You are on page 1of 3

Câu 1:

1.1 Polynito là thuật ngữ dùng để chỉ các ion được cấu tạo chỉ từ nguyên tố nito. Đến nay
người ta đã biết polynito mạch thẳng N5+ và mạch vòng N5-
a. Viết công thức Lewis cho hai ion trên
b. Ghi rõ trạng thái lai hóa ứng với mỗi nguyên tử nito từ đó cho biết dạng hình học của
N5+

1.2 Đồng vị 53I131dùng trong y học thường được điều chế bằng cách bắn phá bia chứa 52Te130
bằng nơtron trong lò phản ứng hạt nhân. Trong phương pháp này, trước tiên 52Te130
nhận 1 nơtron chuyển hóa thành 52Te131, rồi đồng vị này phân rã - tạo thành53I131.

a) Viết phương trình các phản ứng hạt nhân xảy ra khi điều chế 53I131

b) Trong thời gian 3 giờ, 1 mL dung dịch 53I131 ban đầu phát ra 1,08.1014 hạt -.
- Tính nồng độ ban đầu của 53I131trong dung dịch theo đơn vị mol/L.
- Sau bao nhiêu ngày, hoạt độ phóng xạ riêng của dung dịch 53I131chỉ còn 103 Bq/mL?
Biết chu kì bán rã của 53I131 là 8,02 ngày

1.3 Cho các ion sau đây: He+, Li2+, Be3+.


a) Áp dụng biểu thức tính năng lượng: En = -13,6(Z2/n2) (có đơn vị là eV); n là số lượng tử
chính,Z là số điện tích hạt nhân, hãy tính năng lượng E2 theo đơn vị kJ/mol cho mỗi ion trên
(trong đápsố có 4 chữ số thập phân).
b) Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở trên để tính năng lượng ion
hóa của hệ tương ứng? Tại sao?
c) Ở trạng thái cơ bản, trong số các ion trên, ion nào bền nhất, ion nào kém bền nhất? Tại
sao?

Câu 2:

2.1

Một phản ứng dùng để luyện kẽm theo phương pháp khô là:

ZnS(r) + 3/2O2(k) → ZnO(r) + SO2(k)

1. Tính ∆Ho của phản ứng ở nhiệt độ 298K và 1350K, coi nhiệt dung của các chất không
phụ thuộc vào nhiệt độ ở miền nhiệt độ nghiên cứu.
2. Giả thiết ZnS nguyên chất. Lượng ZnS và không khí (20% O2 và 80% N2 theo thể tích)
lấy đúng tỉ lệ hợp thức bắt đầu ở 298K sẽ đạt đến nhiệt độ nào khi chỉ hấp thụ lượng nhiệt tỏa
ra do phản ứng ở điều kiện chuẩn tại 1350K (lượng nhiệt này chỉ dùng để nâng nhiệt độ các
chất đầu). Hỏi phản ứng có duy trì được không, nghĩa là không cần cung cấp nhiệt từ bên
ngoài, biết rằng phản ứng trên chỉ xảy ra ở nhiệt độ không thấp hơn

1350K?
Cho biết: + Entanpi tạo thành chuẩn của các chất ở 25oC (kJ.mol-1)

Hợp chất ZnO(r) ZnS(r) SO2(k)


∆Hfo -347,98 -202,92 -296,90
+ Nhiệt dung mol đẳng áp của các chất (J.K-1.mol-1):

Hợp chất ZnS(r) ZnO(r) SO2(k) O2(k) N2(k)


C0 p 58,05 51,64 51,10 34,24 30,65
2.2 Trong bình chân không dung tích 500 cm3 chứa m gam HgO rắn. Khối lượng HgO được
đảm bảo đủ để hệ có thể đạt cân bằng ở nhiệt độ khảo sát. Đun nóng bình đến 500oC xảy ra
phản ứng:

2HgO(r) ⇌ 2Hg(k) + O2(k). Áp suất khi cân bằng là 4 atm.

a) Tính Kp của phản ứng.

b) Tính khối lượng HgO tối thiểu để hệ có thể đạt được cân bằng ở 500oC.

c) Tính áp suất cân bằng của hệ khi m = 3g và m = 5g

2.3 Ở điều kiện ban đầu 300K và 1.01325.107Pa, Clo được xem là khí lí tưởng.Giãn nở 1 mol
khí Cl2 ở điều kiện đó đến áp suất cuối cùng là 1.01325.105 Pa. Kết quả của sự giãn nở
đó là khí Cl2 dc làm lạnh đến 239K ( đó cũng là điểm sôi thông thường của Cl2 lỏng) thấy có
0.1 mol Cl2 lỏng được ngưng tụ

