You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4

TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ XXV – NĂM 2019


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Môn thi: Vật lý – Khối: 10.
LÊ HỒNG PHONG Ngày thi: 06/04/2019
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Hình thức làm bài: Tự luận
Đề này có 02 trang

Lưu ý: + Thí sinh làm mỗi câu trên một hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số mấy ở trang 1 của mỗi
tờ giấy làm bài.

Câu 1 (5 điểm).
Có 3 viên bi nhỏ đồng chất giống hệt nhau, được thả rơi tự do cùng một lúc, không vận tốc đầu
từ ba vị trí A (bi 1), B (bi 2), C (bi 3) trên cùng một đường thẳng đứng (Hình 1). Biết AD = AB
= BC = a, với D là một điểm trên sàn mà bi 1 sẽ va chạm với sàn ở đó.
Coi va chạm giữa các bi với nhau và va chạm giữa bi với sàn là tuyệt đối đàn hồi xuyên tâm. Bỏ
qua lực cản không khí; bỏ qua sự thay đổi gia tốc rơi tự do g theo độ cao; bỏ qua thời gian va
chạm. Chọn mốc thời gian lúc các bi bắt đầu rơi. Gọi T1 là thời gian rơi tự do của bi 1 ở độ cao
a đến khi chạm sàn lần đầu.
a. Phác họa đồ thị tọa độ - thời gian của các viên bi trên cùng hình vẽ trong thời gian
0  t  2 3T1. Hãy mô tả đồ thị trên cho từng viên bi.
b. Gọi T2, T3 lần lượt là những khoảng thời gian nhỏ nhất bi 2 và bi 3 nảy lên đạt độ cao lớn nhất
sau nhiều va chạm kể từ lúc bắt đầu rơi. Tìm T2, T3.
c. Tìm độ cao lớn nhất mỗi viên bi sau nhiều lần va chạm.

Câu 2 (5 điểm).
Một máng trụ, mặt trong có thiết diện là nửa đường tròn (cung AKC)
tâm O, bán kính R. Máng trụ có khối lượng m1 = m, được đặt nằm yên
trên mặt sàn phẳng, nằm ngang, khi đó AC song song với mặt sàn. Đặt
vào mặt trong máng trụ một quả cầu rất nhỏ coi là chất điểm, khối lượng
m2 = m, được buông ra tại A không vận tốc đầu, quả cầu sau đó chuyển
động trong mặt phẳng thẳng đứng chứa A, K, C và mặt phẳng này đi
qua khối tâm máng trụ. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc rơi tự do là g. Gọi
α là góc tạo bởi phương bán kính nối tâm O với quả cầu và phương
thẳng đứng KO (Hình 2).
a. Tìm tốc độ máng trụ v1 và tốc độ quả cầu v2 theo α, R và g.
b. Tìm tốc độ máng trụ v1 và tốc độ quả cầu v2 theo R và g khi quả cầu đi qua điểm K trên bán trụ.
c. Tìm độ lớn gia tốc a2 của quả cầu khi qua K.
d. Tìm biểu thức tính độ lớn gia tốc máng trụ a1 theo α, R và g.

Câu 3 (5 điểm).
Hai thanh nhỏ AB và AC giống nhau, đồng chất, tiết diện
đều, có cùng khối lượng m, được nối với nhau bởi một chốt
nhỏ tại A. Biết chốt vuông góc với mặt phẳng chứa hai
thanh và hai thanh có thể quay dễ dàng không ma sát quanh
chốt. Một sợi dây mảnh, có chiều dài không đổi, nối điểm
cuối B của thanh thứ nhất và điểm H cố định trên thanh thứ
hai. Biết rằng khi góc giữa hai thanh là 2 thì dây căng và
phương sợi dây (BH) vuông góc với thanh thứ hai. Bỏ qua
mọi ma sát, khối lượng bản lề, chốt A và dây.

