nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc này gia tốc của vật nằm giữa là a còn gia tốc của vạt thứ hai là 3a. Hãy
tính gia tốc của vật thứ ba tại thời đIểm này.

Ф 1642 (3/98) Người ta mắc nối tiếp một cuộn dây có độ cm 1 Henry và một tụ điện vào mạch điện xoay chiều (220V, 50 Hz).
Sau đó người ta lại mắc song song với tụ đIện này một volt kế có trở kháng rất lớn. Điện dung của tụ điện phi là bao nhiêu để cho
volt kế hiển thị giá trị 220V. Ta không thể sử dụng được tụ điện với điện dung nào?
(Đ/s: 5 microF, 10 microF)

Ф 1645 (3/98) Có một ròng rọc nhẹ được treo trên mặt phẳng nằm ngang tại độ cao H so với mặt đất. Sau đó người ta vắt qua nó
một sợi dây. Các đầu cuối của sợi dây này được cuộn lại với nhau thành 2 vòng. Có một người khối lượng M bám vào đầu cuối
của sợi dây treo này. Để khỏi bị ri xuống đất anh ta dùng 2 tay trèo nhanh lên cao. Với một vận tốc trèo nhất định nào đó anh ta
đạt được đIều mong muốn này. Hãy tính vận tốc này. Khối lượng của một đn vị chiều dài sợi dây là r.

Ф 1648 (3/98) Trong điều kiện thông thường người ta cho không khí vào trong bình có dung tích 100 l. Bên ngoài bình này là
chân không. Sau đó người ta khoét một lỗ hổng nhỏ có tiết diện 0,1 cm2 rồi đậy kín lại sau một giây. Hãy tính số phân tử bị bay
ra khỏi bình này và tổng năng lượng của chúng. Nhớ chú ý rằng không khí là hỗn hợp của các khí hai phân tử.
(Đ/s: 3,5 10<sup>22</sup>; 460 J)

Ф 1653 (4/98) Một chú bé cứ sau những khong thời gian đều nhau thì lại nếm đá xuống mặt đất từ trên cao xuống với vận tốc
ban đầu bằng zero. Khi hòn đá đầu tiên chạm đất thì hòn đá thứ hai đi được đúng nửa đoạn đường. Hãy tính phần đường đã đi
của hòn đá thứ ba. Có bao nhiêu hòn đá đã được ném đi trước khi hòn đá thứ nhất chạm đất?

Ф 1656 (4/98) Có 3 vật nhỏ tích điện được đặt ở 3 đỉnh của một tam giác đều có cạnh là a. Một trong 3 vật này được gắn chặt còn
2 vật kia với khối lượng m và điện tích q được tự do. Vật gắn chặt phi có điện tích là bao nhiêu để khi ta th ri tự do 2 vật kia, gia
tốc của chúng là nhỏ nhất. Tính giá trị của gia tốc này.

Ф 1659 (5/98) Một toa xe ray với khối lượng m chuyển động với vận tốc v theo phưng nằm ngang dọc theo đường ray. Sau đó
đường ray đi xuống dưới một đoạn rồi lại chạy theo phưng nằm ngang thấp hn một khong là H. Tại đoạn đường này toa xe đâm
hoàn toàn đàn hồi vào một toa xe khác đang đứng yên có khối lượng M. Hãy tính vận tốc ban đầu v của toa xe thứ nhất để cho
toa xe này có thể bắn ngược trở lại đoạn đưòng ray phía trên.

Ф 1673 (5/98) Có một vật thể tưng đối nhỏ được đặt trên một cái nêm nghiêng góc a. Người ta phi cho cái nêm này chuyển động
với gia tốc thẳng đứng là bao nhiêu để cho vật này vẫn giữ nguyên độ cao của nó?

(Đ/s: g tg2a)

Ф 1677 (5/98) Một bình kín không giãn dung tích một lít chứa 900 gr nước; không có không khí trong bình. Nhiệt độ bên trong
bình là + 1000 độ C. Người ta cung cấp cho bình này một nhiệt lượng là 1000 J. Hãy tính lượng hi nước bị bốc hi. Coi rằng khi
nhiệt độ tăng lên + 1010 độ C thì áp lực của hi nước sẽ tăng từ 1 atmosphere lên 1,04 atmosphere.
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy

(Đ/s: 0,6 mg)

Ф 1683 (2/99) Người ta dùng một động c được đặt trên bờ để kéo thuyền dưới nước qua một con lăn với vận tốc v. Góc tạo thành
giữa sợi dây kéo với phưng nằm ngang là a. Để cho tiện người ta thắt một nút nhỏ trên sợi dây kéo này. Vào thời đIểm đang xét
khong cách giữa điểm nút này với con lăn gấp đôi so với khong cách tới mũi thuyền. Hãy tính vận tốc và gia tốc của nút thắt này
tại thời điểm đó. Độ cao của con lăn so với mặt nước là H.

