You are on page 1of 18

ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

ĐỀ ÔN 1
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 2: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 3: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2H4O2
lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 4: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu
gọn của X là
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.

Câu 5: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 6: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2
sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất.
Tên gọi của E là:
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. ancol etylic. D. etyl axetat.

Câu 7: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu
được là
A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 8: Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3.

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 1
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 9: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic.
Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 10: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản
phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 11: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản
phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 12: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol
O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. n-propyl axetat. B. metyl axetat.
C. etyl axetat. D. metyl fomat.

Câu 13: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvc. X1 có khả năng
phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản
ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH. D. CH3-COOH, H-COO-CH3.

Câu 14: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu
được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 2
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 15: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni
clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch
NaOH là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 16: Propyl fomat được điều chế từ


A. axit fomic và ancol metylic. B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic. D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 17: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch
NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC3H7.
Câu 18: Trong phân tử este (X) no, đơn chức, mạch hở có thành phần oxi chiếm 36,36 %
khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 19: Trong các chất : xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl
ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3

Câu20: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có
khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 3
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 21: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thủy phân X tạo ra
hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X

A. CH3OCO-CH2-COOC2H5. B. C2H5OCO-COOCH3.
C. CH3OCO-COOC3H7. D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.
Câu 22: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4 ; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2
(mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng
được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 23: Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau:
+ X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH.
+ Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
+ Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
B. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2 CH3.
C. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2 CH3.
D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.
Câu 24: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M.
Mặt khác nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí
H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3-C6H3(OH)2. B. HO-C6H4-COOCH3.
C. HO-CH2-C6H4-OH. D. HO-C6H4-COOH.

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 4
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 25: Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T).
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là:
A. (T), (Y), (X), (Z). B. (X), (Z), (T), (Y).
C. (Y), (T), (Z), (X). D. (Y), (T), (X), (Z).
Câu 26: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi
phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este
hóa là
A. 50% B. 62,5% C. 55% D. 75%

Câu 27: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản
ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. B. propyl fomat.
C. metyl axetat. D. metyl fomat.

Câu 28: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và
CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu
cần dùng là
A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml.

Câu 29: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 3,28 gam. B. 20,2 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam.
TỪ NGUYỄN TRÚC MY 5
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 30: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH,
HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O.
Công thức phân tử của este là
A. C4H8O4 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2

Câu 32: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung
dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat

Câu 33: Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai
chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H5 D. C2H5COOCH3

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 6
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 34: Cho 20 gam một este X (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung
dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công
thức cấu tạo của X là
A. CH2=CHCH2COOCH3. B. CH3COOCH=CHCH3.
C. C2H5COOCH=CH2. D. CH2=CHCOOC2H5.

Câu 35: Thủy phân 7,4 gam este X có công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH
vừa đủ thu được 4,6 gam một ancol Y và m gam muối Z. giá trị của m là
A. 8,2 g muối. B. 6,8 g muối.
C. 3,4 g muối. D. 4,2 g muối.

Câu 36: Đun sôi hỗn hợp X gồm 12 gam axit axetic và 11,5 gam ancol etylic với H2SO4
đặc làm xúc tác đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng
este hóa bằng 65%. Giá trị của m là
A. 11,44 gam. B. 17,6 gam. C. 22 gam. D. 10,50 gam

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 7
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 37: Cho 4,48 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 ( có tỉ lệ mol 1:1) tác
dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1 M , sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam
chất rắn khan .Giá trị của m là
A. 6,4 gam B. 4,88 gam C. 6,76 gam D. 6,44 gam

Câu 38: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm
cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác
dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối
của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. isopropyl axetat. B. etyl propionat. C. metyl propionat. D. etyl axetat.

Câu 39: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat , metyl axetat và etyl fomat . Đốt cháy hoàn toàn
5,54 gam X thu được 3,78 gam H2O . Phần trăm số của vinyl axetat trong X là
A. 25% B. 27,92% C. 42,86% D. 75%

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 8
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 40: Hỗn hợp M gồm ancol X, axit cacboxylic Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este
Z tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,18 mol O 2, sinh ra
0,14 mol CO2. Cho m gam M trên vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi
kết thúc các phản ứng thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N còn lại 3,68 gam chất
rắn khan. Công thức của Y là
A. C2H5COOH. B. HCOOH. C. C3H7COOH. D. CH3COOH.

