You are on page 1of 2

BÀI TẬP KỸ THUẬT NHIỆT CHƯƠNG 3

1. Chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp không hồi nhiệt như hình dưới đây có các
thông số: p1= 1bar, t1= 27oC, t3= 700oC, tỷ số tăng áp =10, môi chất coi là không khí.
Xác định:
a. Các thông số cơ bản tại các điểm đặc trưng

b. Công, nhiệt cấp và thải, hiệu suất nhiệt

2. Chu trình động cơ đốt trong đẳng tích có p1= 1bar, t1=20oC, tỷ só nén ε= 3,6, tỷ số tăng
áp λ=3,33. Xác định:

a. Các thông số trạng thái cơ bản của các điểm đặc biệt
b. Lượng nhiệt cấp và thải

c. Công và hiệu suất nhiệt nếu chất môi giới là 1 kg không khí

3. Chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt hỗn hợp, môi chất là 1 kg không khí có pmin =
0.9 bar, t1=67oC, pmax = 45 bar, ε = 10, nhiệt nhận nguồn nóng 1090 kJ/kg. Tính nhiệt
nhận trong quá trình đẳng tích và đẳng áp.

Câu hỏi trắc nghiệm


1. Một máy điều hòa không khí cung cấp 1 kg/s không khí ở nhiệt độ 15C được làm
lạnh từ không khí môi trường bên ngoài ở 35C. Hãy ước tính công suất cần thiết để vận
hành máy điều hòa không khí?
A. 1.59 kW
B. 1.39 kW
C. 2.05 kW
2. Một động cơ ô tô đốt cháy 5 kg nhiên liệu (tương ứng với sự cấp nhiệt QH) ở nhiệt độ
1500 K và thải năng lượng ra bộ tản nhiệt và ống xả ở nhiệt độ trung bình là 750 K. Giả
thiết rằng nhiên liệu có khả năng tỏa nhiệt là 40000 kJ/kg, Công lớn nhất động cơ có thể
cung cấp ?
A. 1 000 kJ
B. 10 000 kJ
C. 100 000 kJ
3. Máy lạnh dùng hơi có công suất máy nén N=50 kW, hệ số làm lạnh ε=4. Xác định
nhiệt tỏa trong bình ngưng?
A. 250 kW
B. 280 kW
C. 150 kW
4. Công suất của động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng tích bằng 50 KW, nhiệt tỏa ra môi
trường xung quanh trong 1h bằng 145000 K, số mũ đoạn nhiệt . Tỷ số nén của quá
trình nén là:
A. 7,52
B. 0,72
C. 4,38
5. Hệ nhiệt động trong các loại máy nhiệt sau, hệ nào là hệ nhiệt động hở:
A. Động cơ đốt trong.
B. Máy lạnh.
C. Cả 2 câu đều đúng.
6. Người ta phân biệt nguồn lạnh, nguồn nóng là do sự khác nhau của:
A. Nhiệt độ
B. Thể tích
C. Áp suất
7. Phát biểu nào sau đây mang nội dung – ý nghĩa của định luật nhiệt động thứ nhất
A. Trong một hệ kín, nhiệt lượng trao đổi không thể chuyển hóa hoàn toàn thành công,
một phần làm biến đổi nội năng của hệ.
B. Trong một hệ nhiệt động, nếu lượng công và nhiệt trao đổi giữa chất môi giới với môi
trường không cân bằng nhau thì nhất định làm thay đổi nội năng của hệ, và do đó, làm
thay đổi trạng thái của hệ.
C. Cả 2 phát biểu đều đúng

You might also like