Ф 1699 (2/99) Một đĩa cứng rất nhẹ hình chữ nhật được treo cân bằng bởi 4 sợi dây giống hệt nhau gắn vào 4 góc. Người ta có
thể đặt một chất điểm lên chỗ nào của đĩa này sao ở vị trí cân bằng cả 4 sợi dây đều bị căng hết cỡ. Giả thiết rằng các sợi dây treo
đều đàn hồi nhưng bị giãn rất ít.
(Đ/s: Tại hình chữ nhật bị giới hạn bởi 4 trung điểm của các cạnh)

Ф 1712 (5/99) Một thấu kính cầu phẳng lồi được chế tạo bằng vật liệu có hệ số khúc xạ n = 1,5 và có đường kính D = 5 cm. Bán
kính của mặt cầu lồi là R = 5 cm. Có một chùm tia song song rộng chiếu vào mặt ngoài của thấu kính này theo phưng dọc theo
trục quang học của nó. Hãy tính kích thước của vết trên màn nhận được đặt vuông góc sau thấu kính. Vị trí của màn nh được lựa
chọn sao cho kích thước của vết là tối thiểu khi chùm tia chiếu hẹp (bị chắn bởi một diagframe) dọc theo trục quang học.

(Đ/s: 2,2 cm)

Ф 1717 (6/99) Có một nguồn sáng điểm nằm cách qu cầu thuỷ tinh bán kính R = 1 cm một khong là d = 0,6 cm. Hãy tính hệ số
khúc xạ n của để cho toàn bộ ánh sáng do nguồn sáng phát ra đi được qua qu cầu. Nếu như hệ số khúc xạ là n = 1,6 thì có bao
nhiều phần ánh sáng đi qua được qu cầu. Gi thiết rằng môi trường xung quanh quả cầu là chan không và nguồn sáng phát sáng
đều theo mọi hướng.
(Đ/s: toàn bộ luồng sáng (khi n<5/3))

Bài tập vật lý Kvant số 4 năm 2004

Bài 1923: Tìm gia tốc trục ròng rọc O ở trong hệ được hình thành từ các ròng rọc không khối lượng, các dây
nhẹ, không giãn và các quả nặng mà khối lượng của chúng được chỉ ra trên hình vẽ 1. Ma sát bỏ qua. Gia
tốc rơi tự do là g. Các phần dây không nằm trên ròng
rọc thì thẳng đứng.

Bài 1924: Một lực kế “trường trung học” là một cái giá đỡ khối lượng M = 0,5 kg và một lò xo khối lượng m =
0,1 kg được gắn vào giá đỡ, lò xo nhiều vòng dây (hình vẽ 2). Lực kế được kéo bằng một lực F = 1 N, hướng
dọc trục lò xo. Lực kế chỉ bao nhiêu? Ma sát giữa giá đỡ và bàn và giữa lò xo và giá đỡ không có.

Bài 1925: Một bình hình trụ kín thẳng đứng được chia ra làm hai phần bằng một píttông nặng. Píttông được làm từ vật liệu không
cho thẩm thấu không khí nhưng
cho qua He. Vào thời điểm đầu ở phần dưới bình có không khí, còn ở phần trên có chứa lượng mol He ít hơn 5 lần. Đồng thời thể
tích của phần trên và phần dưới
bình giống nhau và bằng V, còn píttông nằm ở vị trí cân bằng. Píttông sẽ dịch chuyển khoảng cách bao nhiêu sau một thời gian
dài. Thể tích píttông S, nhiệt độ hệ luôn luôn được giữ không đổi, ma sát không có. (А. Якута)
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy

Bài 1926: Hệ gồm các điện trở giống nhau nằm trong hộp đen được nối vào các cực điện. Một nguồn pin có suất điện động ξ,
điện trở trong bỏ qua, được nối vào cực điện 1 & 2, còn Vôn kế lý tưởng có độ chia 0 ở giữa được nối vào cực điện 3 & 4 (hình
vẽ 3). Nếu mắc thêm một điện trở giống như các điện trở trong hộp và cực điện 1 & 3 hoặc 2 & 4 thì Vôn kế chỉ điện thế +U, còn
nếu mắc nó vào cực điện 1 & 4 hoặc 2 & 3 thì Vôn kế chỉ điện thế –U. Nếu điện trở hoàn toàn không mắc vào thì Vôn kế có chỉ
số bằng 0. Vẽ sơ đồ mạch các khả năng nối kết có thể trong hộp đen sao cho số điện trở sử dụng là nhỏ nhất và xác định giá trị U.
(М. Семенов)

Bài 1927: Một chất lỏng nhớt có hệ số khúc xạ n = 1,5 được đổ vào cốc hình trụ thẳng đứng. Một chùm ánh sáng song song,
cường độ không đổi được chiếu thẳng đứng từ trên xuống cốc. Cốc với chất lỏng quay quanh trục của mình đến vận tốc góc ω =
1 s-1, đồng thời độ cao cột chất lỏng trong cốc h = 30 cm. Cường độ ánh sáng rơi vào gần trung tâm đáy cốc sẽ thay đổi bao
nhiêu phần trăm sau khi quay cốc? Gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2, bỏ qua sự phản xạ và hấp thụ ánh sáng trong
chất lỏng và cốc. (К. Дмитриев)

