You are on page 1of 16

BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1

BÀI TẬP PHẦN II


VẬT LÝ NHIỆT - NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

1
NHIỆT ĐỘ VÀ GIÃN NỞ NHIỆT

Bài tập 1:
Một nhiệt kế đặc biệt cấu tạo bởi hai bình chứa khí,
mỗi bình có thể đặt trong một chậu nước riêng (Hình
1.1). Hiệu áp suất trong hai bình được đo bằng một áp A B
kế thuỷ ngân hình chữ U như hình vẽ. Thể tích khí
trong hai bình chính của nhiệt kế đã nói ở trên được
giữ luôn không đổi bằng hai bình phụ (không vẽ).
+ Khi hai bình cùng ở nhiệt độ của điểm ba của nước, hiệu áp suất bằng không.
+ Đưa một bình vào một chậu nước đang sôi, hiệu áp suất đo được là 120 mmHg.
+ Nếu đưa bình này vào nơi cần đo nhiệt độ, hiệu áp suất là 90 mmHg.
Hỏi nhiệt độ cần đo là bao nhiêu ?

Bài tập 2 :
Trong thang nhiệt độ X, nước sôi ở -53,5X và đóng băng ở - 170X. Hỏi nếu
nhiệt độ là 340 K thì ở thang nhiệt độ X sẽ là bao nhiêu X ?

Bài tập 3 :
Quan sát thường ngày, ta thấy các vật nóng lạnh khác nhau, để tự nhiên đều
dần dần đạt đến nhiệt độ phòng. Khi chênh lệch giữa nhiệt độ của vật và nhiệt
độ phòng T =(T vật  T phòng ) không quá lớn, ta có tốc độ thay đổi chênh lệch
nhiệt độ theo thời gian tỷ lệ với chênh lệch nhiệt độ như sau:
d
( T )
dt = -AT (Định luật Newton)
trong đó A là hằng số.
a) Đại lượng A phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
At
b) Lúc t = 0, T =T 0 . Chứng minh rằng: T = T 0 e
c) Một ngày mà nhiệt độ ngoài trời là 7C, khi lò sưởi trong nhà bị tắt, sau 1
giờ thì nhiệt độ trong nhà giảm từ 22C xuống 18C. Chủ nhà sửa lò sưởi, làm
thêm tường cách nhiệt và nhận thấy trong một lần tương tự, nhiệt độ giảm từ
22C xuống 18C sau 2 giờ. Hỏi hằng số A trong biểu thức của định luật
Newton (trong phần trên) đã thay đổi thế nào khi thêm tường cách nhiệt?

Bài tập 4 :
Một quả lắc đồng hồ làm bằng Invar (một hợp kim ít thay đổi kích thước theo
nhiệt độ) có chu kỳ 0,5 giây ở nhiệt độ 20C. Nếu đồng hồ này dùng tại một
nơi có nhiệt độ trung bình là 30C, thì sau 30 ngày người ta phải chỉnh lại giờ
như thế nào?

2
Một đồng hồ quả lắc bằng đồng thau chạy đúng ở 20C. Hỏi ở 0,0C, mỗi giờ
nó sai mấy giây?

Bài tập 5 :
a) Chứng minh rằng nếu chiều dài của hai thanh vật liệu rắn khác nhau tỷ lệ
nghịch với hệ số nở dài của chúng ở cùng một nhiệt độ ban đầu, thì hiệu chiều
dài của chúng sẽ luôn không đổi khi nhiệt độ thay đổi.
b) Hãy tính chiều dài của một thanh sắt và một thanh đồng thau ở 0 C, biết
rằng hiệu chiều dài của chúng luôn luôn là 0,30 m ở mọi nhiệt độ.

Bài tập 6 :
Một khối hộp lập phương bằng nhôm cạnh 20,0 cm nổi trên thuỷ ngân. Hỏi
khối nhôm đó sẽ chìm xuống thuỷ ngân sâu thêm bao nhiêu khi nhiệt độ tăng từ
270 K đến 320 K. Cho biết hệ số nở thể tích của thuỷ ngân là 1,80  10 -4 /C.

Bài tập 7 :
Trong một số thí nghiệm, người ta phải di
chuyển nguồn phóng xạ với vận tốc rất nhỏ và
có thể điều chỉnh thay đổi được. Để làm như Nguồn phóng Lò điện
vậy người ta đặt nguồn ở đầu một thanh nhôm, xạ nung
đầu kia kẹp chặt, và điều khiển việc đốt nóng
một đoạn ở giữa thanh nhôm (xem hình). Cho
Kẹp
rằng phần đốt nóng hiệu dụng dài 2,00 cm. Hãy
xác định tốc độ tăng nhiệt độ, biết rằng tốc độ
dịch chuyển của nguồn phóng xạ là 100 nm/s.

