You are on page 1of 3

Môn thi: Vật lý 10. Thời gian: 180 phút.

Đề thi gồm 04 trang.


Ghi chú: Học sinh làm mỗi bài trong MỘT tờ giấy riêng biệt.
CÂU I (5,0 điểm):
1) Có 3 viên bi nhỏ đồng chất giống hệt nhau, được thả rơi tự do cùng một lúc, không vận tốc
đầu từ ba vị trí 𝐴(bi 1), 𝐵(bi 2), 𝐶(bi 3) trên cùng một đường thẳng đứng (Hình 1). Biết rằng
𝐴𝐷 = 𝐴𝐵 = 𝐵𝐶 = 𝑎, với 𝐷 là một điểm trên sàn mà bi 1 sẽ va chạm với sàn ở đó.
Coi va chạm giữa các bi với nhau và va chạm giữa bi với sàn là tuyệt đối đàn hồi xuyên tâm.
Bỏ qua lực cản không khí; bỏ qua sự thay đổi gia tốc rơi tự do 𝑔⃗ theo độ cao; bỏ qua thời gian
va chạm. Chọn mốc thời gian lúc các bi bắt đầu rơi. Gọi 𝑇 là thời gian rơi tự do của bi 1 ở độ
cao 𝑎 đến khi chạm sàn lần đầu.
a. Phác họa đồ thị tọa độ theo thời gian của các viên bi trên trong cùng một hình vẽ trong
khoảng thời gian 0 ≤ 𝑡 ≤ 2√3𝑇 . Mô tả vắn tắt dạng đồ thị và các điểm đặc biệt trong đồ
thị đã vẽ cho từng viên bi.
b. Gọi 𝑇 , 𝑇 lần lượt là những khoảng thời gian nhỏ nhất bi 2 và bi 3 nảy lên đạt độ cao lớn nhất sau
nhiều va chạm kể từ lúc bắt đầu rơi. Tìm 𝑇 , 𝑇 .
c. Tìm độ cao lớn nhất mỗi viên bi sau nhiều lần va chạm.
2) Từ độ cao 𝐻 so với điểm va chạm trên mặt phẳng nghiêng hợp với
phương ngang một góc 𝛼, người ta thả rơi tự do một viên bi nhỏ có thể 𝐻
xem như một chất điểm (Hình 1.2). Va chạm giữa mặt phẳng nghiêng và
viên bi là hoàn toàn đàn hồi. Gọi ℓ là khoảng cách trên phương mặt
phẳng nghiêng giữa va chạm thứ 𝑖 và thứ 𝑖 + 1 giữa bi với mặt phẳng
nghiêng. Giả thiết mặt phẳng nghiêng là đủ dài, gia tốc trọng trường là 𝑔⃗.
a. Tìm tỉ số ℓ : ℓ và ℓ : ℓ từ đó suy ra tỉ lệ thức: ℓ : ℓ : ℓ : … : ℓ . α
b. Kết quả trên sẽ thế nào nếu từ độ cao 𝐻 ban đầu vật được ném
thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 𝑉⃗ ?
Hình 1.2

CÂU II (5,0 điểm):


O
Cho cơ hệ và hệ trục toạ độ như hình 2. Cơ hệ gồm bốn vật
nặng có khối lượng tương ứng lần lượt là 𝑚 ; 𝑚 ; 𝑚 ; 𝑚 . 𝑥
Ban đầu người ta giữ cơ hệ ở trạng thái tĩnh rồi thả nhẹ. Bỏ
𝑦
qua mọi ma sát và lực cản, khối lượng các ròng rọc, cho rằng
dây mảnh nhẹ không giãn và trong quá trình chuyển động
dây luôn căng và giữ nguyên phương ban đầu. Tính độ lớn
lực căng dây treo nếu:
a. 𝑚 ; 𝑚 được giữ cố định.
b. 𝑚 ; 𝑚 để tự do. Kết quả này sẽ thay đổi như thế
nào nếu m và m có giá trị rất lớn. Hình 2

