You are on page 1of 2

Câu 1

Thực hiện phản ứng: 2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k)


1. Ban đầu cho vào bình phản ứng NOCl, thực hiện phản ứng ở
3000C. Khi hệ đạt trạng thái cân bằng thấy áp suất trong bình là
1,5 atm. Hiệu suất của phản ứng là 30%. Tính hằng số cân bằng
của phản ứng.
2. Ở nhiệt độ 3000C, phản ứng có thể tự xảy ra được không? Vì
sao?
3. Thực hiện phản ứng và duy trì áp suất của hệ phản ứng ở điều
kiện đẳng áp: 5 atm. Tính phần trăm số mol của các khí ở trạng
thái cân bằng?
4. Một cách cẩn thận, cho 2,00 gam NOCl vào bình chân không có
thể tích 2,00 lít. Tính áp suất trong bình lúc cân bằng ở 3000C.
Câu 2
Iot là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong cuộc sống và là
nguyên tố nặng nhất mà các cơ thể sống cần được cung cấp mỗi
ngày. Ở nhiệt độ cao cân bằng giữa I2(k) và I(k) được thiết lập.
Bảng sau ghi lại áp suất đầu của I2(k) và áp suất chung khi hệ đạt
đến cân bằng ở nhiệt độ khảo sát.
T (K) 1073 1173
P(I2) (atm) 0.0631 0.0684
Pchung 0.0750 0.0918
a) Tính (atm)
H°, G° và S° ở 1100 K. (Cho rằng H° và S° đều
không phụ thuộc nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ khảo sát.)
b) Tính phần mol của I(k) trong hỗn hợp cân bằng trong trường
hợp trị số Kp lúc này bằng một nửa áp suất chung.
c) Biết I2(k) và I(k) đều là khí lý tưởng. Tính năng lượng phân ly
liên kết của I2 ở 298 K.
d) Tính bước sóng của ánh sáng tới cân để cắt đứt liên kết trong
I2(k) ở 298 K.
e) Trong một thí nghiệm, khi chiếu xạ một mẫu I2(k) bằng tia laser
có bước sóng λ =825.8 nm ở tốc độ 20.0 J·s-1 trong 10.0 s thì
sinh ra 1.0×10-3 mol I(k). Tính hiệu suất lượng tử của quá trình
phân cắt này (tức tính tỉ số mol I2 phân ly trên số mol photon
hấp thụ).
Câu 3
Ngày nay, để thu hồi Clo từ hidroclorua, người ta sử dụng cân
bằng:
O2(k) + 4HCl(k)  2Cl2(k) + 2H2O(k)
1. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng trên ở 298K dựa vào
các số liệu nhiệt động sau:
O2(k) HCl(k) Cl2(k) H2O(k)
O -92,3 -241,8
H s(kJ/mol)
O
S (J/mol.K) 205 186,8 223 188,7
2. Phản ứng trên thực tế có diễn ra ở nhiệt độ thường không? Giải
thích.
3. Cho 2,2 mol O2 và 2,5 mol HCl vào bình kín dạng xilanh, áp
suất cố định là 0,5 atm và nhiệt độ là T. Khi hệ đạt cân bằng, lượng
O2 nhiều gấp đôi lượng HCl. Tính giá trị T.
4. Ở 520K, nạp vào bình phản ứng một lượng hỗn hợp HCl và O2,
Ở trạng thái cân bằng thì HCl đạt mức chuyển hóa 80%. Tính áp
suất riêng phần của O2 ở trạng thái cân bằng.
Câu 4
1. Cho cân bằng: I2(r) ⇌ I2(k) (1) ∆Go1 = 62400 - 144,5T
(J).
Cho 0,02 mol I2(r) vào bình chân không dung tích 5 lít ở 373K.
Tính số mol các chất khi cân bằng.
Nếu tăng dung tích của bình lên V’ lít và giữ ở nhiệt độ không đổi
thì với V’ bằng bao nhiêu để ở đó I2(r) bắt đầu biến mất.
2. Ngoài cân bằng (1) còn có cân bằng sau:
I2(k) ⇌ 2I (k) (2), ∆Go2 = 151200 – 100,8T (J)
Ở câu 1 đã không để ý đến phản ứng (2) vì thực tế nó xảy ra không
đáng kể ở 373K. Hãy chứng minh bằng cách tính áp suất của I(k)
khi cân bằng.

You might also like