You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHƯƠNG 3: ĐỘNG LỰC HỌC HỆ CHẤT ĐIỂM.

ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN


Bài 3.1. Cho một vật có dạng một tấm mỏng phẳng hình tròn
tâm O, đường kính AB  60 cm và khối lượng m  600 g được phân bố đều A
trên vật. Tạo một trục quay Δ nằm ngang đi qua A và vuông góc với mặt O
đĩa. Bỏ qua ma sát ở trục quay và sức cản của không khí, lấy g = 9,8m/s2.
Tính moment quá tính của vật đối với trục quay Δ. B

Bài 3.2: Cho một vật được tạo bởi một thanh AB gắn với một quả cầu tâm
O. Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có khối lượng 200g và chiều dài
30cm, quả cầu tâm O đồng chất có khối lượng 300g và bán kính 10cm,
thanh AB được gắn vào quả cầu sao cho đường thẳng đi qua A, B xuyên
tâm qua O. Tạo một trục quay Δ nằm ngang đi qua A và vuông góc với
AB. Bỏ qua ma sát ở trục quay và sức cản của không khí, lấy g = 9,8m/s 2.
Tính moment quán tính của vật đối với trục quay Δ.

Bài 3.3. Gắn một ròng rọc khối lượng không đáng kể nằm trên đỉnh của hai mặt phẳng nghiêng hợp với
mặt phẳng nằm ngang các góc α = 30o và β = 45o (Hình vẽ). Hai vật có khối lượng bằng nhau và bằng
5,0 kg được nối với hai đầu một sợi dây không giãn vắt qua ròng rọc. Bỏ qua mọi ma sát. (g = 9,8 m/s2)
1. Mô tả cấu tạo của hệ và vai trò của ròng rọc trong hệ.
2. Phân tích và kể tên các ngoại lực, các nội lực tác động lên các thành phần của hệ. Vẽ sơ đồ lực
tác dụng lên các thành phần của hệ.
3. Xác định hướng chuyển động và tính gia tốc của từng vật trong hệ.
4. Tính lực căng của dây nối các vật và áp lực tác dụng lên trục của ròng rọc.
5. Chuyện gì xảy ra nếu trên hai mặt phẳng nghiêng có tồn tại ma sát, ròng rọc có khối lượng và
sợi dây không trượt trên ròng rọc? Trong trường hợp này, lực căng của hai dây có thay đổi
không? Nếu có, hãy giải thích.

Hình vẽ
Bài 3.4. Trong xây dựng: Để đưa những bao cát lên các tầng của một công trình người ta bố trí hệ
cơ như hình 1. Biết ròng rọc là hình trụ đặc có khối lượng m1  5kg , bao cát có khối lượng

m1  50kg . Bỏ qua mọi lực ma sát, dây kéo lý tưởng. Tác dụng vào đầu A một lực F dọc theo
phương của dây có cường độ F=600N để kéo vật lên cao.
1. Vẽ và gọi tên các thành phần lực tác dụng lên các vật trong hệ.
2. Viết phương trình II Newton chuyển động của m2 và nêu tính chất của chuyển động.
3. Viết phương trình chuyển động quay của ròng rọc và nêu vai trò của ròng rọc trong hệ.
4. Xác định gia tốc chuyển động của m2 và lực căng của dây treo bao cát.
5. Thực tế người ta dùng một mô tơ điện (hình 2) và nối đầu dây cáp B với đầu A của hệ thống
hình 1 để kéo vật. Hỏi công suất nhỏ nhất của mô tơ bằng bao nhiêu để kéo vật lên đều với
vận tốc 9 m/s.

Hình 2 Dây cáp

Bài 3.5. Cho hai vật có khối lượng m1  15kg và m2  20kg được nối với nhau bằng một sợi dây
có khối lượng đáng kể treo qua một ròng rọc bán kính r=0,25m và có moment quán tính là I. Vật
m1 nằm trên mặt phẳng nghiêng không ma sát đang chuyển động với gia tốc không đổi có độ lớn
a  2m / s 2 .
1. Mô tả cấu tạo của hệ và vai trò của các thành phần trong hệ.
2. Phân tích và kể tên các ngoại lực, các nội lực tác động lên các thành phần của hệ. Vẽ sơ
đồ lực tác dụng lên các thành phần của hệ.
3. Tính moment quán tính I của ròng rọc.
4. Chuyện gì xảy ra nếu gia tốc của vật m1 tăng lên gấp 2 lần, lực căng của hai dây tăng,
giảm hay giữ nguyên? Giải thích.

You might also like