You are on page 1of 2

LATEX by Phùng Công Hiếu Ngày 1/5/2023

Luyện tập NHIỆT HỌC


I- Kiến thức cơ bản:
1. Nguyên lý truyền nhiệt, phương trình cân bằng nhiệt
- Cần quan tâm trạng thái của các vật tham gia truyền nhận nhiệt, đặc biệt là chú
ý đến quá trình chuyển trạng thái của các vật (Trong quá trình này thì nhiệt độ của
vật đổi trạng thái không đổi).
- Cần chú ý đến đơn vị và tính toán đúng, nhất là khi chuyển vế trong các biểu
thức. Nếu sự biến đổi dài dòng thì nên viết những phương trình quan trọng, và kết
quả. Ngoài ra nếu có các sự biến đổi đặc biệt (thường là ít gặp trong các bài tập nhiệt)
thì cũng nên ghi ra.
-Những biến đổi đặc biệt có thể là phép thế kết quả. Ví dụ: Thế t từ phương trình
(1) vào (2).
2. Sự chuyển thể
- Dạng bài liên quan đến sự chuyển thể là những bài khó hơn những bài toán về sự
truyền nhiệt đơn thuần (những bài toán đơn thuần này nếu khó thì chỉ ở việc biến đổi
toán học, với điều này thì cần phải tối giản biểu diễn phương trình, viết các phương
trình quan trọng từ dữ kiện ra trước, rồi bắt đầu từ phương trình dễ cho thông nhất,
tìm các ẩn chính mà mình cần quan tâm).
- Sự truyền nhiệt bao gồm:
+ Hơi-Lỏng (Bay hơi/ ngưng tụ)
+ Rắn-Lỏng (Nóng chảy/đông đặc)
+ Rắn-Hơi(Ngưng kết/ thăng hoa)(không gặp trong các bài tập cấp 2 nhưng cần biết).

II- Bài tập:


1. Tài liệu:
- Đề thi trong các quyển sách tuyện tập vào 10, thi học sinh giỏi.
- Sách 500 bài tập.
- Chiến thắng kì thi 9 vào 10 tập 1.
- Các đề thi trên mạng.
- Tạp chí Vật lý tuổi trẻ.
2. Luyện tập
Dạng 1:Tính nhiệt lượng và các đại lượng liên quan
Bài 4, 5, 7 (Sách Chiến thắng)

BTBS 1: Trong 1 bình chứa nước ở nhiệt độ t1 = 20◦ C, người ta đặt một chiếc
may so đo điện để đun nước. Khi vừa mới bắt đầu đun, nước trong bình nóng lên với
tốc độ µ1 = 0.03◦ C/phút. Do nước ở trong bình trao đổi nhiệt với môi trường bên
ngoài, vận tốc đun nóng giảm dần và nước chỉ có thể nóng tới nhiệt độ t1 = 80◦ C.
Ngừng đun, nước trong bình bắt đầu nguội đi với tốc độ µ2 = −0.04◦ C/phút. Tìm
nhiệt độ của môi trường. Coi rằng nhiệt lượng tỏa ra môi trường (hoặc nhận từ môi
trường) tỉ lệ với hiệu nhiệt độ giữa vật với môi trường.

BTBS 2: Có 2 bình cách nhiệt: Bình 1 chứa một lượng nước có khối lượng m1 đã
biết, bình 2 chứa một lượng nước có khối lượng m2 chưa biết và có nhiệt độ lớn hơn
nhiệt độ bình 1. Thực hiện thí nghiệm: rót một lượng nước từ bình 1 sang bình 2.
Sau khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt thì rót một lượng nước từ bình 2 trở về bình 1
sao cho mực nước bình 1 đạt trạng thái ban đầu. Dùng nhiệt kế đo các nhiệt độ cần
thiết ta có thể xác định được giá trị m2 . Trong thí nghiệm, bỏ qua sự trao đổi nhiệt
của nước với bình chứa, với nhiệt kế và với môi trường.

Trang 1
LATEX by Phùng Công Hiếu Ngày 1/5/2023

1. Để xác định giá trị m2 , cần phải đo những nhiệt độ nào? Thiết lập biểu thức
tính m2 theo m1 và các nhiệt độ cần đo đó.

2. Chứng minh rằng, độ tăng nhiệt độ ∆t1 của bình 1 sau thí nghiệm phụ thuộc
vào m1 ,m2 , khối lượng ∆m của lượng nước rót từ bình 1 sang bình 2 và các
nhiệt độ ban đầu của 2 bình.

BTBS 3: Có ba vật bằng đồng A, B và C có dạng khối lập phương kích thước và
khối lượng như nhau. Vật A có nhiệt độ 200◦ C, hai vật kia có nhiệt độ 0◦ C. Hỏi có
cách nào làm cho nhiệt độ của vật A thấp hơn nhiệt độ của hai vật kia không? Nếu
có nêu cách làm. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và chỉ được sử dụng các vật
đã cho.
BTBS 4: Một bếp ga mỗi giây đốt cháy 0.05g khí ga. Người ta dùng bếp này để
đun 2.5kg nước ở nhiệt độ 20◦ C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 200 g. Biết
nhiệt độ môi trường là 20°C; nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là 4200
J/kg.K và 880 J/kg.K; năng suất tỏa nhiệt của khí ga là 44.106 J/kg (năng suất tỏa
nhiệt của nhiên liệu là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu đó);
40% nhiệt lượng do bếp tỏa ra được truyền cho ấm nước.

1. Bỏ qua sự truyền nhiệt từ ấm ra môi trường. Tính thời gian để đun sôi nước.

2. Thực tế thì khi nhiệt độ của nước trong ấm tăng lên thì nhiệt lượng từ ấm
truyền ra môi trường cũng tăng lên. Giả sử nhiệt lượng do ẩm truyền ra môi
trường trong mỗi giây được tính theo biểu thức: b = k(t − t0 ) với k là hệ số
truyền nhiệt, t là nhiệt độ của ấm nước, t0 là nhiệt độ của môi trường.

a. Giả sử k = 12J/s.K. Tính nhiệt độ lớn nhất mà ấm đạt được.


b. Để có thể đun sôi nước thì hệ số truyền nhiệt k phải có giá trị như thế nào?

Trang 2

You might also like