You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM Bài tập Hóa Đại Cương 2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA HÓA

BÀI TẬP HÓA ĐẠI CƯƠNG 2 – Năm 2018

Chương 1. NHIỆT HÓA HỌC

1. Hãy tính lượng nhiệt bằng kilojoule (kJ) cần để tăng nhiệt độ của 237 g nước lạnh từ 4,0 oC lên
37,0 oC.
2. Hãy tính lượng nhiệt bằng kilojoule (kJ) cần để tăng nhiệt độ của 2,5 kg Hg(l) từ –20,0 oC lên –
6,0 oC. Cho biết tỷ trọng và nhiệt dung mol của Hg (l) lần lượt là 13,6 g/mL và 28,0 J mol–1oC–1.
3. Khi 1,00 kg chì (nhiệt dung riêng = 0,13 J g–1 oC–1) tại 100,0 oC được nhúng vào nước có nhiệt
độ 28,5 oC, nhiệt độ sau cùng của hỗn hợp chì–nước là 35,2 oC. Hỏi khối lượng nước là bao
nhiêu?
4. 100 g đồng (nhiệt dung riêng = 0,386 J g–1 oC–1) tại 100,0 oC được nhúng vào 50,0 g nước có
nhiệt độ 26,5 oC. Hỏi nhiệt độ sau cùng của hỗn hợp đồng–nước là bao nhiêu?
5. Vanillin là một thành phần tự nhiên trong vanilla. Nó cũng được sản xuất làm hương nhân tạo
mùi vanilla. Đốt cháy 1,013 g vanillin, C8H8O3, làm nhiệt độ trong nhiệt lượng kế tăng từ 24,89
lên 30,09 oC. Hỏi nhiệt đốt cháy của vanillin là bao nhiêu kJ/mol? (biết nhiệt lượng kế có nhiệt
dung là 4,90 kJ/ oC).
6. Nhiệt đốt cháy của acid benzoic là –26,42 kJ/g. Đốt cháy 1,176 g acid benzoic làm nhiệt độ
trong một nhiệt lượng kế tăng 4,96 oC. Tìm nhiệt dung của nhiệt lượng kế này.
7. Hai dung dịch 100,0 mL AgNO3(dd) 1,00 M và 100,0 mL NaCl(dd) 1,00 M đều ở nhiệt độ 22,4
o
C được thêm vào một nhiệt lượng kế cốc Styrofoam và để cho phản ứng xảy ra trong nhiệt
lượng kế này. Nhiệt độ sau đó tăng lên đến 30,2 oC. Hãy tìm nhiệt phản ứng (kJ/mol) của phản
ứng sau: Ag+ (dd) + Cl (dd) → AgCl(r)
8. Hai dung dịch 100,0 mL HCl 1,020 M và 50,0 mL NaOH 1,988 M đều ở nhiệt độ 24,52 oC được
trộn lẫn trong một nhiệt lượng kế cốc Styrofoam và để cho phản ứng xảy ra trong nhiệt lượng kế
này. Hỏi nhiệt độ sau cùng của hệ thống? Cho biết nhiệt phản ứng trung hòa là –56 kJ/mol H2O
tạo thành.
9. Cho biết lượng công liên quan trong quá trình 0,225 mol N2 tại nhiệt độ không đổi 23 oC giãn nở
thêm thể tích 1,50 L chống lại áp suất ngoài 0,750 atm là bao nhiêu?
10. Cho biết lượng công sinh ra tính bằng joules chống lại áp suất ngoài 2,25 atm tại nhiệt độ không
đổi 20,0 oC của 50,0 g N2(k) trong xylanh thể tích 75,0 L là bao nhiêu?
11. Khi nén một khí, lượng công 355 J được đưa vào hệ thống cùng lúc với 185 J nhiệt thoát ra từ hệ
thống. Hỏi ΔU của hệ thống là bao nhiêu?
12. Nếu nôi năng của một hệ thống giảm đi 125 J cùng lúc với việc hấp thu 54 J nhiệt lượng. Hỏi hệ
thống này nhận công hay sinh công? Lượng công là bao nhiêu?
13. Hãy tính lượng sucrose cần đốt cháy để tạo ra 1,00 x 103 kJ nhiệt lượng. Cho biết nhiệt đốt cháy
của sucrose là –5,65 x 103 kJ/mol sucrose.
14. 25,0 mL HCl(dd) 1,045 M được trung hòa bằng NaOH(dd). Hãy tính lượng nhiệt tỏa ra của quá
trình trung hòa này. Biết nhiệt phản ứng trung hòa là –56 kJ/mol H2O tạo thành.
15. Khi một khối băng lập phương cạnh dài 2,00 cm được đưa từ –10,0 oC lên 23,2 oC, biến thiên
enthalpy của quá trình là bao nhiêu? Cho biết tỷ khối của băng là 0,917 g/cm3, nhiệt dung riêng
của băng là 2,01 J.g–1.oC–1 và nhiệt nóng chảy của băng là 6,01 kJ/mol.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

16. Hỏi khối lượng tối đa băng tại nhiệt độ –15 oC có thể chuyển thành hơi nước tại 25 oC khi dùng
lượng nhiệt 5,00 x 103 kJ. Biết ΔHo bay hơi của nước là 44 kJ/mol.
17. Nhiệt đốt cháy chuẩn của propene C3H6(k) là –2058 kJ/mol, của propane C3H8(k) là –2219
kJ/mol. Hãy sử dụng dữ liệu này và tra cứu thêm các dữ liệu nhiệt hình thành mol chuẩn của
CO2(k) và H2O (l) cần thiết trong bảng 1 để xác định ΔHo của quá trình hydrogen hóa của
propene thành propane.
18. Sử dụng các kết quả tính toán của bài tập 17 kết hợp với dữ liệu dưới đây để xác định nhiệt đốt
cháy chuẩn của một mol 2–propanol CH3CH(OH)CH3 lỏng
CH3CH=CH2 (k) + H2O (l) → CH3CH(OH)CH3 (l) ΔHo = –52,3 kJ
19. Nhiệt hình thành chuẩn của amino acid leucine là –637,3 kJ/mol C6H13O2N(r). Hãy viết phương
trình hóa học tương ứng với giá trị này.
20. Giá trị ΔHo của phản ứng sau: 2NH3 (k) → N2(k) + 3 H2(k) liên hệ như thế nào với nhiệt hình
thành chuẩn của NH3(k) trong bảng 1? Giá trị của ΔHo là bao nhiêu?
21. Sử dụng dữ liệu trong handbook để tính nhiệt đốt cháy chuẩn của ethanol CH3CH2OH(l) tại
nhiệt độ 298 K.
22. Hãy tính nhiệt đốt cháy chuẩn tại 298,15 K cho 1 mol của một nhiên liệu khí chứa C3H8 và
C4H10 với tỷ lệ phân mol tương ứng là 0,62 va 0,38.
23. Phản ứng chung xảy ra trong quá trình quang hợp của thực vật là:
6 CO2(k) + 6 H2O (l) → C6H12O6 (r) + 6 O2 (k) ΔHo = 2803 kJ
Hãy sử dụng dữ liệu này và tra cứu thêm các dữ liệu nhiệt hình thành mol chuẩn của CO2(k) và
H2O(l) cần thiết trong bảng 1 để xác định nhiệt hình thành chuẩn của glucose, C6H12O6(r).
24. Một handbook liệt kê nhiệt đốt cháy chuẩn của dimethyl ether tại 298 K là –31,70 kJ/g(CH3)2O
(k). Hãy sử dụng dữ liệu này và tra cứu thêm các dữ liệu nhiệt hình thành mol chuẩn của CO2(k)
và H2O(l) cần thiết để xác định nhiệt hình thành mol chuẩn của khí dimethyl ether tại 298 K.
25. Một mẫu đồng có khối lượng 74,8 g ở nhiệt độ 143,2 oC được cho vào bình cách nhiệt có chứa
sẵn 165 mL glycerol (C3H8O3, d=1,26 g/mL) tại nhiệt độ 24,8 oC. Nhiệt độ cuối cùng thu được
là 31,1 oC. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 0,385 J.g−1.oC−1. Hỏi nhiệt dung của glycerol tính
theo đơn vị J.g−1.oC−1 là bao nhiêu?
26. Nhiệt hòa tan KI rắn trong nước là 20,3 kJ/mol KI. Nếu một lượng KI cho vào lượng nước vừa
đủ ở 23,5 oC trong cốc Styrofoam để tạo thành 150,0 mL dung dịch KI có nồng độ 2,5 M. Tính
nhiệt độ sau cùng của hệ biết rằng dung dịch có d= 1,30 g/mL và nhiệt dung riêng của dung dịch
KI 2,5 M là 2,7 J.g−1.oC−1.
27. Nhiệt trung hòa của dung dịch HCl và NaOH là 55,84 kJ/mol H2O tạo thành. Nếu cho 50,00
mL dung dịch NaOH nồng độ 1,10 M vào 25,00 mL dung dịch HCl nồng độ 1,82 M có cùng
nhiệt độ là 24.72 oC, thì nhiệt độ sau cùng của hệ là bao nhiêu? Xem rằng không có sự thất thoát
nhiệt ra bên ngoài và dung dịch sau trung hòa có d= 1,02 g/mL và nhiệt dung riêng là 3,89
J.g−1.oC−1.
28. Nhiệt thăng hoa của đá khô CO2 ∆H = 571 kJ/kg ở nhiệt độ −78,5 oC và 1 atm. Nếu truyền một
lượng nhiệt 125,0 J vào đá khô ở −78,5 oC, lượng thể tích khí CO2 tạo thành là bao nhiêu?
29. Phương pháp lượng nhiệt kế có thể sử dụng để xác định độ tinh khiết của kim loại. Một nhẫn
vàng (vàng nguyên chất, nhiệt dung riêng là 0,1291 J.g−1.K−1) có khối lượng 10,5 g được gia
nhiệt đến 78,3 °C và cho vào 50,0 g nước ở 23,7 °C trong nhiệt lượng kế đẳng áp. Nhiệt độ cuối
cùng của nước là 31,0 °C. Đây có phải là vàng nguyên chất.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

30. Hãy xác định quá trình nào sau đây sinh công, nhận công hay công bằng không ở điều kiện áp
suất không đổi và hệ thống mở (a) Sự trung hòa dung dịch Ba(OH)2 bằng dung dịch acid
HCl; (b) khí NO2 chuyển thành khí N2O4; (c) phân huỷ của canxi cacbonat thành oxit canxi và
khí carbonic.
31. Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học tương ứng cho các nhiệt tiêu chuẩn sau
a. ∆H = 82,05 kJ/mol N2O (k)
b. ∆H = −394,1 kJ/mol SO2Cl2 (l)
c. ∆Hđố á = −1527 kJ/mol CH3CH2COOH (l)
32. Cho biết phản ứng:
N2 (k) + H2 (k) → NH3 (k) ∆H = −46,2 kJ