Bài tập 8 :
Hai khối kim loại được cách ly hoàn toàn với môi trường xung quanh. Khối thứ nhất
có khối lượng m = 3,16 kg và ở nhiệt độ ban đầu T1 = 17,0C, đồng thời có nhiệt
dung riêng lớn gấp bốn lần nhiệt dung riêng của khối thứ hai. Khối thứ hai ở nhiệt độ
ban đầu T2 = 47,0C có hệ số nở dài là α = 15,0  10-6/C. Khi hai khối kim loại này
tiếp xúc với nhau và đạt được trạng thái cân bằng nhiệt thì diện tích của bề mặt của
khối thứ hai giảm 0,03%. Hãy xác định khối lượng của khối kim loại thứ hai.

Bài tập 9 :
Đặt một quả cầu nhôm với đường kính chính xác 1,00200
inch ở nhiệt độ 100,0C lên một vòng đồng khối lượng Al
20,0 g với đường kính 1,00000 inch tại 0,00C (Hình vẽ
bên). Đợi cho chúng cân bằng nhiệt thì quả cầu vừa đúng Cu
lọt qua vòng đồng. Tính khối lượng của quả cầu, cho rằng
nhiệt mất qua không khí là không đáng kể.

3
Bài tập 10 :
L1 L
Hai thanh vật liệu khác nhau có cùng chiều dài L và tiết 2
diện A được đặt nối liền nhau trong một bộ giá cứng cố
định (Hình 19.1). Ở nhiệt độ T, trên các thanh không có 1E1 2E2
ứng suất. L

a) Khi đốt nóng thêm T, hãy chứng minh rằng mặt ghép
của hai thanh bị dịch chuyển đoạn L,
  1 . E1 -  2 . E 2 
   L  T
 E1 + E 2 
L =
trong đó  1 ,  2 là hệ số nở dài; E 1 , E 2 là suất Young của hai loại vật liệu. Bỏ
qua sự thay đổi tiết diện các thanh.
b) Tính ứng suất trên mặt ghép khi đốt nóng.

NHIỆT, CÔNG VÀ NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT


CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Bài tập 11 :
Một xe ôtô khối lượng 1500 kg đang chạy với vận tốc 90 km/h, được hãm cho
đến khi dừng lại trên một quãng đường 80 m, với gia tốc đều sao cho xe không
trượt. Tính tốc độ toả nhiệt trung bình trên má phanh.

Bài tập 12 :
Bộ đun nước nóng dùng năng lượng Mặt Trời cấu tạo từ một tấm kim loại dùng
làm bộ thu nhiệt và các ống nhỏ đặt sát với tấm kim loại này. Nước từ ống chảy
ra là nước nóng và được trữ trong bình chứa. Cho rằng hiệu suất toàn phần của
hệ là 20%, hãy tính diện tích của bộ thu nhiệt để mỗi giờ hệ này cung cấp nhiệt
cho 200 lít nước từ 20C lên 40C. Cho biết năng lượng trung bình của bức xạ
mặt trời là 700 W/m 2 .

Bài tập 13 :
Hai khối kim loại cách ly với môi trường xung quanh. Khối thứ nhất có khối
lượng m = 3,16 kg và nhiệt độ T 1 = 17,0C, và nhiệt dung riêng lớn gấp bốn lần
nhiệt dung riêng của khối thứ hai. Khối thứ hai ở nhiệt độ T 2 = 47,0C và có hệ
số nở dài là 15,0  10 -6 /C. Cho hai khối tiếp xúc với nhau và khi cân bằng
nhiệt thì diện tích của một mặt của khối thứ hai giảm 0,0300%. Tìm khối lượng
của khối thứ hai.

4
Bài tập 14 :
Khi một hệ được đưa từ trạng thái i đến trạng thái p f theo đường iaf (xem hình
vẽ bên), nó trao đổi nhiệt lượng Q iaf = 50 cal và công W iaf = 20 cal. Nếu đi
theo đường ibf, thì Q ibf = 36 cal. a f
a) Tính công W ibf khi đi theo đường ibf.
b) Nếu trên quỹ đạo trở về fi công trao đổi là W = -13 cal thì nhiệt lượng trao
đổi Q là bao nhiêu?
c) Lấy nội năng của hệ ở trạng thái i là U i = 10 cal.i Tính nội năng U f bcủaVhệ ở
trạng thái f.
d) Biết nội năng ở trạng thái b là U b = 22 cal. Tính nhiệt lượng trao đổi trong
quá trình ib và bf.

Bài tập 15 :
Một xylanh được đậy kín bằng một pittông khối lượng 2,0 kg,
thiết diện 2,0 cm 2 (xem hình vẽ). Trong xylanh chứa nước và hơi
nước ở nhiệt độ không đổi. Do nhiệt truyền qua thân xylanh,
pittông rơi dần xuống với vận tốc 0,30 cm/s, khi ấy một số hơi nước +
nước sẽ ngưng tụ trên thành trong xylanh. Khối lượng riêng của hơi nước
hơi nước trong xylanh là 6,0  10 -4 g/cm 2 , và áp suất khí quyển
là 1 atm.
a) Tính tốc độ ngưng tụ hơi nước.
b) Tính tốc độ truyền nhiệt từ xylanh ra ngoài.
c) Tính tốc độ thay đổi nội năng của hơi nước và nước trong xylanh.

