You are on page 1of 13

NHIỆT ĐỘNG HỌC – NHIỆT HÓA HỌC

I/ Enthalpy, Nguyên lý I của nhiệt động học.


Bài 1
Một bộ phim khoa học viễn tưởng về hành tinh Hạnh Phúc kể rằng cư dân trên hành
tinh này dùng thang nhiệt độ oN tương tự như thang oC của chúng ta. Trong thang oN,
nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của H2 (chất hiện diện nhiều nhất trên hành tinh này)
lần lượt được chọn là 0oN và 100oN. Cư dân trên hành tinh đó cũng biết về tính chất của
các khí lý tưởng và họ thấy rằng với cùng n mol khí cho trước thì giá trị P.V là 28 atm
dm3 ở 0oN và 40 atm.dm3 ở 100oN. Hãy cho biết 0oK trên thang nhiệt độ tuyệt đối của
chúng ta tương ứng với bao nhiêu oN trên thang nhiệt độ của cư dân hành tinh đó.
Bài 2
Để xác định sự phụ thuộc của nhiệt độ vào áp suát hơi của n-propanol thì dãy thí nghiệm
sau được tiến hành, kết qủa thu được như sau:
T (K) 313 333 353 373
P (kPa) 6.69 19.60 50.13 112.32
Tính
1. Entanpy bay hơi.
2. Nhiệt độ sôi của n-propanol ở 1013 mbar.
Áp suất mà ở đó n-propanol sôi ở 45°C.
Bài 3
Như một nguyên tắc cơ bản của nhiệt động lực học, công thực hiện được bởi một máy
định kỳ sẽ nhỏ hơn lượng nhiệt được chuyển hóa vào công việc đó. Chúng ta hãy quan
sát một chu trình nhiệt động lực học của máy, chứa 3.0 mol. Chu trình gồm bốn bước
như sau:
A→B: giãn nở đẳng nhiệt thuận nghịch từ pA, VA (30.0 L) đến pB (1.70 bar),VB ở 800°C
B→C: làm lạnh đẳng tích xuống 235°C
C→D: nén đẳng nhiệt thuận nghịch VA
D→A: nung nóng đẳng tích
1. Tính hiệu suất của máy.
2. Tính giá trị p và V tại các điểm A, B, C, and D, và phác thảo chu trình nhiệt động này
bằng cách sử dụng giản đồ p-V. Đánh dấu phần hình học bằng cách tô đen, tương ứng
với công hệ thống sinh ra.
3. Tính công của quá trình giãn nở đẳng nhiệt thuận nghịch ở 800°C và lượng nhiệt
thoát ra ngoài của máy.
4. Giả định rằng, bắt đầu từ điểm A, máy giãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch đến VB.
Tính nhiệt độ và áp suất cuối cùng của quá trình giãn nở đoạn nhiệt trên.
Bài 4
Trong quá trình khí hóa than thì than được biến đổi thành hỗn hợp cháy được gồm
carbon monooxit và hydro được gọi là khí lò than
H2O (k) + C (r) → CO (k) + H2 (k)
a. Tính biến thiên entalpy chuẩn cho phản ứng này nếu biết biến thiên entalpy chuẩn
của các phản ứng sau
2C (r) + O2 (k) → 2 CO (k) ΔH° = – 221.0 kJ mol–1
2H2 (k) + O2 (k) → 2 H2O (k) ΔH° = – 483.6 kJ mol–1
Khí lò than có thể được sử dụng làm nhiên liệu :
CO (k) + H2 (k) + O2 (k) → CO2 (k) + H2O (k)
b. Nếu được cho thêm thông tin sau, hãy tính biến thiên entalpy cho phản ứng cháy
trên:
C (r) + O2 (k) → CO2 (k) ΔH° = –393.5 kJ mol–1
Khí lò than có thể tham gia vào quá trình metan hóa.
3H2 (k) + CO (k) → CH4 (k) + H2O (k)
c. Xác định entalpy chuẩn đối với phản ứng metan hóa nếu biết các thông tin sau.
CH4 (k) + 2O2 (k) → CO2 (k) + 2 H2O (k) ΔH° = –802.7 kJ mol–1
