You are on page 1of 3

ĐỀ TUẦN 28

Bài 1: a. Một vật được ném xiên với tốc độ ban đầu v0 và với điểm ném là x = z = 0. Vật chuyển động
trong trọng trường đều trong mặt phẳng x- z, trong đó, trục x nằm ngang, và trục z thẳng đứng, song song
và ngược chiều với gia tốc rơi tự do g; bỏ qua sự cản của không khí. Hãy chứng minh rằng vùng không
gian mà vật có thể đi qua có ranh giới là parabol. Tìm phương trình đường ranh giới này.
b. Một bức tường cao H = 40m, dày a = 10m. Một người có thể đứng ở khoảng cách x tùy ý đến
chân tường ném một vật nhỏ với tốc độ v0 nhỏ nhất bằng bao nhiêu để vật vượt qua tường, không chạm vào
tường. Bỏ qua chiều cao của người. Lấy g = 10 m/s2.

Bài 2: a. Hai hạt A và B có khối lượng mA và mB, với mA > mB. Hạt A chuyển động tới va chạm hoàn toàn
đàn hồi với hạt B, lúc đầu hạt B đang đứng yên. Sau khi va chạm vận tốc của hạt A lệch đi so với hướng
mB
vận tốc trước khi va chạm là θ. Chứng minh rằng: sinθ ≤ .
mA

b. Có N quả cầu nhỏ giống nhau nằm cách đều nhau trên nửa một
đường tròn, trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Tổng khối lượng của chúng là
M. Có một quả cầu khác có khối lượng m chuyển động từ phía trái tới va
chạm lần lượt với tất cả các quả cầu nhỏ và cuối cùng quay ngược trở lại
về phía trái. Coi M là không đổi, N là rất lớn cho N  :
+ Hãy tìm giá trị của m để xảy ra hiện tượng trên.
+ Với giá trị lớn nhất của m trên, hãy tìm tỉ số vận tốc cuối cùng của m
và vận tốc ban đầu của nó khi chưa va chạm.
1
Cho biết: (1  ) x  e1 khi x  
x
Bài 3: Xác định hệ số ma sát trượt bằng năng lượng đàn hồi.
Cho dụng cụ thí nghiệm gồm:
- Một vật nhỏ hình hộp
- Một lò xo
- một chiếc thước
- mặt bàn có giá đỡ để có thể treo hoặc gắn cố định đầu lò xo vào.
Yêu cầu:
Nêu phương án đo hệ số ma sát trượt, lập công thức cần thiết. Không yêu cầu lập công thức tính sai số.
Bài 4: Một máy bắn bóng dùng lò xo: Quả bóng khối
lượng m=100g được ép vào lò xo có độ cứng k=1N/cm,
đang bị nén một đoạn ℓ. Sau khi được thả ra, quả bóng
chuyển động với hệ số ma sát =0,1 trên đoạn đường nằm
ngang PS. Khi đến S thì lò xo ở trạng thái tự nhiên, quả
bóng rời lò xo và được định hướng chuyển động không
ma sát lên một mặt AO của nêm cố định, nêm AOB có Hình 2
dạng một tam giác vuông cân tại O, cạnh OB=l= 2 m.
Cơ hệ được mô tả trên hình vẽ. Lấy g=10m/s2
1. Cho l=20cm. Hãy xác định:
a. Vectơ vận tốc của quả bóng tại đỉnh O của nêm.
b. Tốc độ lớn nhất của quả bóng trong toàn bộ quá trình chuyển động.
2. Xác định ℓ để quả bóng sau khi vượt qua đỉnh O của mặt nêm thì chạm mặt OB đúng 1 lần tại điểm B.

Bài 5: Cho các dụng cụ sau:


- Một mặt phẳng nghiêng.
- Một khối gỗ nhỏ có khối lượng m đã biết.
- Một thước có độ chia tới mm.
- Một đồng hồ bấm giây.
Hãy đề xuất một phương án thí nghiệm để h
có thể xác định được nhiệt lượng tỏa ra khi khối gỗ
trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng
nghiêng.
Yêu cầu:
1. Nêu cơ sở lý thuyết và xây dựng các công thức cần thiết.
2. Vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm, trình bày các bước tiến hành, đo đạc và tính toán.

