You are on page 1of 7

Cao Trâm Anh – 47.01.102.

001
Lớp: PHYS141101
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG 1
Bài 4: XÁC ĐỊNH TỶ SỐ NHIỆT DUNG PHÂN TỬ CỦA CHẤT KHÍ
Ngày làm thí nghiệm: 30/3/2023 – 7h30
1. Mục đích
Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử (còn được gọi là nhiệt dung riêng phân tử gam hoặc
nhiệt dung mol) của chất khí bằng 2 phương pháp khác nhau.
2. Tên bài thí nghiệm
Bài 4: Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí
3. Giới thiệu chung
Bài thí nghiệm được thực hiện dựa trên lý thuyết về quá trình giãn nở đoạn nhiệt, quá
trình đẳng tích, nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học và hiện tượng cộng hưởng . Trong
bài thí nghiệm này, ta sẽ xác định tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí bằng 2 phương
pháp:
- Sử dụng dụng cụ đơn giản.
- Dựa trên hiện tượng cộng hưởng.
 Tóm tắt lý thuyết:
a) Nhiệt dung phân tử chất khí
Nhiệt dung riêng c của chất khí là đại lượng đo bằng lượng nhiệt cần truyền cho một
kilogram chất khí để nhiệt độ của nó tăng thêm 1K (độ Kelvin).
𝛿𝑄
𝑐=
𝑚. 𝑑𝑇
Nếu 𝜇 là khối lượng của 1 kmol chất khí thì nhiệt dung phân tử C của chất khí (tức nhiệt
dung của 1 mol chất khí) sẽ bằng:
𝐶 = 𝜇. 𝑐
Đơn vị đo của c là J/kg.K, của C là J/mol.K và của 𝜇 là kg/mol.
Nhiệt dung của chất khí phụ thuộc vào điều kiện của quá trình nung nóng.
b) Cơ sở lý thuyết của hai phương pháp
 Phương pháp 1: Sử dụng dụng cụ đơn giản
Phương pháp 1 dựa trên lý thuyết về quá trình giãn nở đoạn nhiệt, quá trình đẳng tích,
nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học.
Trong bình A ( được nối với áp kế và có 2 khóa K ) chứa một lượng không khí với khối
lượng m0 , chiếm thể tích V0 , có áp suất p1 p0  p , và nhiệt độ T1 ( bằng nhiệt độ phòng
). Khi mở khóa K, sẽ có một lượng khí bay m phụt ra ngoài bình. Do đó, khối lượng còn
lại trong bình là m  m0  m . Khối lượng không khí trong bình bây giờ là m, có thể tích
V2  V0 , và áp suất p2  p0 . Vậy ta xem trước khi mở bình, khối khí này có khối lượng m,
chiếm thể tích V1  V0 , áp suất p1 , và nhiệt độ T1 . Vì quá trình giãn nở đoạn nhiệt của khối
khí trong bình A từ trạng thái ( p1 ,V1 ), sáng trạng thái ( p2  p0 ,V2  V0 ) xảy ra rất nhanh,
khối khí không kịp trao đổi nhiệt với bên ngoài, nên ta có thể coi như gần đúng là quá trình
đoạn nhiệt. Trong quá trình này, nhiệt độ sẽ giảm từ nhiệt độ phòng xuống đến nhiệt độ
T2  T1 . T có phương trình Poisson từ trang thái 1 đến trạng thái 2 được biểu diễn bởi
phương trình:

 p V 

p1V1  p2V2  1   2 
p2  V1 

Tiếp đó, khối khí này sẽ thu nhiệt từ bên ngoài môi trường qua thành bình; trong quá trình
biến đổi đẳng tích này, nhiệt độ tăng từ T2  T1 , và áp suất cũng tăng từ p2  p3  p0  p
. Áp dụng định luật Boyle- Marriotte cho khối khí ở hai trạng thái (1) và (3), ta có phương
p1 V2
trình: p1V1  p2V2  p3V2   . Thay thế các giá trị của áp suất, chú ý điều kiện
p3 V1
p
p p0 , p '  p0 , ta tìm được kết quả:   .
p  p'

Cp
Công thức này cho phép xác đinh tỷ số nhiệt dung phân tử   của không khí sau khi
Cv
đo chênh lệch áp suất p, p ' , ứng với quá trình giãn nở đoạn nhiệt 1-2 và quá trinhg nung
nóng đẳng tích 2-3 của khối không khí m chứa trong bình A.

