You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG HÓA HỌC

Lý thuyết:

 Nắm vững công thức tính các loại hằng số cân bằng và biểu thức liên hệ giữa chúng

KP = Kc (RT)∆n = Kx (P)∆n = Kn ∑
∆n

 Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng tới hằng số cân bằng
 Công thức đẳng nhiệt Van Hoff về mới liên hệ của ∆G và Kp cho chất khí và Kx cho hệ
dung dịch và cách tính hằng số cân bằng K theo nhiệt độ

∆ =− −

Hoặc:
.
∆ =− + .

 Độ phân ly, độ phân hủy, áp suất tổng, áp suất riêng phần


ư ư
Độ phân ly: = =
đ đ

ả ẩ
Hiệu suất: ℎ (%) = ∑
 xét tại thời điểm cân bằng

 Cách tính các giá tri K, ∆G theo nhiệt độ và quy tắc xét chiều phản ứng

= (∆ + ∆ )

1 atm = 101325 Pa (1 Pa = 1N/m2)


Bài tập:
Bài 1: Khí nitơ oxit NO và khí oxi O2 được trộn trong một bình dung tích không đổi, nhiệt độ cố
định 1000K. Nồng độ đầu tương ứng của chúng là 0,02M và 0,03M khi phản ứng:
2NO (k) + O2(k) <------> 2NO2(k)
Đạt cân bằng thì nồng độ nitơ đioxit NO2 là 2,2.10-3 M. Tính
a) Nồng độ Nitơ oxit lúc cân bằng
b) Nồng độ oxi tại cân bằng
c) Giá trị hằng số cân bằng Kc và Kp của phản ứng

Gợi ý:
2 NO (k) + O2 (k)  2NO2
Ban đầu
Phản ứng
Cân bằng

Xác định đúng và ráp công thức

Trần Thị Nhung – nhungtt@hcmute.edu.vn


Bài 2: Cho 10 mol khí A với 4 mol khí B vào một bình dung tích 8 lít ở nhiệt độ không đổi 200C.
Có phản ứng sau: 2A(k) + B(k) <------> C(k) + D(k). Khi đạt trạng thái cân bằng trong hỗn hợp
còn lại 30% lượng chất B ban đầu . Tính các giá trị Kp và Kc của phản ứng tại nhiệt độ trên
Gợi ý: Biết nồng độ đầu, nồng độ tại thời điểm cân bằng tính các biến chưa biết và hằng số cân
bằng

Bài 3: Ta có cân bằng: CaCO3(r) <------> CaO(r) + CO2(k). Ở 800oC áp suất hơi của khí cacbonic
là 0,236 atm.
a) Tính hằng số cân bằng Kp và Kc của phản ứng
b) Bỏ 20g canxi cacbonat CaCO3 vào một bình dung tích không đổi 10 lít. Hỏi ở trạng thái cân
bằng có bao nhiêu % canxi cacbonat đã bị nhiệt phân

Bài 4: Phản ứng phân hủy photgen COCl2 như sau: COCl2(k) <------> CO(k) + Cl2(k). Ở 5500C, 1
atm độ phân hủy của COCl2 là 77%. Tính giá trị Kp và Kc.

Gợi ý: Tính thông qua Kn


Đặt số mol ban đầu là a, pư là a.
Ráp biểu thức liên hệ, tính

Bài 5: Tại 270C áp suất 1 atm, khí nito tetraoxit N2O4 phân hủy 20% thành khí Nito đioxit NO2
N2O4(k) <------> 2NO2(k).
a) Tính giá trị Kp của phản ứng
b) Tính độ phân hủy (%) của phản ứng ở 27OC, áp suất khí toàn phần là 0,1 atm
c) Cho 69g N2O4 vào một bình 20 lít ở 27oC. Tính độ phân hủy của N2O4.

Bài 6: Tại 500C và dưới áp suất 0,344 atm, độ phân ly của N2O4 thành NO2 bằng 63%. Xác định
Kp và Kc

Bài 7: Ở 00C và dưới áp suất P = 1 atm, hằng số cân bằng Kp của phản ứng: N2O4(k) <------>
2NO2(k) bằng 0,049, ứng với độ phân ly là 11%.
a) Cũng ở nhiệt độ đã cho, khi giảm áp suất từ 1 atm xuống 0,8 atm độ phân ly sẽ thay đổi như
thế nào
b) Để độ phân ly đạt 8% thì phải nén hỗn hợp khí đến áp suất bao nhiêu

Bài 8: Ở 813K áp suất phân ly của MgCO3 bằng 0,996.105 Pa. Ở 843K áp suất này là 1,786.105 Pa.
Tính hiệu ứng nhiệt của sự phân tích MgCO3 theo phản ứng:
MgCO3 <------> MgO + CO2
Tại nhiệt độ nào thì áp suất phân ly bằng 1,013.105 Pa.

