You are on page 1of 3

Phần 3.

Nguyên lý làm việc động cơ 4 kì không tăng áp

Hình 3.1: Các kì trong động cơ 4 kì không tăng áp

Kì nạp:
- Piston đi từ ĐCT xuống ĐCD. Tạo sự chênh lệch áp suất trong xy lanh thấp hơn bên
ngoài,hút khí nạp đi vào trộn lẫn nhiên liệu tạo hòa khí cháy( Ở động cơ diezen thì khí
vào là không khí còn ở động cơ xăng là hỗn hợp xăng với không khí do bộ chế hoà
khí tạo ra).
- Xupap nạp mở, xupap xả đóng.
- Có hai góc cần lưu ý trong kì nạp là: Góc mở sớm và góc đóng muộn của xupap nạp.
Việc mở sớm giúp nạp được nhiều khí hơn giúp tăng hiệu quá trình nạp, giảm sự tổn
thất trên đường nạp. Đóng muộn nhằm tận dụng quán tính của dòng khí nạp thêm khí
nạp, tăng hiệu suất cho động cơ,tiết kiệm nhiên liệu.
- Hệ số nạp = Môi chất nạp thực tế/ môi chất nạp lý thuyết.

Kì nén:
- Piston đi từ ĐCD lên ĐCT. Nén hỗn hợp hòa khí khiến nhiệt độ và áp suất tăng cao.
- Cả hai xupap nạp,mở đều đóng kín.
- Tỉ số nén:
- Tỉ số nén động cơ diesel luôn cao hơn động cơ xăng.Vì xăng là loại nhiên liệu dễ bị
kích nổ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho động cơ khi áp suất cao nên phải cho tỷ số
nén thấp. Dầu là loại nhiên liệu tự bốc cháy trong điều kiện buồng đốt áp suất cao
,nhiệt độ cao vì vậy nên cần tỷ số nén cao mà không sợ bị kích nổ như xăng.
- Ở động cơ xăng thì bugi chính là nguồn dẫn cháy cho hòa khí xăng – không khí,còn
ở động cơ diesel là dầu được phun trực tiếp vào buồng đốt,trộn lẫn với không khí nạp
ở cuối kì nén và cháy nhờ nhiệt độ và áp suất cao.
Kì cháy giãn nở:

Quá trình cháy:


- Piston đi từ ĐCT xuống ĐCD
-Hòa khí được châm cháy sinh ra áp suất đẩy pittong đi xuống. Đây là kì sinh công
chính của cả chu trình.
- Cả hai xupap đều đóng.
- Hệ số dư lượng không khí:Đây là thước đo cho hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu của
động cơ.

-Trên thực tế thì quá trình này diễn ra sớm hơn so với góc của ĐCT ở cuối kì nén khi
piston gần tới ĐCT. Chúng ta có góc đánh lửa sớm (ĐC xăng) hay góc phun sớm (ĐC
diesel). Việc này giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất, chuẩn bị cho việc sinh công.
Quá trình giãn nở: rất phức tạp, đây coi là quá trình nhiệt đa biến.
Kì xả thải:
- Piston đi từ ĐCD lên ĐCT.
- Xupap nạp đóng, xupap xả thải mở.
- Trên thực tế, xupap thải có góc mở sớm giảm thiểu sự cản chở dòng khí thải để thải
sạch hơn.
- Ở cuối quá trình xả thải cả hai xupap nạp, thải đều mở. Đó là do xupap nạp mở sớm
chuẩn bị cho kì nạp, trong khi xupap thải đóng muộn hơn để tận dụng quán tính thải
thêm khí thải vẫn còn sót lại giúp cho buồng đốt sạch hơn ,giảm khả năng hư hại đến
động cơ.
- Gồm 2 quá trình thải:Thải cưỡng bức do việc chênh lệch áp suất do việc Piston đi lên
và thải tự do nhờ quán tính của dòng khí thải trước đó.
Nguồn tìm hiểu:
https://selfomy.com/hoidap/314787/tr%C3%ACnh-b%C3%A0y-nguy%C3%AAn-l
%C3%AD-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BB
%99ng-c%C6%A1-x%C4%83ng-4-k%C3%AC
https://oto-hui.com/threads/nguyen-ly-lam-viec-dong-co-4-ki-khong-tang-ap-chi-tiet-
nhat.117873/
https://dprovietnam.com/dong-co-4-ky/

You might also like