 Phương pháp 2: Dựa trên hiện tượng cộng hưởng


Trong một ống chia độ dựng thẳng đứng có tiết diện ngang là S, có cột không khí được
phân tách làm hai phần bởi một pittong đặt giữa ống. Người ta có thể tạo dao động cho
pittong (khối lượng m có từ tính) trong điện từ trường bằng một cuộn dây C (được nối với
máy phát âm tần), từ đó khối khí trong ống bị nén giãn tuần hoàn rất nhanh và biến đổi
trạng thái gần như là đoạn nhiệt. Nếu tần số của từ trường qua cuộn dây C bằng tần số dao
riêng của pistong f0, trường hợp cộng hưởng xảy ra khi đó piston dao động điều hòa với
biên độ cực đại. Bằng cách mô hình hóa hệ hai khối khí (trên và dưới) với piston từ như hệ
gồm một vật nặng treo vào giữa 2 lò xo (trên và dưới), ta có thể lập phương trình vi phân
tuyến tính bậc 2 cho hệ và chứng minh được: Chu kỳ dao động T đối với hệ các cột không
2𝜋 𝑚𝑉
khí và piston ở giữa được tính bằng công thức:𝑇 = √𝛾(𝑝 (đã chứng minh ở phần
𝑆 1 +𝑝2 )
chuẩn bị)
𝐶𝑝
Trong đó 𝛾 = ; 𝑉 = 𝑆. 𝐿 𝑣ớ𝑖 𝐿 𝑙à 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑑à𝑖 𝑚ỗ𝑖 𝑐ộ𝑡 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí.
𝐶𝑣
1
Nếu thay T = (trường hợp dao động cộng hưởng xảy ra) thay vào biểu thức ta có
𝑓𝑜

4𝜋 2 . 𝑓𝑜2 . 𝑚𝐿
𝛾=
(𝑝1 + 𝑝2 ). 𝑆
4. Bố trí thí nghiệm
 Nhiệm vụ học tập 1: Bạn hãy sử dụng phần 2 và danh sách các công dụng bên
dưới để điền vào chỗ trống ở cột 1 và cột 3 Bảng 4.1
Bảng 4.1: Các thông tin cơ bản về dụng cụ sử dụng trong phương pháp 1
Tên dụng cụ Hình ảnh minh họa Công dụng
Bình thủy tinh hình trụ A Bình chứa khối khí cần
(có dung tích là 10 lít) khảo sát

Bơm nén khí dùng quả Bơm không khí vào


bóp cao su B có tích hợp trong bình, làm tăng áp
van 1 chiều suất khối khí
Áp kế cột nước chữ U có Đo độ chênh lệch áp suất
dán thước thẳng với độ của khí trong bình và áp
chia nhỏ nhất là 1mm suất khí quyển

Các khóa để đóng/mở Một khóa dùng để cho


van khí K1, và K2 phép bơm khí từ bên
ngoài vào; khóa kia để
cho phép khí trong bình
xả ra ngoài

 Nhiệm vụ học tập 3:

Bước Nội dung Trạng thái của


V1 V2 V3 K1 K2 X G
1 Rút không khí vào b-c Tự do Tự do Tự do Tự do Đẩy ra Tắt
cylindre
2 Dùng hệ khí nén trong a-c b-c a-b Mở Đóng Đẩy Tắt
piston để đưa N về vị trí vào
chính giữa ống thủy tinh
S
3 Cố định các khối khí a-c b-c a-b Đóng Đóng Giữ Bật
nằm trong ống thủy tinh nguyên
(ở trên và dưới con trượt
N)
4 Điều chỉnh biên độ và a-c b-c a-b Đóng Đóng Giữ Sử
tần số của máy phát G để nguyên dụng
xảy ra hiện tượng dao
động cộng hưởng