Bài 5
1) Tính nhiệt sinh của axit nitrơ (HNO2) trong dung dịch nước ở điều kiện đẳng tích
đẳng áp khi sử dụng các số liệu sau ở 25.00°C.
A. NH4NO2(s) → N2(g) + 2H2O(l) ΔH(kJ) = -300.4
B. 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ΔH(kJ) = -569.2
C. N2(g) + 3H2(g) + aq → 2NH3(aq) ΔH(kJ) = -170.8
D. NH3(aq) + HNO2(aq) → NH4NO2(aq) ΔH(kJ) = -38.08
E. NH4NO2(s) + aq → NH4NO2(aq) ΔH(kJ) = +19.88
2) Tính nhiệt phản ứng của phản ứng lên men acetaldehyde tạo thành acetic acid ở 20°C
sử dụng các gía trị sau cũng được xác định ở 20°C:
(1) H2(g) + ½ O2(g) → H2O(l) ΔH = -286.2 kJ
(2) 2 C(s) + 2 H2(g) + O2(g) → CH3COOH(l) ΔH = -486.0 kJ
(3) 2 C(s) + H2(g) → C2H2(g) ΔH = +229.6 kJ
(4) C2H2(g) + H2O(l) → CH3CHO(l) ΔH = -138.1 kJ
Bài 6
Năng lượng liên kết là một giá trị năng lượng cần để phá vỡ 1 mol liên kết nhất định.
Trong câu hỏi này, và trong nhiều tính toán khác, năng lượng liên kết được hiểu là năng
lượng trung bình để phá vỡ tất cả các liên kết cùng loại trong một phân tử. Trong tính
toán nhiệt hóa học liên quan đến các phản ứng hữu cơ thường sử dụng một phép xấp xỉ,
theo đó năng lượng liên kết C-X của một số loại nguyên tử X trong các hợp chất khác
nhau vẫn giống nhau. Phép xấp xỉ này thường được hiệu chỉnh. Tuy nhiên, phép xấp xỉ
này không phải lúc nào cũng áp dụng được với các hợp chất vô cơ. Ví dụ, năng lượng
liên kết Cl-F trong các hợp chất chlorine fluoride là rất khác nhau: trong ClF3 cao hơn
14.2 % so với ClF5 nhưng thấp hơn 31.2 % so với ClF.
1. Dựa vào hiệu ứng nhiệt của các phản ứng, hãy xác định năng lượng liên kết Cl-F
trung bình của 3 hợp chất chlorine fluoride và phân tử F2
ClF + F2 → ClF3 Q1 = - 108.58 kJ/mol
ClF + 2F2 → ClF5 Q2 = - 188.20 kJ/mol
2. Biết năng lượng liên kết trong phân tử chlorine là 242.6 kJ/mol. Hãy xác định sinh
nhiệt các của chlorine fluoride.
Trong phản ứng của fluorine với chlorine theo các tỉ lệ khác nhau, có thể tạo thành các
chlorine fluoride khác nhau hoặc hỗn hợp chất. Hiệu suất của mỗi fluoride chịu ảnh
hưởng bởi các đặc trưng nhiệt động học.
3. Hiệu suất cân bằng của chlorine fluoride nào sẽ tăng so với hiệu suất cân bằng của
các sản phẩm khác khi nhiệt độ phản ứng tăng? Giải thích.
Cho một hỗn hợp chlorine và fluorine vào bình dung tích 0.750 L, ở nhiệt độ 300 K và
áp suất 1.502 bar. Đun nóng hỗn hợp, chiếu ánh sáng rồi sau đó làm lạnh về 280 K. Áp
suất và khối lượng riêng sau cùng ở 280 K là 0.788 bar và 2.781 gam/L. Biết rằng ở giai
đoạn cuối cùng, có 4 chất khí trong bình và 1 trong số đó là đơn chất.
4. Xác định số mol các đơn đơn chất trước thí nghiệm.
5. Biết rằng lượng đơn chất trong hỗn hợp sau thí nghiệm là 2,19 mmol. Xác định số
mol các hợp chất trong hỗn hợp cuối, biết rằng lượng nhiệt giải phóng trong quá trình
hóa học là 3.144 kJ.
Bài 7

Tính áp suất mà tại đó nước sôi ở 130oC.