Bài tập 16 :
Hai thỏi hình hộp chữ nhật giống nhau, được hàn
vào nhau như hình a, và có 10 J nhiệt truyền qua a
(trạng thái dừng) trong 2,0 phút. Hỏi nếu chúng
hàn với nhau như ở hình b thì muốn truyền được b
10 J qua cần phải thời gian là bao nhiêu ?

Bài tập 17 :
Một bể nước ở ngoài trời trong xứ lạnh. Vào mùa rét, đá
trên mặt nước có lớp băng và dày 5 cm (xem hình) và
không khí trên mặt băng ở nhiệt độ -10C. Tính tốc độ Nước
tạo thành băng (cm/h) ở mặt đáy lớp băng cho rằng
nhiệt chỉ trao đổi với bên ngoài qua lớp băng. Hệ số
dẫn nhiệt của băng là 0,004 cal/scmC và khối lượng
riêng của băng là 0,92 g/cm 3 .

5
Bài tập 18 : p
Một mẫu khí thay đổi từ trạng thái ban đầu a đến 3/2p
trạng thái cuối b theo ba quá trình khác nhau vẽ trên 1
2
giản đồ pV (hình vẽ bên cạnh). Nhiệt mà khí nhận p a b
được trong quá trình 1 là 10 pV. Tính nhiệt lượng 1/2p 3
cung cấp cho khí trong quá trình 2 (theo pV) và
biến thiên nội năng của khí trong quá trình 3.
V 3V V

Bài tập 19 :
Một lượng khí thể tích 1 m 3 ở áp suất 10 Pa giãn nở đến 2 m 3 . Trong quá trình
giãn nở thể tích và áp suất liên hệ với nhau bằng phương trình p = aV 2 , trong
đó a = 10 N/m 3 . Tính công trong quá trình giãn nở ấy.

THUYẾT ĐỘNG LỰC HỌC PHÂN TỬ CHO CHẤT KHÍ

Bài tập 20 :
Áp suất p, thể tích V, và nhiệt độ T của một vật liệu cho bởi công thức:
AT - BT 2
p= V
Tính công do vật liệu ấy sinh ra khi giãn nở đẳng áp từ nhiệt độ T 1 đến T 2 .

Bài tập 21 :
Một thể tích 0,14 m 3 không khí ở áp suất 1,02  10 5 Pa giãn nở đẳng nhiệt đến
áp suất khí quyển rồi được làm lạnh đẳng áp đến thể tích ban đầu. Tính công
mà chất khí sinh ra.

Bài tập 22 :
Một quả bóng thám không bơm khí H 2 (chưa căng) ở áp suất 1 atm (76 cmHg)
và nhiệt độ 20C, thể tích khí là 2,2 m 3 . Khi bay lên đến độ cao 20.000 Ft, áp
suất còn 38 cmHg và nhiệt độ là 48C, và bóng vẫn chưa căng. Hãy tính thể
tích của nó lúc này.

Bài tập 23 :
Một bọt khí thể tích 20 cm 3 ở đáy hồ sâu 40 m, nhiệt độ 4,0C. Bọt này nổi lên
mặt nước ở nhiệt độ 20C. Tính thể tích bọt khí nở đều trên mặt nước, cho rằng
nó có nhiệt độ của nước ở xung quanh.
Bài tập 24 : Không
L/2 khí
H
L/2
h 6
Một ống dài L = 25,0 m, một đầu hở trong có không khí. Ở áp suất khí thẳng
đứng (hình bên) và nước dâng lên đến 1/2 ống. Hỏi đầu dưới ống cách mặt
nước bao nhiêu? Cho rằng nhiệt độ nước đồng đều.

Bài tập 25 :
Một bình thép chứa 300 g khí NH 3 lúc kiểm tra áp suất trong bình còn 1,35 
10 6 Pa ở 77C. Tính thể tích bình.
Sau một thời gian người ta kiểm tra lại thấy áp suất còn 8,7  10 5 Pa ở nhiệt độ
22C. Hỏi đã có bao nhiêu gam khí rò ra ngoài?