Tuyển tập các bài tập vật lý chuyên 10

I. Động học.

1. 1658. Người ta làm một hình thoi từ bốn thanh mỏng giống nhau chiều dài L bằng cách kẹp các đầu của chúng vào bản lề
(hình 1). Bản lề A cố định, bản lề C chuyển động theo phương ngang (đường chéo) với gia tốc a. Ban đầu các đỉnh A và C nằm
gần nhau, còn vận tốc điểm C bằng 0. Hỏi gia tốc bản lề B bằng bao nhiêu khi hai thanh AB và BC tạo thành một góc 2α? Giả sử
chuyển động của mọi bản lề đều trên mặt phẳng

2. 1668.Một xe ô tô đi liên tục không nghỉ từ thành phố A đến thành phố B theo đường quốc lộ thẳng. Trong nửa thời gian đầu xe
đi với vận tốc 40 km/h, nửa quãng đường của đoạn đường còn lại xe đi với vận tốc 60 km/h, và đoạn cuối cùng với vận tốc 80
km/h (chú ý: lúc đầu là nửa thời gian đầu, sau đó là nửa quãng đường của đoạn đường đi trong nửa thời gian sau). Tìm vận tốc
trung bình của xe ô tô trong suốt chuyến đi

3. 1653. Từ ban công người ta thả một nắm đá nhỏ lần lượt từng viên cứ sau một quãng thời gian bằng nhau với vận tốc ban đầu
bằng 0. Khi viên đá đầu tiên rơi xuống đất thì viên đá tiếp theo đã bay được đúng một nửa quãng đường. Hỏi lúc này viên đá thứ
ba đã bay được bao nhiêu phần quãng đường? Bao nhiêu đá đã được ném cho đến khi viên đá đầu tiên chạm mặt đất? Bỏ qua ma
sát với không khí, gia tốc rơi tự do đúng bằng 10 m/s2.

4. Bài 1718: Con thỏ chạy theo đường thẳng với vận tốc không đổi 5 m/s. Tại một thời điểm nào đó một con cáo nhìn thấy thỏ và
bắt đầu đuổi theo.Vận tốc của cáo là không đổi theo giá trị và bằng 4 m/s, con cáo chuyển động không phải bằng phương thức tốt
nhất – vận tốc của cáo tại mỗi thời điểm đều hướng một cách chính xác về điểm mà ở đó có con thỏ.Lúc đầu khoảng cách giữa
chúng giảm, sau đó bắt đầu tăng.Khoảng cách nhỏ nhất là L = 30 m.Tìm gia tốc của cáo tại thời điểm khoảng cách giữa chúng
nhỏ nhất

5. Bài 1808: Quỹ đạo của một chất điểm là một đoạn thẳng AB dài L và nửa vòng tròn BC bán kính R, đồng thời đoạn thẳng AB
tiếp tuyến với BC (hình 2). Thời gian nhỏ nhất bằng bao nhiêu để chất điểm chuyển động từ A đến C? Vận tốc ban đầu bằng 0,
gia tốc luôn luôn có độ lớn bằng a.

6. Bài 1838: Thanh AB chiều dài L dựa vào tường thẳng đứng (hình 3). Tại đầu B có một con bọ. Tại thời điểm khi mà đầu B bắt
đầu chuyển động sang phải theo mặt sàn với vận tốc bằng v thì con bọ bò lên thanh với vận tốc không đổi u so với thanh. Độ cao
lớn nhất đạt được của con bọ là bao nhiêu trong thời gian nó bò theo thanh nếu đầu A không bị rời khỏi tường?
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy
7. Bài 1824: Trên một mặt phẳng rộng lớn có một bức tường cao 30m. Ở khoảng cách 30m cách bức tường có đặt một khẩu pháo
nhỏ còn bia thì nằm cách khẩu pháo 80m trên cùng một đường thẳng vuông góc với bức tường. Với vận tốc bằng bao nhiêu thì
viên đạn có thể trúng đích?

8. Bài 1868: Một khẩu pháo nhỏ có thể bắn dưới một góc bất kì so với mặt đất, vận tốc bay của viên đạn là 30 m/s. Bức tường
mỏng có độ cao là H = 40 m. Viên đạn sẽ đạt khoảng cách lớn nhất bằng bao nhiêu nếu có thể bắn viên đạn với điều kiện cần
phải bay qua tường? Việc bắn có thể từ bất cứ điểm nào của mặt đất trước bức tường. Bỏ qua sức cản của không khí, cho rằng g
= 10 m/s2

II. Động lực học

1. 1669.(hình 9)Một cái nêm nhẵn khối lượng M, góc đáy α đứng yên trên một mặt bàn nằm ngang. Khối lập phương khối lượng
M nằm tiếp xúc với nêm trên mặt bàn này (hình 9). Hệ số ma sát giữa khối lập phương và mặt bàn là μ. Trên nêm người ta đặt
một xe kéo khối lượng m, xe kéo có thể trượt không ma sát trên mặt nêm. Thả xe kéo. Tìm vận tốc xe kéo khi nó đi xuống được
một đoạn độ cao h ( giả sử lúc này xe kéo vẫn còn nằm trên mặt nêm).