Biết: Tos(H2O) tại 1.013 bar: 100°C; ΔHV(H2O) = 40.7 kJ‧mol-1


Bài 8
Tất cả các dữ kiện đều xét tại cùng một điều kiện chuẩn nhiệt động
Nghiên cứu về hai hydrocarbon lỏng, là đồng phân của nhau, có cùng công thức phân
tử C8H8: cycloocta-1,3,5,7-tetraene và styrene (hay vinylbenzene, ethenyl benzene).
Đốt cháy hai hydrocarbon này trong bình nhiệt lượng kế với oxygen dư, thu được hỗn
hợp H2O lỏng và CO2 khí. Trong cả hai trường hợp, phản ứng cháy được thực hiện bởi
một sợi dây có nhiệt lượng cháy Qdây = -30.0 J (Nhiệt lượng khi đốt cháy dây).
Một trợ lý phòng nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm với hai mẫu chất trênv(đánh dấu
là A, B) và tiến hành đo lường, viết kết quả rồi bỏ đi ăn trưa. Tuy nhiên, thật đáng tiếc
là khi quay lại anh đã quên mất đâu là chất A, đâu là chất B. Nhật kí thí nghiệm có lưu
lại các kết quả sau:
Hợp chất Khối lượng đầu m/g Nhiệt lượng đo được Q/J
A 0.7834 -34181
B 0.6548 -27623
Biết: ΔfH° (H2O(l)) = - 285.8 kJ mol-1 và ΔfH° (CO2(g)) = - 393.5 kJ mol-1
1. Viết phương trình phản ứng đốt cháy.
2. Tính enthalpy cháy tiêu chuẩn ΔcHo của A, B.
3. Tính enthalpy tạo thành chuẩn ΔfHo của A, B.
Trong trường hợp bạn không tính ra kết quả ở ý 2, hãy sử dụng các giá trị
ΔcH°A = -4581 kJ.mol-1 và ΔcH°B= -4431 kJ.mol-1.
4. Theo các giá trị enthalpy sinh chuẩn, một trong các chất sẽ bền hơn, xét về khả năng
phân li thành nguyên tố. Chất đó là A hay B?
5. Theo quy tắc Hückel, một trong các chất có tính thơm. Hãy viết số electron π cho các
hệ vòng và xác định hợp chất nào có tính thơm. Hãy xác định chất nào là A, chất nào là
B?
II/ Entropy, Năng lượng tự do, Nguyên lý II của Nhiệt động học
Bài 1
6.0 mol hydro được đun nóng đẳng tích. Khí được nén lại từ áp suất 100 kPa ở 0.0°C
đến áp suất gấp 2,5 lần. Nhiệt dung đẳng tích của hydro là CV = 20.56 J/mol.K.
1. Nhiệt độ đạt được sau khi nén?
2. Tính biến thiên entropy trong qúa trình này.
3. Tính nhiệt dung trong qúa trình đẳng áp.
1.0 L argon được làm lạnh đẳng áp từ điều kiện thường xuống nhiệt độ thấp hơn 50 K
so với ban đầu. Biết đối với khí đơn nguyên tử: CV = (3/2)R J mol-1 K-1.
4. Lượng nhiệt khí đó hấp thụ là bao nhiêu ?