Bài tập 26 : Dùng một áp kế để xác định chiều cao của một tòa nhà.
Hãy sử dụng một áp kế để xác định chiều cao của một tòa nhà chung cư gần nơi
bạn ở. Trình bày cách thức thực hiện và phân tích kết quả các phép đo để có
được kết quả. Lưu ý đến độ chính xác có thể đạt được trong phép đo khi trình
bày kết quả đo đạc.
Bài tập 27:
van xả quá áp
(khối lượng m?)
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, chiếc nồi áp
suất luôn phải có một chiếc van quá áp ở trên
nắp. Đó là một thỏi kim loại chụp lên một ống
hở nhỏ ở trên nắp nồi. Khi áp suất trong nồi lớn
tương đương với trọng lượng của khối kim loại
này thì khối kim loại bị đẩy lên cho phép hơi Nhiệt đô T?)
nước trong nồi thoát ra ngoài giữ cho áp suất
không đổi và nước trong nồi sôi ở nhiệt độ
không đổi tương ứng. Giả thiết lỗ hở trên van
có diện tích 8 mm2 và áp suất khí quyển là 101
kPa, hãy xác định:
a) Khối lượng của van kim loại cần dùng để
giữ một áp suất làm việc không đổi ở 99 kPa. [80.7gm]
b) Nhiệt độ của nước đang sôi trong nồi. [120.2°C]

Bài tập 28:

Một bình kim loại cứng dùng để chứa khí có thể tích 100 lít. Bình này được nạp hơi
nước tới trạng thái ban đầu ở áp suất 400 kPa và nhiệt độ 300°C. Hơi trong bình sau
đó được làm nguội đến nhiệt độ 90°C.

a) Vẽ giản đồ biểu diễn quá trình thể hiện cả hai trạng thái đầu và cuối của hệ này.
b) Sử dung phương trình trạng thái của chất khí lý tưởng để xác định khối lượng
hơi nước có trong bình. [0.151 kg]

7
c) Vẽ phác quá trình này trên một giản đồ T-v (nhiệt độ-thể tích riêng) liên quan
đến đường lỏng bão hòa, điểm tới hạn và đường đẳng áp tương ứng. Chỉ rõ
trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ.
d) Sử dụng bảng hơi để xác định áp suất cuối cùng và phẩm chất của hỗn hợp môi
chất sau khi được làm lạnh.[70.2 kPa, X = 0.277]

Bài tập 29 :

Một chiếc lốp ô-tô có thể tích 100 lít được bơm nạp không khí tới áp suất đọc trên
đồng hồ chỉ thị là 210 kPa. Hãy xác định:

a) Khối lượng không khí có trong lốp khi nhiệt độ đạt 20°C, và
b) Độ tăng áp suất đồng hồ đo khi nhiệt độ lốp tăng lên đến 50°C. Áp suất khí
quyển được coi là 101 kPa. Cho biết hằng số khí riêng của không khí là 0,287
kJ·kg-1·K-1.

Bài tập 30 :
Một khối khí Hê-li với khối lượng 120mg ở điều
kiện chuẩn thực hiện một chu trình nhiệt động Đẳng nhiệt
lực học qua các trạng thái 1, 2 và 3 với các thông Đoạn nhiệt
số như đã cho trong hình vẽ bên. Hãy xác định
nhiệt độ (tính bằng oC), áp suất (tính bằng atm)
và thể tích (tính bằng cm3) của chất khí này tại
tất cả các trạng thái trên. Cho biết 1 atm = 1.01
×105 Pa, hay 1.01 ×105 N/m2; khối lượng riêng
của Hê-li ở điều kiện tiêu chuẩn là 0,18 gram/lít.

Bài tập 31:


Một máy bơm không khí có thể tích là V1 ở kỳ hút khí được nạp đầy không khí ở
áp suất p1 và nhiệt độ T1. Trong kỳ nén tiếp theo, van xả sẽ mở khi áp suất đạt
được giá trị p2. Giả thiết không có trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài, hãy
xác định:
a. Thể tích V2 của không khí tại thời điểm mở van xả;
b. Nhiệt độ của khí tại thời điểm mở van xả;
c. Công cơ học đã cấp vào hệ cho tới lúc mở van xả;
d. Lượng không khí đã bơm vào đường ống sau N lần bơm.
e. Điều gì đã xảy ra đối với phần năng lượng từ bên ngoài đã cấp vào hệ.
Hãy tính bằng số với: V1 = 250 cm3; p1=101 kPa; p2=405 kPa; T1 = 20oC;
MA = 29 kg∙mol-1; κ = 1,4 và N = 50.

Bài tập 32 :

8
Một bình A (xem hình bên) chứa khí lý tưởng
ở áp suất 5,0  10 5 Pa và nhiệt độ 300 K. Nó
được nối với bình B lớn gấp 4 lần bình A
bằng một ống nhỏ. Bình B chứa khí lý tưởng
cùng loại ở áp suất 1,0  10 5 Pa và nhiệt độ
A B
400 K.
Khi mở van cho hai bình thông nhau và đợi 300K 400K
tới khi cân bằng áp suất nhưng vẫn giữ nhiệt
độ hai bình như cũ thì áp suất trong hệ bằng bao nhiêu ?

Bài tập 33 :
Ở 32,0C nước bay hơi vì mất một số phân tử trên mặt thoáng. Nhiệt hoá hơi
của nước (539 cal/g) xấp xỉ bằng n  , trong đó  là năng lượng trung bình của
phân tử thoát khỏi mặt thoáng, n là số phân tử trong 1 gam nước.
a) Xác định năng lượng  .
b) Tính tỷ số của  và động năng trung bình của phân tử, cho rằng động năng
này tính bằng cùng công thức đối với phân tử khí lý tưởng.