ĐỀ ÔN 2
Câu 1: Etyl axetat không tác dụng với
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
C. dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng). D. O2, to.
Câu 2: Tripanmitin có công thức là
A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 3: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc:
A. C2H2. B. CH3CH=O. C. HCOOCH3. D. HCOOCH=CH2.

Câu 4: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. glucozơ và glixerol. B. xà phòng và ancol etylic.
C. glucozơ và ancol etylic. D. xà phòng và glixerol.
Câu 5: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 9
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

A. Triolein. B. Metyl axetat. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.


Câu 6: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH là phản ứng
A. trùng hợp. B. este hóa. C. xà phòng hóa. D. trùng ngưng.
Câu 7: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là
A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). B. CnH2nO2 (n ≥ 1).
C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2nO (n ≥ 2).
Câu 8: Este CH3CH2CH2COOC2H5 có tên gọi là
A. etyl butirat. B. etyl butiric.
C. etyl propanoat. D. etyl butanoat.
Câu 9: Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat
có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo,…Este có mùi chuối chín có công thức cấu tạo
thu gọn là:
A. CH3COOCH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
C. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3.D. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
Câu 10: Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:3?
A. CH3COOC2H5. B. C2H4(OOCCH3)2.
C. C6H5OOCCH3. D. CH3OOC-COOC6H5.
Câu 11: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng
được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là :
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 12: Có các nhận định sau : (1) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic và
ancol; (2) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm −COO− ; (3) Este no, đơn chức,
mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n ≥ 2; (4) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại
este. Các nhận định đúng là :
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 10
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 13: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra
hai muối?
A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat). B. CH3COO–[CH2]2–OOCCH2CH3.
C. CH3OOC–COOCH3. D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).
Câu 14: Số đồng phân axit và este có công thức phân tử C4H8O2 là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
Câu 16: Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl
axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra
ancol là
A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (3), (4), (5).

Câu 17: Trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic; số chất tác dụng được
với dung dịch NaOH là
A. 4 B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 18: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra
chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC3H7. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H5.
Câu 19: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu
được các sản phẩm hữu cơ là
A. CH3OH và C6H5ONa. B. CH3COOH và C6H5ONa.
C. CH3COONa và C6H5ONa. D. CH3COOH và C6H5OH.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ
không phân cực.
TỪ NGUYỄN TRÚC MY 11
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 21: Dãy nào sau đây sắp xếp các chất theo trật tự tăng dần nhiệt độ sôi?
A. CH3COOCH3 < HCOOCH3 < C3H7OH< CH3COOH < C2H5COOH.
B. C2H5COOH < CH3COOH < C3H7OH < CH3COOCH3 < HCOOCH3.
C. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH.
D. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H5OH < C2H5COOH < CH3COOH.

Câu 22: Xét các chất: (1) p-crezol, (2) glixerol, (3) axit axetic, (4) metyl fomat, (5) natri
fomat, (6) amoni axetat, (7) anilin, (8) tristearoylglixerol (tristearin) và (9) 1,2-
đihiđroxibenzen. Trong số các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH tạo
muối là
A. 7. B. 5. C. 6. D. 8.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu
cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5,
(C17H35COO)3C3H5.
(f) Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 24: Có các nhận định sau:
TỪ NGUYỄN TRÚC MY 12
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

(1) Lipit là một loại chất béo.


(2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,…
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là
A. (1), (2), (4), (6). B. (1), (2), (4), (5).
C. (2), (4), (6). D. 3, (4), (5).
Câu 25: Tiến hành đun nóng các phản ứng sau đây:
(1) CH3COOC2H5 + NaOH →
(2) HCOOCH=CH2 + NaOH →
(3) C6H5COOCH3 + NaOH →
(4) HCOOC6H5 + NaOH →
(5) CH3OCOCH=CH2 +NaOH →
(6) C6H5COOCH=CH2 + NaOH →
Trong số các phản ứng đó, có bao nhiêu phản ứng mà sản phẩm thu được chứa ancol?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 26: Ba chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 và có tính
chất sau :
- X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2.
- Y tác dụng được với Na và có phản ứng tráng gương.
- Z tác dụng được với dung dịch NaOH, không tác dụng được với Na.
Các chất X, Y, Z là :
A. X : CH3COOH; Y : CH2(OH)CHO; Z : HCOOCH3.
B. X : CH3COOH; Y : HCOOCH3; Z : CH2(OH)CHO.
C. X : HCOOCH3; Y : CH3COOH; Z : CH2(OH)CHO.
D. X : CH2(OH)CHO; Y : CH3COOH; Z : HCOOCH3.
Câu 27: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
TỪ NGUYỄN TRÚC MY 13
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