5. Thực hiện đo đạc


 Phương pháp 1:
- Bước 1: Mở K1, đóng K2 để nối thông bình A với bơm nén khí B và áp kế chữ U.
Đảm bảo độ chênh mực nước ở hai nhánh áp kế không vượt quá 300mm.
- Bước 2: Vặn K1 để đóng kín bình A. Chờ khoảng 1 phút để nhiệt độ của khối khí
vừa bơm vào bình A cân bằng với nhiệt độ trong phòng, vặn từ từ khóa K2 để giảm
lượng không khí trong bình A cho tới khi các độ cao mực nước L1 và L2 trong hai
nhánh của áp kế đạt giá trị ổn định (trong khoảng 200-250mm).
- Bước 3: Đọc và ghi các giá trị của L1 và L2 để xác định độ chênh áp suất của khối
khí lúc đầu so với áp suất khí quyển.
- Bước 4: Mở nhanh khóa K2 (thuận chiều kim đồng hồ) để không khí trong bình A
thoát nhanh ra ngoài. Khi áp suất không khí trong bình A cân bằng với áo suất khí
quyển bên ngoài, ta vặn nhanh khóa K2 để đóng kín bình A. Chờ khoảng 1 phút cho
nhiệt độ của khối không khí còn lại trong bình A cân bằng với nhiệt độ phòng (khi
đó, độ cao l1 và l2 của các cột nước trên hai nhánh áp kế chữ U đạt giá trị ổn định).
- Bước 5: Đọc và ghi các giá trị l1 và l2 để xác định độ chênh áp suất của khối khí lúc
sau so với áp suất khí quyển.
 Phương pháp 2:
- Bước 1: Khởi động áp kế, máy phát âm tần và đồng thời mở hết van cho thông với
không khí để chuẩn bị tiến hành thí nghiệm.
- Bước 2: Cho van 1 thông với không khí (b-c), kéo piston ra hết cỡ.
- Bước 3: Sau đó, chỉnh van 1 théo hướng (a-c) để thông piston với ống thủy tinh, van
2 (a-b-c), van 3 (b-c). Mở K1 và K2, dùng hệ khí nén trong piston để đưa N về vị trí
chính giữa ống thủy tinh S. Đồng thời khóa cả 2 khóa K1 vad K2 lại.
- Bước 4: Chỉnh cuộn dây tới vị trí của con trượt rồi cố định lại. Sau đó chọn biên độ
A=100% và tần số f0 sao cho nam châm dao động mạnh nhất rồi ghi kết quả f0.
- Bước 6: Ghi chép và thực hiện ít nhất 3 lần.
6. Kết quả và thảo luận
 Phương pháp 1:
Lần đo 𝑙1 (𝑚𝑚𝐻2 0) 𝑙1 (𝑚𝑚𝐻2 0) ℎ = 𝑙1 − 𝑙2 (𝑚𝑚𝐻2 0) ∆ℎ (𝑚𝑚𝐻2 0)
1 43 -30 73 9,7
2 39 -25 4 0,7
3 40 -25 65 1,7
4 38 -24 62 1,3
5 38 -24 62 1,3
6 37 -22 59 4,3
7 35 -20 55 8,3
8 39 -25 64 0,7
9 40 -27 67 3,7
10 38 -24 62 1,3
Trung bình 38,7 24,6 63,3 3,3
̅ = 236𝑚𝑚𝐻2 0
𝐻
∆𝐻 = 2𝑚𝑚𝐻2 0
∆ℎ = 2∆ℎ𝑑𝑐 + ̅̅̅̅
∆ℎ = 2.1 + 3,3 = 5,33𝑚𝑚𝐻2 0
Giá trị trung bình:
̅
𝐻 236
𝛾̅ = = = 1,367
̅ − ℎ̅ 236 − 63,3
𝐻
Sai số tương đối:
∆𝛾 ℎ̅∆𝐻 + 𝐻̅∆ℎ 63,3.2 + 236.5,3
𝛿= = = = 3,4%
𝛾 𝐻 ̅ − ℎ̅)
̅ (𝐻 236(236 − 63,3)

Sai số tuyệt đối:


∆𝛾 = 𝛿. 𝛾̅ = 3,4%. 1,367 = 0,046
⇒ 𝛾 = 𝛾̅ ± ∆𝛾 = 1,367 ± 0,046
 Phương pháp 2:
Lần đo 𝑝 = 𝑝0 + 760𝑚𝑚𝐻𝑔 𝑝 (𝑃𝑎) ∆𝑝 (𝑃𝑎) 𝑓0 (𝐻𝑧) ∆𝑓0 (𝐻𝑧)
1 763 101723,2 355,52 17,6 0
2 768 102389,8 311,08 17,7 0,1
3 766 102123,1 44,44 17,5 0,1
Trung bình 102078,7 237,01 17,6 0,067
̅̅̅̅
∆𝑝 = ∆𝑝 + ∆𝑝𝑑𝑐 = 237,01 + 133,32 = 370,33 𝑃𝑎
⇒ 𝑝 = 𝑝̅ ± ∆𝑝 = 102078,7 ± 370,33 𝑃𝑎
̅̅̅̅̅0 + ∆𝑓0 = 0,067 + 0,01 = 0,077 𝐻𝑧
∆𝑓0 = ∆𝑓 𝑑𝑐
⇒ 𝑓0 = 𝑓̅0 ± ∆𝑓0 = 17,6 ± 0,077 𝐻𝑧
𝑝1 = 𝑝2 = 𝑝0 = 102078,7 𝑃𝑎
Giá trị trung bình:
2 2
4𝜋̅ 2 𝑓̅0 𝑚̅𝐿̅ 8𝜋̅ 2 𝑓̅0 𝑚̅𝐿̅
𝛾̅ = = = 1,386
(̅̅̅
𝑝1 + ̅̅̅𝑝2 )𝑆 𝑝0 ̅ 2
̅̅̅𝐷
Sai số tương đối:
∆𝛾 ∆𝜋 ∆𝑓0 ∆𝑚 ∆𝐿 2∆𝐷 ∆𝑝0
𝛿= = +2 + + + + = 3%
𝛾 𝜋̅ 𝑓̅0 𝑚 𝐿 ̅
𝐷 𝑝0
̅̅̅
Sai số tuyệt đối:
∆𝛾 = 𝛿. 𝛾̅ = 3%. 1,386 = 0,042
⇒ 𝛾 = 𝛾̅ ± ∆𝛾 = 1,386 ± 0,042
7. Tài liệu tham khảo
1.Tổ Vật lý Đại cương (2023). Tài liệu Thí nghiệm Vật lý Đại cương 1. Khoa Vật lý, trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
2.Tổ Vật lý Đại cương (2020). Tài liệu bổ trợ Học phần thực hành Vật lý Đại cương.
Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

You might also like