You are on page 1of 3

ĐỘNG NĂNG − THẾ NĂNG − CƠ NĂNG

4.1. Một vật khối lượng m = 100 g rơi tự do không vận tốc đầu.
a) Bao lâu, sau khi bắt đầu rơi, vật có động năng là 5 J? 20 J?
b) Sau quãng đường rơi là bao nhiêu, vật có động năng là 1 J? 4 J?
ĐS : a) 1 s; 2 s; b) 1 m; 4 m
4.2. Đoàn tàu m = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v0 = 10 m/s thì hãm phanh, lực hãm F = 5000 N. Tàu đi thêm
quãng đường s rồi dừng lại. Dùng định lý động năng, tính công của lực hãm, suy ra S.
ĐS : 2,5.105 J; 50 m
4.3. Hai vật m1 = 2 kg, m2 = 3 kg nối với nhau bằng một sợi dây qua ròng rọc trên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ,  =
30o. Ban đầu 2 vật ở ngang nhau và cách chân mặt phẳng nghiêng một đoạn h = 3 m. Tính thế năng và độ biến thiên thế
năng của hệ 2 vật ở vị trí ban đầu và vị trí m1 đi xuống được một đoạn 1 m, nếu :

m2
m1
 h
Hình 4.3

a) Chọn mốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng.


b) Chọn mốc thế năng ở độ cao ban đầu của các vật.
ĐS : a) 150 J;145 J; − 5 J; b) 0; − 5 J; − 5 J
4.4. Hai vật có khối lượng tổng cộng m1 + m2 = 30 kg được nối với nhau bằng một sợi dây không giãn vắt qua một ròng
rọc cố định. Thả cho chuyển động từ nghỉ thì sau khi đi được h = 1,2 m, mỗi vật có vận tốc 2 m/s. Bỏ qua ma sát, khối
lượng ròng rọc và dây.
a) Tính các khối lượng.
b) Tính lực căng dây.
ĐS : a) 17,5 kg; 12,5 kg; b) 145,8 N
4.5. Một khẩu súng đồ chơi trẻ em có một lò xo dài 10 cm, lúc nén chỉ còn dài 4 cm thì có thể bắn thẳng đứng lên cao
6 m một viên đạn khối lượng 30 g. Tính độ cứng của lò xo. Bỏ qua lực cản của không khí.
ĐS : 1000 N/m
4.6. Một lò xo có độ cứng k = 10 N/m và chiều dài tự nhiên l0 = 10 cm. Treo vào nó một quả cân khối lượng m =
100 g. Lấy vị trí cân bằng của quả cầu làm mốc độ cao. Tính thế năng của hệ lò xo, quả cân, trái đất khi quả cân được
giữ sao cho lò xo có chiều dài bằng 5 cm; 10 cm; 20 cm; 30 cm.
ĐS : 0,1625 J; 0,1 J; 0,05 J; 0,1 J
4.7. Một quả cầu nhỏ lăn trên mặt phẳng nghiêng góc  = 30o với vA = 0; AB = 1,6 m; g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát.
A

 B

C
Hình 4.7

a) Tính vận tốc ở B.


b) Tới B, quả cầu chuyển động trong không khí. Tính vận tốc quả cầu khi sắp chạm đất, biết B ở cách mặt đất h =
0,45 m.
ĐS : a) 4 m/s; b) 5 m/s
4.8. Một vật trượt không ma sát và không có vận tốc ban đầu từ độ cao h theo một máng nghiêng nối với một máng
tròn, bán kính r.
A
B

Hình 4.8

a) Tính vận tốc của vật tại điểm cao nhất của máng tròn.
b) Tính h để vật đi đến điểm cao nhất của máng tròn mà không tách ra khỏi máng.
ĐS : a) v = 2g(h − 2r) ; b) h  2,5r

