You are on page 1of 6

ĐỊNH HƯỚNG BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG I – PH1111

Chương 1. Động học chất điểm (0 BT)

Chương 2. Động lực học chất điểm (1.5 tiết)


2(5, 8, 11, 16, 24,25,26, 34,35)
3(3,4,5)
Chương 3. Cơ năng và trường lực thế (1.5 tiết)
4 (5, 8, 11, 12, 13, 16, 17, 18, 20)

Chương 4. Động lực học vật rắn (2 tiết)


3 (8, 9, 10, 19, 20, 21, 22, 23)

Chương 5. Dao động và sóng (0 BT)

Chương 6. Thuyết động học phân tử các chất khí và định luật phân bố (1 tiết)
5, 7, 8, 9, 12, 15, 18, 20 (tài liệu GV phát).

Chương 7. Nguyên lý I của NĐH (2 tiết)


8(4, 12, 14, 17, 18,// 22, 27, 30, 31)

Chương 8. Nguyên lý II của NĐH (2 tiết)


9(1, 4, 6, 14, 17, 18, 19, 21, 22, 25, 26, 28, 29)

Ghi chú:
+ Các chương 2 => 4 và 7 => 8: theo sách Bài tập vật lý đại cương, Lương
Duyên Bình (chủ biên), Tập 1: Cơ – Nhiệt, NXB Đại học & Giáo dục chuyên
nghiệp 2000.
+ Chương 6: Tài liệu giáo viên phát.
BÀI TẬP CHƯƠNG 2. Động lực học CĐ

2(5, 8, 11, 16, 24,25,26, 34,35)


3(3,4,5)
Bài 2.5. Một vật có khối lượng m=5kg được đặt trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt nằm
ngang góc =30o. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nghiêng k=0,2. Tìm gia tốc của vật trên mặt
phẳng nghiêng.
Bài 2.8.
(1) Một ô tô khối lượng 1 tấn chuyển động trên một đường bằng, hệ số ma sát giữa bánh ô tô
và mặt đường là 0,1. Tính lực kéo của động cơ ô-tô trong các trường hợp
a) Ô tô chuyển động đều;
b) Ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc bằng 2 m/s 2.
(2) Cũng câu hỏi trên nhưng cho trường hợp ô-tô chuyển động đều và
a) Lên dốc có độ dốc 4%. (lưu ý độ dốc 4% nghĩa là sin  0,04)
b) Xuống dốc đó
Bài 2.11. Một bản gỗ A được đặt trên mặt ngang; và được nối với bản B bằng một sợi dây
không giãn vắt qua ròng rọc cố định như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng dây và ròng rọc.
a) Tính lực căng dây nếu cho mA= 200g, mB=300 g, hệ số ma sát giữa A và mặt ngang k=0,25.
b) Nếu thay đổi vị trí giữa A và B thì lực căng dây bằng bao nhiêu. Cho hệ số ma sát vẫn
như cũ.

Bài 2.16. Xác định gia tốc vật m1 trong hình vẽ. Bỏ qua ma sát, khối lượng ròng
rọc và dây. Áp dụng cho trường hợp m1=m2.

Bài 2.24: Một viên đạn khối lượng 10 g chuyển động với vận tốc v0 = 220 m/s
đập vào một tấm gỗ và xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn l. Biết thời gian chuyển
động của viên đạn trong tấm gốc bằng t = 4.10-4 s. Xác định lực cản trung bình
của tấm gỗ lên viên đạn và độ xuyên l của viên đạn.

Bài 2.25: Một phân tử có khối lượng m = 4,56.10-23 g chuyển động với vận tốc v = 60 m/s va
chạm đàn hồi vào thành bình với góc nghiêng α = 600. Tính xung lượng của lực va chạm của
phân tử lên thành bình. (chú ý ngôn tiếng Việt: góc nghiêng là góc hợp bởi véc tơ vận tốc và
thành bình).
Bài 2.26. Một xe có khối lượng 15 tấn chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng
2
0,49 m/s . Biết vận tốc ban đầu của xe là vo= 27 km/h. Hỏi:
a) Lực hãm tác dụng lên xe
b) Sau bao lâu thì xe dừng lại.

