You are on page 1of 3

6/1/2021

Chương 2
BÀI TẬP

ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG 1


VÀ CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT
ĐỘNG CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG

Bài tập 1:Để nén 3 kg khí metan người ta cần tiêu tốn
công nén 800kJ và lúc này nội năng của khí tăng một
lượng 595 kJ. Xác định nhiệt lượng tham gia vào quá
trình, độ biến thiên nhiệt độ và độ biến thiên enthalpi.
Biết nhiệt dung riêng cv = 26,48 kJ/kmol K

Bài tập 2: Khảo sát một hệ xylanh pittông bên trong


có chứa 2,8 (kg) hỗn hợp khí lý tưởng gồm N2 (rN2
=35%), O2 (rO2 =35%), CO (rCO =30%). Ở trạng thái
ban đầu khối khí có t1 =21(0C); V1 = 0,5 (m3). Sau đó
người ta nén khối khí này đến trạng thái 2 có p2 =8,0
(bar); t2 = 62(0C). Xác định:
1. Số mũ đa biến của quá trình;
2. Công và nhiệt lượng trao đổi của quá trình. Nhận
xét;

Bài tập 3: Thể tích của hỗn hợp khí CO2; O2; N2 có
thành phần khối lượng gCO2 = 25%; gO2 = 10%; trong xy
lanh có đường kính d = 600 mm là V1 = 0,3 m3 ở t1 =
27oC. Nếu hỗn hợp khí nhận lượng nhiệt 110 kJ trong
điều kiện áp suất không đổi và pittông dịch chuyển
300mm. Xác định:
1. Khối lượng phân tử, hằng số khí của hỗn hợp
2. Độ biến đổi nội năng, lượng biến đổi entanpi của quá
trình.
3. Công thay đổi thể tích.
Bài tập 4: Không khí trong xylanh có đường kính d=
600mm, V1 = 0,41 m3 ở nhiệt độ 200 C. nếu không khí
nhận một nhiệt lượng 99,5 kJ trong điều kiện áp suất
không thay đổi và piston dịch chuyển 400mm, xác
định nhiệt độ cuối và áp suất cuối.

1
6/1/2021

Bài tập 5: Không khí ở trạng thái ban đầu p1 = 2.105


Pa, t1 = 3000C được tiến hành giãn nở theo quá trình
đẳng nhiệt đến trạng thái 2 có thể tích riêng v2 = 1,7
m3/kg. Xác định
1. Thông số trạng thái cơ bản tại trạng thái đầu và
trạng thái cuối.
2. Độ biến đổi nội năng,enthalpy, entropy
3. Công và nhiệt lượng tham gia vào quá trình
Bài tập 6: xylanh có đường kính d =400mm chứa
lượng không khí có thể tích V = 0,08m3 ở áp suất
3 bar, nhiệt độ 150C. Hỏi lực tác dụng lên piston
sẽ tăng lên bao nhiêu nếu không khí trong xylanh
nhận một nhiệt lượng 80 kJ trong điều kiện piston
không dịch chuyển

Bài tập 7: Không khí trong xilanh ở trạng thái đầu p1 = 6,1at,
t1 = 250C sau khi giãn nở đoạn nhiệt thể tích tăng lên gấp 2.
Xác định áp suất, nhiệt độ cuối quá trình, công thay đổi thể
tích, công kỹ thuật, độ biến thiên enthalpi, độ biến thiên nội
năng của 1 kg chất khí

Bài tập 8: 0,3 kg không khí ở trạng thái ban đầu p1 = 2.105
Pa, t1 = 3000C được tiến hành giãn nở theo quá trình đẳng
nhiệt đến trạng thái 2 có thể tích riêng v2 = 1,7 m3/kg, sau đó
được nén theo quá trình đẳng áp đến trạng thái 3 có v3 = v1,
từ trạng thái 3 không khí được nén đẳng tích về trạng thái 1.
1. Biểu diễn các quá trình trên đồ thị p-v và T-S
2. Tính độ biến thiên nội năng U, độ biến thiên entanpi I và
độ biến thiên entropi S của khối không khí trong các quá
trình trên. Biết phân tử lượng của không khí  = 29. Xác định
công tương ứng với các quá trình đã nêu ở trên.
3. Tính nhiệt lượng Q cung cấp cho các quá trình.