NH3 (k) + O2 (k) → NO (k) + H2O (l) ∆H = −292,3 kJ

H2 (k) + O2 (k) → H2O (l) ∆H = −285.8 kJ


Hãy xác định ∆H của phản ứng sau: N2 (k) + O2 (k) → 2 NO (k)
33. Trong quá trình lên men, một phân tử glucose, C6H12O6 (r) sẽ chuyển hóa thành hai phân tử acid
lactic, CH3CH(OH)COOH (r). Cho biết nhiệt phản ứng đốt cháy của glucose và acid lactic, hãy
xác định enthalpy tiêu chuẩn của quá trình chuyển hóa trên.
C6H12O6 (r) + 6 O2 (k) → 6 CO2 (k) + 6 H2O (l) ∆H =  2808 kJ
CH3CH(OH)COOH (r) + 3 O2 (k) → 3 CO2 (k) + 3 H2O (l) ∆H =  1344 kJ
34. Tra cứu bảng số liệu nhiệt tạo thành tiêu chuẩn, hãy tính nhiệt tạo thành mol tiêu chuẩn của ZnS
rắn theo phản ứng sau: 2 ZnS (r) + 3 O2 (k) → 2 ZnO (r) + 2 SO2 (k) ∆H = 878,2 kJ
35. Nhiệt phân CaCO3 (r) cho ra CaO (r) và CO2 (k). Từ bảng số liệu nhiệt tạo thành tiêu chuẩn, hãy
tính cần cung cấp bao nhiêu nhiệt lượng để nhiệt phân 1,35 x103 kg CaCO3 rắn ở điều kiện
chuẩn.
36. Btu hay BTU (viết tắt của British thermal unit, tức là đơn vị nhiệt Anh) là một đơn vị năng
lượng được định nghĩa là lượng nhiệt cần thiết để thay đổi nhiệt độ của 1 lb (pound) nước là 1
o
F. Xem nhiệt dung riêng không phụ thuộc vào nhiệt độ, hãy cho biết nhiệt lượng cần thiết để
tăng nhiệt độ 40 gallon nước từ 48 đến 145 °F theo đơn vị (a) Btu, (b) kcal và (c) kJ.
37. Cho một mẫu kim loại có khối lượng là 125 g ở 75 oC vào 225 mL nước ở 25 oC trong cốc
styrofoam. Dựa vào bảng số liệu nhiệt dung riêng của một số chất, hãy cho biết nhiệt độ hệ sẽ
tăng cao nhất khi là kim loại nào: chì, nhôm, sắt hay đồng?
38. Một hỗn hợp khí gồm 83,0 % CH4, 11,2% C2H6 và 5,8 % C3H8 theo số mol. Một thể tích 385 L
hỗn hợp khí có nhiệt độ 22,6 oC và áp suất là 739 mmHg được đốt cháy với oxy dư ở điều kiện
đẳng áp. Vậy có bao nhiêu nhiệt (kJ) tỏa ra khi đốt lượng hỗn hợp khí trên?
39. Khí metan có thể tích 0,1 L tại 25 oC và 744 mmHg được đốt cháy ở áp suất không đổi trong
không khí. Lượng nhiệt giải phóng được sử dụng để làm nóng chảy 9,53 g băng ở 0 oC
(∆H ó ả của băng là 6,01 kJ/mol). Vậy quá trình đốt cháy CH4 trong trường hợp này là hoàn
toàn hay không? Viết phương trình phản ứng thích hợp của phản ứng đốt cháy khí metan ở điều
kiện trên.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

40. Nhiệt đốt cháy mol tiêu chuẩn của carbon graphite là −393,5 kJ/mol và của khí carbon monoxide
là −283,0 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành mol tiêu chuẩn của khí phosgene (COCl2), biết phản
ứng: CO (k) + Cl2 (k) → COCl2 (k) có ∆H = −108 kJ

Chương 2. NHIỆT ĐỘNG HỌC: ENTROPY – NĂNG LƯỢNG TỰ DO

1. Dự đoán entropy tăng, giảm hay không thể dự đoán (kèm giải thích) cho các phản ứng sau:
a. 2 H2S (k) + SO2(k) → 3 S(r) + 2 H2O(k)
b. 2 HgO(r) → 2 Hg(l) + O2(k)
c. Zn(r) + Ag2O(r) → ZnO(r) + 2 Ag(r)
d. 2 Cl–(dd) + 2 H2O(l) → 2 OH–(dd) + Cl2(k) + H2(k)
2. Hãy tính entropy mol chuẩn ∆Sovap cho quá trình bay hơi của CCl2F2, cho biết nhiệt độ sôi của
CCl2F2 là −29,79 oC và nhiệt hóa hơi ∆Hovap = 20,2 kJ.mol−1.
3. Sự thay đổi entropy mol chuẩn cho quá trình chuyển trạng thái thù hình từ rhombic sulfur rắn
sang monoclinic sulfur rắn ở 95,5 oC là ∆Sotr = 1,09 J.mol−1K−1. Hãy tính enthalpy mol chuẩn
∆Hotr cho quá trình chuyển trạng thái trên.
4. Sử dụng các số liệu entropy mol chuẩn của các chất (tra cứu trong Handbook) để tính biến thiên
entropy mol chuẩn cho phản ứng tổng hợp ammonia ở 25 oC:
N2(k) + 3 H2(k) → 2 NH3(k) ∆So298K = ?
5. N2O3 là một oxid không bền, dễ bị phân hủy theo phương trình phản ứng sau:
N2O3(k) → NO(k) + NO2(k) có ∆So298K = 138,5 J.K−1
Hãy tính entropy mol tiêu chuẩn của N2O3(k) ở 25 oC
6. Dự đoán các phản ứng sau có xảy ra tự nhiên ở nhiệt độ thường hay không?
a. N2(k) + 3 H2(k) → 2 NH3(k) ∆Ho298K = −92,22 kJ
b. 2 C(graphite) + 2 H2(k) → C2H4(k) ∆Ho298K = 52,26 kJ
7. Ở điều kiện nhiệt độ nào để các phản ứng sau xảy ra tự nhiên?
a. CaCO3(r) → CaO(r) +CO2(k)
b. ZnS(r) + 3/2 O2(k) → ZnO(r) + SO2(k) ∆Ho298K = −439,1 kJ
8. Tính ∆Go ở 298 K cho phản ứng sau: 4 Fe(r) + 3 O2(k) → 2 Fe2O3(r) ∆Go298K = ?
Cho biết ∆Ho298K = −1648 kJ và ∆So298K = −549,3 J.K−1
9. Tính ∆Go ở 298 K cho phản ứng sau bằng cách sử dụng năng lượng tự do mol chuẩn của các
chất (tra trong Handbook) 2 NO(k) + O2(k) → 2 NO2(k) ∆Go298K = ?
10. a. Sử dụng các số liệu nhiệt động cần thiết của các chất (tra cứu trong Handbook), cho biết phản
ứng sau có xảy ra tự nhiên ở nhiệt độ 298K không? N2O4(k) → 2 NO2(k)
b. Nếu ban đầu trong bình có hỗn hợp hai khí N2O4 và NO2 với áp suất mỗi khí là 0,5 bar thì
phản ứng trên sẽ xảy ra tự nhiên theo chiều nào? Giải thích.
11. Sử dụng các số liệu nhiệt động cần thiết của các chất (tra cứu trong Handbook) tính hằng số cân
bằng cho quá trình sau ở 298K: AgI(r)  Ag+(dd) + I−(dd)
So sánh với trị số Ksp của AgI tra trong bảng.
12. Tại 25 oC phản ứng: 2 NO(k) + O2(k)  2 NO2(k) có ∆Ho= −114,1 kJ.mol−1 và
∆S = −146,5 J.mol .K . Hãy xác định nhiệt độ mà tại đó cân bằng trên có Kp = 1,5 x102
o −1 −1

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

13. Xét cân bằng sau ở 25 oC: 2 NO(k) + Cl2(k)  2 NOCl(k) có ∆Ho = −77,1 kJ.mol−1
và ∆S = −121,3 J.mol .K . Tính hằng số cân bằng KP cho phản ứng trên ở 25 oC và ở 75 oC.
o −1 −1

14. a. Cho phản ứng: 2 SO2(k) + O2(k)  2 SO3(k) có ∆Ho = −1,8 x102 kJ.mol−1
Tại 900K phản ứng trên có Kp = 42. Hãy xác định nhiệt độ mà tại đó phản ứng có Kp = 5,8
x10−2.
b. Tính Kp cho phản ứng trên ở nhiệt độ 235 oC?
15. Sắp xếp sự biến đổi entropy (∆S) của các quá trình (tại 25 oC) sau đây theo thứ tự tăng dần:
a. H2O (l, 1 atm) → H2O (k, 1 atm)
b. CO2 (s, 1 atm) → CO2 (k, 10 mmHg)
c. H2O (l, 1 atm) → H2O (k, 10 mmHg)
16. Pentane là một trong những hydrocarbon dễ bay hơi trong xăng. Tại 298 x15 K, các giá trị
enthalpy tạo thành của pentane có giá trị sau: ∆H C5H12 (l) = –173,5 kJ mol–1; ∆H C5H12 (k) = –
146,9 kJ mol–1.
a. Ước lượng nhiệt độ sôi của pentane.
b. Ước lượng giá trị ∆G cho quá trình hóa hơi của pentane tại 298 K.
c. Rút ra nhận xét từ giá trị ∆G tại 298 K thu được.
17. Cho phản ứng: N2H4 (k) + 2 OF2 (k) → N2F4 (k) + 2 H2O (k). Xác định các giá trị sau và nhận
xét chiều phản ứng tại 25 oC
a. ∆So (biết So298 N2F4 (k) = 301,2 J.K–1).
b. ∆Ho (sử dụng số liệu trong bảng 10.3 và năng lượng liên kết của F–O và N–F tương ứng là
222 và 301 kJ mol–1.
c. ∆Go.
18. Cho giá trị ∆G của các oxit kim loại tại 1000 K là: NiO, –115kJ; MnO, –280 kJ; TiO2, –630 kJ.
Năng lượng tự do Gibb tạo thành của CO là –250 kJ/mol. Xác định oxit kim loại nào sẽ bị khử
bởi C tại 1000 K. (Các chất đều ở trạng thái chuẩn).
19. Xem xét quá trình hóa hơi nước: H2O(l) → H2O (k) tại 100 oC, với H2O(l) trong trạng thái
chuẩn, H2O (k) có áp suất riêng phần là 2,0 atm. Phát biểu nào sau đây về quá trình trên là đúng?
(a) ∆Go = 0; (b) ∆G = 0; (c) ∆Go > 0; (d) ∆G > 0. Giải thích.
20. So sánh giá trị entropy trong mỗi cặp chất sau:
a. Tại 75 oC và 1 atm: 1 mol H2O(l) và 1 mol H2O(k)
b. Tại 5 oC và 1 atm: 50,0 g Fe(r) và 0.80 mol Fe(r)
c. 1 mol Br2 (l, 1 atm, 8 oC) và 1 mol Br2 (s, 1 atm, – 8 oC)
d. 0,312 mol SO2 (g, 0,110 atm, 32,5 oC) or 0,284 mol O2 (g, 15,0 atm, 22,3 oC).
21. Dự đoán chất nào trong các chất sau có entropy tạo thành lớn nhất: CH4(k), CH3CH2OH (l), hay
CS2(l). Sau đó kiểm tra bằng các số liệu tra trong phụ lục D.
22. Tại nhiệt độ nào cân bằng sau được thiết lập: H2O (l, 0,50 atm) H2O (g, 0,50 atm). Giải thích.
23. Tính hằng số cân bằng và năng lượng tự do Gibbs của phản ứng: CO(k) + 2 H2(k) → CH3OH(k)
tại 483 K. (Tra các số liệu trong phụ lục D).
24. Dùng các số liệu nhiệt động tại 298 K xác định chiều tự diễn ra của phản ứng sau: 2 SO2(k) +
O2(k)  2 SO3(k) tại áp suất riêng phần của SO2, O2 và SO3 lần lượt là 1,0 x 10–4; 0,20 và 0,10
atm.
25. Cho phản ứng 2 NO(k) + O2(k) → 2 NO2(k). Chọn phương trình đúng và giải thích
a. K = Kp;
b. ∆So = (∆Go – ∆Ho)/T

c. KP = e
d. ∆G = ∆Go + RTlnQ

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

26. Cho phản ứng: 2 NaHCO3(r) → Na2CO3(r) + H2O(l) + CO2(k). Tính các giá trị ∆So, ∆Ho, ∆Go và
K. (Sử dụng số liệu trong phụ lục D).
27. Cho biết nhiệt độ sôi của cyclohexane, C6H12 là 80.7 oC. Ước lượng nhiệt độ mà tại đó áp suất
hơi của cyclohexane là 1000,0 mmHg.
28. Sự phân hủy của khí độc phosgene được minh họa qua phương trình: COCl2(k)  CO(k) +
Cl2(k). Giá trị KP của phương trình là 6,7 x 10–9 tại 99,8 oC và 4,44 x 10–2 tại 395 oC. Khi áp suất
tổng được duy trì là 1 atm, xác định nhiệt độ tại đó 15% COCl2 bị phân hủy.
29. Cho các số liệu ∆H C5H10 (l) = –105,9 kJ mol–1; ∆H C5H10 (k) = –77,2 kJ mol–1
a. Ước lượng nhiệt độ sôi của cyclopentane.
b. Ước lượng ∆Go cho quá trình hóa hơi của cyclopentane tại 298 K.
c. Nhận xét về dấu của ∆Go tại 298 K.
30. Xét phản ứng NH4NO3(r)  N2O(k) + 2 H2O(l) tại 298 K.
a. Phản ứng thuận thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
b. Tính giá trị ∆Go tại 298 K.
c. Tính K tại 298 K.
31. Đồ thị nào trong các đồ thị sau minh họa hằng số cân bằng có giá trị gần 1?