4.9. Viên đạn m1 = 50 g bay theo phương ngang với vận tốc v0 = 20 m/s đến cắm vào vật m2 = 450 g treo ở đầu sợi dây
dài l = 2 m. Tính góc  lớn nhất mà dây treo lệch so với phương thẳng đứng sau khi viên đạn cắm vào m2.
ĐS : 26o
4.10. Quả cầu m = 50 g gắn ở đầu lò xo thẳng đứng, đầu trên của lò xo cố định, độ cứng k = 0,2 N/cm. Ban đầu m được
giữ ở vị trí lò xo thẳng đứng và có chiều dài tự nhiên. Buông m không vận tốc đầu.
a) Tính vận tốc của quả cầu tại vị trí cân bằng.
b) Tìm độ giãn cực đại của lò xo trong quá trình chuyển động.
ĐS : a) 0,5 m/s; b) 5 cm
4.11. Quả cầu khối lượng m = 100 g gắn ở đầu một lò xo nằm ngang, đầu kia của lò xo cố định, độ cứng lò xo k =
0,4 N/cm. Quả cầu có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang. Từ vị trí cân bằng O, người ta kéo quả cầu
cho lò xo giãn ra một đoạn OA = 5 cm rồi buông tay. Quả cầu dao động trên đoạn đường AB.
a) Tính chiều dài quỹ đạo AB.
b) Tính vận tốc cực đại của quả cầu trong quá trình chuyển động. Vận tốc này ở vị trí nào?
ĐS : a) 10 cm; b) 1 m/s
4.12. Nếu đặt quả cân lên đầu trên của lò xo đặt thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang, lò xo sẽ bị nén lại một đoạn x0
= 1 cm. Nếu ném quả cân đó từ độ cao 17,5 cm (đối với đầu trên của lò xo) theo phương thẳng đứng xuống dưới với
vận tốc đầu v0 = 1 m/s, lò xo sẽ bị nén lại một đoạn tối đa là bao nhiêu?
ĐS : 7,8 cm
4.13. Một con lắc đơn gồm một quả cầu khối lượng m = 50 g treo vào đầu một sợi dây dài l = 1 m, ở một nơi có gia tốc
trọng trường g = 9,81 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Góc lệch cực đại của con lắc so với phương thẳng đứng là 0 = 30o.
Tính vận tốc của quả cầu và lực căng của dây treo tại vị trí dây treo lệch góc  = 8o và khi quả cầu đi qua vị trí cân
bằng.
ĐS : 1,56 m/s; 0,607 N; 1,62 m/s; 0,62 N
4.14. Một quả cầu (được coi là chất điểm) có khối lượng bằng 200 g, được treo vào đầu một sợi dây không co giãn,
khối lượng không đáng kể, đầu còn lại được buộc vào một vị trí cố định tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Kéo
quả cầu để dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 0 rồi buông ra không vận tốc đầu. Trong quá trình chuyển
động, lực căng của dây treo có giá trị nhỏ nhất là 1 N. Tính góc hợp bởi dây treo và phương thẳng đứng tại vị trí quả
cầu có động năng bằng một nửa cơ năng của nó. Tính lực căng dây lúc đó. Bỏ qua mọi ma sát.
ĐS : 2,5 N
4.15. a) Một xe ôtô khối lượng m = 1600 kg tắt máy trên đỉnh một dốc dài l = 40 m nghiêng một góc  so với đường
nằm ngang với sin = 0,1. Cho xe lăn không gài số (động cơ không nối với bánh xe) tới hết dốc thì xe có vận tốc v
bằng bao nhiêu, biết lực ma sát Fms = 800 N.
b) Hết dốc, đến đoạn đường nằm ngang thì lái xe gài số để làm động cơ nổ. Xe đi được S = 8 m thì có vận tốc v’ =
3 m/s và động cơ nổ. Tính công đã tốn để khởi động động cơ. Lực ma sát trên đoạn đường nằm ngang vẫn là 800 N.
ĐS : a) 6,3 m/s; b) 18400 J
4.16. Một vật có khối lượng m trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng nhẵn có độ cao h. Sau khi tới mặt ngang, nó còn
tiếp tục đi được một đoạn đường nào đó rồi mới dừng lại do có ma sát. Tính công cần thiết để kéo vật ngược trở lại trên
cả quãng đường đó.
ĐS : 2mgh
4.17. Vật trượt không vận tốc đầu đi xuống theo một mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng  = 45o. Ở chân mặt phẳng
nghiêng, vật va chạm với một tường chắn vuông góc với hướng chuyển động khiến vận tốc vật đổi chiều nhưng giữ
nguyên độ lớn. Sau đó vật đi lên trên mặt phẳng nghiêng được một nửa độ cao ban đầu. Tính hệ số ma sát giữa vật và
mặt phẳng nghiêng.
ĐS : 0,33
4.18. Vật m = 1 kg ở độ cao h = 24 m được ném theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v0 = 14 m/s. Khi chạm
đất, vật đào sâu xuống một đoạn s = 0,2 m. Bỏ qua lực cản của không khí. Tính lực cản trung bình của đất.
ĐS : 1700 N
4.19. Hai vật có khối lượng m1 = 150 kg và m2 = 100 kg được nối với nhau bằng một dây vắt qua ròng rọc ở đỉnh một
mặt phẳng nghiêng góc 30o so với đường nằm ngang. Vật m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng với hệ số ma sát . Thả cho
hệ thống chuyển động từ nghỉ, khi m2 đi được quãng đường h = 0,8 m thì nó có vận tốc v = 0,5 m/s. Bỏ qua khối lượng
ròng rọc, lấy g = 10 m/s2. Tính  và lực căng dây.
ĐS : a) 0,16; b) 984,375 N

You might also like