Bài tập 10: Có một xylanh có vách cách nhiệt, ở giữa có một vách
ngăn dạng piston có thể dịch chuyển trong xylanh ( hình 1). Vách ngăn
này chia khí chứa trong xilanh thành hai phần A và B, vách có thể di
động, không ma sát, cách nhiệt hoàn toàn. Ban đầu vách ngăn chia thể
tích xylanh thành hai phần bằng nhau, mỗi thể tích chứa cùng một loại
khí và có khối lượng là 1kg. Ở trạng thái ban đầu áp suất và nhiệt độ của
khí ở hai phía là bằng nhau là 0,2Mpa và 200C. Phía trong dung tích A có
đặt một bộ phận gia nhiệt. Đối với khí trong phần A được gia nhiệt từ từ
nên vách ngăn cũng từ từ dịch chuyển sang phía phải cho đến khi pA2 =
pB2 =0,4 Mpa thì dừng lại, khi tính toán xem nhiệt dung riêng là hằng số
Cp = 1,01 kJ/kgK ,Cv = 0,72 kJ/kgK. Xác định:
1. Thể tích cuối của không gian chứa khí A và B
2. Nhiệt độ trạng thái cuối của khí chứa trong hai không gian A và B
3. Nhiệt lượng cung cấp cho thể tích khí A trong quá trình giãn nở
4. Độ biến thiên Entropi trong khí A và B
5. Độ biến thiên entropi của toàn hệ
6. Biểu diễn quá trình của khí trong dung tích A và B trên đồ thị p –v
và T-S

2
6/1/2021

Cp
k  1,4;
A B Cv
R  C p  Cv  0,29[kJ / kg.K ]

Trạng thái ban đầu: Trạng thái cuối:


Phần A Phần A
P 1A=0,2[Mpa] P 2A=0,4[Mpa]
T1A=293[K] T2A=?[K]
V1A =? V2A =?
MA = 1[kg] MA = 1[kg]
Phần B Phần B
P 1B=0,2[Mpa] P 2B=0,4[Mpa]
T1B=293[K] T2B=?[K]
MB = 1[kg] V2B =?
V1B =? MB = 1[kg]

Bài tập 11: Khảo sát hỗn hợp khí lý tưởng N2 và


CO2 chứa trong một hệ xylanh pittông đường kính
d = 250mm, khối lượng khí trong xylanh là 0,03kg.
Trạng thái ban đầu hỗn hợp có t1 = 300C, áp suất p
= 1,2 bar, chiều cao hỗn hợp khí trong xylanh là h =
400mm. Sau khi tác động một lực F = 300kgf thì
thấy nhiệt độ tăng thêm 210C. Hãy xác định
1. Số mũ đa biến của quá trình đang khảo sát
2. Độ dịch chuyển của pittông sau khi tác dụng lực
3. Công và nhiệt lượng trao đổi
4. Kiểm tra lại định luật 1

Bài 12: Một máy nén khí hoạt động với điều kiện: Trạng thái
đầu p1 = 1 bar; t1 = 50oC; V1 = 0,032 m3. Khí được nén theo
quá trình đa biến đến trạng thái 2 có p2 = 32 bar, V2 = 0,0021
m3.
1) Tìm số mũ đa biến của quá trình nén.
2) Công tiêu hao của quá trình nén.
3) Nhiệt độ cuối của quá trình nén.
4) Tính nhiệt lượng thải của quá trình nén.
Bài 13 Một máy nén khí piston hoạt động với điều kiện: Trạng
thái đầu p1 = 1,2 bar; t1 = 35oC; V1 = 0,032 m3.Khí được nén
theo quá trình đa biến đến trạng thái 2 có p2 = 32 bar, V2 =
0,0021 m3.
1) Tìm số mũ đa biến của quá trình nén.
2) Công tiêu hao của quá trình nén.
3) Nhiệt độ cuối của quá trình nén.
4) Tính nhiệt lượng thải của quá trình nén.

You might also like