Ở điểm sôi thông thường, enthalpy hóa hơi của Cl2 bằng 20.42 kJ/mol, nhiệt dung mol của
Cl2 ở điều kiện đẳng tích là Cv=28.66 J/mol.K và tỉ trọng của Cl2 lỏng là 1.56 tại 1.01325.105
Pa

Biết 1atm=1.01325.105 Pa

Hãy tính biến thiên nội năng và entropy của hệ trong mô tả trên

Câu 3:

Sự phân hủy isopropanol trên bề mặt xúc tác V2O5 xảy ra tuân theo quy luật động học bậc
nhất theo sơ đồ sau:

C3 H6O(1)

C3H7OH C3H6 (2)

C3H8(3)

Năm giây sau khi phản ứng bắt đầu ở 590K nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng là:
cA = 28,2 mmol/dm3 , cB = 7,8 mmol/dm3, cC = 8,3 mmol/dm3, cD = 1,8 mmol/dm3.

a) Xác định nồng độ đầu Co của isopropanol.

b) Tính hằng số tốc độ k cho quá trình isopropanol thành các sản phẩm.
c) Tính thời gian bán hủy của isopropanol.

d) Xác định các giá trị k1, k2, k3.

e) Ở thời điểm t = t1/2 thì nồng độ các chất B, C, D là bao nhiêu?

3.2

a. Ở một nhiệt độ đã cho, tốc độ của một phản ứng phụ thuộc vào thời gian theo phương
trình: lgv = -0,68 – 0,09t
v là tốc độ phản ứng tính bằng mol/(L.s), t là thời gian tính bằng s.
Tính tốc độ phản ứng khi 50% chất đầu đã phản ứng, hằng số tốc độ và nồng độ đầu của chất
tham gia phản ứng.

b. Trong 15phut phản ứng giữa ba chất xảy ra hết 45% lượng ban đầu. Tính chu kì bán hủy
của phản ứng nếu nồng độ ba chất ban đầu của phản ứng bậc ba là như nhau.

Câu 4:

1.Giải thích các hiện tượng sau: SnS2 tan trong (NH4)2S; SnS không tan trong dung dịch
(NH4)2S nhưng tan trong dung dịch (NH4)2S2.
2. Cho 6,00 gam mẫu chất chứa Fe3O4, Fe2O3 và các tạp chất trơ. Hòa tan mẫu vào lượng
dư dung dịch KI trong môi trường axit (khử tất cả Fe3+ thành Fe2+) tạo ra dung dịch A. Pha
loãng dung dịch A đến thể tích 50ml. Lượng I2 có trong 10ml dung dịch A phản ứng vừa đủ
với 5,50 ml dung dịch Na2S2O3 1,00M (sinh ra S4O62-). Lấy 25 ml mẫu dung dịch A khác,
chiết tách I2, lượng Fe2+ trong dung dịch còn lại phản ứng vừa đủ với 3,20 ml dung dịch
KMnO4 1,00M trong dung dịch H2SO4.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (dạng phương
trình ion thu gọn).
b. Tính phần trăm khối lượng Fe3O4 và Fe2O3 trong mẫu ban đầu?
Câu 5: Hòa tan riêng rẽ 2 phần borac Na2B4O7.10H2O (M = 381,24; mỗi phần có cùng khối
lượng m = 0,1910 gam) và pha trong 2 bình định mức có dung tích 100 ml. Chuẩn độ phần 1
hết 9,90 ml dung dịch HCl. Chuẩn độ phần 2 hết 19,90 ml dung dịch acid tactric (kí hiệu
H2A).
a. Viết phương trình hoá học của phản ứng chuẩn độ borac bằng H2A. Tính hằng số cân bằng
của phản ứng.
b. Không cần tính, hãy giải thích việc chọn chất chỉ thị thích hợp cho phép chuẩn độ borac
bằng H2A.
Cho: H2B4O7: pKa1 =4; pKa2 =9; H2A: pKa1 =2,89; pKa2 =4,52;
pKa(H3BO3) =9.24

H2B4O7 +5H2O 4H3BO3 ka=2,7.102

You might also like