32. Tại nhiệt độ phòng và áp suất thường, entropy của vũ trụ âm, dương hay bằng không cho sự
chuyển pha của CO2 rắn thành lỏng?

Chương 3. ĐỘNG HÓA HỌC

1. Xét phản ứng 2 A + B  C + D ở tại thời điểm [A] = 0,3629 M. Sau 8,25 phút [A] = 0,3187 M.
Tính tốc độ trung bình của phản ứng (theo đơn vị M/s) trong khoảng thời gian trên.
2. Trong phản ứng 2A  3B, [A] giảm từ 0,5684 M đến 0,5522 M trong 2,50 phút. Tính tốc độ
trung bình của sự hình thành B (theo đơn vị M/s) trong khoản thời gian trên.
3. Xét phản ứng: H2O2(dd) → H2O(l) + ½ O2(k). Xác định:
a. Tốc độ tức thời của phản ứng ở 2400 s
b. Nồng độ [H2O2] ở 2450 s (Giả sử tốc độ tức thời của phản ứng ở 2400 s giữ không đổi trong
vòng 50 s kế tiếp).
4. Xét phản ứng phân hủy H2O2. Sử dụng bảng dữ liệu sau xác định [H2O2] ở t = 100 s.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

Thời gian (s) t (s) [H2O2] (M) [H2O2] (M) [H2O2]/t (M s1)
0 2,32
400 400 1,72 0,60 15,0 x104
800 400 1,30 0,42 10,5 x104
1200 400 0,98 0,32 8,0 x104
1600 400 0,73 0,25 6,3 x104
2000 400 0,54 0,19 4,8 x104
2400 400 0,39 0,15 3,8 x104
2800 400 0,28 0,11 2,8 x104
5. Xét phản ứng phân hủy N2O5 theo phương trình sau: 2N2O5  4NO2 + O2
–5 –1
Khi nồng độ đầu của [N2O5]0 = 3,15 M tốc độ đầu của phản ứng = 5,45 x10 M.s và khi
–5 –1
[N2O5]0 = 0,78 M tốc độ đầu của phản ứng = 1,35 x10 M.s . Xác định bậc của phản ứng phân
hủy này.
6. Cho bảng số liệu:

2– –
Dự đoán tốc độ đầu của phản ứng: 2 HgCl2 + C2O4  2Cl + 2CO2 + Hg2Cl2
2–
Biết nồng độ đầu của [HgCl2]0 = 0,025 M và [C2O4 ]0 = 0,045 M.
2
7. Một phản ứng có phương trình động học v = k [A] [B]
–2 –1
Khi nồng độ [A] = 1,12 M và [B] = 0,87 M, tốc độ của phản ứng = 4,78 x10 Ms .
Xác định hằng số tốc độ k của phản ứng.
2– –
8. Phản ứng: 2HgCl2 + C2O4  2Cl + 2CO2 + Hg2Cl2; k = 4,4 x10–2 M.s–1 có phương trình động
2– 2
học là: v = k. [HgCl2].[C2O4 ] . Xác định tốc độ của phản ứng khi [HgCl2] = 0,050 M và
2–
[C2O4 ] = 0,025 M.
–3 –1
9. Phản ứng A  2B + C là phản ứng bậc 1. Nếu [A]o = 2,80 M và k = 3,02 x10 s . Xác định
[A] sau 325 s.
10. Chứng tỏ phản ứng phân hủy H2O2 là phản ứng bậc 1, H2O2 (dd)  H2O (l) + ½ O2(k). Sử dụng
đồ thị 1 và bảng dữ liệu động học bảng 2.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

BẢNG 2

ĐỒ THỊ 1
–3 –1
11. Xét phản ứng bậc 1: A  P với k = 2,95 x10 s . Sau 150 s, % còn lại của A bao nhiêu?
12. Dựa vào đồ thị 1 và bảng 2, vậy mất bao lâu để lượng mẫu [H2O2] bị phân hủy 2/3 so với thời
điểm bắt đầu phản ứng. Biết phản ứng phân hủy H2O2 tuân theo động học bậc 1.
H2O2 (dd)  H2O (l) + ½ O2 (k)
13. Di–t–butyl peroxide (DTBP) được dùng như một chất xúc tác trong sản xuất polymer.
Ở trạng thái khí, DTBP phân hủy thành acetone và ethane theo phản phản ứng bậc 1.
C8H18O2(k)  2CH3COCH3(k) + CH3CH3(k)
0
Nếu bắt đâu DTBP với áp suất 800,0 mmHg ở 147 C thì áp suất của DTBP ở t = 125 phút là
1
bao nhiêu? Nếu biết t1/2 = 8,0 x10 phút.
14. Sử dụng bản dữ liệu động học ở sau, xác định
a. Áp suất riêng phần của ethylene oxide
o
b. Áp suất khí tổng cộng sau 30,0 giờ trong bình phản ứng ở 415 C, biết áp suất riêng phần ban
đầu của ethylene oxide là 782 mmHg.

15. Xét phản ứng phân hủy B  Sản phẩm với dữ liệu động học theo sau.
Xác định bậc và hằng số tốc độ phản ứng k?
t (giây) 0 25 50 75 100 150 200 250
[B] (M) 0,88 0,74 0,62 0,52 0,44 0,31 0,22 0,16
16. Xác định bậc và hằng số k của phản ứng A  P, với dự liệu động học sau:
t (phút) 0 4,22 6,6 10,61 14,48 18,00
[A] (M) 0,250 0,210 0,188 0,150 0,114 0,083
17. Phản ứng phân hủy N2O5 trong CCl4 tuân theo động học bậc 1.
N2O5 (trong CCl4) → N2O4 (trong CCl4) + ½ O2 (k) có Ea =1,06 x105 J/mol,
o
và k = 3,46 x10–5 s–1 ở 298 K. Tìm thời gian bán hủy của phản ứng phân hủy N2O5 ở 75,0 C.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

18. Phản ứng phân hủy N2O5 trong CCl4 tuân theo động học bậc 1. Có Ea =1,06 x105 J/mol,
k = 3,46 x10–5 s–1 ở 298 K. Xác định nhiệt độ phản ứng để 2/3 lượng mẫu N2O5 trong CCl4 phân
hủy trong 1,5 giờ?
19. Cơ chế của phản ứng CO(k) + NO2(k)  CO2(k) + NO(k) được đề xuất gồm 2 giai đoạn. Giai
đoạn nhanh là NO3(k) + CO(k)  CO2(k) + NO2(k). Theo bạn, phản ứng giai đoạn chậm xảy ra
như thế nào? Phương trình động học của phản ứng này là gì?
20. Chứng tỏ cơ chế đề nghị của phản ứng 2NO2(k) + F2(k)  2NO2F (k) phù hợp với phương trình
động học v = k[NO2][F2] .
NO2 (k) + F2(k)  NO2F2 (k) : nhanh
NO2F2(k)  NO2F(k) + F(k) : chậm
F(k) + NO2(k)  NO2F(k) : nhanh
21. Cho phản ứng A  sản phẩm, nồng độ của A là 0.588 M tại thời điểm 4,40 phút sau khi phản
ứng bắt đầu. Vận tốc phản ứng tại thời điểm đó là 2,210–2 Mph–1. Biết rằng tốc độ phản ứng
không đổi trong khoảng thời gian ngắn.
a. Xác định nồng độ A sau khi phản ứng được 5 phút.
b. Phản ứng xảy ra được được bao lâu khi nồng độ A 0,565 M?
22. Nếu 1,00 g N2O5 được cho vào bình kín có dung tích 15 L (không trao đổi chất với môi trường
ngoài) tại nhiệt độ 65 oC
a. Tính áp suất riêng phần của N2O5 tại thời điểm ban đầu (t=0)?
b. Tính áp suất riêng phần của N2O5 tại thời điểm sau khi phản ứng được 2,38 phút?
c. Tính áp suất tổng trong bình kín tại thời điểm sau khi phản ứng được 2,38 phút? Tất cả đơn vị
áp suất được tính bằng mmHg.
23. Cho phản ứng bậc một A  sản phẩm, nồng độ ban đầu của A là 0,816 M và giảm còn 0,632 M
sau 16,0 phút.
a. Tính hằng số tốc độ k của phản ứng?
b. Tìm thời gian bán hủy của phản ứng bậc 1?
c. Tìm thời gian phản ứng tại đó nồng độ A là 0,235 M?
d. Tính nồng độ A tại thời điểm phản ứng được 2,5 giờ?
24. Thời gian bán hủy của đồng phân phóng xạ 32P (phốt pho) là 14,3 ngày. Tính khoảng thời gian
cần thiết để lượng phốt pho phân hủy hết 99%?
25. Axít acetoacetic, CH3COCH2COOH, tiền chất được sử dụng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
Chúng phân hủy trong môi trường axít để hình thành acetone và CO2(k).
CH3COCH2COOH(dd)  CH3COCH3(dd) + CO2(k)
Thời gian bán hủy của phản ứng phân hủy bậc 1 này là 144 phút tại nhiệt độ 24,5oC.
a. Tìm thời gian để axít acetoacetic phân hủy 65%?
b. Tính thể tích khí CO2 sinh ra sau khi phản ứng xảy ra được 575 phút khi lượng axít
acetoacetic ban đầu là 10,0 g (đo thể tích tại điều kiện 24,5oC và 748 Torr). Bỏ qua sai xót
do lượng CO2 tan trong nước.
26. Sự phân hủy dimethyl ether xảy ra tại nhiệt độ 504oC: (CH3)2O(k)  CH4(k) + H2(k) + CO(k)
Áp suất riêng phần của dimethyl ether (DME) là hàm theo thời gian đo được như trong bảng sau
t(giây) P(mmHg)
0 312
390 264
9

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

777 224
1195 187
3155 78,5
a. Chứng minh rằng phản ứng phân hủy này có bậc phản ứng là một.
b. Tính giá trị của hằng số tốc độ phản ứng k?
c. Tính áp suất tổng của phản ứng tại thời điểm phản ứng xảy ra được 390 giây?
d. Tính áp suất tổng khi phản ứng phân hủy xảy ra hoàn toàn?
e. Tính áp suất tổng của phản ứng tại thời điểm phản ứng xảy ra được 1000 giây?
f. Biết phản ứng xảy ra trong hệ kín với thể tích và nhiệt độ không đổi.
27. Phản ứng phân hủy p–toluenesulfinic acid: 3ArSO2H  ArSO2Ar + ArSO3H + H2O
(Với Ar = p–CH3C6H4–), ghi nhận được nồng độ của  ArSO2H  theo thời gian như sau
t(phút)  ArSO2H  (M)
0 0,100
15 0,0863
30 0,0752
45 0,0640
60 0,0568
120 0,0387
180 0,0297
300 0,0196
a. Chứng tỏ phản ứng có bậc là 2.
b. Tìm hằng số tốc độ của phản ứng k?
c. Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của ArSO2H là 0,0500M?
d. Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của ArSO2H là 0,0250M?
e. Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của ArSO2H là 0,0350M?
28. Nghiên cứu phản ứng dime hóa 1,3–butadiene , 2C4H6(k)  C8H12(k), tại nhiệt độ 600K thu
được kết quả sau
t(phút)  C4H6  (M)
0 0,0169
12,18 0,0144
24,55 0,0124
42,50 0,0103
68,05 0,00845
a. Xác định bậc phản ứng tổng quát.
b. Tìm hằng số tốc độ của phản ứng k?
c. Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của C4H6 là 0,0423M?
d. Tìm thời gian phản ứng khi nồng độ của C4H6 là 0,0050M?
29. Trong 3 thí nghiệm khác nhau, kết quả thu được của phản ứng A  sản phẩm cho trong bảng
sau

10

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

 A0 (M) t1/2(min)


