You are on page 1of 9

UBND TỈNH BẮC NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019-2020


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Hóa học - Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Câu 1.(3,5 điểm) 1. Chỉ dùng quỳ tím, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 5 dung
dịch không màu (riêng biệt) sau: NaCl, Ba(OH)2, KOH, Na2SO4, H2SO4.
2. Có hỗn hợp khí X gồm: CO2, C2H4, C2H2, CH4. Bằng phương pháp hóa học hãy tách
riêng từng khí trên ra khỏi hỗn hợp X.
Câu 2.(3,5 điểm) 1. Cho X, Y, Z lần lượt là oxit, bazơ và muối của kim loại M. Khi cho lần
lượt M, X, Y, Z vào dung dịch muối A đều thu được một kết tủa là bazơ không tan. Chọn các chất
M, X, Y, Z, A phù hợp và viết các phương trình hóa học minh họa.
2.Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
+ Y1 + Z1 +
C D E T1
F
+ X, xt men
A B
+ Y2 + Z2 + T2
G H I F
Trong đó A là hợp chất hữu cơ; F là bari sunfat.
Câu 3.(3,5 điểm) 1. Hãy chọn 6 chất rắn khác nhau để khi cho lần lượt từng chất này tác dụng
với dung dịch HCl thu được 6 chất khí khác nhau. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
2. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (là chất khí ở điều kiện thường) thu được khí
cacbonic và hơi nước theo tỷ lệ thể tích là 1:1 (các chất khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Xác định
công thức cấu tạo có thể có của hiđrocacbon trên.
Câu 4.(3,0 điểm) 1. Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) mạch hở, không phân nhánh chỉ chứa nhóm
nguyên tử tác dụng với Na. Cho X tác dụng với Na dư thu được khí H 2 có số mol bằng với số mol
của X tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của X.
Biết tỉ khối hơi của X so với metan là 5,625.
2. Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 200C, thấy tách
ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58 gam MgSO 4. Hãy xác định công thức của tinh thể
muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan của MgSO4 ở 200C là 35,1 gam trong 100 gam nước.
Câu 5.(4,0 điểm) 1. Trong phòng thí nghiệm, khí etilen được điều chế khi đun nóng rượu
(ancol) etylic với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 1700C. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Khí etilen thu được thường lẫn các tạp chất khí SO2, CO2. Viết PTHH giải thích.
c. Muốn loại bỏ tạp chất để thu được khí etilen tinh khiết có thể dùng dung dịch nào trong số
các dung dịch cho sau đây: NaOH, Br2, BaCl2? Tại sao? Viết các phản ứng hóa học để giải thích.
2. Cho chất rắn B chứa Ba(HCO3)2, CaCO3, Na2CO3. Đem nung 67,1 gam chất rắn B ở nhiệt
độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 47,7 gam chất rắn X. Mặt khác cho 67,1 gam chất rắn
B vào nước thì thu được dung dịch C và 39,7 gam kết tủa D. Xác định phần trăm khối lượng mỗi
chất trong B.
Câu 6. (2,5 điểm) Hòa tan 87,4 gam hỗn hợp A gồm Cu, Ag2O, FeCO3, Al2O3 trong dung dịch
HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch B và 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO 2. Cho hỗn hợp
khí này hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch HCl dư vào
dung dịch B thu được 28,7 gam kết tủa.
1. Tính khối lượng của từng chất có trong hỗn hợp trên.
2. Cho 25,2 gam Mg vào dung dịch B, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp các
kim loại. Tính m.
-------- Hết --------
(Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)

UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2019-2020
(Hướng dẫn có 06 trang) Môn: Hóa học - Lớp 9
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Chú ý:
- Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa của phần đó.
- Học sinh viết PTHH mà không cân bằng hoặc thiếu điều kiện phản ứng trừ 1/2 số
điểm của PTHH đó.

Câu 1.(3,5 điểm)


1. Chỉ dùng quỳ tím, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 5 dung dịch
không màu (riêng biệt) sau: NaCl, Ba(OH)2, KOH, Na2SO4, H2SO4.
2. Có hỗn hợp khí X gồm: CO2, C2H4, C2H2, CH4. Bằng phương pháp hóa học hãy
tách riêng từng khí trên ra khỏi hỗn hợp X.