5. Tính thể tích cuối cùng sau khi làm lạnh.
6. Tính biến thiên nội năng của hệ
Bài 2
Tính biến thiên entropy (∆S) trong quá trình đông đặc của benzen dưới áp suất 1 atm
đối với hai trường hợp sau:
a. Đông đặc ở nhiệt độ +5oC.
b. Đông đặc ở nhiệt độ -5oC.
Cho nhiệt độ đông đặc của benzen là +5oC, entanpy nóng chảy ∆Hnc = 9,916 kJ.mol-1,
nhiệt dung Cp (benzen lỏng) = 126,8 J.mol-1.K-1, Cp (benzen rắn) = 122,6 J.mol-1.K-1.
Trong mỗi trường hợp hãy sử dụng biến thiên entropy (với độ chính xác 2 số sau dấu
phẩy) làm tiêu chuẩn để xét chiều của quá trình và điều kiện cân bằng của hệ.
Bài 3
Những biến động hàng ngày trong việc sử dụng và sản sinh năng lượng từ những nguồn
có thể tái sinh, dẫn tới việc cần những phương pháp lưu trữ năng lượng. Năng lượng có
thể được lưu trữ theo phương pháp hoá học bởi các chu trình sulfur-iodine. Chu trình
này cũng được đề xuất như một phương pháp sản xuất nhiên liệu hydrogen có hiệu quả
hơn việc điện phân.
1. I2 (g) + SO2 (g) + 2H2O ⇌ H2SO4 (g) + 2HI (g)
2. 2H2SO4 (g) ⇌ 2SO2 (g) + 2H2O (g) + O2 (g)
3. 2HI (g) ⇌ H2 (g) + I2 (g)
a. Sử dụng dữ kiện và các phương trình cho ở cuối bài để trả lời các câu hỏi sau về phản
ứng (3):
• Tính biến thiên enthalpy chuẩn ở 298 K, ΔrHo (298 K).
• Tính biến thiên entropy chuẩn ở 298 K, ΔrSo (298 K).
• Tính biến thiên năng lượng Gibbs chuẩn ở 298 K, ΔrGo (298 K).
• Tính hằng số cân bằng ở 298 K (K298).
• Tính hằng số cân bằng ở 723 K (K723). Giả sử ΔrH, ΔrS không phụ thuộc vào
nhiệt độ.
b. Các điều kiện đã được chọn để 3 phản ứng cân bằng ở trên chuyển dịch theo chiều
từ trái sang phải. Giả sử rằng sản phẩm của phản ứng (1) tham gia hết vào các phản ứng
(2), (3). Viết phương trình phản ứng tổng của chu trình sulfur-iodine.
c. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng ở 298 K đối với phản ứng (2) là +439 kJ.mol-
1
. Sử dụng giá trị ΔfH (298 K) với H2O(g) trong bảng dưới để tính biến thiên enthalpy
chuẩn của phản ứng (1) ở 298 K.
d. Có bao nhiêu năng lượng, trên mỗi mol sulfur nguyên tử ở 298 K, được lưu trữ với
trong một vòng chu trình sulfur-iodine?
Dữ kiện:
HI(g) H2(g) I2(g) H2O(g)
ΔfHo (298 K) / kJ mol-1 26.5 62.4 -242
So (298 K) / J K-1 mol-1 207 131 261 189

