You are on page 1of 5

HChemO Academy Bài tập: Hóa lý

Hoá chuyên nền tảng toàn diện Nội dung: Nhiệt động lực học cơ bản (P1)

Câu 1
Bóng bay vẫn được sử dụng để triển khai các cảm biến theo dõi các hiện tượng khí tượng và tính chất hoá
học của bầu khí quyển. Có thể tìm hiểu một số kỹ thuật của khinh khí cầu bằng cách sử dụng định luật khí lí
tưởng. Giả sử khinh khí cầu của bạn có bán kính 3,0 m và có dạng hình cầu.
1) Lượng H2 (tính theo mol) cần thiết để thổi phồng nó lên 1,0 atm ở nhiệt độ môi trường 25°C ở mực
nước biển là bao nhiêu?
2) Khí cầu có thể nâng một vật có khối lượng bằng bao nhiêu (trọng tải) ở mực nước biển? Biết khối lượng
riêng của không khí là 1,22 kg.m-3.
3) Trọng tải sẽ là bao nhiêu nếu khí He được sử dụng thay cho H2?

Câu 2: Phương trình trạng thái khí thực


Phương trình trạng thái khí lí tưởng PV = nRT thường chỉ phù hợp để tính toán trạng thái của các khí thực
ở áp suất thấp hoặc nhiệt độ cao (lúc này khí thực có tính chất gần với khí lí tưởng). Để tính toán chính xác hơn,
 n2 a 
van de Waals đưa ra phương trình trạng thái khí thực như sau:  p + 2  (V − nb) = nRT
 V 
n2a
1) Giải thích ý nghĩa của hai số hạng hiệu chỉnh cho áp suất và thể tích nb trong phương trình van
V2
de Waals trên.
2) Cho 25 g khí Ar trong một bình có thể tích 1,5 dm3 ở 30°C. Áp suất khí bằng bao nhiêu nếu coi Ar là
khí lí tưởng ? Nếu coi Ar là khí thực?
Cho biết: hằng số van der Waals của Ar : a = 1,337 dm6.atm.mol-2; b = 3,2.10-2 dm3.mol-1.
3) Một mẫu khí chứa 2,0 mol CO2 chiếm một thể tích cố định 15,0 dm3 ở 300 K. Khi cung cấp cho mẫu
2,35 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt, nhiệt độ của mẫu tăng lên thành 341 K. Giả thiết rằng CO2 là khí van de
Waals (khí thực), hãy tính các giá trị A, ∆U, ∆H cho quá trình này. Cho biết hằng số van de Waals b của CO2 là
4,3.10-2 dm3.mol-1.

Câu 3
Một mẫu N2 (khí) (coi N2 là khí lí tưởng) tại 350 K và 2,50 bar được cho tăng thể tích lên gấp ba lần trong
quá trình giãn nở đoạn nhiệt bất thuận nghịch chống lại áp suất bên ngoài không đổi, pngoài = 0,25 bar. Tổng công
giãn nở của hệ là -873 J.
1) Tính biến thiên entropy ∆S (J.K-1) của hệ, của môi trường xung quanh và của hệ cô lập trong quá trình
trên.
2) Đại lượng nào trong các đại lượng trên cho biết khả năng tự diễn biến của hệ?

1
Câu 4
Neopentane (CH3)4C là chất khí ở điều kiện thường. Người ta thực hiện các quá trình sau đối với 7,2 g neopentane:
+ Quá trình 1: Giãn đẳng nhiệt thuận nghịch nhiệt động neopentane ở 0°C, 1,0 atm tới thể tích 10 L.
+ Quá trình 2: Nén neopentane thuận nghịch nhiệt động tại 0°C từ 1,0 atm đến 5,0 atm.
+ Quá trình 3: Nén neopentane bất thuận nghịch nhiệt động tại 0°C từ 1,0 atm đến 5,0 atm.
+ Quá trình 4: Giãn đoạn nhiệt thuận nghịch nhiệt động neopentane ở 0°C, 1,0 atm tới thể tích 10 L.
Hãy tính công, nhiệt, biến thiên enthalpy và biến thiên nội năng của các quá trình trên. Coi neopentane là khí lí
tưởng và nhiệt dung đẳng áp của nó không đổi trong các quá trình trên và luôn bằng 30,02 J.mol-1.K-1.

Câu 5
Xét một hệ kín dưới đây ở 300 K. Hệ gồm 2 vách ngăn, phân tách nhau bởi một van có thể tích không đáng kể,
van ban đầu đóng. Các ngăn A và B có cùng áp suất P, lần lượt chứa 0,100 mol khí argon và 0,200 mol khí
nitrogen. Các thể tích của cả hai ngăn, VA và VB, được chọn sao cho các khí có tính chất của khí lí tưởng.

Sau khi từ từ mở van khí, hệ được để cho đạt tới cân bằng. Giả thiết hai khí trộn lẫn với nhau tạo thành một hỗn
hợp khí lí tưởng. Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs của quá trình này ở 300 K.