1,00 50
2,00 25
0,50 100
a. Với  A0 là nồng độ đầu của A tại các thí nghiệm khác nhau, t1/2 thời gian bán hủy.
b. Xác định phương trình tốc độ của phản ứng, và tính giá trị k của phản ứng.
30. Thời gian bán hủy của phản ứng bậc 0 và bậc 2 phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của tác chất với
hằng số tốc độ tương ứng. Trong một trường hợp , thời gian bán hủy tăng khi tăng nồng độ ban
đầu, trường hợp còn lại thì ngược lại khi tăng nồng độ thời gian bán hủy giảm. Tại sao hai phản
ứng bậc 0 và 2 lại không giống nhau?
31. Giải thích tại sao
a. Tốc độ phản ứng không thể được tính chỉ với tần số va chạm.
b. Tốc độ phản ứng có thể tăng nhanh khi tăng nhiệt độ, trong khi đó tần số va chạm tăng rất ít.
c. Khi xúc tác được thêm vào hỗn hợp của phản ứng nó làm tăng vận tốc phản ứng tương ứng,
khi giữu nguyên nhiệt độ ?
32. Phản ứng C2H5I + OH–  C2H5OH + I– xảy ra trong môi trường ethanol , hằng số tốc độ phụ
thuộc vào nhiệt độ như trong bảng sau
T (oC) k (M–1s–1) x 105
15,83 5,03
32,02 36,8
59,75 671
90,61 11900
a. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ea bởi phương pháp đồ thị.
b. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ea bởi công thức 14.22
c. Tính giá trị hằng số tốc độ phản ứng k tại nhiệt độ 100,0oC ?
33. Cho phản ứng bậc một A  sản phẩm có thời gian bán hủy t1/2 là 46,2 phút tại 25oC và 2,6 phút
tại 102oC.
a. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ea .
b. Phản ứng phải xảy ra ở nhiệt độ bao nhiêu để thời gian bán hủy là 10,0 phút.
34. Phản ứng bậc 1 N2O5(k)  2NO2(k) + 1/2 O2(k) có thời gian bán hủy t1/2 là 22,5 giờ tại 20oC
và 1,5 giờ tại 40oC.
a. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng Ea .
b. Cho hằng số Arrhenius A=2,05 x1013 s–1, xác định giá trị của hằng số tốc độ của phản ứng tại
30oC.
35. Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa hoạt tính xúc tác của kim loại platium và enzyme?
36. Một phản ứng pha khí xảy ra trên xúc tác dị theercos bậc phản ứng là một tại áp suất khí thấp và
có bậc phản ứng là 0 tại áp suất cao. Bạn có thể đưa ra giải thích hợp lý cho trường hợp này?

Chương 4. CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Tại 300 K, phản ứng 2 Cu2+(dd) + Sn2+(dd)  2 Cu+(dd) + Sn4+(dd) có hằng số cân bằng K =
1,48 và nồng độ lúc cân bằng của các chất: [Cu+] = [Sn4+] = [Sn2+]. Tính nồng độ của Cu2+ lúc
cân bằng.

11

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

2. Ở 25 oC, phản ứng 2 Fe3+(dd) + Hg22+(dd)  2 Fe2+(dd) + 2 Hg2+(dd) có hằng số cân bằng K =
9,14 x10–6. Nếu cho nồng độ cân bằng của Fe3+; Hg2+; và Fe2+ lần lượt là 0,015; 0,0025; và
0,0018 M. Tính nồng độ của Hg22+ lúc cân bằng.
3. Ở 298 K hằng số cân bằng của phản ứng N2(k) + 3 H2(k)  2 NH3(k) có giá trị K = 5,8 x105.
Tính giá trị hằng số cân bằng của phản ứng sau ở 298 K: N2(k) + H2(k)  NH3(k).
4. Cho phản ứng: NO(k) + O2(k)  NO2(k) có giá trị K = 1,2 x102 ở 184oC. Tính hằng số cân
bằng K tại 184 oC của phản ứng sau: 2 NO2(k)  2 NO(k) + O2(k)
5. Tại 298 K, phản ứng 2 NH3(k)  2 N2(k) + 3 H2(k) có hằng số cân bằng KC = 2,8 x10–9. Tính
giá trị hằng số cân bằng KP của phản ứng trên ở 298 K.
6. Tại 1065 oC, phản ứng 2 H2S(k)  2 H2(k) + S2(k) có hằng số cân bằng KP = 1,2 x10–2. Tính
giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng H2(k) + S2(k)  H2S(k) tại nhiệt độ trên.
7. Thành phần cấu tạo chính của răng là khoáng hydroxyapatite Ca5(PO4)3OH, chất này có thể bị
tan trong dung dịch acid (sinh ra do các vi khuẩn có trong khoang miệng) theo phản ứng sau:
Ca5(PO4)3OH (r) + 4 H+ (dd)  5 Ca2+(dd) + 3 HPO42– (dd) + H2O(l)
Hãy viết biểu thức tính hằng số cân bằng KC cho phản ứng trên.
8. Hãy tính lượng nhiệt bằng kilojoule (kJ) cần để tăng nhiệt độ của 237 g nước lạnh từ 4,0 oC lên
37,0 oC.
9. Sắt kim loại phản ứng với hơi nước H2O(k) tạo sản phẩm Fe3O4(r) và H2(k). Hãy viết phương
trình phản ứng và biểu thức tính hằng số cân bằng KC, KP và cho biết mối liên hệ giữa chúng.
Giải thích.
10. Cho cân bằng: CO(k) + H2O(k)  CO2(k) + H2(k) ở 1100 K có KC = 1,00. Nếu trộn cùng khối
lượng của các chất CO, H2O, CO2, và H2 thì sau khi cân bằng được thiết lập, chất nào có khối
lượng tăng và chất nào có khối lượng giảm so với khối lượng ban đầu?
11. Cho phản ứng PCl5(k)  PCl3(k) + Cl2(k) có giá trị KC = 0,0454 tại 261oC. Nếu ban đầu cho các
khí trên vào bình phản ứng với PPCl3 = 2,19 atm, PCl2 = 0,88 atm, và PPCl5 = 19,7 atm thì phản
ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào?
12. Cho biết phản ứng dịch chuyển theo chiều nào khi cho thêm O2(k) vào hệ cân bằng sau trong
điều kiện thể tích không đổi: 2 CO(k) + O2(k)  2 CO2(k)
13. Cho phản ứng nung vôi xảy ra trong bình kín ở nhiệt độ xác định: CaCO3(r)  CaO(r) +CO2(k).
Cân bằng trên sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi thêm vào cân bằng: a) CaO rắn; b) Khí CO2 ;
c) CaCO3 rắn.
14. Thực hiện phản ứng N2O4(k)  2 NO2(k) trong bình có dung tích 3 lít. Khi phản ứng đạt cân
bằng, nếu tăng áp suất lên gấp đôi (bằng cách giảm thể tích bình phản ứng còn 1,5 lít) thì nồng
độ của khí N2O4 và khí NO2 sẽ thay đổi như thế nào?
15. Xét cân bằng: CO(k) + H2O(k)  CO2(k) + H2(k). Cân bằng trên dịch chuyển như thế nào
khi thay đổi thể tích bình hoặc áp suất tổng?
16. Cho phản ứng: N2O4(k)  2 NO2(k) có ∆Ho = +57,2 kJ. Để tăng hiệu suất tạo thành sản
phẩm NO2(k) nên thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hay thấp? Giải thích.
17. Nhiệt hình thành của NH3 là ∆Hof[NH3(k)] = –46,11 kJ/mol NH3. Khi tăng nhiệt độ từ 100 oC lên
300 oC thì tỉ lệ nồng độ NH3 so với nồng độ của các tác chất ban đầu thay đổi như thế?
18. Xét cân bằng sau ở 1405 K: 2 H2S(k)  2 H2(k) + S2(k). Tại thời điểm cân bằng có 0,11 mol
S2(k); 0,22 mol H2(k); và 2,78 mol H2S(k). Tính giá trị KC cho phản ứng trên.

12

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

19. Cho cân bằng: N2O4(k)  2 NO2(k) có KC = 4,61 x10–3 ở 25 oC. Trong bình cầu 2,26 lít chứa
khí NO2 với nồng độ lúc cân bằng là 0,0236 M. Tính khối lượng của N2O4 tại thời điểm cân
bằng.
20. Trong một bình chân không với dung tích 5,00 lít chứa 1,86 mol NOBr. Tại thời điểm cân bằng
ở 25 oC có 0,082 mol Br2. Tính giá trị KC và KP cho phản ứng 2 NOBr(k)  2 NO(k) + Br2(k).
21. 0,100 mol SO2 và 0,100 mol O2 cho vào bình chân không với dung tích 1,52 lít ở 900 K. Khi cân
bằng được thiết lập thì số mol khí SO3 thu được là 0,0916 mol. Tính giá trị KP cho phản ứng
2SO3(k)  2SO2(k) + O2(k).
22. Ở 100 0C, phản ứng: 2 NaHCO3(r)  Na2CO3(r) + H2O(k) + CO2(k) có Kp = 0,231. Tính áp
suất riêng phần của CO2(k) tại thời điểm cân bằng nếu ban đầu cho vào bình chỉ có NaHCO3(r).
23. NH4HS là một chất không bền dễ bị phân hủy ở nhiệt độ phòng theo phương trình sau:
NH4HS(r)  NH3(k) + H2S(k) có Kp = 0,108 ở 25 oC
a. Cho mẫu NH4HS rắn vào bình chân không ở 25 oC. Tính áp suất tổng của khí tại thời điểm
cân bằng.
b. Nếu thêm một lượng NH3(k) vào bình phản ứng trên để nâng áp suất riêng phần của nó tại
thời điểm cân bằng đạt được 0,500 atm. Tính áp suất tổng khi cân bằng mới được thiết lập.
24. Hằng số cân bằng KC của phản ứng sau là 50,2 ở 445 oC: H2(k) + I2(k)  2 HI(k)
Nếu có 0,150 mol H2(k) và 0,200 mol I2(k) ở 445 oC trong một bình dung tích là 15,0 lít thì khi
đạt đến cân bằng, số mol HI là bao nhiêu?
25. Cho 0,0240 mol N2O4(k) vào trong bình có dung tích 0,372 lít ở 25 oC để đạt trạng thái cân bằng
theo phương trình sau: N2O4(k)  2 NO2(k) có KC = 4,61 x10–3 ở 25 oC.
a. Tính số mol N2O4 tại thời điểm cân bằng.
b. Khi tăng thể tích bình từ 0,372 lít lên đến 10,0 lít thì lượng N2O4 tăng hay giảm. Giải thích.
Tính số mol N2O4 tại thời điểm cân bằng mới.
26. Một lượng dư Ag(r) được thêm vào dung dịch Fe3+ có nồng độ 1,20 M. Cho biết phản ứng:
Ag+(l) + Fe2+(l)  Ag(r) + Fe3+(l) có KC = 2,98. Tính nồng độ các chất trong dung dịch tại trạng
thái cân bằng.
27. Cho phản ứng: V3+(l) + Cr2+(l)  V2+(l) + Cr3+(l) có KC = 7,2 x102. Một dung dịch có nồng độ
ban đầu [V3+] = [Cr2+] = 0,0100 M và [V2+] = [Cr3+] = 0,150 M. Tính nồng độ các ion khi cân
bằng được thiết lập.
28. Viết biểu thức tính hằng số cân bằng Kc của các phản ứng sau:
a. 2 NO(k) + O2(k)  2 NO2(k)
b. Zn(r) + 2Ag+(dd)  Zn2+(dd) + 2 Ag(r)
c. Mg(OH)2(r) + CO32–(dd) MgCO3(r) + 2 OH–(dd)
29. Xác định Kc từ Kp của các phản ứng sau
a. SO2Cl2(k)  SO2(k) + Cl2(k) ; Kp = 2,9 x10–2 ở 303 K
b. 2 NO(k) + O2(k)  2 NO2(k) ; Kp = 1,48 x104 ở 184 °C
c. Sb2S3(r) + 3 H2(k)  2 Sb(r) + 3 H2S(k) ; Kp = 0,429 ở 713 K
30. Xác định Kc cho phản ứng: ½ N2(k) + ½ O2(k) + ½ Br2(k)  NOBr(k)
cho biết (ở 298 K): 2 NO(k)  N2(k) + O2(k) ; Kc = 2,1 x1030
NO(k) + ½ Br2(k)  NOBr(k) ; Kc = 1,4
31. Viết biểu thức tính hằng số cân bằng cho phản ứng sau :
Fe(OH)3 + 3 H+(dd)  Fe3+(dd) + 3 H2O(l) ; K = 9,1 x103
Tính nồng độ của ion Fe3+ ở trạng thái cân bằng trong môi trường có pH = 7 ([ ] = 1,0 x10–7).
32. Trạng thái cân bằng được thiết lập ở 1000 K, với Kc = 281 cho phản ứng