Bài 4
Worsnop đã tiến hành nghiên cứu sự thăng hoa của mono-, di- và trihydrat- của axit
nitric. Kết quả được thể hiện bởi các thông số nhiệt động sau đây ở 220K
∆rGo, kJ.mol-1 ∆rHo, kJ.mol-1
HNO3.H2O(r) → HNO3(k) + H2O(k) 46,2 127
HNO3.2H2O(r) → HNO3(k) + 2H2O(k) 69,4 188
HNO3.3H2O(r) → HNO3(k) + 3H2O(k) 93,2 237
a. Tính ∆rGo của các phản ứng này ở 190K (là nhiệt độ của vùng cực). Giả sử ∆rHo và
∆rSo ít biến đổi theo nhiệt độ
b. Hydrat nào sẽ bền vững nhất ở 190K nếu áp suất của nước là 1,3.10-7 bar và áp suất
HNO3 là 4,1.10-10 bar. Biết áp suất tiêu chuẩn là 1 bar
Bài 5
Quang hợp là cách hiệu quả để chuyển hóa năng lượng ánh sáng. Ta sẽ xem xét phát
biểu đó theo các quan điểm khác nhau. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp
bởi cây xanh có dạng:
H2O + CO2 → CH2O + O2
Trong đó CH2O ký hiệu cho cacbonhiđrat. Mặc dù glucose không phải là sản phẩm hữu
cơ chính của quá trình quang hợp nhưng nó hay được sử dụng nhất, coi CH 2O như 1/6
(glucose). Sử dụng các thông tin cho dưới đây để trả lời các câu hỏi.
1. Tính biến thiên enthalpy chuẩn và năng lượng Gibbs chuẩn của phản ứng trên tại
298K. Giả sử rằng phản ứng được thực hiện duy nhất bởi điều kiện ánh sáng. Xác định
số photon nhỏ nhất cần thiết để tạo ra một phân tử khí oxi.
2. Thực tế, để giải phóng một phân tử khí oxi bằng lá xanh cần ít nhất 10 photon. Tính
hiệu suất quá trình chuyển hóa năng lượng mặt trời trong quang hợp
3. Bao nhiêu photon bị hấp thụ và lượng khí oxi tạo thành là bao nhiêu (m3 tại 25oC và
1,013 bar):
- Tại thành phố A trong 10 ngày diễn ra kỳ thi IChO.
- Tại Khuôn viên Đại học Y Hà Nội trong 5h thi tốt nghiệp?
4. Phần trăm năng lượng mặt trời được hấp thụ trong tổng diện tích sẽ được chuyển hóa
thành năng lượng hóa học là bao nhiêu?
- Tại thành phố A?
- Tại Đại học Y Hà Nội?