Câu 6
Cho 2mol O2 ở 273K chiếm thể tích 11,2L, được coi là lí tưởng với nhiệt dung Cv = 21,1 J.mol-1.K-1, không phụ
thuộc vào nhiệt độ.
1) Tính áp suất khí?
2) Cho biết ý nghĩa của Cp, Cv. Tại sao lại có sự khác nhau giữa Cp và Cv? Tính Cp?
Mẫu khí trên bị đốt nóng thuận nghịch đến 373K ở thể tích không đổi.
3) Tính công, độ tăng nội năng, nhiệt thêm vào, áp suất cuối và độ tăng elthalpy của hệ?
Một mẫu khí (2 mol ở 373K trong 11,2L) giãn nở ở điều kiện đẳng nhiệt chống lại một pittong có áp suất 2 atm
4) Tính công thực hiện do sự giãn nở.
5) Tính ∆U và ∆H của khí? Nhiệt hấp thụ bởi khí?
Sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi CH4 vào áp suất được mô tả bằng phương trình kinh nghiệm:
443
log p ( bar ) = 3,99 −
TS ( K ) − 0, 49
6) Xác định nhiệt độ sôi của CH4 ở áp suất 3 bar
Biến thiên nội năng giữa metan khí và metan lỏng ở nhiệt độ sôi 112K, áp suất khí quyển là 7,25kJ/mol. Một
vật được làm lạnh bằng sự hóa hơi của CH4 lỏng.
7) Tính thể tích CH4(k) ở 1 atm hình thành để chuyển 32,5 kJ cho vật.

2
Câu 7
Alkane (CnH2n+2) là hợp chất hữu cơ có mặt rất nhiều trong tự nhiên tồn tại dưới dạng khí thiên nhiên và
dầu mỏ do sự phân huỷ xác của các loài động vật và thực vật trong hàng triệu năm. Với khối lượng khổng lồ và
nguồn năng lượng to lớn mà alkane mang lại nên con người chúng ta đã sử dụng chúng làm nhiên liệu và khí đốt
các mục đích dân dụng và công nghiệp.
1) Viết phương trình phản ứng tổng quát khi đốt cháy alkane trong khí oxygen, biết sản phẩm của phản
ứng chỉ có khí carbonic và hơi nước (phản ứng A).
2) Năng lượng của phản ứng cháy:
a) Thiết lập phương trình biểu diễn ∆H° của phản ứng A theo giá trị của n (n là số nguyên tử carbon trong
phân tử alkane).
b) Bằng toán học, hãy cho biết với cùng một khối lượng thì alkane nào sẽ cho nhiệt lượng lớn nhất khi đốt
cháy theo phản ứng A ?
Các giá trị năng lượng liên kết (∆E) được cho trong bảng sau:
Liên kết O=O O−H C=O C−H C−C
∆E (kJ.mol )-1
493,2 463,0 804,0 412,6 331,5
Ứng dụng của nhiên liệu hoá thạch
Hiện nay, điện năng được tạo ra chủ yếu từ các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện. Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt
điện có thể sử dụng khí thiên nhiên (chủ yếu gồm 80% methane và 20% ethane).
3) Tính ∆cH° (kJ.mol-1) khi đốt cháy hoàn toàn khí thiên nhiên bằng khí oxygen.
4) Xác định nhiệt độ lớn nhất của ngọn lửa khi đốt cháy khí thiên nhiên bằng lượng không khí (tỉ lệ mol
O2 : N2 là 1 : 4) vừa đủ ở 27℃.
Nhiệt dung đẳng áp (Cp0) của các chất như sau:
Chất CO2 (k) H2O (k) N2 (k) H2O (l)
0 -1 -1
Cp (J.mol .K ) 26,8 30,6 27,1 75,3

Câu 8
1) Tính ∆S, ∆H của hệ ứng với quá trình chuyển 1 mol nước lỏng thành 1 mol nước đá ở -5°C. Biết sự
khác nhau về nhiệt dung của quá trình nóng chảy (Cp,lỏng và Cp,rắn) là 37,3 J.K-1.mol-1; Nhiệt nóng chảy của nước
là 6,008 kJ.mol-1.
2) Trong quá trình sản xuất xi măng, ở bước gần cuối phải thêm vào lượng CaSO4.2H2O để tăng thêm độ
cứng cho xi măng. Do quá trình sản xuất ở nhiệt độ cao nên xảy ra phản ứng không mong muốn sau:
1 3
CaSO4 .2 H 2O( s ) → CaSO4 . H 2O( s ) + H 2O( g )
2 2
Các giá trị nhiệt động ở 1 bar và 25 C liên quan đến phản ứng được cho trong bảng sau:
o