Trang 1 | 3 H C V
CÂU III (5,0 điểm):
Hai thanh nhỏ 𝐴𝐵 và 𝐴𝐶 giống nhau, đồng chất, tiết diện
đều, có cùng khối lượng 𝑚, được nối với nhau bởi một chốt
nhỏ tại 𝐴. Biết chốt vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh
và hai thanh có thể quay dễ dàng không ma sát quanh chốt.
Một sợi dây mảnh, có chiều dài không đổi, nối điểm cuối 𝐵 của
thanh thứ nhất và điểm 𝐻 cố định trên thanh thứ hai. Biết
rằng khi góc giữa hai thanh là 2𝜃 thì dây căng và phương sợi
dây (𝐵𝐻) vuông góc với thanh thứ hai. Bỏ qua mọi ma sát,
khối lượng bản lề, chốt 𝐴 và dây.
1. Khi hệ hai thanh được đặt cân bằng trong mặt phẳng thẳng đứng, các đầu 𝐵 và 𝐶 tựa trên mặt sàn
nằm ngang nhẵn (Hình 3.1). Hãy tìm độ lớn:
a. lực căng của đoạn dây 𝐵𝐻.
b. lực do thanh thứ nhất (𝐴𝐵) tác dụng lên thanh thứ hai (𝐴𝐶) qua chốt 𝐴.
2. Treo hệ hai thanh trên vào giá bằng một sợi dây khác tại đầu C của thanh thứ hai. Khi hệ cân bằng,
các thanh và các đoạn dây nằm trong cùng mặt phẳng thẳng đứng và không chạm sàn (Hình 3.2).
a. Xác định góc tạo bởi phương 𝐴𝐶 và phương thẳng đứng.
b. Xác định độ lớn lực căng của đoạn dây 𝐵𝐻.
CÂU IV (5,0 điểm):
Dùng sợi dây mảnh dài L, khối lượng không đáng kể, để treo quả cầu nhỏ có tính dính cao, vào đầu trụ gỗ
có đế đặt trên mặt bàn ngang như hình 4. Khối lượng quả cầu là 𝑚, khối lượng của trụ và đế là 𝑀 = 4𝑚, hệ
số ma sát giữa bàn và đế là 𝜇. Cầm quả cầu kéo căng sợi dây theo phương ngang và thả nó rơi không vận
tốc ban đầu. Coi va chạm giữa cầu và trụ hoàn toàn không đàn hồi.
1. Trong quá trình quả cầu rơi mà đế gỗ không dịch chuyển:
a. Tính vận tốc của hệ sau va chạm?
b. Sau va chạm đế gỗ dịch chuyển được độ dài bao xa thì dừng lại?
2. Trong quá trình quả cầu rơi xuống, để đế gỗ không dịch chuyển thì Hình 4
hệ số ma sát phải thỏa mãn điều kiện gì?
Hệ số ma sát trượt giữa đế và mặt bàn xuất hiện lớn nhất ứng với góc
treo sợi dây so với phương nằm ngang là bao nhiêu?
CÂU V (5,0 điểm):
Một xilanh cách nhiệt cố định nằm ngang (hình 5), được chia làm 2 phần bằng một pittong cách nhiệt có bề
dày không đáng kể, khối lượng 𝑚, nối với thành bên phải bằng một lò
xo nhẹ nằm ngang và có thể dịch chuyển không ma sát trong xilanh.
Phần bên trái chứa 1 mol khí lý tưởng đơn nguyên tử, phần bên phải là
chân không. Lò xo có chiều dài tự nhiên bằng chiều dài của xilanh.
1. Xác định nhiệt dung của hệ. Bỏ qua nhiệt dung của xilanh, của pittong và của lò xo. Hình 5
2. Dựng đứng xilanh lên sao cho phần chứa khí ở bên dưới. Khi pittong ở vị trí cân bằng nó cách đáy xilanh một
khoảng bằng h, khí trong xilanh có nhiệt độ 𝑇 . Xác định độ dịch chuyển của pittong khi nhiệt độ khí trong
xilanh tăng từ 𝑇 đến 𝑇 .

Trang 2 | 3 H C V
CÂU VI (5,0 điểm):
Có 𝜈 mol khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện một quá trình biến đổi khép kín được biểu diễn trên hệ
tọa độ 𝑝 − 𝑉 như hình 6, gồm các đoạn thẳng đứng 1 – 2, các đoạn nằm ngang 3 – 1 và các đường bậc thang
2 – 3 gồm 𝑛 bậc. Trên mỗi bậc thang như vậy, áp suất và thể tích của khí thay đổi cùng một số lần như nhau.
Biết rắng tỉ số giữa áp suất cực đại và áp 𝑝
suất cực tiểu bằng tỉ số giữa thể tích cực đại Hình 6
𝑘𝑝 Bậc 1
và thể tích cực tiểu trong chu trình và bằng 𝑘. 2 Bậc 2
a. Biễu diễn lại đồ thị trong hệ tọa độ T – V.
b. Tìm hiệu suất 𝐻 của máy nhiệt làm việc
theo chu trình 1 – 2 – 3 – 1. Áp dụng với: ⋱
𝜈 = 1 (𝑚𝑜𝑙); 𝑘 = 5; 𝑛 = 20.

Bậc n
𝑝
1 3

𝑂 𝑉 𝑘𝑉 𝑉

----HẾT----

Trang 3 | 3 H C V

You might also like