You are on page 1of 2

Nxd

CHUYÊN ĐỀ 2 : NHIỆT ĐỘNG HOÁ HỌC – NGUYÊN LÝ I, II (2)

Câu 1:
1) Tính biến thiên entropy của hệ, của môi trường xung quanh và tổng entropy khi tăng thể tích
từ 1,2L đến 4,6L một mẫu khí Ar có khối lượng 14,6g tại 150oC trong các điều kiện:
+ Giãn nở đẳng nhiệt thuận nghịch
+ Giãn nở đẳng nhiệt bất thuận nghịch với áp suất ngoài pex = 1atm
+ Giãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch
2) Cho 1 mol khí lý tưởng lưỡng nguyên tử ở trạng thái A tại 2 atm 600K được thực hiện chu
trình thuận nghịch gồm 4 quá trình:
+ Giãn nở đẳng áp
+ Giãn nở đoạn nhiệt
+ Nén đẳng nhiệt
+ Đun nóng đẳng tích
Biết rằng tại điểm C có nhiệt độ 500K và thể tích gấp đôi tại A
a) Xác định biến thiên nội năng cho quá trình giãn nở đoạn nhiệt (theo kJ).
b) Tính hiệu suất của động cơ trên.
c) Biến thiên entropy kèm theo mỗi quá trình.

Câu 2: Giãn nở 2 mol khí đơn nguyên tử từ trạng thái 1 (298K và 5,0 atm) đến trạng thái 2
(1atm) theo các quá trình sau:
a) Đoạn nhiệt thuận nghịch
b) Đoạn nhiệt không thuận nghịch
c) Đoạn nhiệt chống áp suất ngoài bằng 0,5 atm
d) Đẳng nhiệt thuận nghịch
e) Đẳng nhiệt không thuận nghịch.
Đối với mỗi quá trình, tính:
i) nhiệt độ và thể tích của hệ ở trạng thái cuối
ii) công, nhiệt, biến thiên nội năng và biến thiên entanpi của hệ.

Câu 3: Một mẫu N2 (được coi là khí lí tưởng) ở 350K và 2,50 bar được cho tăng thể tích lên gấp
ba lần trong quá trình giãn nở đoạn nhiệt bất thuận nghịch chống lại áp suất bên ngoài không đổi
bằng 0,25 bar. Tổng công giãn nở của hệ là -873J.
a) Tính V1, V2, P2 và T2.
b) Tính Q, DU và DH kèm theo quá trình.

Câu 4: Một động cơ nhiệt sử dụng 1,5 mol khí lí tưởng làm vật sinh công hoạt động theo chu
trình thuận nghịch Joule, được mô tả như hình vẽ. Trong đó quá trình (1) ® (2) và (3) ® (4) là
các quá trình đoạn nhiệt. Trong quá trình hoạt động, khí nhận
nhiệt từ nguồn nóng có nhiệt độ T3 bằng 600K và nhường nhiệt
cho nguồn lạnh có nhiệt độ T1 bằng 360K.
a) Tìm mối quan hệ giữa T1 và T2; T3 và T4. Tính T2 và T4 nếu
khí có CV = 5/2R
b) Tính nhiệt kèm theo mỗi quá trình: (1) ® (2), (2) ® (3),
(3) ® (4) và (4) ® (1)
c) Tính công kèm theo chu trình và tính hiệu suất của chu trình.
Nxd

Câu 5: Một thiết bị hình hộp chữ nhật chứa khí được chia thành hai khoang A và B bằng một
piston (có thể tích không đáng kể, đoạn nhiệt và có khả năng dịch chuyển không ma sát). Khoang
A chứa 3,0 mol N2 và 2 mol He ở 1,0 bar. Khoang B chứa 0,5 mol CH4 và 2,0 mol khí argon ở
1,0 bar. Hai khoang ban đầu ở 298K. Lần lượt thực hiện thí nghiệm sau:
1) Cấp nhiệt từ từ cho hỗn hợp khí trong khoang A làm piston dịch chuyển rất chậm về phía
khoang B, tới khi thể tích khoang B giảm một nửa so với ban đầu thì dừng cấp nhiệt. Trong quá
trình cấp nhiệt cho hỗn hợp khí ở khoang A, hỗn hợp khí trong khoang B luôn được ổn định
nhiệt độ bởi một thiết bị điều nhiệt.
a) Tính công do hỗn khí trong khoang A tạo ra.
b) Tính nhiệt độ cuối của hỗn khí trong khoang A.
c) Tính nhiệt và biến thiên nội năng của hỗn hợp khí trong khoang B.
d) Tính biến thiên nội năng của hỗn hợp khí trong khoang B.
2) Bỏ piston ngăn cách 2 khoang A và B. Tính biến thiên enthalpy, entropy và năng lượng tự do
Gibbs kèm theo quá trình.
(Giả sử mỗi chất khí và hỗn hợp khí đều xử sự như khí lý tưởng)

Câu 6: Một động cơ nhiệt lí tưởng với 1 mol khí lí tưởng đơn nguyên tử đi qua chu trình:
+ A → B: giãn nở thuận nghịch đẳng nhiệt nhận 250J bởi sự
truyền nhiệt (qH) ở nhiệt độ 1000K (TH) từ một nguồn nóng.
+ B → D: giãn nở thuận nghịch đoạn nhiệt.
+ D → C: nén thuận nghịch đẳng nhiệt ở nhiệt độ 300K (TC)
giải phóng một lượng nhiệt (qC) đến bể lạnh.
+ C → A: nén thuận nghịch đoạn nhiệt.
Biết hiệu suất của chu trình được xác định bởi công giải
phóng ra (w) chia cho nhiệt hấp thụ của chu trình (qH), qH và qC có
mối liên hệ với TC và TH như sau:
q H TH
=
qC TC
a) Tính công thực hiện được trong một chu trình và hiệu suất động cơ nhiệt trên.
b) Tính biến thiên entropy (ΔS) và biến thiên năng lượng Gibbs (ΔG) cho các quá trình A → B,
D → C trong động cơ nhiệt. Biểu diễn chu trình nhiệt theo giản đồ T-S.

Câu 7: Cho một chén nung bằng sứ có khối lượng 100 g có chứa 50 g NaCl ở 25oC vào một lò
nung ở 600oC. Biết trong khoảng nhiệt độ trên, chén nung và NaCl không bị biến đổi và có nhiệt
dung đẳng áp (không phụ thuộc vào nhiệt độ) của sứ và NaCl lần lượt bằng 0,835 J/K.g và 50
J/K.mol.
a) Tính biến thiên entropi của chén nung và của NaCl.
b) Tính biến thiên entropi của lò nung và của hệ gồm chén nung, NaCl và lò nung.

You might also like