Biết
Trung bình (trong 24 giờ), năng lượng mặt trời được hấp thụ tại vùng Moscow vào mùa
hè là 150W.m-2;
Diện tích thủ đô Moscow là 1070 km2; cây xanh chiếm 18% diện tích.
Diện tích khuôn viên đại học liên bang Moscow là 1,7 km2; cây xanh chiếm 54%
diện tích.
Cây xanh dùng khoảng 10% năng lượng mặt trời.
Bước sóng trung bình, λ = 680 nm.
Các thông số nhiệt động học các chất:
Chất H2O(l) CO2(k) O2(k) C6H12O6(r)
0
Thiêu nhiệt chuẩn,∆c H298 , kJ⋅mol–1 – – – –2805
Entropy chuẩn,
70,0 213,8 205,2 209,2
0
𝑆298 , J⋅K–1⋅mol–1
III/ Cân bằng Hóa học
Bài 1
Entanpy tự do chuẩn của phản ứng đồng phân hóa borneol (C10H17OH) thành isoborneol
ở trạng thái khí tại 503 K bằng +9.4 kJ/mol. Một hỗn hợp gồm 0.15 mol borneol và 0.30
mol isoborneol được đun nóng đến 503 K. Xác định chiều của phản ứng.
Bài 2
Ở giai đoạn cuối của quá trình lò cao, gang đúc được tạo thành theo các phản ứng:
3Fe(s) + C(s) → Fe3C(s) (1)
FeO(s) + CO(g) →Fe(s) + CO2(g) (2)
FeO(s) + C(s) → Fe(s) + CO(g) (3)
Các giá trị biến thiên enthalpy tạo thành chuẩn và entropy chuẩn của các chất trên ở
298.15 K được cho trong bảng sau:
Chất FeO CO CO2 Fe C Fe3C
∆Нfo, kJ/mol –266 –110 –393 0 0 31
Sfo, kJ/(mol K) 57 198 214 24 6 101
1. Xác định lượng Fe3C (% khối lượng và số mol) có trong gang đúc ở dạng hỗn hợp
eutetic của Fe3C và Fe, biết rằng kết quả phân tích nguyên tố cho thấy % khối lượng
carbon là 4.2.
2. Viết các phương trình phản ứng diễn ra ở giai đoạn đầu của quá trình lò cao, có sự
tham gia của quặng Fe2O3(s) và than cốc C(s).
3. Tính năng lượng tự do Gibbs và hằng số cân bằng của các phản ứng 1-3.
∆Go = ∆Ho – T∆So = -RTlnKp
4. Giả sử ∆H và ∆S không phụ thuộc vào nhiệt độ phản ứng, hãy ước tính nhiệt độ tự
diễn biến của các phản ứng 1-3.
5. Xác định giá trị nhiệt độ T mà tại đó nồng độ CO2 trong khí khí thảo là 1.05·10-2 %
thể tích và áp suất tổng là 1 atm.
6. Xác định phản ứng chiếm ưu thế ở nhiệt độ T. Tính độ chuyển hoá của FeO thành
Fe(α) của phản ứng này, biết: p(CO) + p(CO2) = 1 atm.
7. Dự đoán sự thay đổi độ chuyển hoá α khi tăng nhiệt độ.
Bài 3
Xét phản ứng cháy của graphit (C) trong oxy ở 1000°C để tạo thành cacbon oxit.
1. Viết và cân bằng phản ứng với hệ số nguyên tối giản. Chỉ ra trạng thái của chất bằng
cách sử dụng ký hiệu (r) cho chất rắn, (l) cho chất lỏng và (k) cho chất khí.
Trong một bình kín mà trong đó nắp bình được di chuyển tự do (p = constant) thì một
cân bằng đã được thiết lập với KP = 1.5×1018 (ở 1000°C).
2. Viết biểu thức KP cho phản ứng trên.
3. Tính entanpy năng lượng tự do ΔGΘ ở 1000°C.
Bình đuợc nạp đầy bằng cách thêm vào khí oxy (p(O2) = 1.00 bar) và CO (p(CO) =
0.130 bar), rồi niêm kín và đun nóng đến 1000°C.
4. Tính tỉ số phản ứng và trạng thái mà ở đó phản ứng xảy ra tự phát.
Nhiệt phản ứng đo được khi đạt đến cân bằng là ΔH = -225 kJ.
5. Tính biến thiên entropy ΔS.
Bài 4
Một sinh viên cho 0.20 mol PCl3 (g) và 0.10 mol Cl2 (g) vào bình 1.00 L ở 250 oC. Khi
phản ứng PCl3 (g) + Cl2 (g) ⇌ PCl5 (g) đạt cân bằng, thì thấy trong bình có 0.12 mol
PCl3.
i. Tính nồng độ đầu của các chất phản ứng và sản phẩm.
ii. Nồng độ đã thay đổi như thế nào từ lúc bắt đầu cho tới khi cân bằng?
iii. Tính các nồng độ khi cân bằng.
Tính giá trị KC của phản ứng.
IV/ Bài tập tổng hợp
Bài 1
Luyện gang bằng lò cao là một quá trình công nghiệp quan trọng. Các phản ứng sau đây
tham gia vào quá trình nấu chảy:
(1) FeO(r) + CO(k) → Fe(r) + CO2 (g) 𝐾1𝑜 = 1,00 (𝑇 = 1200𝐾)
(2) FeO(r) + C(r) → Fe(r) + CO(g) 𝐾2𝑜 = 1,00 (𝑇 = 1200𝐾)
Cho R = 8,314 J. mol−1 . K −1 ; các dữ liệu nhiệt động tại 298K được cho trong bảng sau:
FeO(r) Fe(r) C(r, than chì) CO(k) CO2(k)
o −1
∆f H /(kJ. mol ) -272.0 - - -110.5 -393.5
𝑆 o /(J. mol−1 . 𝐾 −1 ) 60.75 27.3 5.74 / 𝑥