Bài 2.34: Trên một đĩa nằm ngang đang quay, người ta đặt một vật có khối lượng m=1kg cách
trục quay r = 50cm. Hệ số ma sát giữa vật và đĩa bằng k = 0,25. Hỏi:
a) Lực ma sát phải có độ lớn bằng bao nhiêu để vật được giữ trên đĩa nếu đĩa quay với
vận tốc n = 12 vòng/phút.
b) Với vận tốc góc nào thì vật bắt đầu trượt khỏi đĩa?
Một xe chở đầy cát chuyển động không ma sát với vận tốc v1 = 1 m/s trên mặt đường nằm
ngang. Toàn bộ xe cát có khối lượng M = 10 kg. Một quả cầu khối lượng m=2 kg bay theo chiều
ngược lại với vận tốc nằm ngang v2 = 7 m/s. Sau khi gặp xe, quả cầu nằm ngập trong cát. Hỏi
sau đó xe chuyển động theo chiều nào, với vận tốc bằng bao nhiêu?
Bài 2.35: Xác định lực nén phi công vào ghế máy bay ở các điểm cao nhất và thấp nhất của
vòng nhào lộn nếu khối lượng của phi công bằng 75 kg, bán kính của vòng nhào lộn bằng 200
m, và vận tốc của máy bay trong vòng nhào lộn luôn luôn không đổi và bằng 360 km/h.

Bài 3.3. Có một bệ súng khối lượng 10 tấn có thể chuyển động không ma sát trên đường ray.
Trên bệ súng có một khẩu đại bác khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu đại bác nhả đạt theo phương
đường ray. Viên đạn khối lượng 100 kg, và có vận tốc đầu nòng là 500 m/s. Xác định vận tốc
của bệ súng ngay sau khi bắn, biết rằng
a) Lúc đầu bệ súng đứng yên
b) Trước khi bắn, bệ súng chuyển động với vận tốc 18 km/h theo chiều bắn.
c) Trước khi bắn, bệ súng chuyển động với vận tốc 18 km/h ngược chiều bắn.

Bài 3.4: Một xe chở đầy cát chuyển động không ma sát với vận tốc v1 = 1 m/s trên mặt đường
nằm ngang. Toàn bộ xe cát có khối lượng M = 10 kg. Một quả cầu khối lượng m=2 kg bay theo
chiều ngược lại với vận tốc nằm ngang v2 = 7 m/s. Sau khi gặp xe, quả cầu nằm ngập trong cát.
Hỏi sau đó xe chuyển động theo chiều nào, với vận tốc bằng bao nhiêu?

Bài 3.5: Một khẩu đại bác không có bộ phận chống giật,
nhả đạn dưới một góc = 450 so với mặt phẳng nằm ngang.
Viên đạn có khối lượng m = 10 kg và có vận tốc ban đầu
v0 = 200 m/s. Đại bác có khối lượng M = 500 kg. Hỏi vận
tốc giật của súng nếu bỏ qua ma sát.
Chương 3. Cơ năng và trường lực thế (1.5 tiết)
4 (5, 8, 11, 12, 13, 16, 17, 18, 20)