2. Bài 1720 : Một viên phấn nằm trên cái bảng nằm ngang với hệ số ma sát bằng μ. Cái bảng bắt đầu chuyển động một cách thình
lình theo hướng nằm ngang với vận tốc bằng v0 , và sau một thời gian τ dừng lại một cách thình lình.Tìm chiều dài nét vạch của
viên phấn trên bảng.

3. Bài 1869: Hệ gồm có 2 tải trọng khối lượng M và M/2 và được nối với nhau bằng các ròng rọc nhẹ. Hệ chuyển động trên mặt
bàn phẳng nhẵn dưới tác dụng của lực F0 (hình 2). Đầu dây nơi đặt lực F0 chuyển động với gia tốc bao nhiêu? Cho rằng khối
lượng của dây là rất nhỏ. Bỏ qua sự giãn của dây và cho rằng các phần tự do của dây nằm ngang.

4. 1645. (hình 3)Một dây thừng mềm vắt qua ròng rọc nhẹ được cố định ở độ cao H so với mặt đất ngang (hình 3). Hai đầu dưới
dây thừng được xếp lại sao cho không cản trở chuyển động. Một người khối lượng M nắm một đầu dây thừng, leo thật nhanh
bằng tay sao cho có thể lơ lửng ở một độ cao nào đó trên mặt đất. Với vận tốc chuyển động nào đó của dây thừng người này có
thể thành công. Hãy tìm vận tốc này. Khối lượng một mét dây thừng là ρ, gia tốc trọng trường là g, bỏ qua ma sát ở ròng rọc.

5. Bài 1719: Trong hệ (đã được chỉ ra ở hình dưới) không có lực ma sát.Với giá trị nào của lực F thì nêm và xe goòng có thể
chuyển động cùng nhau không trượt.Góc đáy của nêm bằng α

6. Bài 1863:Trong hệ ở hình 3 sợi chỉ rất nhẹ và không giãn.Các tải trọng,khối lượng M và 2M, ban đầu được giữ chặt sau đó
buông ra.Với gia tốc nào thì tải trọng khối lượng m bắt đầu chuyển động? Hệ không có ma sát.

7. Bài 1764: Tìm gia tốc của xe goòng mà trên nó có 2 tải trọng (hình 1). Bàn nhẵn, hệ số ma sát giữa xe goòng và tải trọng bằng
µ.
8. Bài 1674: Trong hệ mô tả ở hình 2, gia tốc của các ròng rọc hướng theo đường thẳng đứng, các phần dây cũng vậy. Lực tác
động lên các ròng rọc bằng bao nhiêu ? Khối lượng của các ròng rọc và dây bỏ qua, dây không giãn.

9. Bài 1879: Trong máy Atwood (hình 2) khối lượng các tải trọng bằng m1 và m2, ròng rọc và dây không khối lượng. Ban đầu tải
trọng nặng hơn m1 được giữ ỏ độ cao h so với mặt phẳng nằm ngang, còn tải trọng m2 nằm trên mặt phẳng nằm ngang và các
đoạn dây không nằm trên ròng rọc thẳng đứng. Sau đó tải trọng được thả ra không vận tốc ban đầu. Tìm độ cao lớn nhất mà tải
trọng 1 được nâng lên sau va chạm hoàn toàn không đàn hồi với mặt phẳng , nếu dây có thể cho rằng là mềm dẻo, không đàn hồi
và không giãn. Gia tốc rơi tự do là g, ròng rọc nằm ở vị trí đủ xa các tải trọng.

10. Bài 1748: Một khối lập phương khối lượng M = 2 kg giữ vững ở mép của một mặt bàn trơn, nằm ngang (hình 1). Một sợi dây
không dãn được vắt qua một chỗ nhô ra trơn và không lớn, ở đầu dây tự do người ta nối với một tải trọng có khối lượng
M/2.Khối lập phương được thả ra. Tìm độ dịch chuyển của nó trong thời gian τ = 0,2 s. Chiều dài của phần buông xuống của dây
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy
là L = 2 m. Phần dây nối với tường thực tế là nằm ngang.

11. Bài 1789: Trong hệ được mô tả trong hình vẽ dưới đây, sợi dây không khối lượng và không giãn, ròng rọc không khối lượng,
ma sát không có. Ban đầu sợi dây được giữ sao cho tải trọng khối lượng m đứng yên, con tải trọng 2m chạm sàn. Sau đó đầu dây
được kéo với vận tốc v không đổi hướng lên trên. Cả 2 tải trọng sẽ chuyển động như thế nào?