1. Giả sử áp suất toàn phần của hệ phản ứng trên là 1200 kPa khi đạt trạng thái cân bằng
trong bình kín, hãy tính áp suất riêng phần của mỗi khí.
2. Tính 𝐾2𝑜
o
3. Tính 𝑆𝐶𝑂2 (𝑘)
. Giả sử biến thiên entanpi và biến thiên entropi của phản ứng không thay
đổi theo nhiệt độ.
4. Trong hệ phản ứng, tại 1200K, nếu cả CO(k) và CO2(k) vẫn ở điều kiện chuẩn nhiệt
động, hãy đánh giá chiều của phản ứng trong điều kiện này.
5. Nếu tăng nhiệt độ, hãy cho biết hằng số cân bằng phản ứng thay đổi như thế nào.
Tính sự thay đổi entanpi của phản ứng và giải thích.
Bài 2
Tủ lạnh là các động cơ nhiệt được thiết kế để dịch chuyển nhiệt năng bằng cách hấp thụ
nó từ nguồn lạnh và giải phóng nó tới nguồn nóng. Việc này thường đạt được bởi sự
hóa hơi và ngưng tụ các khí, ví dụ như SO2, trong các khoang riêng biệt. Ngày nay, khí
này đã bị thay thế bởi các hợp chất ít độc hại hơn, nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi
bởi nó có enthalpy hóa hơi lớn. Khí SO2 được tạo thành bởi phản ứng đốt cháy hydrogen
sulfide.
1. Viết phương trình phản ứng đốt cháy H2S.
2. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy trên biết:
Liên kết Năng lượng liên kết (kJ.mol-1)
H-S 339
O=O 479
H-O 426
S=O 536
3) Biến thiên entropy của phản ứng đốt cháy H2S, ∆So = 153 J mol-1 K-1. Tính biến
thiên năng lượng tự do Gibbs (∆Go) ở 25 oC.
Sử dụng mô hình khí lý tưởng cho SO2. Biết nhiệt dung riêng của SO2, Cp,m = 40 J K-1
mol-1 nếu p = const. Một lượng SO2 nhất định được giữ trong một bình chứa có piston
di chuyển tự do; áp suất ngoài là 1 bar. Để hệ đạt tới cân bằng ở 298 K thì thấy rằng khí
chiếm thể tích 100 cm3. Cấp 1 J nhiệt cho khí thì khí bị đun nóng vã giãn nỡ, chống lại
áp suất ngoài.
4. Tính nhiệt độ tăng lên của khí và thể tích mới mà nó chiếm giữ. Tính công thực hiện
bởi sự giãn nở và biến thiên nội năng của khí.
Chu trình Carnot được tóm tắt bởi bốn giai đoạn mà trong đó nội năng (U) của hệ (khí)
thay đổi.
- Nén đoạn nhiệt thuận nghịch (A-B).
- Giãn nở đẳng nhiệt thuận nghịch (B-C).
- Giãn nỡ đoạn nhiệt thuận nghịch (C-D).
- Nén đẳng nhiệt thuận nghịch (D-A).
5. Vẽ giản đồ của chu trình Carnot ở dạng phụ thuộc thể tích-áp suất và thể tích-nhiệt
độ
6. Tính công thực hiện trên 1.00 mol khí và nhiệt được hấp thụ bởi hệ khi đi từ B đến
C và từ D đến A, biết rằng:
𝑇𝐵 = 𝑇𝐶 = 400𝐾, 𝑇𝐴 = 𝑇𝐷 = 300𝐾
𝑝𝐴 = 1,00 𝑏𝑎𝑟, 𝑝𝐵 = 1,42 𝑏𝑎𝑟, 𝑝𝐶 = 1,20 𝑏𝑎𝑟, 𝑝𝐷 = 0,845 𝑏𝑎𝑟
11)Tính hiệu suất của động cơ nhiệt sử dụng chi trình trên
Bài 3
Chloride kim loại MCln(s) được dùng làm nguyên liệu đầu trong tổng hợp phase rắn.
Một vai trò quan trọng được thực hiện bởi cân bằng giữa phase rắn và phase khí.
Chloride MCln bị thăng hoa không phân hủy. Tùy thuộc vào nhiệt độ, các khí MCln và
(MCln)a sẽ tồn tại các tỉ lệ khác nhau. Để phân tích cân bằng, một ống tiêm (V= 100
cm3) chứa 5.8370 g MCln được đun nóng tới 277 oC. Sau cân bằng, ống tiêm có áp suất
nội 0.8062 atm và khối lượng MCln là 5.2561 g. Giả sử rằng ΔfH0 và ΔfS0 không phụ
thuộc vào nhiệt độ.
a) Xác định sự phụ thuộc của áp suất các khí tạo thành trên vào nhiệt độ.
b) Xác định kim loại M.
c) Xác định trình tự của quá trình thăng hoa MCln(s). Tính nhiệt độ đầu của các phản
ứng tự diễn biến.
d) Vẽ công thức cấu tạo của các phân tử trong phase khí.
Bài 4
Để giúp giải quyết các nguyên nhân
của biến đổi khí hậu, vào tháng 2021
năm 5, chính phủ Anh đã thay đổi
xăng tiêu chuẩn tại các cây từ xăng E5
sang E10. Các giá trị E này là tỷ lệ
phần trăm của ethanol trong hỗn hợp
nhiên liệu ethanol-hydrocarbon.
Giá trị E và số octane đều được hiển
thị trên máy bơm xăng. Trong đó
đồng phân octane chính trong xăng là 2,2,4-trimethylpentane.
1. Vẽ công thức của 2,2,4-trimethylpentane.