Bài tập 34 :
Hai bình chứa khí ở cùng nhiệt độ. Bình thứ nhất chứa khí ở áp suất p 1 , phân tử
có khối lượng µ A1, vận tốc toàn phương trung bình v rms . Bình thứ hai chứa khí ở
áp suất 2p 1 , phân tử có khối lượng µ A2 và vận tốc trung bình v 2 = 2v rms . Hãy
tính tỷ số µ A1/ µ A2!

Bài tập 35 :
Một lượng khí lý tưởng, gồm n mole ở nhiệt độ ban đầu T 1 . Áp suất và thể được
làm tăng dần đến giá trị gấp đôi sao cho nó vẽ một đường thẳng trên giản đồ
pV.
a) Hãy tính công W, nhiệt lượng Q đã trao đổi và biến thiên nội năng U trong
quá trình đó.
b) Nếu tính nhiệt dung mole của quá trình ấy thì ta được giá trị là bao nhiêu?
Bài tập 36 :
Một bình chứa hỗn hợp ba khí không phản ứng với nhau: n 1 số mole của chất
khí 1, nhiệt dung mole đẳng tích C 1 và v.v... Hãy tính nhiệt dung mole của hỗn
hợp theo nhiệt dung mole của từng loại khí và hàm lượng của chúng.

Bài tập 37 :

9
Khối lượng của mole khí có thể tính được dựa trên nhiệt dung riêng đẳng tích
c V. Lấy c V = 0,075 cal/gC đối với Argon. Hãy tính:
a) Khối lượng của 1 nguyên tử Argon.
b) Khối lượng mole của Argon.

Bài tập 38 :
Khối lượng mole của I-ốt là 127 g/mol. Sóng đứng trong một ống chứa đầy hơi
I-ốt ở 400 K có các nút cách nhau 6,77 cm. Khi tần số là 1000 Hz. Hỏi I-ốt là
khí đơn nguyên tử hay lưỡng nguyên tử ?

Bài tập 39 :
Cho biết nhiệt dung mole đẳng tích của một chất khí là C V = 5/2R. Hãy tính tỷ
số và vận tốc truyền âm trong chất khí ấy và vận tốc toàn phương trung bình
v rms của các phân tử chất khí ở nhiệt độ T.

Bài tập 40 :
a) Một khí lý tưởng ở áp suất ban đầu p 0 , giãn nở đẳng nhiệt tự do (không sinh
công) đến thể tích gấp 3 thể tích ban đầu. Tính áp suất của chất khí sau khi
giãn nở.
b) Chất khí sau đó được nén đoạn nhiệt rất chậm về thể tích ban đầu. Áp suất
sau khi nén là (3,00) 1/3 p 0 . Hỏi khí ấy là đơn nguyên tử, lưỡng nguyên tử hay
đa nguyên tử?
c) So sánh giá trị động năng trung bình của một mole khí ở trạng thái đầu và
trạng thái cuối.

Bài tập 41 :
Một khí lý tưởng bị nén đoạn nhiệt từ áp suất p = 1 atm, thể tích V = 1  10 6 lít,
nhiệt độ T = 0,0C đến thể tích V = 1,0  10 3 lít và áp suất p = 10 atm.
a) Hỏi chất khí ấy là đơn nguyên tử, lưỡng nguyên tử hay đa nguyên tử ?
b) Tính nhiệt độ cuối cùng của khí.
c) Tính số mole của khối khí ấy.
d) Tính động năng chuyển động tịnh tiến của 1 mole khí trước và sau khi nén.
2
e) Tính tỷ số v rms , trước và sau khi nén.
Bài tập 42 :
Một lượng khí lý tưởng có thể tích, áp suất và nhiệt độ ban đầu là V 0 , p 0 và T 0 .
Cho chất khí này giãn nở đến thể tích V 1 bằng các đường: a) đẳng áp, b) đẳng
nhiệt, c) đoạn nhiệt. Hãy vẽ các quá trình đó trên giản đồ pV. Trong ba quá
trình ấy, quá trình nào có nhiệt lượng trao đổi, công trao đổi, biến thiên nội
năng lớn nhất ?

10
Bài tập 43 : p
Một động cơ nhiệt dùng một (01) mole khí 2 T2=600K
lý tưởng thực hiện chu trình qua các trạng
thái 1231 (xem hình bên), trong đó 12 là
quá trình đẳng tích, 23 là quá trình đoạn
nhiệt và 31 quá trình là đẳng áp.
1 atm
1 T1=300K 3 T2=455K
a) Tính nhiệt lượng Q, công trao đổi W và
biến thiên nội năng trong từng quá trình, và
trong cả chu trình. V
P
b) Áp suất ở điểm 1 là 1 atm, tính áp suất
và thể tích ở các điểm 2 và 3.

p[kPa]
Bài tập 44 :
Một khối khí lý tưởng thực hiện một chu trình b
7,5
được vẽ trên giản đồ pV (xem hình vẽ bên).
Nhiệt độ của khí ở điểm a là 200 K.
a) Khối khí ấy là bao nhiêu mole?
2,5 a c
b) Xác định nhiệt độ của khí ở b và ở c.
c) Xác định nhiệt lượng tổng cộng đã cung V 3V V[m3]
cấp cho khối khí đó trong một chu kỳ.