Bài 4.5. Một đoàn tàu khối lượng 50 tấn chuyển động trên đường ray nằm ngang với vận tốc
không đổi bằng 36 km/h. Công suất của đầu máy là 220,8 kW. Tìm hệ số ma sát giữa tàu và
đường ray.
Bài 4.8. Một chiếc xe khối lượng 20000 kg chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực
ma sát bằng 6000 N. Sau một thời gian xe dừng lại. Vận tốc ban đầu của xe là 54 km/h. Tính:
a) Công của lực ma sát
b) Quãng đường mà xe đã đi được kể từ lúc có lực ma sát tác dụng tới khi dừng hẳn
Bài 4.11. Một viên đạn khối lượng m = 10 kg đang bay với vận tốc v = 100 m/s thì gặp một bản
gỗ dày và cắm sâu vào bản gỗ một đoạn s = 4 cm. Tìm:
a) Lực cản trung bình của bản gỗ lên viên đạn
b) Vận tốc của viên đạn sau khi ra khỏi bản gỗ chỉ dày d = 2 cm.
Bài 4.12. Một xe chuyển động từ đỉnh một dốc phẳng DC có độ cao h và dừng lại sau khi đã đi
đươc đoạn nằm ngang CB. Cho AB = s; AC = l; hệ số ma sát giữa xe và mặt đường trên các
đoạn DC và CB bằng nhau. Tính hệ số ma sát và gia tốc của xe trên các đoạn đường DC và BC.
D

h
 C B
A

l
s
Bài 4.13. Một vật khối lượng m trượt không ma sát từ đỉnh một mặt cầu xuống dưới. Hỏi từ
khoảng cách h nào (tính từ đỉnh mặt cầu) vật bắt đầu rơi khỏi mặt cầu. Cho bán kính mặt cầu
R = 90 cm.
Bài 4.16. Một vật khối lượng m =10 kg trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 20 m xuống.
Khi tới chân dốc vật có vận tốc 15 m/s. Tính công của lực ma sát.
Bài 4.17. Ở đầu một sợi dây OA, dài l=30 cm có treo một vật nặng. Hỏi tại điểm thấp nhất A
phải truyền cho vật một vận tốc bé nhất bằng bao nhiêu để vật có thể quay tròn trong mặt phẳng
thẳng đứng.
o
Bài 4.18. Một con lắc đơn trọng lượng P được kéo ra khỏi phương thẳng đứng một góc =90 ,
sau đó con lắc được thả rơi. Chứng minh rằng sức căng của dây treo bằng 3P khi con lắc đi qua
vị trí cân bằng.
Bài 4.20. Để đo vận tốc của viên đạn người ta dùng con lắc thử đạn. Đó là một bì cát treo ở đầu
một sợi dây. Khi viên đạn xuyên vào bì cát, nó bị mắc tại đó và bì cát được nâng lên độ cao h
nào đó. Tìm vận tốc của đạn lúc nó sắp xuyên vào bì cát. Biết khối lượng của viên đạn là m và
khối lượng của bì cát là M.
Chương 4. Động lực học vật rắn (2 tiết)
3 (8, 9, 10, 19, 20, 21, 22, 23)

Bài 3.8. Một đĩa tròn đồng chất, khối lượng m = 0,3 kg; có bán kính R = 0,4 m, đang quay với
vận tốc góc o = 1500 vòng/phút. Tác dụng lên đĩa một mô-men hãm; đĩa quay chậm dần và
sau thời gian t = 20 giây thì dừng lại. Tìm mô-men hãm đó.
Bài 3.9. Một trụ đặc đồng chất khối lượng m = 100 kg , bán kính R = 0,5 m đang quay xung
quanh trục của nó. Tác dụng lên trụ một lực hãm F = 243,4 N, tiếp tuyến với mặt trụ và vuông
góc với trục quay. Sau thời gian t = 31,4 giây thì trụ dừng lại. Tính vận tốc góc của trụ lúc bắt
đầu tác dụng lực hãm.
Bài 3-10: Một trụ rỗng có khối lượng 50kg, đường kính 1m, đang quay với vận tốc 800
vòng/phút. Tác dụng vào trụ một lực hãm tiếp tuyến với mặt trụ và vuông góc với trục quay.
Sau 2 phút 37 giây, trụ dừng lại. Tìm:
a) Mômen hãm; b) Lực hãm tiếp tuyến.
Bài 4.19: Trên một trụ rỗng khối lượng m = 1kg, người ta cuộn một sợi dây không
gian có khối lượng và đường kính nhỏ không đáng kể. Đầu tự do của dây được
gắn trên một giá cố định (hình vẽ). Để trụ rơi dưới tác dụng của trọng lượng. Tìm
gia tốc của trụ và sức căng của dây treo.

