You are on page 1of 2

BÀI TẬP CÁC ĐỊNH LUẬT NIU TƠN

8.31. Vật A bắt đầu trượt từ đầu tấm ván B nằm ngang. Vận tốc
ban đầu của A là 3 m/s, của B là 0. Hệ số ma sát giữa A và B là
0,25. Mặt sàn là nhẵn. Chiều dài của tấm ván B là 1,6 m. Vật A
có m1 = 200 g, vật B có m2 = 1 kg. Hỏi A có trượt hết tấm ván B không? Nếu không, quãng đường đi được
của A trên tấm ván là bao nhiêu và hệ thống sau đó chuyển động ra sao?
8.32. Cho hệ như hình vẽ, m1 = 300g,
m2 = 200g, m3 = 1500g.
l. Tác dụng lên C lực F nằm ngang sao cho A và B đứng yên đối với
C. Tính:
a) Lực căng dây các dây nối giữa hai xe A và B.
b) Lực căng của dây nối hai xe A và B.
Bỏ qua ma sát, khối lượng dây và ròng rọc. Cho g = 10 m/s2.
(Trích đề thi Vật lí Quốc tế lần thứ ba – Tiệp Khắc, 1969)
8.33. Cho hệ như hình vẽ: M = m1 + m2, bàn
nhẵn, hệ số ma sát giữa m1 và m2 là  .
m1
Tính để chúng không trượt lên nhau.
m2
8.34. Cho hệ như hình vẽ, m1 = 15 kg, m2 = 10
kg. Sàn nhẵn, hệ số ma sát giữa m1 và m2 là 0,6;
F = 80 N. Tính gia tốc của m1 trong mỗi trường
hợp sau:
a) F nằm ngang.
b) F thẳng đứng, hướng lên.
8.35. Cho hệ như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa m và M là 1 , giữa M và

sàn là  2 . Tìm độ lớn của lực F nằm ngang.


a) đặt lên m để m trượt lên M.
b) đặt lên M để M trượt khỏi m.
8.36. Cho hệ như hình vẽ: m = 0,5 kg, M = 1 kg.
Hệ số ma sát giữa m và M là 1 = 0,1, giữa M

và sàn là  2 = 0,2. Khi  thay đổi ( 0    90 ), tìm F nhỏ nhất để M

thoát khỏi m và tính  khi này.


8.37. Cho hệ như hình vẽ. Biết M, m, F, hệ số ma
sát giữa M và m là  , mặt bàn nhẵn. Tìm gia tốc
của các vật trong hệ.
8.38. Cho hệ như hình vẽ. Ma sát giữa
M và m là nhỏ. Hệ số ma sát giữa M
và sàn là  . Tính gia tốc của M.

8.39. Vật m đặt trên mặt phẳng nghiêng góc  chịu lực F dọc theo
cạnh ngang của mặt phẳng như hình vẽ.
a) Tìm giá trị F nhỏ nhất để m chuyển động, biết hệ số ma sát giữa m
và mặt phẳng là   tan  .

b) Khi F  Fmin , tìm gia tốc của a.


8.40. Hai vật P và Q có khối lượng m1 = m và m2 = 3m được nối với
nhau bằng sợi dây không dãn. Dây được lồng qua ròng rọc nhẹ, không
ma sát, đặt tại đỉnh A của một nêm có khối lượng m3 = 5m.

Nêm có tiết diện ngang là tam giác ABC với ABC  53; ACB  37 ,
cạnh BC nằm trên mặt bàn nằm ngang. Nêm có thể trượt trên mặt bàn
này. Giữ nguyên ba vật và sau đó thả ra cùng một lúc.
a) Xác định lực tác dụng lên từng vật.
b) Giả sử tất cả các mặt đều không ma sát. Tính gia tốc của mỗi vật so với mặt bàn đứng yên.
c) Nếu có lực ma sát giữa nêm và mặt bàn, hãy tính hệ số ma sát sao cho nêm vẫn còn đứng yên trên mặt
bàn Lấy g  10m / s 2;sin37  0,6 cos53 
8.41. Một sợi dây nhẹ chiều dài l có một đầu buộc vào điểm cố
định O, đầu kia mang một hình cầu nhỏ khối lượng m. Nâng quả
l
cầu lên tới vị trí ở ngay dưới điểm O khoảng rồi từ đó truyền
4
cho quả cầu một vận tốc v 0 theo phương ngang sang bên phải.
Sau một lúc, dây căng trở lại, kể từ đó quả cầu dao động như một
con lắc quanh trục O. Cho biết lúc dây vừa bị căng, nó hợp với
phương thẳng đứng góc 60°. Hãy tính:
a) Vận tốc ban đầu của quả cầu lúc vừa được phóng ra.
b) Xung lực đặt vào trục O khi dây vừa bị căng thẳng.
c) Lực căng dây khi quả cầu xuống tới vị trí thấp nhất.
* Chú ý: Xung lực của lực trong thời gian ngắn ∆t là tích F.t
8.42. Một vòng dây cứng tâm O bán kính R được đặt thẳng đứng và quay nhanh
một trục thẳng đứng qua tâm O. Một hạt cườm nhỏ khối lượng m bị xuyên qua
bởi vòng dây và có thể trượt dọc theo vòng dây. Hệ số ma sát giữa hạt cườm và
vòng dây là μ . Ban đầu hạt cườm ở vị trí α như hình vẽ. Định ω để hạt cườm
không trượt theo vòng dây.

You might also like