Bài tập 45 :
Một khối khí lý tưởng ban đầu ở 300 K được nén đẳng áp từ thể tích 3 m 3 đến
thể tích 1,8 m 3 . Trong quá trình này, khí nhả ra một nhiệt lượng bằng 75 J. Tính
biến thiên nội năng của chất khí và nhiệt độ cuối cùng của nó.

NGUYÊN LÝ THỨ HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Bài tập 48 :
Một mole khí lý tưởng đơn nguyên tử, thoạt đầu ở p
nhiệt độ 300 K và thể tích 10 lít. Nó được hơ nóng 10 at b
đẳng tích đến nhiệt độ 600 K, rồi cho giãn nở đẳng
nhiệt đến áp suất ban đầu. Sau cùng nó được làm
lạnh đẳng áp đến nhiệt độ và thể tích ban đầu. c
a) Tính nhiệt lượng cung cấp cho hệ trong một chu aV 8V V
trình và công sinh ra trong một chu trình.
b) Tính hiệu suất của chu trình.

Bài tập 49 :

11
Một mole khí lý tưởng đơn nguyên tử thực hiện chu trình vẽ trên hình bên. Quá
trình bc là giãn nở đoạn nhiệt, p b = 10 atm, V b = 1,0010 -3 m3 và V c = 8V b .
a) Tính nhiệt lượng mà khí nhận được và khí nhả ra trong một chu trình.
b) Tính công sinh ra trong một chu trình.
c) Tính hiệu suất của chu trình.

Bài tập 50 :
Trong động cơ của một xe máy, nhiên liệu cháy khi pittông ở vị trí cao nhất
trong xylanh. Liền sau đó chất khí giãn nở đoạn nhiệt và đẩy pittông đi xuống
thực hiện công trên trục cơ. Tính công suất trung bình của quá trình giãn nở ấy
của động cơ, biết rằng nó thực hiện 4000 chu kỳ một phút, áp suất ngay sau khi
nhiên liệu cháy là 15 atm, thể tích của xylanh khi pittông ở vị trí cao nhất là 50
cm 3 , khi ở vị trí thấp nhất là 250 cm 3 .
Chất khí trong xylanh xem như một khí lưỡng nguyên tử, và thời gian giãn nở
của khí là 1/2 chu kỳ. Tính kết quả ra kW và mã lực.

Bài tập 51 :
Một máy hóa lỏng Heli đặt trong phòng nhiệt độ 300 K. Nếu Heli lỏng trong
máy ở nhiệt độ 4 K, thì giá trị nhỏ nhất của tỷ số giữa nhiệt lượng toả ra trong
phòng và nhiệt lượng lấy ra từ Hêli là bao nhiêu?

Bài tập 52 :
Cần sử dụng một công suất P bằng bao nhiêu để chuyển tải một lượng nhiệt Q̇
từ một hồ nước với nhiệt độ T c vào một hệ thiết bị sưởi dùng nước nóng với
nhiệt độ T h ? Hãy tính cụ thể công suất này cho Q̇ =42kJ/s, T c = 6 o C và T h = 70 o C.
Bài tập 53 :
Một máy hoạt động theo Chu trình Carnot được cấp một lượng nhiệt |Q2| ở nhiệt độ
thấp T2. Ở nhiệt độ T1 cao hơn, người ta lấy đi từ máy một nhiệt lượng |Q1|.
a) Máy này có thể được dùng vào những mục đích nào?
b) Hãy tính công W cho một chu kỳ làm việc của máy. Công này được minh họa
như thế nào trên giản đồ (p,V)? Hãy vẽ giản đồ (T,S) tương ứng và minh họa độ
lớn của công W trên cả hai giản đồ này.
c) Hiệu suất của máy được tính bằng mối liên hệ nào giữa các đại lượng vật lý liên
quan? Nếu biết |Q1|, |Q2| và T2 thì tính T1 như thế nào?
d) Hãy tính khối lượng môi chất mà máy sử dụng để làm việc, biết rằng ở nhiệt độ
thấp môi chất giãn nở từ VA đến VB.
Cho biết TL = 10oC; |Q H| = 921 kJ; |Q L| = 837 kJ; VA = 100 lít, VB = 200 lít và
môi chất là khí Hydro (H2).