1 Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, nhúng quỳ tím vào các mẫu 0,5
(2,0 điểm) thử:
- Mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4.
- Hai mẫu làm quỳ hóa xanh là: Ba(OH)2 và KOH (nhóm I) 0,5
- Hai mẫu không làm quỳ đổi màu là: NaCl và Na2SO4 (nhóm II).
Nhỏ H2SO4 vào các mẫu ở nhóm I: mẫu có kết tủa là Ba(OH)2 mẫu còn 0,5
lại là KOH: H2SO4 + Ba(OH)2→ BaSO4 + 2H2O
Lấy Ba(OH)2 nhỏ vào các mẫu ở nhóm II: mẫu có kết tủa là Na 2SO4 mẫu 0,5
còn lại là NaCl: Ba(OH)2 + Na2SO4→ BaSO4 + 2NaOH

2 - Dẫn hh khí X qua dung dịch Ca(OH)2dư thì CO2 bị hấp thụ hoàn toàn
(1,5 điểm) tạo thành kết tủa. Lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được
CO2
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O
o
CaCO3t→ CaO + CO2 0,5
- Hỗn hợp khí thoát ra dẫn vào dung dịch AgNO 3/NH3 dư thì C2H2 bị hấp
thụ hết thành kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được khí C2H2.
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3→ C2Ag2 + 2NH4NO3
0,5
C2Ag2 + 2HCl→C2H2 + 2AgCl
- Dẫn hỗn hợp khí thu được qua dung dịch Br 2 dư thì C2H4 bị hấp thụ hết,
CH4 không phản ứng thoát ra ngoài. Cho Zn dư vào sản phẩm thì thu
được C2H4
0,5
C2H4 + Br2→ C2H4Br2
C2H4Br2 + Zn → C2H4 + ZnBr2.
Câu 2.(3,5 điểm)
1. Cho X, Y, Z lần lượt là oxit, bazơ và muối của kim loại M. Khi cho lần lượt M, X,
Y, Z vào dung dịch muối A đều thu được một kết tủa là bazơ không tan. Chọn các chất M,
X, Y, Z, A phù hợp và viết các phương trình hóa học minh họa.
2. Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng
nếu có):

+ Y1 + Z1 + T1
C D E F
+ X, xt men
A B
+ Y2 + Z2 + T2
G H I F
Trong đó A là hợp chất hữu cơ; F là bari sunfat.

1 Từ dữ kiện đề bài có thể chọn: 0,5


(1,5 điểm) M: Na, X: Na2O, Y: NaOH, Z: Na2CO3, A: AlCl3
PTHH:
1) Na + H2O  NaOH + ½ H2
2) Na2O + H2O  2NaOH 0,25x4
3) 3NaOH + AlCl3 3NaCl + Al(OH)3
4) 3Na2CO3+2AlCl3 + 3H2O  6NaCl + 2Al(OH)3+ 3CO2
HS có thể chọn chất khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
2 Viết ptpư hoàn thành sơ đồ phản ứng: 0,25x8
H+
(2,0 điểm) (-C6H10O5-)n + nH2O → nC6H12O6 (1)
(A) (X) (B)
men
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2(2)
(B) (C) (G)
men giấm
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O (3)
(C) (Y1) (D)
2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2H2O (4)
(D) (Z1) (E)
(CH3COO)2Ba + K2SO4 → BaSO4↓ + 2CH3COOK (5)
(E) (T1) (F)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (6)
(G) (Y2) (H)
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl (7)
(H) (Z2) (I)
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + CO2 + H2O (8)
(I) (T2) (F)
T1 có thể là muối tan khác của SO42-; Z2 có thể là muối tan khác của Ba2+
* Nếu học sinh chọn A là C2H4(hoặc C2H5Cl); X là H2O(NaOH); B là
C2H5OH thì không cho điểm vì đề bài chỉ cho

men
B → C+G
Câu 3.(3,5 điểm)
1. Hãy chọn 6 chất rắn khác nhau để khi cho lần lượt từng chất này tác dụng với dung
dịch HCl thu được 6 chất khí khác nhau. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
2. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (là chất khí ở điều kiện thường) thu được khí
cacbonic và hơi nước theo tỷ lệ thể tích là 1:1 (các chất khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Xác
định công thức cấu tạo có thể có của hiđrocacbon trên.

1 (1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. 0,25x6


(1,5 điểm) (2) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
(3) CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2 + H2O
(4) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(5) CaC2 + 2HCl → CaCl2 + C2H2
(6) Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4

2 Gọi công thức tổng quát của Hiđrocacbon là CxHy (x, y nguyên dương)
(2,0 điểm) PTHH: CxHy + ( x + y/4)O2→ xCO2 + (y/2)H2O 0,25
Theo bài ra tỷ lệ thể tích CO2 : H2O = 1:1
 CTPT của Hiđrocacbon dạng (CH2)x 0,25
Vì là chất khí có số nguyên tử C≤ 4 nên ta có 2 ≤ x ≤ 4
+ Trường hợp 1: x = 2. Công thức của H-C là C2H4 có 0,5
CTCT là CH2 = CH2

+ Trường hợp 2: x = 3. Công thức của H-C là C3H6


có các công thức cấu tạo phù hợp là: 0,5
CH2 =CH – CH3;