Bài 6: Ba con chó ban đầu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a. Chúng cùng bắt đầu chuyển động
với cùng tốc độ v không đổi nhưng hướng của vận tốc thay đổi sao cho con chó thứ nhất luôn hướng về
con chó thứ hai, con chó thứ hai luôn hướng về con chó thứ ba, con chó thứ ba luôn hướng về con chó thứ
nhất. Hỏi sau bao lâu ba con chó gặp nhau.

Bài 7: B C
2
Trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang có 4 quả cầu A,B,C,D kích thước
như nhau, khối lượng đều bằng m=150g nằm tại 4 đỉnh của một hình 1200 1200
thang cân. Giữa chúng được nối với nhau bằng 3 sợi dây mảnh, không 1
3

giãn, khối lượng không đáng kể 1,2,3. Ban đầu 3 sợi dây đều thẳng A D
m1
như hình vẽ. Biết B  C  1200 . Dùng một xung lực X=4,2 N.s tác I
dụng vào quả cầu A theo phương BA làm 4 quả cầu chuyển động.
Tính vận tốc ban đầu của quả cầu C.
Bài 8: Hai vật A và B có cùng khối lượng m = 1kg, được liên kết với
nhau bằng một dây nhẹ, không dãn, vắt qua ròng rọc bán kính R = B
10cm và mô men quán tính I = 0,050kgm2 (hình vẽ). Biết dây không
trượt trên ròng rọc. Lúc đầu, các vật được giữ đứng yên, sau đó hệ vật
được thả ra. Người ta thấy sau 2s, ròng rọc quay quanh trục của nó
được 2 vòng và gia tốc của các vật A, B là không đổi. Cho g = 10m/s 2.
Coi ma sát ở trục ròng rọc là không đáng kể. A
Hình 8
a) Tính gia tốc góc của ròng rọc.
b) Tính gia tốc của hai vật.
c) Tính lực căng của dây ở hai bên ròng rọc.
d) Tính hệ số ma sát trượt giữa vật B với bàn. m
Bài 9: Cho cơ hệ như hình vẽ. Khối lượng của các vật và ròng rọc lần m1
lượt là: m1 = 4kg, m2 = 1 kg, m = 1 kg. Ròng rọc được xem như đĩa
tròn đồng chất có bán kính R = 10cm. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10m/s2. m

Cho  = 300. Hãy tính:
a) Gia tốc của m1, m2 và gia tốc góc của ròng rọc. Hình bài 9
b)Lực căng của sợi dây nối với m1 và m2.
Bài 10: Hai bản thủy tinh thẳng đứng song song với nhau được nhúng một phần trong rượu. Khoảng cách
giữa hai bản là d = 0,2 mm, bề rộng của chúng là l=19cm. Biết rằng sự dính ướt là hoàn toàn. Biết suất
căng bề mặt của nước ở nhiệt độ mà ta đo h là σ= 0,022( N/m), khối lượng riêng của rượu ρ=0,79kg/l.
a) Tính độ cao h của rượu dâng lên giữa hai bản.
b) Tính lực hút giữa hai bản thủy tinh.
Bài 11: Người ta phóng một trạm vũ trụ chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo tròn trong mặt phẳng
Hoàng đạo. Các trạm quan sát từ mặt đất thấy trạm này dao động quanh Mặt Trời với biên độ xác định
bằng 45 (Hình 11).
a, Tính bán kính quỹ đạo a1 và chu kỳ chuyển động T1 của trạm (coi Trái Đất chuyển động quanh Mặt
Trời theo quỹ đạo tròn với bán kính bằng 1 đ.v.t.v và với chu kỳ một năm ).
b, Giả sử tại điểm 0 trên quỹ đạo tròn của trạm (H.12) người ta tăng vận tốc cho trạm tức thời đến vận
tốc parabol (trạm bắt đầu chuyển động theo quỹ đạo parabol nhận điểm 0 làm đỉnh) hãy tính thời gian trạm
chuyển từ điểm 0 đến điểm T. Cho biết phương trình parabol trong hệ xOy là y2= 2px trong đó p là khoảng
cách từ tiêu điểm đến đường chuẩn. Chú ý thêm rằng định luật 2 Kepler cũng đúng đối với chuyển động
parabol.

You might also like