1
1. Khi hệ hai thanh được đặt cân bằng trong mặt phẳng thẳng đứng, các đầu B và C tựa trên mặt sàn nằm
ngang nhẵn (Hình 3.1). Hãy tìm độ lớn:
a. lực căng của đoạn dây BH.
b. lực do thanh thứ nhất (AB) tác dụng lên thanh thứ hai (AC) qua chốt A.
2. Treo hệ hai thanh trên vào giá bằng một sợi dây khác tại đầu C của thanh thứ hai. Khi hệ cân bằng, các
thanh và các đoạn dây nằm trong cùng mặt phẳng thẳng đứng và không chạm sàn (Hình 3.2).
a. Xác định góc tạo bởi phương AC và phương thẳng đứng.
b. Xác định độ lớn lực căng của đoạn dây BH.

Câu 4 (5 điểm).
Một hạt xuất phát từ điểm có tọa độ x0 = 100 cm với động năng E0 = 10 J,
chuyển động trên đường thẳng nằm ngang Ox, chịu tác dụng bởi lực Fx =
-10 N (Fy = 0, Fz = 0), và lực ma sát trượt có độ lớn Fms = 1 N. Ở gốc O có
tường thẳng đứng và vuông góc Ox. Khi hạt va chạm với tường coi là va
chạm hoàn toàn đàn hồi. (Hình 4).
a. Tính chiều dài tổng cộng đường đi của hạt tới lúc dừng hẳn.
b. Thiết lập hệ thức liên hệ giữa tọa độ x và vận tốc v. Phác họa đồ thị vận tốc v của hạt theo hoành độ x sau
ba lần va chạm với tường.

Câu 5 (5 điểm).
Một xi lanh hình trụ đứng, hai đáy AB và CD được hàn kín, bên trong có hai piston M và
N mỏng, cùng khối lượng, có thể dịch chuyển không ma sát dọc theo thành xi lanh.
Ban đầu xi lanh đặt thẳng đứng, đáy AB ở dưới và hai piston M, N chia xi lanh thành ba
phần bằng nhau, trong đó hai phần (1) và (2) chứa cùng loại khí lí tưởng, phần (3) là chân
không (Hình 5). Khi đó khí trong phần (1) có áp suất là p0, thể tích V0.
Sau đó ta lật chậm xi lanh lại, sao cho đáy AB ở trên và CD ở dưới. Biết các khối khí bên
trong xi lanh biến đổi đẳng nhiệt. Coi khối lượng khí rất nhỏ so với khối lượng piston. Khi
hệ cân bằng, hãy tìm:
a. áp suất tác dụng lên mặt trong đáy CD theo p0.
b. thể tích mỗi phần khí theo V0.

Câu 6 (5 điểm).
Một bình hình trụ được đặt nằm ngang và được cô lập với môi trường ngoài (coi bình cách nhiệt). Bên trong
bình có một piston nhẹ, dẫn nhiệt kém, chia bình thành hai phần. Piston có thể chuyển động không ma sát dọc
theo thành bình. Một phần của bình chứa khí hyđrô có khối lượng m1 = 3,00 g ở nhiệt độ T01 = 300 K, phần
kia của bình chứa khí ôxy có khối lượng m2 = 16,00 g ở nhiệt độ T02 = 400 K. Khối lượng mol của hyđrô và
ôxy tương ứng là 1 = 2,00 g/mol và 2 = 32,00 g/mol và hằng số khí lí tưởng R = 8,31J/(K.mol). Biết rằng
nhiệt độ cuối cùng của hệ khi cân bằng là T. Cho rằng các quá trình biến đổi trạng thái của khí là chuẩn dừng,
do đó piston dịch chuyển rất chậm cho đến khi cân bằng.
a. Tính nhiệt độ cuối cùng T.
b. Tỷ số giữa áp suất cuối cùng Pf và áp suất ban đầu Pi bằng bao nhiêu cho mỗi phần khí ?
c. Tổng nhiệt lượng Q được truyền từ ôxy sang hyđrô bằng bao nhiêu?
Lưu ý: độ biến thiên của một tích hai biến x, y: ( xy) = yx + xy

---------- HẾT----------

Họ và tên thí sinh:…………………………………………………………………………………


Số báo danh:……………………………………………………………………………………….

You might also like