You are on page 1of 1

Chương VI : CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG


1.1. Một hòn bi thép trọng lượng 0,5 N rơi từ độ cao 1,5 m xuống một tấm đá và nẩy lên được 1,2 m. Tại sao nó không
nẩy lên đến độ cao ban đầu? Tính lượng cơ năng đã chuyển thành nội năng của hòn bi và tấm đá.
ĐS : 0,15 J
1.2. Một bình nhôm, khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở 20oC. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng
0,2 kg đã nóng đến 75oC. Xác định nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra không khí. Cho
nhiệt dung riêng của nhôm là 0,92.103 J/kg.độ; của nước 4,19.103 J/kg.độ; của sắt 0,46.103 J/kg.độ.
ĐS : 25oC
1.3. Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng
kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng đến 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại,
biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 21,5oC. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103 J/kg.độ; của nước là
4,19.103 J/kg.độ.
ĐS : 779 J/kg.độ
1.4. Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50 g ở nhiệt độ 136oC vào một nhiệt lượng kế có nhiệt
dung (là nhiệt lượng cần thiết để làm vật nóng thêm lên 1oC) là 50 J/độ chứa 100 g nước ở 14oC. Xác định khối lượng
kẽm và chì trong miếng hợp kim trên, biết nhiệt độ cuối cùng trong nhiệt lượng kế là 18oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với
môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của kẽm là 0,377.103 J/kg.độ; của chì là 0,126.103 J/kg.độ; của nước là
4,19.103 J/kg.độ.
ĐS : 37,5 g; 12,5 g
1.5. Có hai bình cách nhiệt. Bình một chứa 5 l nước ở 60oC, bình hai chứa 1 l nước ở 20oC. Đầu tiên, rót một phần nước
ở bình một sang bình hai. Sau khi bình hai cân bằng nhiệt, người ta lại rót từ bình hai sang bình một một lượng nước
bằng với lần rót trước. Nhiệt độ sau cùng của nước trong bình một là 59oC. Tính lượng nước đã rót từ bình này sang
bình kia.
1
ĐS : l
7
1.6. Một bình cách nhiệt được ngăn làm hai phần bằng một vách ngăn cách nhiệt. Hai phần bình chứa hai chất lỏng có
khối lượng m1 và m2, nhiệt dung riêng c1 và c2, nhiệt độ t1 và t2 khác nhau. Bỏ vách ngăn, hai khối chất lỏng không có
1 m
tác dụng hóa học với nhau và có nhiệt độ cân bằng là t. Biết t1 − t = ( t1 − t 2 ) . Tính tỷ số 1 .
2 m2

c2
ĐS :
c1

You might also like