12. 1628. Một chiếc đĩa bán kính 20 cm quay đều 33 vòng/phút trên một mặt phẳng nằm ngang. Trên đĩa một con bọ dừa nhỏ
chuyển động từ tâm đĩa ra mép dọc theo bán kính của đĩa với vận tốc không đổi 10 cm/s. Hỏi với hệ số ma sát nhỏ nhất nào giữa
bọ dừa và bề mặt đĩa thì nó có thể bò tới mép của đĩa?

13. 1629.Hai khối lập phương giống nhau có khối lượng M nằm gần như tiếp xúc mặt trên một mặt phẳng ngang nhẵn. Một quả
cầu khối lượng m được đặt thẳng chính giữa hai khối lập phương và bắt đầu chuyển động xuống dưới, va chạm đẩy chúng tách
về hai phía. Tìm vận tốc quả cầu ngay trước va chạm với mặt phẳng nằm ngang, biết bán kính quả cầu là R, chiều dài cạnh khối
lập phương là H, vận tốc ban đầu của quả cầu coi như bằng 0, bỏ qua mọi ma sát

14. 1661 (hình 8)Trên mặt bàn nhẵn nằm ngang có 3 xe kéo giống nhau khối lượng M (hình 8). Xe kéo ở giữa được nối với xe
kéo bên trái bằng một sợi dây nhẹ, với xe kéo bên phải bằng một lò xo nhẹ độ cứng k. Ban đầu người ta giữ hệ sao cho lò xo
không biến dạng, còn sợi dây thẳng (không võng xuống). Đẩy cho xe kéo bên phải ( xe kéo gắn với lò xo) chuyển động với vận
tốc v theo đường thẳng nối ba xe kéo về phía ra xa xe kéo nằm giữa. Hỏi với độ dài nào của sợi chỉ thì lực va của 2 xe kéo nối
với nhau bằng sợi chỉ đạt giá trị lớn nhất? Các xe kéo luôn chuyển động theo đường thẳng, lò xo biến dạng tuân theo định luật
Hook.

15. 1630.Một chiếc xe kéo khối lượng M, chiều dài L đứng yên trên một mặt bàn ngang nhẵn. Ở giữa xe kéo có một khối lập
phương nhỏ khối lượng m. Người ta cung cấp cho khối lập phương vận tốc v hướng về một trong hai phía thành xe kéo. Tìm sự
dịch chuyển của xe kéo khi khối lập phương ở chính giữa xe kéo sau khi đã va đập 17 lần vào thành xe, va đập coi như hoàn toàn
đàn hồi

16. 1643.Trên giá đỡ nằm ngang hệ số ma sát μ có hai khối giống nhau khối lượng M được nối bằng một sợi dây căng không co
giãn (hình vẽ 1). Trên bề mặt nhẵn của khối thứ nhất đặt một xe gòong khối lượng m. Giá đỡ chuyển động theo chiều ngang với
vận tốc lớn song song với sợi dây và hướng về phía khối thứ nhất (khối có xe gòong nằm trên). Tìm lực căng của sợi dây nối hai
khối khi xe gòong còn chưa rơi xuốn (hình 1)

17. 1644.Một chiếc xe kéo khối lượng M đứng yên trên một mặt bàn nằm ngang nhẵn (hình vẽ 2). Quả nặng khối lượng M được
gắn với một thành xe kéo bằng lò xo nằm ngang khối lượng không đáng kể có độ cứng k. Khối lập phương khối lượng M chuyển
động va vào xe kéo với vận tốc v0 và lập tức dính liền vào xe kéo. Tìm hiệu số giữa chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo khi
chuyển động. (hình 2)

18. 1660.(hình 7)Trên một thanh sắt trơn nằm ngang treo hai vòng đệm giống nhau khối lượng M, nối với nhau bằng một sợi chỉ
nhẹ không giãn có chiều dài 2L (hình 7). Ở giữa sợi chỉ treo quả nặng khối lượng 2M. Ban đầu người ta đỡ quả nặng 2M sao cho
sợi chỉ thẳng (không võng xuống). Thả quả nặng 2M, hệ bắt đầu chuyển động một cách liên tục ( không bị giật đột ngột). Tìm
vận tốc lớn nhất đạt được của hai vòng đệm và quả nặng trong quá trình chuyển động. Gia tốc rơi tự do bằng g.
so với mặt phẳng α 19. P. 3859. Trên một mặt phẳng dài L, nghiêng góc 2 . Tại đỉnh của mặt phẳngµ 1, nữa dưới là µ ngang.
Hệ số ma sát ở nữa trên là nghiêng có một tấm dài l<L/2 được thả từ nghĩ. Tìm điều kiện để tấm dừng lại khi phía trước của tấm
ván vừa chạm đáy của mặt phẳng nghiêng.