Ethanol là một nhiên liệu sinh học và thường được sản xuất bằng cách lên men
glucose. Các cây xanh lấy carbon dioxide từ khí quyển và chuyển đổi nó thành
glucose, C6H12O6, thông qua quá trình quang hợp.

2. Viết phương trình cho sự hình thành glucose trong quang hợp từ carbon dioxide.

Viết phương trình cho quá trình lên men kỵ khí của glucose tạo ra ethanol và carbon
dioxide.

Một trong những đặc điểm của nhiên liệu hiệu quả là lượng năng lượng mà nó giải
phóng, hoặc enthalpy đốt cháy của nó. Một phương pháp để xác định điều này là sử
dụng enthalpies liên kết trung bình. Một số enthalpies liên kết trung bình được đưa ra
dưới đây.
Liên kết Enthalpy liên kết trung bình /
kJ mol−1
C–C · 347
C–H · 413
O=O 498
Từ C-O 358
C=O 805
O-H · 464
3. Tính thiêu nhiệt của quá trình đốt cháy một đồng phân octan.
Giả sử rằng 1 lít xăng E10 chứa 100 mL ethanol và 900 mL đồng phân octan, và 1 lít
nhiên liệu E5 chứa 50 mL ethanol và 950 mL đồng phân octan. KLK của ethanol tinh
khiết là 0,789 g cm−3 và KLK của các đồng phân có trị số octan tinh khiết là 0,703 g
cm−3. Enthalpy của quá trình đốt cháy ethanol là −1276 kJ mol−1.
4. Đối với cả nhiên liệu E5 và E10, hãy tính toán năng lượng, tính bằng kJ, được giải
phóng khi đốt cháy 1 lít nhiên liệu.
Nếu không làm được ý 3. thì bạn có thể sử dụng giá trị thiêu nhiệt của octan là −6666
kJ mol−1.

(a) Lấy CO2 tạo ra từ việc đốt 1 lít nhiên liệu E5 làm 100%, tính tỷ lệ phần trăm
CO2 tạo ra từ burning 1 lít nhiên liệu E10. Chỉ xem xét CO2 được hình thành từ quá
trình đốt cháy các đồng phân octan.

You might also like