You are on page 1of 2

Bài tập

CHƯƠNG 1: CƠ HỌC CHẤT ĐIỂM


1. Một ôtô chuyển động từ A đến B. Nửa quãng đường đầu xe đi với tốc độ v 1; nửa
sau với tốc độ v2. Tính tốc độ trung bình trên toàn bộ quãng đường.
Áp dụng số: v1 = 90 km/h; v2 = 50 km/h.
2. Một chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy với phương trình:
 4 3
 x  3t 
2
t


3 (SI)
 y  8t

a. Xác định vectơ gia tốc tại thời điểm t = 3 s.


b. Có thời điểm nào gia tốc triệt tiêu hay không?
3. Một chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy với phương trình:
 x  10  50t

 y  40t  5t
2
(SI)
a. Nhận dạng quỹ đạo.
b. Xác định tung độ lớn nhất mà vật đạt được.
c. Xác định các thành phần và độ lớn của vectơ vận tốc, gia tốc tại thời điểm t = 2s.
Tính gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến và bán kính chính khúc của quỹ đạo lúc
đó.
4. Một chất điểm quay tròn quanh một trục cố định. Phương trình chuyển động có
dạng: ϕ = bt – ct3, với b = 6 rad/s; c = 2 rad/s 3. Hãy xác định vận tốc góc, gia tốc góc
lúc t = 0 và lúc chất điểm dừng lại. Tính giá trị trung bình của vận tốc góc, gia tốc góc
trong khoảng thời gian đó.
5. Một xe đua bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ O, lần lượt đi qua hai
điểm A và B. Biết AB = 20 m, thời gian xe đi từ A đến B là 2 giây và vận tốc của xe
khi qua B là vB = 12 m/s. Tính:
a. Vận tốc của xe khi qua A.
b. Khoảng cách từ nơi xuất phát đến A.
c. Tốc độ trung bình trên các quãng đường AB, OA, OB.
6. Một môtơ đang quay với vận tốc 480 vòng/phút thì bị ngắt điện. Nó quay chậm dần
đều, sau đó 2 phút, vận tốc còn 60 vòng/phút. Tính gia tốc góc, số vòng quay và thời
gian quay kể từ lúc ngắt điện đến lúc ngừng lại.
7. Tàu cướp biển đang neo ở ngoài khơi cách bờ biển 800m, nơi có đặt pháo đài bảo
vệ. Súng đại bác đặt ngang mặt nước biển, bắn đạn với vận tốc đầu nòng 100m/s. Hỏi
tàu cướp biển có nằm trong tầm bắn của súng không? Nếu có thì phải đặt nghiêng
nòng súng một góc bao nhiêu để bắn trúng tàu cướp?

8. Vật có khối lượng m được kéo trượt trên mặt sàn ngang bởi một lực F không đổi,
tạo với phương ngang một góc α. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là µ. Tính gia tốc
của vật. Xác định góc α để gia tốc lớn nhất.
9. Vật có khối lượng m được kéo trượt lên một mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α

so với mặt phẳng ngang bởi lực F hợp với mặt nghiêng một góc β. Hệ số ma sát
giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ.
a. Tìm gia tốc của vật. Từ đó suy ra lực kéo tối thiểu để vật có thể đi lên.
b. Giả sử lực kéo có độ lớn không đổi, hãy tìm góc β để gia tốc lớn nhất.
c. Trong trường hợp không có lực kéo, hãy tìm biểu thức tính gia tốc trượt xuống của
vật. Từ đó suy ra góc α nhỏ nhất để vật bắt đầu trượt xuống.

1
10. Thang máy chuyển động với vận tốc 5 m/s5. Khối lượng thang máy là 500 kg, lực
căng dây lớn nhất của dây cáp cho phép sự an toàn của thang máy là T max = 12000 N.
Tính trọng tải thang máy.
11. Hai vật có khối lượng m1, m2 buộc vào hai đầu sợi dây, vắt qua ròng rọc. Bỏ qua
khối lượng dây và ròng rọc. Coi dây không giãn. Tính gia tốc của các vật và lực căng
dây. Áp dụng số: m1 = 6 kg; m2 = 4 kg.
12. Cho hệ cơ học như hình vẽ, vật m1 = 2 kg và m2 = 3 kg nối với một sợi dây vắt
qua ròng rọc, dây và ròng rọc có khối lượng không đáng kể, m 1 nằm trên mặt phẳng
1
nghiêng có hệ số ma sát k = và góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng
2 3
ngang là  = 30.
a. Thả vật m2 chuyển động không vận tốc đầu. Tính gia tốc của hệ và sức căng của
dây.
b. Lúc đầu vật m2 cách mặt đất h = 6 m. Tính thời gian từ lúc m2 bắt đầu chuyển động
cho đến khi chạm đất và vận tốc m 2 lúc chạm đất. Sau khi m2 chạm đất, vật m1 đi lên
theo mặt phẳng nghiêng một đoạn bao nhiêu rồi dừng lại? (và đi xuống). Cho g = 10
m/s2.
13. Cho hệ gồm vật m1 và m2 (m2 > m1) được nối với nhau bằng một dây nhẹ, không
co giãn, vắt qua một ròng rọc. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và ma sát ở trục ròng
rọc.
a. Quãng đường m2 chuyển động sau thời gian t = 5 s là s = 4 m kể từ lúc thả cho các
vật chuyển động. Tính gia tốc và vận tốc các vật sau thời gian t = 5 s. Cho g = 9,8
m/s2.
b. Tính lực căng dây và khối lượng m1, biết m2 = 32 kg.
14. Người ta kéo một vật khối lượng m = 10 kg bắt đầu trượt lên mặt phẳng nghiêng, có
góc nghiêng α = 30o bởi lực kéo F = 30 N. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nghiêng là µ =
0,2. Tính gia tốc của vật bằng cách vận dụng định luật bảo toàn năng lượng. Lấy g = 10
m/s2.
15. Một cần trục nâng đều một vật khối lượng 1 tấn lên cao 10 m trong thời gian 30 s.
Tính công suất của động cơ cần trục, biết hiệu suất của động cơ là 60%.

You might also like