20. P. 3860. Có một nữa hình trụ bán kính R khối lượng M đứng yên trên mặt bàn nằm ngang. Trên đỉnh của nữa hình trụ có khối
lập phương nhỏ khối lượng m = M/2. Tính áp hợp sau: trong hai trường 003 = α lực của vật nhỏ lên hình trụ khi
a. Hình trụ đứng yên
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy
b. Hình trụ có thể trượt không ma sát trên bàn

21. P. 3837. Một mảnh gỗ khối lượng m đang đứng yên trên mặt phẳng ngang (HV) Một chất điểm khối lượng m chuyển động
theo phương ngang với vận tốc và trượt lên cung tròn trên miếmg gỗ và bay lên trên.
a. Tìm vận tốc của miếmg gỗ khi vật nhỏ rời nó.
b. Tìm độ cao lớn nhất mà chất điểm lên được

22. P. 3830. Một động cơ nhỏ được giữ cố định trên tường ở độ cao H=20cm cuộn một sợi dây chỉ nhỏ với vận tốc không đổi v0
= 5cm/s đầu cuối của sợi chỉ nối với một vật nhỏ có thể chuyển động theo phương ngang với ma sát nhỏ không đáng kể. Khi vật
nhỏ còn cách tường bao nhiều thì nó rời mặt phẳng ngang

23. P. 3806. Một người lính phải băng qua một con sông rộng 60m bằng ròng rọc luồng qua dây. Chiều dài của dây là 75m, điểm
đầu và điểm cuối của sợi dây được buộc cố định ở cùng một độ cao ở hai bên bờ sông. Người lính và vũ khí có khối lượng 90kg,
bắt đầu trược không vận tốc đầu từ vị trí ngay dưới điểm treo đầu

a. Tìm vận tốc lớn nhất của người lính trong quá trình chuyển động?

b. Tính lực tác dụng lên sợi dây ở thời điểm này? Dây không giãn, không khối lượng, bỏ qua ma sát
24. P. 3796. Trên một mặt phẳng nghiêng cao h có một vật nhỏ trượt xuống không ma sát. Vật được nối với điểm P ở mặt phẳng
ngang bằng một lò xo có hệ số đàn hồi k, ban đầu không . Tínhα nén, giản. Vật tạm dừng ở chân mặt phẳng nghiêng. Xác định
góc nghiêng gia tốc khi vật bắt đầu trượt trở lại

III. Cân bằng vật rắn

1. Bài 1878: 2 cái đinh được đóng vào bức tường thẳng đứng sao cho chúng nằm trên một đường thẳng thẳng đứng. Một phần
dây thép đồng chất khối lượng m được uốn cong thành một cung có dạng một nữa của vòng tròn và được giữ chặt một đầu bằng
bản lề vào đinh A (hình 1). Đồng thời cung làm bằng dây thép này được dựa vào đinh B. Tìm giá trị lực mà dây thép tác động lên
đinh A nếu biết rằng khi không có đinh B thì dây thép nằm ở vị trí cân bằng, đường kính AC của cung tạo một góc αo so với
phương thẳng đứng. Khoảng cách giữa 2 đinh bằng bán kính của cung. Ma sát bỏ qua

2. Bài 1766: Từ 4 thanh nhẹ, nhẵn và giống nhau chiều dài L người ta tạo được một hình thoi có các đầu thanh được cố định bằng
bản lề (hình 2). Một trong các bản lề được cố định, một hình trụ đồng chất, được đặt trong hình thoi, nằm ở vị trí cân bằng, 2
thanh trên tạo với nhau một góc 2α. Tìm đường kính của hình trụ

IV. Các định luật bảo toàn

1. Bài 1886: Một vòng đĩa chuyển động trên mặt bàn phẳng nằm ngang.Vòng đĩa này bay tới va chạm với một vòng đĩa khác
đứng yên. Tỉ số khối lượng của chúng là bao nhiêu để vòng đĩa bay đến có thể chuyển động sau va chạm vuông góc với hướng
ban đầu khi mà vận tốc giảm 2 lần về độ lớn.

2. 1659 (hình 6)Xe kéo khối lượng m chuyển động trên đường ray nằm ngang với vận tốc v (hình 6). Đoạn sau đường ray đi
xuống phía dưới và lại từ từ chuyển sang đoạn đường nằm ngang, thấp hơn đoạn ban đầu một độ cao H. Xe kéo va vào toa xe
đứng yên khối lượng M nằm trên đoạn đường thấp hơn, giả sử va chạm giữa xe kéo và toa xe là hoàn toàn đàn hồi. Hỏi với vận
tốc v như thế nào xe kéo m lại có thể leo lên đoạn đường nằm ngang phía trên sau va chạm ? Ma sát coi như bằng

3. Bài 1857: Một vòng đệm trượt trên một cái bàn nhẵn nằm ngang và bay đến va chạm vào một vòng đệm khác đứng yên cũng
giống như vậy.Sau va chạm vòng đệm 1 lệch so với hướng ban đầu một góc 1o, vòng đệm 2 bắt đầu chuyển động dưới một góc
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy
80o cũng so với hướng ban đầu của vòng đệm 1.Bao nhiêu phần động năng của hệ chuyển thành nhiệt trong quá trình va chạm?