13

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

2 SO2(k) + O2(k)  2 SO3(k)


Số mol O2 ở trạng thái cân bằng trong bình 0,185 L là 0,00247 mol. Tính tỉ lệ [SO2]/[SO3] của hỗn
hợp cân bằng này.
33. Một hỗn hợp ở trạng thái cân bằng ở 1000 K chứa 0,276 mol H2, 0,276 mol CO2, 0,224 mol CO
và 0,224 mol H2O.
CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2O(k)
a. Chứng minh rằng trong phản ứng trên, Kc không phụ thuộc vào thể tích của bình phản ứng,
V.
b. Xác định giá trị Kc và Kp.
34. Trong phản ứng 2 SO2(k) + O2(k)  2 SO3(k), 0,455 mol SO2, 0,183 mol O2, và 0,568 mol SO3
được cho đồng thời vào bình phản ứng 1,90 L ở 1000 K.
a. Nếu Kc = 2,8 x102, hỗn hợp này có đang ở trạng thái cân bằng chưa?
b. Nếu chưa, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào?
35. Cho một hỗn hợp ban đầu có chứa 0,3500 mol CO(k), 0,05500 mol COCl2(k) trong bình phản
ứng 3,050 L ở 668 K. Tính số mol của Cl2(k) ở trạng thái cân bằng.
CO(k) + Cl2(k)  COCl2(k) ; Kc = 1,2 x103 ở 668 K
36. Cân bằng được thiết lập trong một bình 2,5 L ở 250 °C cho phản ứng sau:
PCl5(k)  PCl3(k) + Cl2(k) ; Kc = 3,8 x10–2
Tính số mol của PCl5, PCl3 và Cl2 ở trạng thái cân bằng nếu
a. Cho 0,550 mol PCl5 và 0,550 PCl3 vào bình phản ứng.
b. Chỉ cho 0,610 mol PCl5 vào bình phản ứng.
37. Giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đến sự hình thành khí H2 trong một hỗn hợp ở trạng
thái cân bằng trong phản ứng sau:
3 Fe(r) + 4 H2O(k)  Fe3O4(k) + 4 H2(k) ; ∆rH° = –150 kJ mol–1
a. Tăng nhiệt độ của hỗn hợp
b. Thêm H2O ở thể tích không đổi
c. Tăng thể tích của bình chứa lên hai lần
d. Thêm một xúc tác thích hợp
38. Một mẫu không khí với tỉ lệ mol N2 : O2 là 79 : 21 được nung nóng đến 2500 K. Khi cân bằng
được thiết lập trong một bình kín với hỗn hợp khí ban đầu và áp suất 1 atm, phần trăm mol NO
thu được là 1,8 %. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng, giả sử áp suất được thể hiện trong
khí quyển. N2(k) + O2(k)  2 NO(k)
39. Nitrogen dioxide thu được từ khí của xi lanh luôn ở dạng hỗn hợp NO2(k) và N2O4(k). Một mẫu
5,00 g khí thu được từ xi lanh được cho vào bình đóng kín ở 298 K. Tính phân mol của khí NO2
trong hỗn hợp này. N2O4(k)  2 NO2(k) ; Kc = 4,61 x10–3
40. Bắt đầu phản ứng với SO3(k) ở 1,00 atm. Tính áp suất toàn phần khi trạng thái cân bằng được
thiết lập cho phản ứng sau ở 700 K. 2 SO3(k)  2 SO2(k) + O2(k) ; Kp = 1,6 x10–5
41. Quá trình phân hủy acid salicylic thành phenol và CO2 được thực hiện ở 200,0 °C, ở nhiệt độ
này, toàn bộ tác chất và sản phẩm đều ở dạng khí. Một mẫu 0,300 g acid salicylic được cho vào
bình phản ứng 50,0 mL và cân bằng được thiết lập. Hôn hợp cân bằng sau đó được làm lạnh
nhanh để ngưng tụ acid salicylic và phenol dạng rắn. Khí CO2 được thu lại và thể tích của nó
được đo ở 20,0 °C và 730 mmHg. Trong hai thí nghiệm lập lại, thể tích CO2 thu được lần lượt là
48,2 và 48,5 mL. Tính hằng số cân bằng Kp cho phản ứng này, cho áp suất trong khí quyển.

14

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

42. Methanol có thể được tổng hợp từ hỗn hợp khí CO và H2, được gọi là khí tổng hợp. Phản ứng
thuận nghịch này có nhiều tiềm năng ứng dụng trong việc sản xuất nhiên liệu cho động cơ ôtô.
CO(k) + 2 H2(k)  CH3OH(k) ; Kc = 14,5 ở 483 K.
Một hỗn khí tổng hợp cụ thể chứa 35 % mol CO(k) và 65 % mol H2(k) ở áp suất toàn phần 100
atm và 483 K được thiết lập trạng thái cân bằng. Xác định áp suất riêng phần của CH3OH(k)
trong hỗn hợp ở trạng thái cân bằng.
43. Một dung dịch được chuẩn bị có chứa nồng độ các ion ban đầu là [Fe3+] = [Hg22+] = 0,5000 M;
[Fe2+] = [Hg2+] = 0,03000 M.
2 Fe3+(dd) + Hg22+(dd) 2 Fe2+(dd) + 2 Hg2+(dd) ; Kc = 9,14 x10–6
Tính nồng độ các ion ở trạng thái cân bằng.
44. Một hỗn hợp H2S và CH4 với tỉ lệ mol 2:1 được thiết lập trạng thái cân bằng ở 700 °C và áp suất
toàn phần là 1 atm. Dự trên phân tích, hỗn hợp ở trạng thái cân bằng chứa 9,54 x10–3 mol H2S.
CS2 thu được ở trạng thái cân bằng được chuyển hóa hoàn toàn thành H2SO4 và sau đó là
BaSO4, thu được 1,42 x10–3 mol BaSO4. Sử dụng các dữ liệu trên để tính hằng số cân bằng Kp
của phản ứng ở 700 °C. Giả sử áp suất được thể hiện trong khí quyển.
2 H2S(k) + CH4(k)  CS2(k) + 4 H2(k) ; Kp = ? ở 700 °C
45. Cho một phản ứng dưới dạng A + B  C + D, và bắt đầu phản ứng với hỗn hợp chứa cùng số
mol A và B. Chứng minh rằng ở trạng thái cân bằng:
a. 99,999% tác chất được tiêu thụ, nếu K = 1010
b. 99,999% tác chất còn lại nếu K = 10–10
46. Một trong những thí nghiệm cổ điển trong nghiên cứu cân bằng là phản ứng trong dung dịch
giữa ethanol (C2H5OH) và acid acetic (CH3COOH) để tạo thành etyl acetate (CH3COOC2H5) và
nước: C2H5OH + CH3COOH  CH3COOC2H5 + H2O
Phản ứng có thể được theo dõi bằng phân tích lượng acid trong hỗn hợp ở trạng thái cân bằng
2 CH3COOH(dd) + Ba(OH)2(dd)  Ba(CH3COO)2(dd) + 2 H2O(l)
Trong một thí nghiệm, một hỗn hợp 1,000 mol acid acetic và 0,500 mol ethannol được cho phản
ứng đến trạng thái cân bằng. Một mẫu chứa chính xác một phần trăm hỗn hợp cân bằng cần 8,25
mL dung chị Ba(OH)2 0,1000 M để chuẩn độ. Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng giữa
ethanol và acid acetic dựa trên thí nghiệm này.
47. Trong tổng hợp hữu cơ, nhiều phản ứng có hiệu suất rất thấp, K << 1. Cho phản ứng giả thiết
sau : A(dd) + B(dd)  C(dd), K = 1 x10–2. Chúng ta có thể trích sản phẩn C trong pha nước
sang pha hữu cơ theo phương trình C(dd)  C(hc), K = 15. Cho nồng độ ban đầu của [A] = 0,1
M, [B] = 0,1 M và [C] = 0,1 M. Tính số lượng sản phẩm C thu được trong pha hữu cơ. Nếu
không có pha hữu cơ trong hệ phản ứng, số lượng sản phẩm C thu được là bao nhiêu?

Chương 5. CÂN BẰNG ACID – BASE

1. Chỉ ra các acid và base theo cả hai chiều thuận và nghịch trong các cân bằng dưới đây:
a. HF + H2O  F– + H3O+
b. HSO4– + NH3  SO42– + NH4+
15

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

c. CH3COO– + HCl  CH3COOH + Cl–


2. Viết 4 phương trình minh hoạ tính acid, base và lưỡng tính acid–base (amphiprotic) lần lượt của
các chất sau: HNO2, PO43–, HCO3–.
3. Một số sinh viên đo được pH của một mẫu sữa chua cho kết quả 2,85. Tính nồng độ các ion H+
và OH– có trong mẫu sữa chua trên.
4. pH của một dung dịch HCl trong nước là 2,50, tính lượng nước cần thiết phải thêm vào 1,00 L
dung dịch trên để pH tăng lên 3,10.
5. Biết rằng dung dịch HI(dd) 0,0025M có nồng độ [H3O+] = 0,0025 M, tính nồng độ các ion I–,
OH–và pH của dung dịch trên.
6. Hoà tan 535 mL khí HCl (ở điều kiện 26,5 oC và 747 mmHg) vào lượng nước vừa đủ để tạo
thành 625mL dung dịch. Tính pH của dung dịch trên.
7. Sữa magnesia (một loại thuốc nhuận tràng) là một dung dịch bão hoà của Mg(OH)2. Biết rằng
dung dịch này có độ tan 9,63 mg Mg(OH)2/100,0 mL dung dịch (ở 20 oC), tính pH của sữa
magnesia ở 20 oC.
8. Tính pH của một dung dịch nước chứa 3,00% KOH (theo khối lượng) và có tỷ trọng 1,0242
g/mL.
9. Acid HOCl được sử dụng trong xử lý nước và tẩy uế cho hồ bơi. Biết rằng dung dịch HOCl
0,150 M có pH = 4,18, xác định Ka của HOCl.
10. Cocain (chiết xuất từ là coca, là một loại ma tuý bị lạm dụng nhiều nhất hiện nay và bị cấm tang
trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép trên thế giới do gây nghiện và hoang tưởng) là một
alkaloid có vị đắng đặc trưng. Biết rằng cocain, C17H21O4N, có độ tan lên đến 0,17 g/ 100 mL
dung dịch và dung dịch cocain bão hoà có pH= 10,8, tính Kb của cocain.
C17H21O4N + H2O = C17H21O4NH+ + OH– Kb = ?
11. Thay thế nguyên tử hydrogen (nối với nguyên tử C trong phân tử acid carboxylic, CH3COOH)
bằng nguyên tử halogen sẽ làm tăng độ mạnh của acid carboxylic. Bằng các tính toán, hãy
chứng minh rằng pH của dung dịch fluoroacetic acid CH2FCOOH 0,100 M thấp hơn của dung
dịch CH3COOH 0,100M (có pH = 2,89 xem ví dụ 16–6 trang 713).
CH2FCOOH + H2O = H3O+ + CH2FCOO– Ka = 2,6 x10–3
12. Acid acetylsalicylic, HC9H7O4, là hoạt chất chính trong thuốc aspirin (thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm). Tuy nhiên acid acetylsalicylic có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày (nên thường
được thay thế bằng paracetamol). Hoà tan 2 viên aspirin loại mạnh (extra), mỗi viên chứa 500
mg acid acetylsalicylic vào 325 mL nước. Tính pH của dung dịch trên.
HC9H7O4 + H2O = H3O+ + C9H7O4– Ka = 3,3. 10–4
13. Tính pH của dung dịch 0,015 M CH2FCOOH(dd) ?
CH2FCOOH + H2O = H3O+ + CH2FCOO– Ka = 2,6 x10–3
14. Piperidine, C5H10NH là một base được tìm thấy trong tiêu đen (có hàm lượng nhỏ), tính pH của
315 mL dung dịch nước chứa 114 mg piperidine.
C5H11N + H2O = C5H11NH+ + OH– Kb = 1,6 x10–3
15. Tính số lượng phân tử HF bị ion hoá (%) trong các dung dịch 0,20 M HF và 0,02 M HF.
16. Lactic acid là một loại carboxylic acid hình thành và tích tụ trong máu và cơ bắp người khi vận
động cường độ cao và có nồng độ khoảng 0,0284 M. Xác định Ka của acid lactic biết rằng độ ion
hoá của acid này là 6,7%.
CH3CH(OH)COOH + H2O = H3O+ + CH3CH(OH)COO– Ka = ?
17. Malonic HOOCCH2COOH là một acid hai chức được sử dụng trong sản xuất barbiturate (một
loại thuốc ngủ có độc tính thuộc nhóm B gây tác dụng phụ co giật, mê sảng, loạn thần và ít được
dùng).
HOOCCH2COOH + H2O = H3O+ + HOOCCH2COO– Ka1 = 1,4 x10–3
HOOCCH2COO– + H2O = H3O+ + –OOCCH2COO– Ka2 = 2,0 x10–6