X + NaOH ⎯⎯ →Y + Z
o
t
(1)
o
CaO, t
Y(raén ) + NaOH (raén ) ⎯⎯⎯→ CH 4 + Na2 CO3 (2)

Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H 2O ⎯⎯ → CH3COONH 4 + 2NH 4 NO3 + 2Ag


o
t
(3)
Chất X là
A. metyl acrylat. B. vinyl axetat. C. etyl fomat. D. etyl axetat.
Câu 28: Hai chất X và Y cùng có công thức phân tử C9H8O2, cùng là dẫn xuất của bezen,
đều làm mất màu nước Br2. X tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit, Y
tác dụng với dung dịch NaOH cho 2 muối và nước. Các muối sinh ra đều có phân tử khối
lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. X và Y tương ứng là:
A. HCOOC2H2C6H5, HCOOC6H4C2H3. B. C6H5COOC2H3, C2H3COOC6H5.
C. C2H3COOC6H5, HCOOC6H4C2H3. D. C6H5COOC2H3, HCOOC6H4C2H3.

Câu 29: Este X có các đặc điểm sau :


- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và
chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là :
A. Chất Y tan vô hạn trong nước.
B. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 14
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 30: Cho sơ đồ các phản ứng:


o
t
X + NaOH (dung dịch) ⎯⎯ →Y + Z (1)
o
CaO, t
Y + NaOH (rắn) ⎯⎯⎯ → T + P (2)
o
1500 C
T ⎯⎯⎯ → Q + H2 (3)
o
t , xt
Q + H2O ⎯⎯⎯ → Z (4)
Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là
A. CH3COOCH=CH2 và HCHO. B. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO.
C. HCOOCH=CH2 và HCHO. D. CH3COOC2H5 và CH3CHO.

Câu 31: Tiến hành thí nghiệm (như hình vẽ) : Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic
nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy
5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 - 70oC. Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung
dịch NaCl bão hòa.

Hiện tượng xảy ra là :


A. Dung dịch trong ống nghiệm là một thể đồng nhất.
B. Ống nghiệm chứa hai lớp chất lỏng và kết tủa màu trắng.
TỪ NGUYỄN TRÚC MY 15
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

C. Ống nghiệm chứa một dung dịch không màu và kết tủa màu trắng.
D. Dung dịch trong ống nghiệm có hai lớp chất lỏng.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X ( tạo nên từ một axit cacboxylic đơn
chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân
của X là:
A. 2. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 33: Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là :
A. 10,4 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 3,28 gam.

Câu 34: Thuỷ phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch
KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là :
A. etyl fomat. B. etyl propionat.
C. etyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 35: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch
NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X (chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở cần
dùng vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) và 3,6 gam H2O. Giá
trị của V là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 8,96 lít.

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 16
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6
mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br 2 1M. Giá trị
của a là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,30. D. 0,18.

Câu 38: Một hỗn hợp M gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < MY). Đun nóng 12,5 gam hỗn
hợp M với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no Z, đơn
chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC và hỗn hợp hai muối T. Đốt cháy 7,6
gam Z thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X, Y trong
hỗn hợp M lần lượt là :
A. 59,2%; 40,8%. B. 50%; 50%.
C. 40,8%; 59,2%. D. 66,67%; 33,33%.
Câu 39: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở
được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 37,36 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung
dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1.
Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu
được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,5 mol O2, thu được CO2,
Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là:
A. 39,08%. B. 48,56%. C. 56,56%. D. 40,47%.
Câu 40: Chất hữu cơ A chỉ chứa C, H, O có công thức phân tử trùng công thức đơn giản
nhất. Cho 2,76 gam A tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, chưng khô thì
phần bay hơi chỉ có H2O, phần chất rắn khan chứa 2 muối có khối lượng 4,44 gam. Đốt

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 17
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1

cháy hoàn toàn hai muối này được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O.
Nếu đốt cháy 2,76 gam A thì khối lượng H2O thu được là
A. 0,9 g am. B. 1,08 gam. C. 0,36 gam. D. 1,2 gam.

TỪ NGUYỄN TRÚC MY 18

You might also like