Gợi ý: Mối liên hệ K và ∆H

Bài 9: Tại một nhiệt độ, phản ứng thuận nghịch sau có giá trị hằng số cân bằng là Kc = 1,8.10-6.
A(k) + B(k) <------> C(k) + 2D(k). Trộn 1 mol C với 1 mol D trong bình dung tích 1 lít, phản
ứng xảy ra và đạt cân bằng. Tìm nồng độ mol từng chất tại cân bằng.

Bài 10: Tính HSCB KP ở 250C của phản ứng


CO + 2H2 = CH3OH(k)
biết rằng năng lượng tự do chuẩn Go đối với phản ứng
CO + 2H2 = CH3OH(l)
bằng -29,1 KJ/mol và áp suất hơi của metanol ở 250C bằng 16200 Pa.

Trần Thị Nhung – nhungtt@hcmute.edu.vn


Bài 11: Tính hằng số cân bằng Kp ở 600K đối với phản ứng: 2H2(k) + CO(k) <------> CH3OH(k).
Biết rằng tại nhiệt độ này phản ứng:
CH3OH(k) + CO(k) <------> CH3COOH(K) có Kp1 = 2,78.10-9 Pa-1
2H2(k) + CH3COOH(k) <------> 2CH3OH(h) có Kp2 = 6,5.10-6 Pa-1

Bài 12: Hằng số cân bằng của phản ứng:


PCl3(k) + Cl2(k) PCl5(k)
ở 500K là KP = 3 atm-1.
a) Tính độ phân ly của PCl5 ở 1atm và 8 atm.
b) Ở áp suất nào, độ phân ly là 10%.
c) Phải thêm bao nhiêu mol Cl2 vào 1mol PCl5 để độ phân ly của PCl5 ở 8 atm là 10%.

Bài 13: Tính hằng số cân bằng Kp ở 1100K đối với phản ứng: C(r) + CO2(k) <------> 2CO(k).
Biết ∆H1000 = 171.924 ; Kp1000 = 1,793 atm và nhiệt dung mol đẳng áp của các chất có dạng
CP.CO2[J/mol.K] 43,221 + 11,453.10-3T - 9,614.105T-2
CP.CO [J/mol.K] 27,588 + 5,016.10-3T
CP.C [J/mol.K] 11,160 + 10,95.10-3T - 4,89.105T-2
(Tính ∆Cpư và tính ∆H1100)

DS: 1.775 atm

Bài 14: Cho phản ứng và các số liệu tương ứng sau:

a) Hãy xác định ∆G0298 và Kp 298 của phản ứng trên


b) Ở 250C khi trộn 0,55 mol CH4 với 0,1 mol khí H2 trong bình chứa Ckc răn, dư thì phản ứng xảy
ra theo chiều nào nếu áp suất tổng cộng giữ không đổi ở 1 atm
c) Khí H2 được nén vào bình có chứa Ckc rắn dư ở điều kiện áp suất 1 atm và nhiệt độ 298K.
Hãy xác định áp suất riêng phần của CH4 khi cân bằng ở nhiệt độ, áp suất trên.
d) Thiết lập phương trình ∆Ho = f(T) và tính ∆H ở 1000K

Bài 15: Trộn Nito với Hydro theo tỉ lệ số mol tương ứng 1:3 trong một bình kín rồi đun lên 4500C
cho tới khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng. N2(k) + 3H2(k) <------> 2NH3(k) ∆H0298 = 92,2 Kj.
a) Tại 450oC và 300 atm, ở trạng thái cân bằng ammoniac chiếm 36% thể tích. Tính giá trị
hằng số cân bằng Kx và Kp tại điều kiện này
b) Giữ nguyên nhiệt độ không đổi 450oC, cần tiến hành phản ứng ở áp suất nào để khi đạt cân
bằng mới ammoniac chiếm 50% thể tích
c) Giữ áp suất không đổi 300 atm, cần tiến hành phản ứng ở nhiệt độ nào để khi đạt cân bằng
mới ammoniac chiếm 50% thể tích. Giả sử ∆H không thay đổi trong khoảng nhiệt độ khảo
sát
d) Tính biến thiên năng lương tự do tiêu chuẩn, biến thiên entropi tiêu chuẩn của phản ứng ở
4500C.

Trần Thị Nhung – nhungtt@hcmute.edu.vn

You might also like