16

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

Tính [H3O+], [HOOCCH2COO–] và [–OOCCH2COO–] có trong dung dịch acid malonic 1,00M.
18. Oxalic là một acid hai chức thường được tìm thấy trong lá cây đại hoàng (là cây thuốc dùng
trong giải độc, tan máu bầm, bí đại tiện, thuộc họ rau răm, phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ
Nhỉ Kỳ) và các thực vật khác.
H2C2O4 + H2O = H3O+ + HC2O4– Ka1 = ?
HC2O4 + H2O = H3O+ + C2O42– Ka2 = ?
Xác định các hằng số Ka1 và Ka2 của acid oxalic biết rằng dung dịch H2C2O4 1,05 M có pH =
0,67 và có nồng độ ion oxalate tự do [C2O42–] = 5,3 x10–5 M.
19. Tính [H3O+], [HSO4–] và [SO42–] trong dung dịch H2SO4 0,20 M
20. Tính [H3O+], [HSO4–] và [SO42–] trong dung dịch H2SO4 0,020 M. Gợi ý: giả thiết [H3O+] =
[HSO4–] đúng hay sai trong các trường hợp này?
21. Hãy dự đoán về tính acid, base hay trung tính của các dung dịch có nồng độ 1,0M sau (a)
CH3NH3+NO3–(dd), (b) NaI(dd); (c) NaNO2(dd).
22. Một dung dịch chứa H2PO4– có pH khoảng 4,7. Viết các phương trình cho hai phản ứng của
H2PO4– với nước, giải thích phản ứng nào xảy ra mạnh hơn.
23. Các base hữu cơ cocain (pKb = 8,41) và codeine (pKb = 7,95) phản ứng với acid HCl tạo thành
muối (tương tự như phản ứng giữa base NH3 và acid HCl tạo thành muối NH4Cl). Giả thiết các
dung dịch muối cocain hydrochloride, C17H21O4NH+Cl– và codeine hydrochloride
C18H21ClO3NH+Cl– có cùng nồng độ, cho biết dung dịch nào có pH cao hơn ?
24. Cho biết dung dịch NH4CN(dd) có tính acid, base hay trung tính ? giải thích dự đoán của bạn ?
25. Sodium fluoride, NaF là chất chống bám cặn (gây vôi răng) trong kem đánh răng, tính pH của
dung dịch NaF(dd) 0,10 M.
26. Một dung dịch NaCN có pH = 10,38, tính [CN–] có trong dung dịch trên.
27. Chỉ ra acid mạnh nhất trong các cặp acid sau: (HNO3 và HClO4), (CH2FCOOH và
CH2BrCOOH), giải thích.
28. Chỉ ra acid mạnh nhất trong các cặp acid sau: (H3PO4 và H2SO3), (CCl3CH2COOH và
CCl2FCH2COOH), giải thích. Gợi ý: Vẽ và dựa vào trúc Lewis của các acid trên.
29. Xác định các acid và base Lewis trong các phản ứng sau:
a. BF3 + NH3  F3BNH3
b. Cr3+ + 6 H2O  [Cr(H2O)63+]
30. Xác định các acid và base Lewis trong các phản ứng sau:
a. Al(OH)3 + OH–  [Al(OH)4]–
b. SnCl4 + 2 Cl–  [SnCl6]–
31. Hãy xác định [H3O+] và [HF] trong dung dịch HF 0,500 M. Sau đó hãy xác định các nồng độ
này trong hỗn hợp gồm HCl 0,100 M và HF 0,500 M.
32. Cần thêm bao nhiêu giọt HCl 12 M vào 1,00 L dung dịch CH3COOH 0,100 M để có [CH3COO–
] = 1,0 x10–4 M, giả định rằng dung dịch sau khi thêm vẫn là 1,00 L. Biết 1 giọt có thể tích là
0,05 mL.
33. Hãy xác định [H3O+] và [HCOO–] trong dung dịch gồm HCOOH 0,100 M và HCOONa 0,150
M.
34. Cần thêm bao nhiêu gam CH3COONa vào 1,00 L dung dịch CH3COOH 0,100 M để tọa thành
dung dịch có pH = 5,00, giả định rằng thể tích dung dịch vẫn là 1,00 L.
35. Hãy mô tả quá trình hình thành dung dịch đệm từ hỗn hợp của một acid mạnh (ví dụ như HCl)
và muối của một acid yếu. Gợi ý: Phản ứng tạo CH3COOH.
36. Hãy mô tả nguyên lý hoạt động của dung dịch đệm hình thành từ hỗn hợp của NH3 và HCl.
37. Tính pH của dung dịch đệm được hình thành từ việc hòa tan 23,1 g HCOONa với một lượng vừa
đủ acid HCOOH 0,432 M để tạo thành 500,0 mL dung dịch.
38. Trộn 63,0 mL CH3COOH 0,200 M với 37,0 mL CH3COONa 0,200 M để tạo thành 100 mL
dung dịch đệm, tính pH của dung dịch này.

17

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

39. Cần thêm bao nhiêu gam (NH4)2SO4 vào 0,500 L dung dịch NH3 0,35 M để tạo thành dung dịch
có pH = 9,00.
40. Chứng minh rằng dung dịch đệm được tạo thành từ 33,05 g CH3COONa.3H2O vào 300 mL
dung dịch HCL 0,250 M có pH = 5,1.
41. 1,00 L dung dịch đệm được tạo thành từ HCOONa 0,350 M và HCOOH 0,550 M.
a. Tính pH ban đầu của dung dịch trên
b. Tính pH sau khi thêm vào dung dịch trên HCl 0,0050 mol (giả thiết thể tích vẫn là 1,00 L)
c. Tính pH sau khi thêm vào dung dịch trên NaOH 0,0050 mol (giả thiết thể tích vẫn là 1,00
L)
42. 300,0 ml dung dịch đệm (CH3COOH 0,250 M và CH3COONa 0,560 M) có pH là 5,09, cần thêm
bao nhiêu mL HNO3 6,0 M để giảm pH xuống còn 5,03.
43. Chuẩn độ 25,00 mL HCl 0,150 M bằng NaOH 0,250 M
a. Tính pH ban đầu
b. Tính pH khi 50% phản ứng trung hòa hoàn thành
c. Tính pH khi 100% phản ứng trung hòa hoàn thành
d. Tính pH khi thêm 1,00 mL NaOH trước điểm tương đương
44. Chuẩn độ 50,00 mL Ba(OH)2 0,00812 M bằng HCl 0,0250 M
a. Tính pH ban đầu
b. Tính pH khi 50% phản ứng trung hòa hoàn thành
c. Tính pH khi 100% phản ứng trung hòa hoàn thành
45. 20,00 mL HF 0,150 M được chuẩn độ bằng NaOH 0,250 M. Hãy tính
a. Tính pH ban đầu
b. Tính pH khi 25,0% phản ứng trung hòa hoàn thành
c. Tính pH khi 50,0% phản ứng trung hòa hoàn thành
d. Tính pH khi 100,0% phản ứng trung hòa hoàn thành
46. 50,00mL NH3 0,106 M được chuẩn độ bằng HCl 0,225 M. Hãy tính
a. Tính pH ban đầu
b. Tính pH khi 25,0% phản ứng trung hòa hoàn thành
c. Tính pH khi 50,0% phản ứng trung hòa hoàn thành
d. Tính pH khi 100,0% phản ứng trung hòa hoàn thành
47. H2CO3 có pKa1 và pKa2 lần lượt là 6,36 và 10,33 hãy tính pH của dung dịch Na2CO3 1,0 M.
48. H2SO3 có pKa1 và pKa2 lần lượt là 1,89 và 7,21 hãy tính pH của dung dịch Na2SO3 1,0 M.

Chương 6. ĐỘ TAN VÀ CÂN BẰNG HÒA TAN

1. Viết công thức biểu diễn tích số tan của các chất sau:
a. MgCO3 (một trong các thành phần của thạch vân, là một dạng của đá vôi)
b. Ag3PO4 (dung dịch dạng nhũ làm hiện màu ảnh)
2. Giá trị tích số tan (Ksp) trong sổ tay tra cứu của Ca(HPO4) là 1 x107, một hợp chất sử dụng trong
kem đánh răng và cũng như trong thức ăn của gia súc.
a. Hãy viết phương trình biểu diễn cân bằng hòa tan của Ca(HPO4)
b. Hãy viết công thức biểu diễn tích số tan, biết rằng Ca(HPO4) tan rất ít trong nước
3. Sổ tay tra cứu cho biết độ tan của AgOCN trong nước là 7 mg/100 ml ở 20oC. Hãy tính tích số
tan hay hằng số cân bằng hòa tan (Ksp) ở 20oC của AgOCN.
4. Sổ tay tra cứu cho biết độ tan của Li3PO4 trong nước ở 18oC là 0,034 g/100 ml H2O. Tính tích số
tan Ksp của Li3PO4 trong nước ở 18oC.
5. Tích số tan Ksp của Cu3(AsO4)2 ở 25oC là 7,6 x10–36. Xác định độ hòa tan tính theo nồng độ mol
của Cu3(AsO4)2 trong nước ở 25oC.