4. Bài 1729 : Trên một cái bàn trơn nằm ngang xảy ra sự va chạm chính diện của 2 vật giống nhau, vật 1 đứng yên, vật 2 chuyển
động với vận tốc bằng v0. Sau va chạm vật 2 sẽ chuyển động đi đâu và với vận tốc là bao nhiêu nếu trong sự va chạm 1% năng
lượng biến dạng lớn nhất của 2 vật chuyển hóa thành nhiệt

5. Bài 1856: Từ sợi dây thép cứng và mỏng người ta uốn thành một góc 90o, một trong các cạnh của góc vuông này được cố định
ở vị trí thẳng đứng, còn cạnh còn lại – vị trí nằm ngang (hình 3). Người ta lồng vào mỗi cạnh một vòng đệm có khối lượng M và
nối chúng lại với nhau bằng một thanh nhẹ chiều dài L. Ban đầu thanh ở vị trí gần như thẳng đứng, sau đó do một sư rung động
nhẹ mà hệ bắt đầu chuyển động.Tìm vận tốc lớn nhất của các vòng đệm. Ma sát không đáng kể.

V. Cơ học vật rắn

1. Bài 1774: Một thanh cứng, nhẹ được treo nằm ngang 2 đầu với sự giúp đỡ của 2 dây nhẹ (hình 5). Trên thanh móc vào 2 tải
trọng M và 2M, phân bố đối xứng ở những khoảng cách bằng nhau so với nhau và với 2 đầu thanh. Sợi dây ở phía có tải trọng
nặng hơn được đốt. Lực căng của dây còn lại thay đổi bao nhiêu lần ngay lập tức sau đó? Cho rằng trong khoảng thời gian ngắn
mà chúng ta quan tâm thanh không đạt được sự dịch chuyển rõ ràng.

2. Bài 1779: 2 bản phẳng song song và thẳng đứng, 1 trong số chúng hoàn toàn trơn, cái còn lại rất nhám, được phân bố cách
nhau khoảng D (hình 3). Giữa chúng có đặt một ống chỉ với đường kính ngoài bằng D, khối lượng chung bằng M của nó tập
trung ở trục. Ống chỉ bị kẹp chặt bởi 2 bản phẳng sao cho có thể chuyển động xuống dưới khi quay nhưng không trượt so với bản
phẳng nhám. Một sợi chỉ nhẹ được buộc với vật nặng khối lượng m và được quấn vào hình trụ trong của ống chỉ có đường kính
d. Tìm gia tốc của vật nặng ?

3. Bài 1839: Trên một mặt bàn nhẵn có một quả tạ đôi đứng yên được làm từ một thanh cứng. nhẹ chiểu dài L và 2 quả cẩu nhỏ
giống nhau nằm ở 2 đẩu của thanh. Tại thời điểm ban đầu quả tạ đôi hướng từ phương bắc đển phương nam. Người ta bắt đầu tác
dụng một lực không đổi F (vector được kí hiệu đậm hơn) lên một trong 2 quả cầu, lực F này luôn hướng về phương đông. Tìm
vận tốc của các quả cầu tại thời điểm quả tạ đôi quay được một góc bằng 90o? Tìm lực căng của dây tại thời điểm đó. Khối lượng
các quả cầu bằng M.

4. Bài 1864: Trên một bàn nằm ngang có đặt một cái nêm nhẹ với góc đáy bằng α = 30o(hình 4).
Trên nêm người ta đặt một vành đai mỏng, nặng và thả nó không vận tốc ban đầu. Hệ số ma sát giữa vành đai và nêm là μ = 0,7.
Với giá trị nào của hệ số ma sát giữa nêm và bàn thì nêm sẽ không chuyển động?

5. Bài 1826: Trên một mặt phẳng nằm ngang có một nêm khối lượng M góc đáy bằng α . Trên nêm có một vành đai mong được
giữ không chuyển động. Ma sát giữa vành đai và nêm rất lớn. Vành đai được thả ra và bắt đầu chuyển động theo nêm không
trượt. Tìm vận tốc nêm tại thời điểm tâm của vành đai hạ xuống một đoạn bằng h

VI. Nhiệt

1. P. 3869. Một mẩu khí lý tưởng thực hiẹn chu trình chỉ ra trên hình vẽ. nhiệt độ của khí ở trạng thái A là TA=200 K. Trạng thái
B và trạng thái C có nhiệt độ bằng nhau
a) Tính nhiệt độ lớn nhất của khí trong chu trình?
b) Vẽ đồ thị của chu trình trong hệ trục T-V?
2. P. 3766. Một lượng khí lý tưởng thực hiện chu trình như hình vẽ. Trạng thái A, B cố định, C có thể thay đổi, nhưng quá trình
AC là đẳng áp
Tính công lớn nhất của chu trình nếu nhiệt độ giảm trong suốt quá trình BC?
Tính hiệu suất của chu trình trong trường hợp này?
3. P. 3739. Có 2 grams khí heli thực hiện chu trình như hình vẽ. Nhiệt độ thấp nhất của khí trong chu trình là 160 và cao nhất là
Kvant- Nguyễn Văn Trung Twilight/Nhok-boy
880, nhiệt độ tại A và B bằng nhau.
a. Tính nhiệt độ của khi tại A,B?
b. Tính công của chu trình?
c. Tính nhiệt lượng mà khí trao đổi với môi trường trong một chu trình.