Bài 3.20: Hai vật có khối lượng lần lượt bằng m1 và m2 (m1 >m2), được nối với
nhau bằng một sợi dây vắt qua một ròng rọc (khối lượng của ròng rọc bằng m)
(hình vẽ). Tìm:
a) Gia tốc của các vật;
b) Sức căng T1 và T2 của các dây treo.
Coi ròng rọc là một đĩa tròn; ma sát không đáng kể. Áp dụng bằng số: m1 = 2 kg,
m2 = 1 kg; m = 1 kg.

M Bài 3-21. Một hệ gồm một trụ đặc đồng chất khối lượng M
= 2,54 kg và một vật nặng khối lượng m = 0,5 kg được nối
với nhau bằng một sợi dây vắt qua ròng rọc (hình vẽ). Bỏ
qua khối lượng của dây, của ròng rọc và khung gắn với trụ.
Tìm gia tốc của vật nặng và sức căng của dây.

m
Bài 3.22. Một vật A khối lượng m
trượt trên mặt phẳng nghiêng (hệ số ma sát k với mf nghiêng)
và làm quay một bánh xe có bán kính R. Mô-men quán tính
của bánh xe với trục quay bằng I. Dây không giãn, không
khối lượng. Tìm gia tốc góc của bánh xe.

Bài 3.23: Một thanh có chiều dài l = 1m quay xung quanh một trục nằm ngang
đi qua một đầu của thanh. Lúc đầu, thanh ở vị trí nằm ngang, sau đó được thả ra
(hình vẽ). Tìm gia tốc góc của thanh lúc bắt đầu thả rơi và lúc thanh đi qua vị trí
thẳng đứng.
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
“Thuyết động học phân tử các chất khí - Định luật phân bố”

Bài 5. Một khối khí lưỡng nguyên tử, chiếm thể tích V = 10 cm3; ở áp suất p = 40 mmHg và
nhiệt độ t = 27 oC. Hãy tìm năng lượng chuyển động nhiệt và số phân tử của khối khí này.

Bài 7. Có 20g khí ôxy ở nhiệt độ 20 oC. Hãy tìm:


a) Năng lượng chuyển động của khối khí?
b) Phần năng lượng ứng với chuyển động tịnh tiến của các phần tử trong khối khí?
c) Phần năng lượng ứng với chuyển động quay của các phần tử trong khối khí?

Bài 8. Tổng động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí Nitơ chứa trong một khí cầu thể
tích 0,02 m3 bằng 5000 J và vận tốc căn quân phương của một phân tử khí đó là 2000 m/s.
a) Tìm khối lượng của khối khí ni-tơ chứa trong khí cấu
b) Tính áp suất khí tác dụng lên thành khí cấu.

Bài 9. Có 12 g khí ôxy đựng trong bình kín. Khi hơ nóng đến nhiệt độ 700 oC thì có 40% số
phân tử phân ly thành các nguyên tử. Tính động năng trung bình của chuyển động nhiệt của các
hạt khí đó.

Bài 12. Có 12 g chất khí đa nguyên tử đựng trong bình kín. Tổng động năng trung bình của các
phân tử khí đó là 3,2 kJ. Tìm vận tốc căn quân phương của các phân tử khí đó.

Bài 15. Có bao nhiêu phần trăm phân tử ni-tơ ở 7 oC có vận tốc nằm trong khoảng từ 500 đến
510 m/s?

Bài 18. Tìm độ cao h so với mặt biển để mật độ không khí giảm đi
a) 2 lần
b) e lần

Bài 20. Áp suất không khí trên một đỉnh núi cao 1000 m giảm đi bao nhiêu lần so với áp suất
của không khí ở trên mặt nước biển? Nhiệt độ không khí xem như không đổi theo chiều cao và
bằng 27 oC.

You might also like