+ Trường hợp 3: x = 4. Công thức của H-C là C4H8 0,5


có các công thức cấu tạo phù hợp là:
CH2=CH-CH2-CH3; CH3–CH=CH-CH3; CH2=C-CH3
|
CH 3
; -CH3
Câu 4.(3,0 điểm)
1. Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) mạch hở, không phân nhánh chỉ chứa nhóm nguyên
tử tác dụng với Na. Cho X tác dụng với Na dư thu được khí H 2 có số mol bằng với số mol
của X tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có
của X. Biết tỉ khối hơi của X so với metan là 5,625.
2. Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 200C,
thấy tách ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58 gam MgSO 4. Hãy xác định công
thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan của MgSO 4 ở 200C là 35,1 gam trong
100 gam nước.

1 MX = 16x5,625 = 90 gam/mol
(2,0điểm) Nhận thấy nX : nH2 = 1 : 1 ta có các trường hợp sau: 0,25
* TH1: X là có hai nhóm –OH ; X có CTTQ dạng R(OH)2
PTHH : R(OH)2 + 2Na R(ONa)2 + H2 0,25
Ta có: R + 34 = 90  R = 56 ( - C4H8 - )
X mạch hở không phân nhánh, X có thể có các CTCT sau
HO-CH2-CH2-CH2-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH3; 0,5
CH3-CH(OH)-CH2-CH2 –OH; CH3 – CH2 – CH(OH) – CH2(OH).

* TH2: X là có hai nhóm –COOH ; X có CTTQ dạng R(COOH)2


PTHH : R(COOH)2 + 2Na  R(COONa)2 + H2 0,25
Ta có: R + 90 = 90  R = 0
X là HOOC-COOH. 0,25

* TH3: X có 1nhóm OH và 1 nhóm COOH; X có dạng HORCOOH


HO-R-COOH + 2Na NaO-R-COONa + H2 0,25
Ta có: R + 62 = 90  R = 28 ( - C2H4 - )
0,25
X là HO-CH2-CH2-COOH; CH3-CH(OH)-COOH.