18

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

6. Hỏi có bao nhiêu milligram (mg) chất tan BaSO4 hòa tan trong 225 ml dung dịch BaSO4 bão hòa
trong nước? Biết tích số tan Ksp là 1,1 x10–10
7. Độ tan tính theo nồng độ mol của PbI2 trong 0,10 M Pb(NO3)2 (dd) sẽ như thế nào? Nồng độ của
ion nào trong dung dịch có thể ảnh hưởng đến độ tan của PbI2.
8. Độ tan tính theo nồng độ mol của Fe(OH)3 trong dung dịch đệm có pH = 8,20.
9. Nhỏ từ từ dung dịch 0,20 M KI vào 100 ml dung dịch 0,010 M AgNO3. Hỏi rằng có thể có kết
tủa AgI hình thành trong dung dịch không?
10. Khi nhỏ 3 giọt (1 giọt ~ 0,05 ml) dung dịch 0,010 M KI thì không có kết tủa xuất hiện trong
100 ml dung dịch 0,010 M Pb(NO3)2. Hãy xác định số giọt KI tối thiểu để có thể làm xuất hiện
kết tủa trong dung dịch.
11. Nồng độ Ca2+ phổ biến trong nước biển là 0,010 M. Hỏi có thể tạo thành kết tủa Ca(OH)2 trong
nước biển khi nồng độ ion [OH–] được giữ ở 0,040 M.
12. Nồng độ ion [OH–] cần là bao nhiêu nếu sau khi ion Mg2+ được kết tủa ở dạng Mg(OH)2 và
nồng độ Mg2+ là ở mức 1 µg Mg2+/l.
13. AgNO3(dd) được nhỏ từ từ vào dung dịch có ion [Cl–] có nồng độ 0,115 M và ion [Br–] có nồng
độ 0,264 M. Nồng độ phần trăm của ion Br– không kết tủa còn lại là bao nhiêu khi AgCl(r) bắt
đầu kết tủa?
14. Mg(OH)2 có thể kết tủa từ dung dịch 0,010 M MgCl2(dd) và có chứa 0,10M NaC2H3O2? Biết
tích số tan Ksp [Mg(OH)2] là 1,8 x10–11, Ka(HC2H3O2) là 1,8 x10–5. Xác định biểu thức cân bằng
để tính nồng độ [OH–] trong dung dịch?
15. Hỏi kết tủa Fe(OH)3 có thể hình thành trong dung dịch chứa 0,013 M Fe3+ trong dung dịch đệm
với 0,150 M HC2H3O2 và 0,250 M NaC2H3O2?
16. Nồng độ [NH4+] cần phải bao nhiêu để ngăn không có sự xuất hiện kết tủa Mn(OH)2(r) từ dung
dịch chứa 0,0050 M MnCl2 và 0,025 M NH3. Với Mn(OH)2, tích số tan là 1,9 x1013.
17. Độ tan tính theo mol của Mg(OH)2 (r) trong dung dịch có chứa 0,250 M NH3 và 0,100 M
NH4Cl?
18. Ion Cu2+ có thể hình thành kết tủa hydroxit không tan hoặc tạo dung dịch phức [Cu(NH3)4]2+.
Hãy viết phương trình để biểu diễn phản ứng hóa học có thể xảy ra khi:
a. Dung dịch CuSO4 trộn với dung dịch NaOH
b. Một lượng dư dung dịch NH3 được cho vào sản phẩm hình thành từ (a)
c. Một lượng dư HNO3 được cho vào sản phẩm hình thành từ (b)
19. Ion Zn2+ có thể hình thành kết tủa không tan và dung dịch phức ion [Zn(OH)4]2– và
[Zn(NH3)4]2+. Hãy viết bốn phương trình biểu diễn các phản ứng hóa học có thể xảy ra khi:
a. Dung dịch NH3 và dung dịch ZnSO4
b. Một lượng dung dịch HNO3 vừa đủ để dung dịch từ (a) có tính acid
c. Một lượng dung dịch NaOH vừa đủ để sản phẩm từ (b) có tính baz yếu
d. Một lượng dung dịch NaOH vừa đủ để sản phẩm từ (b) có tính baz mạnh
20. Hỏi AgCl(r) có thể kết tủa trong 1,5 L dung dịch có chứa 0,100 M AgNO3 và 0.225 M NH3 khi
thêm vào 1,00 mL của 3.50 M NaCl. Biết Kf của [Ag(NH3)2]+ là 1,6 x107. (Gợi ý: ion [Ag+] và
[Cl–] tại thời điểm là bao nhiêu sau khi thêm 1,00 mL của 3,5 M NaCl. Cần chú ý đến sự pha
loãng của dung dịch NaCl, nhưng giả thiết rằng thể tích của dung dịch không đổi là 1,5 L)
21. Một dung dịch chứa 0,100 M Pb(NO3)2 và 0,250 M ethylenediaminetetraacetate anion EDTA4–.
Trong cùng dung dịch, ion Pb2+ và EDTA4– tạo thành dung dịch phức ion [PbEDTA]2–. Nếu
dung dịch có chứa 0,10 M I–, hỏi rằng PbI2(r) có thể kết tủa hay không? Biết rằng tích số tan của
PbI2, Ksp = 7,1 x10–9; hằng số tạo phức ủa [PbEDTA]2– là Kf = 2 x1018.
22. Hỏi nồng độ [NH3] tổng cần thiết để giữ cho sự tạo thành kết tủa AgCl từ dung dịch chứa 0,15
M AgNO3 và 0,0075 M NaCl?

19

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

23. Hỏi nồng độ tối thiểu của ion thiosulfate, S2O32–, cần thiết trong dung dịch 0,10 M AgNO3 để
kết tủa AgCl không xuất hiện khi có sự hiện diện đồng thời của 0,010 M Cl–? Biết rằng kết tủa
AgCl có tích số tan Ksp = 1,8 x 10–10 và [Ag(S2O3)2]3– có hằng số tạo phức Kf = 1,7 x1013.
24. Hãy tính độ tan theo nồng độ mol của Fe(OH)3 trong dung dịch chứa 0,100 M C2O42–? Biết rằng
[Fe(C2O4)3]3–, Kf = 2 x1020.
25. Không cần tính toán chi tiết, hãy thể hiện rằng độ giảm độ tan trong dung dịch 0,100 M NH3
phải là AgCl > AgBr > AgI
26. Hãy cho thấy Ag2S (Kspa = 6 x 10–30) sẽ kết tủa và FeS (Kspa = 6 x 102) sẽ không kết tủa từ trong
dung dịch chứa 0,010 M Ag+ và 0,020 M Fe2+ và bão hòa H2S (0,10 M H2S) và có nồng độ
[H3O+] không đổi là 0,30 M.
27. Hãy tính pH tối thiểu của dung dịch chứa 0,015 M Fe2+ và bão hòa nồng độ H2S (0,01 M) để có
kết tủa FeS (Kspa = 6 x 102).
28. Hãy tính độ tan trong nước (tính theo mol/l) của các chất sau đây:
a. BaCrO4, Ksp = 1,2 x 10–10
b. PbBr2, Ksp = 4,0 x 10–5
c. CeF3, Ksp = 8 x 10–16
d. Mg3(AsO4)2, Ksp = 2,1 x10–10
29. Hãy sắp xếp các muối sau đây theo thứ tự tăng dần độ tan trong nước: AgCN, AgIO3, AgI,
AgNO2, Ag2SO4. Hãy giải thích lý do.
30. Hãy xác định dung dịch bão hòa nào có nồng độ [Mg2+] cao nhất: (a) MgCO3; (b) MgF2; (c)
Mg3(PO4)2
31. Nước uống được fluor hóa có chứa một phần triệu (ppm) ion F–. Hỏi rằng CaF2 có đủ hòa tan
trong nước để sử dụng như nguồn cung cấp fluor cho nước uống fluor hóa không? Hãy giải
thích. (Gợi ý: 1 ppm tương ứng là 1 g F– /106 g nước).
32. Trong quy trình phân tích định tính cation trong nước, Bi3+ được xác định dựa trên sự xuất hiện
kết tủa trắng bismuth hydroxid, BiOOH(r): BiOOH(r)  BiO+ (dd) + OH– (dd) Ksp= 4 x10–10
Hãy tính toán pH của dung dịch bão hòa trong nước của BiOOH.
33. 250 ml dung dịch bão hòa trong nước của CaC2O4 được chuẩn độ bởi 4,8 ml dung dịch
0,00134M KMnO4 (dd) trong môi trường acid. Hãy xác định tích số tan Ksp của CaC2O4 trong
dung dịch trên. Biết rằng trong phản ứng chuẩn độ, ion C2O42– bị oxy hóa thành CO2 và ion
MnO4– bị khử thành Mn2+
34. Hãy tính toán độ tan trong nước của Mg(OH)2 (Ksp = 1,8 x 10–11) trong (a) nước tinh khiết; (b)
0,0862 M MgCl2; (c) 0,0355 M KOH.
35. Hãy cho biết sự hiện diện của các muối sau đây đến độ hòa tan trong nước của muối CaCO3: (a)
Na2CO3; (b) HCl; (c) NaHSO4. Hãy giải thích.
36. Hãy xác định nồng độ Pb2+ của Pb(NO3)2 cần thiết để đạt được độ tan trong nước là 1,5 x 10–4
mol PbI2/L khi hòa tan PbI2 trong dung dịch.
37. Độ tan trong nước của Ag2CrO4 có thể giảm đến giá trị 5,0 x 10–8 Ag2CrO4/L khi sử dụng CrO4–
như là ion chung? Hay sử dụng ion Ag+ như ion chung để gây ảnh hưởng. Giải thích.
38. Giá trị pH nhỏ nhất để Cd(OH)2 kết tủa từ dung dịch có nồng độ Cd2+ là 0,0055 M.
39. Hỏi có kết tủa xảy ra trong các trường hợp sau hay không?
a. 0,10 mg NaCl được cho thêm vào trong 1,0 L 0,10 M AgNO3
b. 1 giọt (0,05 ml) của 0,10 M KBr cho them vào 250 ml dung dịch bão hòa AgCl.
c. 1 giọt (0,05 ml) của 0,0150 M NaOH thêm vào 3,0 L dung dịch 2,0 mg Mg2+/lít.
40. Khi 200,0 ml dung dịch 0,350 M K2CrO4 được thêm vào 200,0 ml 0,0100 M AgNO3, nồng độ
phần trăm của ion Ag+ còn lại không kết tủa trong dung dịch?

20

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

41. Người thời La Mã cổ thường thêm CaSO4 vào trong rượu để làm trong rượu và loại bỏ lượng chì
hòa tan. Hỏi rằng hàm lượng chì lớn nhất có trong rượu là bao nhiêu để CaSO4 thêm vào có thể
giúp loại bỏ được.
42. Dung dịch KI được thêm từ từ vào dung dịch có chứa [Pb2+] và [Ag+] là 0,10 M. Biết rằng PbI2,
tích số tan Ksp = 7,1 x10–9 và AgI có tích số tan là Ksp = 8,5 x10–17.
43. Dung dịch AgNO3 được cho thêm từ từ vào dung dịch chứa đồng thời 0,250 M NaCl và 0,0022
M KBr.
a. Anion nào sẽ gây kết tủa trước: Cl– hay Br–
b. Nồng độ ion Ag+ cần thiết ở thời điểm xuất hiện kết tủa của anion thứ hai
c. Anion Cl–, Br– có thể tách rời hiệu quả dựa vào các kết tủa phân đoạn của chúng hay
không?
44. 0,350 L dung dịch 0,150 M NH3 được thêm vào 0,150 L dung dịch MgCl2 0,100 M. Hãy tính
khối lượng (NH4)2SO4 cần thiết để không xuất hiện kết tủa Mg(OH)2.
45. Hỏi rằng có thể xuất hiện kết tủa hình thành trong các điều kiện sau:
a. Kết tủa PbI2, từ dung dịch chứa 1,05 x10–3 M HI, 1,05 x 10–3 M NaI và 1,1 x10–3 M
Pb(NO3)2
b. Kết tủa Mg(OH)2, từ 2,50 L dung dịch 0,0150 M Mg(NO3)2 và được thêm vào 1 giọt (0,05
ml) dung dịch 6,00 M NH3
c. Kết tủa Al(OH), dung dịch 0,010 M Al3+, 0,010 M CH3COOH và 0,010 M NaCH3COO.
46. Dung dịch chứa nồng độ [NH3] là 1,00 M và [Cl–] là 1,00 M NH3. Hỏi có bao nhiêu gr AgNO3
có thể hòa tan trong 1,0 L dung dịch mà không làm xuất hiện kết tủa AgCl?
47. Hỏi rằng ion Fe2+ và Mn2+ có thể được tách rời bằng dạng kết tủa FeS mà không phải là kết tủa
MnS trong dung dịch không? Giả thiết rằng [Fe2+] = [Mn2+] = [H2S] = 0,10 M. Hãy tính [H3O+]
để chắc chắn kết tủa được nhiều nhất là FeS mà không phải là MnS. Sự kết tủa này có hoàn toàn
không? Biết rằng FeS có Ksp = 6 x102, MnS có Kspa = 3 x107.
48. Dung dịch chứa 0,05 M Cu2+, Hg2+ và Mn2+. Kết tủa dạng sulphite nào sẽ hình thành trước khi
thêm dung dịch có 0,10 M H2S và 0,010 M HCl? Biết CuS có Ksp = 6 x10–16, HgS có Ksp = 22
x10–32, MnS có Kspa = 3 x107.