Bài tập 54 :

12
Một động cơ nhiệt Carnot hoạt động giữa hai bể nhiệt với nhiệt độ Th (nhiệt độ cao)
và Tc (nhiệt độ thấp). Trong quá trình giãn nở đẳng nhiệt, thể tích của môi chất tăng
từ VA đến VB. Môi chất là không khí với khối lượng m.
a) Vẽ giản đồ (p,V) và giản đồ (T,S) cho động cơ này. Minh họa công thu được từ
động cơ này trên các giản đồ tương ứng.
b) Xác định công mà máy nhiệt đạt được trong một chu kỳ làm việc.
c) Xác định thể tích lớn nhất mà môi chất đạt được trong chu trình.
d) Xác định tỷ số giữa áp suất cực đại và áp suất cực tiểu trong động cơ.
Cho biết: Th = 580K; Tc = 290K; VA = 1,13 lít; VB = 11,3 lít; m = 0,100 kg; Khối
lượng mole và hệ số đoạn nhiệt của không khí lần lượt là mAkk = 29 kg·kmol-1và
κ=1,4.

Bài tập 55 :
Một máy lạnh thuận nghịch lấy nhiệt từ trong phòng, nhiệt độ 23 C và truyền
nó ra khí trời ở 45C. Hỏi mỗi Joule (J) điện tiêu thụ thì lấy được bao nhiêu
Joule (J) nhiệt lượng trong phòng ?

Bài tập 56 :
Người ta dùng một bơm nhiệt (máy lấy nhiệt từ môi trường) truyền nhiệt vào
trong nhà để sưởi nhà. Nhiệt độ ngoài trời là 5C, nhiệt độ trong toà nhà là
22C. Mỗi giờ bơm cung cấp 1,8 Mcal nhiệt cho toà nhà. Hỏi công suất tối
thiểu của động cơ dùng để chạy bơm nhiệt ấy là bao nhiêu?

Bài tập 57 :
Một tổ hợp tuabin thuỷ ngân-hơi nước, gồm hai tầng. Tầng thứ nhất chạy bằng
hơi thuỷ ngân bão hoà ở 876F và nhả nhiệt ra để đốt nóng một nồi hơi ở
460F. Hơi nước ở nồi hơi này dùng để chạy một tầng tuabin thứ hai, và nhả
nhiệt vào buồng ngưng ở 100F. Hãy tính hiệu suất tối đa của tổ hợp này.

Bài tập 58 :
Một động cơ Carnot công suất 500 W chạy giữa hai nguồn nhiệt với nhiệt độ
lần lượt là 100C và 60C. Tính tốc độ nhận nhiệt và nhả nhiệt của động cơ
theo kcal/giây.

Bài tập 59 :
Một máy lạnh chạy bằng môtơ điện công suất 200 W. Buồng lạnh ở nhiệt độ
270 K, không khí bên ngoài ở 300 K. Cho rằng máy lạnh là máy Carnot lý
tưởng, hãy tính nhiệt lượng lấy từ buồng lạnh trong 10 phút.

13
T(K)
Bài tập 60 :
400
Chứng minh rằng trên giản đồ TS thì chu trình Carnot là một hình chữ nhật.
Hãy tính hiệu suất, nhiệt hấp thụ và công sinh ra bởi một chu trình Carnot vẽ
trên hình. 250

0,1 0,6 S(J/K)


Bài tập 61 :
Hai thỏi đồng khối lượng bằng nhau, m = 850 g, được thả chung vào một hộp
cách nhiệt với bên ngoài. Nhiệt độ của khối thứ nhất là 325 K và của khối thứ
hai là 385 K. Nhiệt dung riêng của đồng là 0,386 J/gK.
a) Tính nhiệt độ của hai khối đồng khi đã cân bằng nhiệt.
b) Tính biến thiên Entropy và tổng Entropy của hai khối trong quá trình trao
đổi nhiệt ấy.

Bài tập 62 :
Thả một cục nước đá khối lượng m = 235 g ở 0C vào bể nước (môi trường)
cũng ở 0C. Nhiệt độ được giữ nguyên không đổi khi đá tan.
a) Tính biến thiên Entropy của cục nước đá khi nó tan hết.
b) Tính biến thiên Entropy của môi trường trong trường hợp này.
c) Nếu bể nước ở 4C và khi đá tan hết nhiệt độ là 4C thì biến thiên Entropy
của cả hệ là bao nhiêu ?

Bài tập 63 :
Một người quảng cáo rằng anh ta đã thiết kế xong một động cơ đặc biệt. Nếu
cung cấp cho nó một 110 MJ ở 415 K, nó sẽ nhả 50 MJ trong nguồn lạnh ở
212 K và sinh ra một công bằng 16,7 kWh. Anh có nên hùn vốn vào để sản xuất
loại động cơ ấy không ?