2 Công thức của tinh thể ngậm nước tách ra là MgSO4.nH2O


(1,0 điểm) Trong 120 + 18n gam MgSO4.nH2O có 120 gam MgSO4 và 18n gam H2O
1,58 gam 0,237n gam 0,25
Khối lượng các chất trong 100 gam dung dịch bão hoà:
mH2O= 74,02 gam
mMgSO4= 25,98 gam 0,25
Khối lượng các chất trong dung dịch sau khi kết tinh:
mH2O= 74,02 – 0,237n gam
mMgSO4 = 25,98 + 1 – 1,58 = 25,4 gam
Độ tan: S = 25,4.100/(74,02 – 0,237n) = 35,1  n = 7. 0,25
Vậy công thức tinh thể ngậm nước kết tinh là MgSO4.7H2O 0,25
Câu 5. (4,0 điểm) 1. Trong phòng thí nghiệm, khí etilen được điều chế khi đun nóng rượu
(ancol) etylic với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 1700C.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Khí etilen thu được thường lẫn các tạp chất khí SO 2, CO2. Viết phương trình hóa
học giải thích.
c. Muốn loại bỏ tạp chất để thu được khí etilen tinh khiết có thể dùng dung dịch nào
trong số các dung dịch cho sau đây: NaOH, Br 2, BaCl2? Tại sao? Viết các phản ứng hóa học
để giải thích.
2.Cho chất rắn B chứa Ba(HCO3)2, CaCO3, Na2CO3. Đem nung 67,1 gam chất rắn B
ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 47,7 gam chất rắn X. Mặt khác cho
67,1 gam chất rắn B vào nước thì thu được dung dịch C và 39,7 gam kết tủa D. Xác định
phần trăm khối lượng mỗi chất trong B.
1
H2SO4 đặc, 1700C
(1,5 điểm) a. PTHH: C2H5OH CH2 = CH2 + H2O 0,25
b. PTHH: C2H5OH + 4H2SO4 đ 2CO2 + 4SO2 + 7H2O 0,25
c. Để loại CO2, SO2 ta có thể dùng NaOH dư, vì NaOH tác dụng với CO2, 0,25
SO2 còn C2H4 không phản ứng.
PTPƯ: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O 0,25
- Không thể sử dụng dung dịch brom hoặc dung dịch BaCl2 vì:
+ Đối với dung dịch brom thì cả SO2, C2H4 đều phản ứng: 0,25
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
+ Đối với dung dịch BaCl2 cả 3 khí đều không phản ứng. 0,25
2 Đặt x, y, z lần lượt là số mol của Ba(HCO3)2, CaCO3, Na2CO3 0,75/3pt
(2,5 điểm) 259x + 100y + 106z = 67,1 (1) 0,25
- Xét thí nghiệm nung nóng B:
Ba(HCO3)2 BaO + 2CO2 + H2O
x x
CaCO3 CaO + CO2
y y
Na2CO3 không bị nhiệt phân
Chất rắn X chứa x mol BaO; y mol CaO; z mol Na2CO3
153x + 56y + 106z = 47,7 (2) 0,25
- Xét thí nghiệm cho chất rắn B vào nước: Xảy ra phản ứng
Ba(HCO3)2 + Na2CO3→ BaCO3 + 2NaHCO3
+ Trường hợp 1: z > x 0,25
Ba(HCO3)2 hết + Na2CO3dư→ BaCO3 + 2NaHCO3
x z x
Kết tủa là x mol BaCO3 sinh ra và y mol CaCO3 ban đầu
197x + 100y = 39,7 (3)
Từ (1), (2), (3) ta có: x = 0,1; y = 0,2; z = 0,2 (thỏa mãn) 0,25
Phần trăm khối lượng mỗi chất trong B lần lượt là 38,6%; 29,8%; 31,6%
+ Trường hợp 2: z < x 0,25
Ba(HCO3)2 dư + Na2CO3hết→ BaCO3 + 2NaHCO3
x z z
Kết tủa là z mol BaCO3 và y mol CaCO3 ban đầu
100y + 197z = 39,7 (4)
Từ (1), (2), (4) có x = 0,171; y = 0,027 ; z = 0,188 0,25
Loại vì 0,188 > 0,171. 0,25
Câu 6. (2,5 điểm) Hoà tan 87,4 gam hỗn hợp A gồm Cu, Ag2O, FeCO3, Al2O3 trong dung
dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch B và 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO 2.
Cho hỗn hợp khí này hấp thụ vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 30 gam kết tủa. Nếu cho
dung dịch HCl dư vào dung dịch B thu được 28,7 gam kết tủa.
1. Tính khối lượng của từng chất có trong hỗn hợp trên.
2. Cho 25,2 gam Mg vào dung dịch B, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn
hợp các kim loại. Tính m.
(3,0 điểm) 1. Đặt x, y, z, t là số mol của Cu, Ag2O, FeCO3, Al2O3 tương ứng:
Có: 87,4 = 64x + 232 y + 116z + 102 t (1)
* A tác dụng HNO3:
3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
x x 2x/3
Ag2O + 2HNO3 2AgNO3 + H2O
y 2y
3FeCO3 + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO + 3CO2 + 5H2O
z z z/3 z
Al2O3 + 6HNO3  2Al(NO3)3 + 3H2O
t 2t 0,5
* Hỗn hợp khí gồm : NO = (2x + z)/3 (mol) ; CO2 = z (mol)
Ta có: (2x + z)/3 + z = 0,6  2x + 4z =1,8 (2)
* Hỗn hợp khí tác dụng Ca(OH)2 dư:
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 ↓+ H2O
Ta có: 100z = 30  z = 0,3  x = 0,3
* Dung dịch B có:
Số mol : Cu(NO3)2 = 0,3 (mol) AgNO3 = 2y (mol)
Số mol : Fe(NO3)3 = 0,3 (mol) Al(NO3)3 = 2t (mol)
* B tác dụng HCl:
0,5
AgNO3 + HCl  AgCl ↓+ HNO3
2y 2y
Ta có: 143,5.2y = 28,7  y = 0,1  t = 0,1
Vậy: Khối lượng Cu= 64. 0,3 = 19,2 gam
Khối lượng Ag2O = 232. 0,1 = 23,2 gam
Khối lượng FeCO3 = 116. 0,3 = 34,8 gam
Khối lượng Al2O3 = 87,4 - 77,2 = 10,2 gam
2. Cho Mg tác dụng dung dịch B: Số mol Mg = 1,05 mol 0,5
Mg + 2AgNO3 2Ag + Mg(NO3)2
0,1 ← 0,2  0,2
Mg + 2Fe(NO3)3 Mg(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
0,15← 0,3  0,15 0,3
Mg + Cu(NO3)2 Cu + Mg(NO3)2
0,3 ← 0,3  0,3
Mg + Fe(NO3)2 Fe + Mg(NO3)2
0,3 ← 0,3  0,3
Vậy Mg còn dư = 1,05 - 0,85 = 0,2 mol
3Mg + 2Al(NO3)3 2Al + 3Mg(NO3)2 0,5
Ban đầu : 0,2 0,2
Phản ứng : 0,2 0,4/3
Sau: 0 dư 0,4/3 0,25
Vậy : m = (108.0,2) + (64.0,3) + (56.0,3) + (27.0,4/3) = 61,2 gam 0,25
-------------------Hết-------------------

You might also like