Chương 7. ĐIỆN HÓA HỌC

1. Viết phản ứng xảy ra trong pin điện hóa có sơ đồ như sau: Sc(r)Sc3+(l)║Ag+(l)Ag(r)
2. Vẽ cấu tạo của một pin điện hóa xảy ra phản ứng – kim loại Al đẩy ion Ag+ trong dung dịch.
Đánh dấu anod, catod và các tính chất khác của pin. Biểu diễn chiều dòng điện, chiều dịch
chuyển của cation, anion từ cầu muối aga KNO3. Viết bán phản ứng xảy ra trên điện cực anod,
catod và phản ứng pin. Viết sơ đồ của pin.
3. Sơ đồ của một pin điện hóa được viết như sau: Sn(r)SnCl2(l)║AgNO3(l)Ag(r)
Viết bán phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và phản ứng pin.
4. Sơ đồ của một pin điện hóa được viết như sau: In(r)In(ClO4)3(l)║CdCl2(l)Cd(r)
Viết bán phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và phản ứng pin.
5. Xác định thế pin tiêu chuẩn (sức điện động tiêu chuẩn) của phản ứng: Cl2 oxi hóa Fe2+
thành Fe3+. Cl2 (k) + 2 Fe2+(l)  2 Fe3+(l)+ 2 Cl– (l) =?
6. Sử dụng bảng thế điện cực tiêu chuẩn để tính thế pin tiêu chuẩn (sức điện động tiêu chuẩn)
của phản ứng: MnO4– oxi hóa Fe2+ thành Fe3+ trong môi trường acid.
7. Trong môi trường acid, ion dicromat oxi hóa acid oxalic thành CO2 theo phản ứng sau:
Cr2O72– (l) + 3 H2C2O4(l) + 8H+(l)  2 Cr3+(l)+ 7 H2O + 6CO2(k) có = 1,81 V

21

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

Sử dụng và bảng thế điện cực tiêu chuẩn để xác định thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực
CO2/H2C2O4.
8. Trong môi trường acid, O2 oxi hóa Cr2+ thành Cr3+. O2 bị khử thành H2O. Thế pin tiêu chuẩn của
phản ứng là = 1,653 V. Thế điện cực tiêu chuẩn của cặp Cr3+/Cr2+ là bao nhiêu?
9. Sử dụng dữ liệu thế điện cực tiêu chuẩn, hãy xác định năng lượng tự do chuẩn thức G0 của
phản ứng: Al (r) + 3 Br2 (l)  2 Al3+(l, 1M)+ 6 Br– (l, 1M) G0 =?
10. Pin nhiên liệu hydro – oxy là một pin điện hóa với phản ứng pin là:2 H2(k) + O2 (k)  2 H2O (l)
Tính cho phản ứng trên. Gợi ý: Sử dụng dữ liệu nhiệt động (H0, S0 hoặc G0).
11. Tìm một ion kim loại mà kim loại Cu có thể đẩy chúng ra khỏi dung dịch, xác định của
phản ứng.
12. Cho kim loại natri (Na) vào trong nước biển có chứa ion kim loại Mg2+ (0,0512 M) nhưng
không thấy có kim loại Mg được tạo thành. Dựa vào bảng thế điện cực tiêu chuẩn hãy giải thích
phản ứng xảy ra?
13. Một phương pháp rẻ tiền để điều chế peroxodisulfid (S2O82–) là sục O2 qua dung dịch acid chứa
ion sulfat (SO42–). Phương pháp này có khả thi không trong điều kiện tiêu chuẩn. Gợi ý: Tìm
chất oxi hóa phù hợp.
14. Quan sát thực tế thấy rằng (1) khó giữ ion Sn2+ tồn tại trong dung dịch do oxy không khí dễ
dàng oxi hóa Sn2+ thành Sn4+. (2) Bảo vệ Sn2+ trong dung dịch bằng cách thêm kim loại Sn vào
dung dịch trên. Không cẩn tính toán, hãy giải thích 2 hiện tượng trên bằng sử dụng dữ liệu thế
điện cực.
15. Kim loại Al có thể đẩy hoàn toàn ion Cu2+ ra khỏi dung dịch hay không? Gợi ý: Tính K của
phản ứng từ .
16. Phản ứng giữa Sn và Pb2+ có xảy ra hoàn toàn hay không? Vì sao?
17. Tính sức điện động (Epin ) của pin điện hóa có sơ đồ sau:
Al(r)Al3+(0,36 M)║Sn4+(0,086 M), Sn2+(0,54 M)Pt
18. Tính sức điện động (Epin ) của pin điện hóa có sơ đồ sau:
Pt(r)Cl2 (1atm)Cl–(1 M)║Pb2+(0,05 M), H+(0,1 M)PbO2 (r)
19. Pin điện hóa có sơ đồ: Cu(r)Cu2+(0,15 M)║Fe2+(0,35 M), Fe3+(0,25 M)Pt(r).
Phản ứng trong pin có tự xảy ra không?
20. Pin điện hóa có sơ đồ như sau: Ag(r)Ag+(l)║Hg2+(l)Hg(l)
[ ]
Tỉ số [ ]
sẽ là bao nhiêu để phản ứng trong pin không tự xảy ra.
21. Tích số tan của AgCl là 1,8 ×1010, Tính sức điện động của pin điện hóa sau.
AgAg+(AgClbh)║Ag+(0,100 M)Ag(r) Epin = ?
22. Tính tích số tan của PbI2 sử dụng thông tin pin nồng độ sau:
PbPb2+(PbI2 bh)║Pb2+(0,100 M)Pb(r) Epin = 0,0567 V
23. Dựa vào bảng thế điện cực tiêu chuẩn, hãy dự đoán sản phẩm tạo thành của quá trình điện phân
dung dịch KI sử dụng điện cực Pt.
24. Điện phân dung dịch AgNO3 sử dụng điện cực anod là Ag, catod là Pt. Hãy cho biết những sản
phẩm điện phân thu được?
25. Kết tủa được 12,3 g Cu trên điện cực catod sau 5,5 giờ điện phân, Hãy cho biết dòng điện đã
dùng trong quá trình điện phân là bao nhiêu?
26. Điện phân kết tủa Cu từ dung dịch Cu2+ sử dụng điện cực Pt với dòng điện 2,13 A. Lượng khí
O2 giải phóng trên anod là 2,62 L tại nhiệt độ 26 oC và áp suất 738 mmHg. Hãy cho biết thời
gian điện phân là bao nhiêu.
27. Cho hệ điện hóa sau: Fe(r) | Fe2+(dd) || Fe3+(dd), Fe2+(dd) | Pt(r)
a. Viết các bán phản ứng
b. Nếu thế điện cực Eocell = 1,21 V, xác định ΔG và KCB
c. Áp dụng phương trình Nernst, tính giá trị Ecell của hệ điện hóa

22

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

Fe(r) | Fe2+(dd, 10–3 M) || Fe3+(dd, 10–3 M), Fe2+(dd, 0,10 M) | Pt(r)


28. Cho hệ điện hóa sau:
Ag(r) | Ag+(dd, 0,015 M) || Fe3+(dd, 0,055 M), Fe2+(dd, 0,045 M) | Pt(r)
a. Xác định giá trị Eocell
b. Khi hệ điện hóa hoạt động, giá trị E sẽ tăng/giảm/giữ nguyên ?
c. Xác định Ecell khi [Ag+] = 0,020 M
d. Xác định [Ag+] khi Ecell = 0,010 V
e. Xác định nồng độ các ion khi Ecell = 0 V
29. Mô hình pin Alkaline Lelanché được mô tả như sau:

a. Viết phản ứng tổng cộng diễn ra trong pin


b. Xác định giá trị Eocell
30. Điện phân dung dịch K2SO4 với điện cực trơ Pt
a. Xác định khí tạo thành ở anode
b. Xác định khí tạo thành ở cathode
c. Thế nhỏ nhất cần đặt vào để thực hiện quá trình điện phân là bao nhiêu ? Tại sao giá trị thế
đặt vào thường lớn hơn giá trị lý thuyết
31. Xác dịnh khối lượng Zn hình thành tại cathode khi điện phân dung dịch Zn2+ trong thời gian
42,5 phút với cường độ dòng điện 1,87 A.
32. Xác định thời gian cần thiết để tạo thành 2,79 g I2 tại anode khi điện phân dung dịch KI với
cường độ dòng điện 1,75 A.
33. Trong dung dịch chứa đồng thời hai ion Ag+ và Cu2+ ?
a. Trong quá trình điện phân, ion nào sẽ bị khử tạo thành kim loại tự do đầu tiên ?
b. Nếu cuòng độ dòng điện qua hệ là 0,75 A trong 2,5 giờ và tạo thành 3,5 g kim loại thì phần
trăm kim loại Ag trong hỗn hợp là bao nhiêu
34. Xác định Eocell, ΔG và K của phản ứng
MnO4–(dd) + 8H+(dd) + 5Ce3+(dd) → 5Ce4+(dd) + Mn2+(dd) + 4H2O(l)
35. Áp dụng phương trình Nernst và các dữ liệu ở Phụ lục D, hãy xác định giá trị Eocell của các hệ
điện hóa sau :
a. Mn(r) | Mn2+(dd, 0.40 M) || Cr3+(dd, 0.35 M), Cr2+(dd, 0.25 M) | Pt(r)
b. Mg(r) | Mg2+(dd, 0.016 M) || [Al(OH)4]–(dd, 0.25 M), OH–(dd, 0.042 M) | Pt(r)
36. Dựa vào bảng thế điện cực chuẩn, hãy tính giá trị sức điện động của các hệ pin sau
a. Zn – Br2
b. Li – F2
37. Cho hệ điện hóa theo phương trình phản ứng:
Fe2+(dd, 0.0050 M) + Ag+(dd, 2.0 M) → Fe3+(dd, 0.0050 M) + Ag(r)
Xác định nồng độ [Fe2+] khi phản ứng đạt cân bằng.

23

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bài tập Hóa Đại Cương 2

38. Phương pháp điện phân có khả năng tách hai ion kim loại trong dung dịch, một in bị khử tại
cathode tạo thành kim loại tự do và ion còn lại vẫn tồn tại trong dung dịch. Trong các trường
hợp sau, trường hợp nào có khả năng tách các ion kim loại
a. Cu2+ và K+
b. Cu2+ và Ag+
c. Pb2+ và Sn2+
39. Hệ điện hóa sau có Ecell = 0,180 V
Ag(r) | Ag+(bảo hòa Ag3PO4) || Ag+(dd, 0,140 M), | Ag(r)
Xác định Ksp của Ag3PO4
40. Viết các bán phản ứng, phản ứng tổng cộng và tính Eocell của các hệ điện hóa sau
a. Al(r) | Al3+(dd) || Sn2+(dd) | Sn(r)
b. Pt(r) | Fe2+(dd), Fe3+(dd) || Ag+(dd) | Ag(r)
c. Cr(r) | Cr2+(dd) || Au3+(dd) | Au(r)
d. Pt(r) | O2(k), | H+ (dd) || OH–(dd) | O2(k) | Pt(r)
41. Viết biểu thức hằng số cân bằng và xác dịnh K tại 25 oC của các phản ứng sau:
a. 2V3+(dd) + Ni(r) → 2V2+(dd) + Ni2+(dd)
b. MnO2(r) + 4H+(dd) + 2Cl–(dd) → Mn2+(dd) + H2O + Cl2(k)
c. 2OCl–(dd) → 2Cl–(dd) + O2(k)
42. Cho phản ứng sau với Eocell = –0,005 V
2Cu+(dd) + Sn4+(dd) → Cu2+(dd) + Sn2+(dd)
a. Dung dịch có thể tòn thại đồng thời bốn ion với nồng độ mỗi ion là 0.5 M được không?
b. Nếu không, phản ứng nào có thể xảy ra ?
43. Sức điện động lý thuyết của pin nhôm – không khí, Eo = 2,71 V. Sử dụng Phụ lục D và phương
trình phản ứng, hãy xác định giá trị ΔG của [Al(OH)4]–
44. Cho hai phản ứng: V2+ + VO2+ + H+→ 2V3+ + H2O Eo = 0,616 V
3+ + 2+ +
V + Ag + H2O → VO + 2H + Ag Eo = 0,439 V
Xác định Eo của bán phản ứng V3+ + e– → V2+.

24

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like