Bài tập 64 :
Một người lập luận như sau: đốt củi trong lò sưởi (nhiệt độ trong lò sưởi là
700 K) để s1589ưởi một phòng ở nhiệt độ thường thì lãng phí. Ta nên dùng củi
cho chạy một động cơ nhiệt, dùng công sinh ra của động cơ này cho chạy một
máy lạnh lấy nhiệt ngoài trời và quạt hơi nóng vào trong nhà thì sẽ lợi hơn về
năng lượng. Anh nghĩ thế nào về lập luận này ? Hãy tính toán định lượng trong
trường hợp nhiệt độ ngoài trời là 10C và nhiệt độ trong nhà là 20C.

Bài tập 65 :

14
Một tủ lạnh (thuận nghịch) có nhiệt độ buồng lạnh là -5 C, nhiệt độ dàn nóng
là 40C. Công suất động cơ điện là 100 W (cho rằng hiệu suất động cơ là
100%). Vỏ tủ lạnh có diện tích là 2 m 2 , làm bằng ba lớp:
+ Lớp thép dày 1 mm, hệ số dẫn nhiệt k = 100 W/mK.
+ Lớp bông thuỷ tinh dày 4 cm, hệ số dẫn nhiệt k = 0,05 W/mK.
+ Lớp nhựa dày 2 mm, hệ số dẫn nhiệt k = 0,24 W/mK.
Hỏi khi nối liên tục vào mạng điện thì tủ lạnh sẽ chạy trong bao nhiêu phần
trăm thời gian.
(Ghi chú: Trong trạng thái ổn định, thông thường tủ lạnh sẽ hoạt động trong
một khoảng thời gian nhất định khi đạt nhiệt độ định trước tủ lạnh sẽ nghỉ một
khoảng thời gian và lại hoạt động trở lại khi đạt nhiệt độ trong tủ tang lên).

Bài tập 66 :
Một tủ lạnh thuận nghịch không dùng động cơ, hoạt động với ba nguồn nhiệt:
1- Nguồn nóng là một bếp điện nhiệt độ 600C.
2- Môi trường nhiệt độ 20C.
3- Buồng lạnh nhiệt độ 0C.
Hỏi muốn làm 1 kg nước đá từ nước ở 20C thì cần bao nhiêu điện năng?

Bài tập 67 :
Một thiết bị piston–cylinder không ma sát ban đầu chứa không khí ở 200 kPa và 0.2
m3. Ở trạng thái này, một lò so (F = ∝∙ x) chạm tới piston nhưng không tác dụng lực
lên đó. Bây giờ không khí được đốt nóng lên tới trạng thái cuối cùng ở 0.5 m3 và
800 kPa. Hãy xác định (a) công toàn phần do không khí thực hiện và (b) công thực
hiện lên (chống lại) lò so. Thể hiện quá trình này trên một giản đồ p-v diagram.
Answers: (a) 150 kJ, (b) 90 kJ

Bài tập 68: Ở nhiệt độ T1 = 22C, độ ẩm tương đối của không khí là 60%. Nhiệt
độ hạ xuống T2 = 10C. Tính khối lượng nước ngưng tụ trong 1 m 3 không khí,
biết áp suất hơi nước bão hòa ở 22C là pg1 = 2,6  103 Pa, và ở 10C là pg2 = 1,2
 103 Pa.

Bài tập 69: Một phòng kín, có thể tích V = 60 m3 và nhiệt độ T = 20C, độ ẩm
tương đối của không khí là 50%. Áp suất trong phòng là p = 105 Pa.
a) Tính khối lượng nước cần đun cho bay hơi để không khí trong phòng trở thành
bão hòa hơi nước.
b) Tính khối lượng hơi nước trong phòng khi độ ẩm tương đối là:
 50%

15
 100%.
 Tính áp suất mới trong phòng cho mỗi trường hợp độ ẩm nói trên.
c) Nếu khi độ ẩm tương đối tăng lên 100% người ta cho thoát một ít không khí để
giữ áp suất trong phòng vẫn bằng p thì không khí ẩm trong phòng có khối
lượng bằng bao nhiêu? So sánh với khi độ ẩm là 50% và giải thích. Cho biết áp
suất hơi nước bão hoà ở 20C là pbh = pg = 2300 Pa.

Bài tập 70: Một người đeo kính từ ngoài đường có nhiệt độ T1 = 10C bước vào
một phòng có nhiệt độ T2 = 20C. Độ ẩm không khí trong phòng có giá trị cực
đại bằng bao nhiêu thì kính của người ấy không bị mờ (vì hơi nước ngưng tụ)?
Áp suất hơi nước bão hoà ở T1 là pg1 = 1200 Pa, ở T2 là pg2 = 2300 Pa.

Bài tập 71: Một đám mây dày 5 km là không khí có độ ẩm 80% và nhiệt độ T1 =
20C. Khi nhiệt độ ở khu vực có đám mây này tụt xuống T2 = 5C thì sẽ có mưa.
Tính bề dày lớp nước mưa trên mặt đất. Biết rẳng áp suất hơi nước bão hoà ở T1
là pg1 = 2300 Pa, ở T2 là pg2 = 870 Pa.

16

You might also like