Bài 1588: Một tụ điện phẳng được tạo từ 2 bản có diện tích S, nằm cách nhau một khoảng d nhỏ. Hãy đánh giá công cần thực
hiện để tích điện cho 2 bản một lượng điện tích giống nhau Q. Cho rằng các điện tích được phân bố đều theo bản.

Bài 1605: Một tụ tích điện có điện dung C được mắc nối tiếp vào nguồn pin Uo và điện trở R. Bắt đầu từ thời điểm mắc điện trở
tỏa ra một lượng nhiệt Q. Tìm điện thế ban đầu của tụ điện.

Bài 1640: 4 bản mỏng dẫn điện giống nhau diện tích S sắp xếp song song và rất gần nhau; khoảng cách giữa các bản cạnh nhau là
d (hình 1). Bản 1 và 3 được nối bằng dây dẫn, còn bản 2 và 4 được nối với nguồn pin hiệu điện thế U. Lực tác dụng lên mỗi bản
từ các bản còn lại bằng bao nhiêu?

Bài 1649: Tụ điện C gồm 2 bản phẳng song song cách nhau 1 khoảng nhỏ. Tụ được tích điện đến hiệu điện thế Uo và bị ngắt ra
khỏi nguồn. Người ta đặt thêm 1 bản chính giữa, song song với 2 bản tụ điện và 1 bản nữa đặt song song bên ngoài tụ điện sao
cho 2 bản này tạo thành 1 tụ điện bổ sung giống như thế (hình 3). 2 bản bổ sung này được nối với nhau bằng dây dẫn có điện trở
rất lớn. Lượng nhiệt tỏa ra trên dây dẫn là bao nhiêu?

Bài 1679: Trong tay của bạn có 1 tụ điện không tích điện C, 1 tụ điện 100C tích điện đến hiệu điện thế U, 1 cuộn cảm và 1 điốt
bán dẫn (ngoài ra không có gì nữa). Có thể tích điện cho tụ điện C đến hiệu điện thế lớn nhất bằng bao nhiêu? Cần phải làm như
thế nào? Bạn có thể nghĩ ra nhiều hơn 1 cách không?

Bài 1680: Trong hệ (hình 1) các khóa lần lượt được đóng (trước khi đóng một trong số chúng, khóa còn lại mở). Tìm hiệu điện
thế của tụ điện “trung bình” sau nhiều lần đóng. Các thành phần của mạch là lý tưởng. Tụ điện ban đầu không tích điện.

Bài 1695: Trong hệ (hình 3) các tụ điện ban đầu không tích điện. Hiệu điện thế trong mạch ngoài liên tục thay đổi sao cho dòng
điện trong mạch này luôn bằng Io. Lượng nhiệt tỏa ra trên điện trở trong thời gian T bằng bao nhiêu?

Bài 1696: Mạch điện gồm 2 tụ điện C = 100 μF và 2 điện trở R = 1 kΩ mắc vào hiệu điện thế biến đổi 220V, 50 Hz (hình 4). Vôn
kế chỉ bao nhiêu nếu mắc vào giữa 2 điểm A, B? Nếu thay Vôn kế bằng Ampe kế thì chỉ số là bao nhiêu? Còn nếu mắc Watt kế
vào mạch sau khi nối trực tiếp cuộn dây điện trở lớn vào nguồn, còn cuộn dây điện trở nhỏ giữa 2 điểm A và B thì nó chỉ bao
nhiêu?
Bài 1680: Trong hệ (hình 1) các khóa lần lượt được đóng (trước khi đóng một trong số chúng, khóa còn lại mở). Tìm hiệu điện
thế của tụ điện “trung bình” sau nhiều lần đóng. Các thành phần của mạch là lý tưởng. Tụ điện ban đầu không tích điện.

Bài 1708: 1 tụ điện phẳng C được tạo từ 2 bản dẫn điện lớn, mỗi một bản gồm 2 lớp, các lớp này làm từ các tờ kim loại dát mỏng
nối với nhau. Các bản mang điện tích cùng dấu Q và 2Q. Lớp kim loại dát mỏng phía ngoài của bản với điện tích lớn hơn được
tách ra cẩn thận, sau đó được dịch chuyển song song và mang đến bản có điện tích Q tạo thành lớp thứ 3 ở bên ngoài của bản
này. Đồng thời không nối lớp này bằng mối dẫn điện với bản Q mà tạo thành một khe hở rất nhỏ giữa chúng. Công cần thực hiện
để hoàn thành việc này là bao nhiêu? Chúng ta thực hiện tất cả các tác dụng từ xa để cố gắng sao cho không ảnh hưởng đến sự
phân bố điện tích trên các bản.

You might also like