∆Hof (kJ.mol-1)
Chất So (J.K-1.mol-1)
(enthalpy tạo thành)
CaSO4.2H2O(s) -2021,0 194,0
CaSO4.½H2O(s) -1575,0 130,5
H2O(g) -241,8 188,6
a) Tính áp suất cân bằng của hơi nước (theo đơn vị bar) trong bình kín có chứa CaSO4.2H2O(s), CaSO4. 1
2
H2O(s) và H2O(g) ở 25 C.
o

3
b) Tính nhiệt độ tại đó áp suất hơi nước bão hòa trong bình kín ở ý a) là 0,5 bar. Giả sử ∆Ho và ∆So của phản
ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 9
1) Tính H0 của phản ứng giữa N2H4(l) và H2O2(l). Biết:
Chất N2H4(l) H2O2(l) H2O(k)
H s(kJ)
0
50,6 -187,8 -241,6
2) Tính H0 của phản ứng giữa N2H4 (l) và H2O2(l) nếu dựa vào các dữ kiện nhiệt động sau:
Liên kết N-N N=N NN N-H O-O O=O O-H
Elk (kJ/mol) 167 418 942 386 142 494 459

Chất N2H4 H2O2
H0hoá hơi (kJ/mol) 41 51,63
3) Trong 2 kết quả tìm được ở trên, kết quả nào chính xác hơn? Tại sao?
4) Tính độ tăng nhiệt độ cực đại (T) của các khí sản phẩm?
( ) ( )
Cho biết: CP N 2( g ) = 29 ( J .mol −1.K −1 ) và CP H 2O( g ) = 23, 6 ( J .mol −1.K −1 )

Câu 10
Một phản ứng dùng để luyện kẽm theo phương pháp khô là:
ZnS(s) + 3/2O2(g) → ZnO(s) + SO2(g)
1) Tính ∆Ho của phản ứng ở nhiệt độ 298K và 1350K, coi nhiệt dung của các chất không phụ thuộc vào
nhiệt độ ở miền nhiệt độ nghiên cứu.
2) Giả thiết ZnS nguyên chất. Lượng ZnS và không khí (20% O2 và 80% N2 theo thể tích) lấy đúng tỉ lệ
hợp thức bắt đầu ở 298K sẽ đạt đến nhiệt độ nào khi chỉ hấp thụ lượng nhiệt tỏa ra do phản ứng ở điều kiện chuẩm
tại 1350K (lượng nhiệt này chỉ dùng để nâng nhiệt độ các chất đầu)
Hỏi phản ứng có duy trì được không, nghĩa là không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài, biết rằng phản ứng
trên chỉ xảy ra ở nhiệt độ không thấp hơn 1350K?
3) Thực tế trong quặng sfalerit ngoài ZnS còn chứa SiO2. Vậy hàm lượng % của ZnS trong quặng tối thiểu
phải là bao nhiêu để phản ứng có thể tự duy trì được?
Cho biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất ở 25oC (kJ.mol-1)
Hợp chất: ZnO(s) ZnS(s) SO2(g)
∆H f
o
-347,98 -202,92 -296,90
Nhiệt dung mol đẳng áp của các chất (J.K .mol-1):
-1

Hợp chất ZnS(s) ZnO(s) SO2(g) O2(g) N2(g) SiO2(s)


CP 58,05 51,64 51,10 34,24 30,65 72,65

Câu 11
Cho một khối kim loại X nặng 2,0kg ở 00C vào một bình có chứa sẵn 1,0 mol hơi nước ở 1000C và 1atm
thấy có 86% lượng hơi nước đã ngưng tụ. Giả sử trong điều kiện khảo sát, sự trao đổi nhiệt chỉ xảy ra giữa X và
nước, áp suất trong bình không đổi và quá trình ngưng tụ nước diễn ra ở 1000C.
a) Tính nhiệt độ cuối của hệ X trong nước và nhiệt lượng mà X đã trao đổi.
b) Tính biến thiên entropi của X, của nước và của hệ X trong nước.

4
( )
Biết: X không có sự chuyển pha: (CP)X = 0,385 J.K-1.g-1; C P H 2O( l ) = 75,3 (J.K-1.mol-1).

( )
C P H 2O( l ) = 33,6 J.K-1.mol-1; ( H hh,373 )
()
H O l
2
(
= 40, 656 kJ .mol −1 )
Câu 12
Xét quá trình hoá hơi 1 mol nước lỏng ở 250C và 1atm.
Cho biết nhiệt dung đẳng áp của hơi nước, của nước lỏng và nhiệt hoá hơi của nước: CP(H2O, g) = 33,47
J/K.mol; CP(H2O,l) = 75,31 J/K.mol và Hhh(373K, 1at) = 40,668 kJ/mol.
Các dữ kiện trên được chấp nhận giá trị coi như không đổi trong khoảng nhiệt độ khảo sát.
1) Tính H, S và G của hệ trong quá trình hoá hơi trên.
2) Từ kết quả thu được hãy kết luận quá trình hoá hơi của nước trong điều kiện trên có thể diễn ra hay
không? Vì sao?

You might also like