You are on page 1of 7

ÔN TẬP VẬT LÝ 8 HK2

I. Lý thuyết

1. Cấu tạo chất – Nguyên tử và phân tử


a) Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

(Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại)

- Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

   + Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.

   + Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong
chất rắn và chất lỏng).

b) Chuyển động của các nguyên tử, phân tử

- Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi phía,
chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hay chuyển động Brown.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động
càng nhanh.

c) Hiện tượng khuếch tán

Hiện tượng các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau gọi là hiện tượng
khuếch tán.

2. Nhiệt năng
a) Nhiệt năng là gì?

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Chú ý: Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên
chúng luôn có động năng. Vì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng.

Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và
nhiệt năng của vật càng lớn.

b) Các cách làm thay đổi nhiệt năng


1
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:

   + Thực hiện công.

   + Truyền nhiệt.

c) Nhiệt lượng

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình
truyền nhiệt.

- Kí hiệu: Q

- Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J), Kilôjun (kJ)

1 kJ = 1000 J

3. Dẫn nhiệt – Đối lưu – Bức xạ nhiệt


a) Sự dẫn nhiệt

* Sự dẫn nhiệt

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật
khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

* Khả năng dẫn nhiệt của các chất

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

- Chất lỏng dẫn nhiệt kém (trừ dầu và thủy ngân).

- Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.

b) Đối lưu

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền
nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Chú ý: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu.

c) Bức xạ nhiệt

- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

2
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

- Khả năng hấp thụ nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt vật ấy. Vật
có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều.

4. Nhiệt lượng – Phương trình cân bằng nhiệt


a) Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cần truyền cho một vật nóng lên

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố:

   + Khối lượng của vật

   + Độ tăng nhiệt độ của vật

   + Chất cấu tạo nên vật

b) Nhiệt dung riêng

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để
nhiệt độ tăng thêm 1°C.

Kí hiệu: c

Đơn vị: J/kg.K

c) Công thức tính nhiệt lượng

Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m.c. Δt

Trong đó:

Q là nhiệt lượng thu vào của vật (J)

m là khối lượng của vật (kg)

c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)

Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K)

Δt = t2 – t1 với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng.

Chú ý:

3
- Đơn vị của khối lượng phải để về kg.

- Ngoài J, KJ đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo, Kcalo

1 Kcalo = 1000 calo; 1 calo = 4,2 J

- Nếu vật là chất lỏng, bài toán cho biết thể tích thì ta phải tính khối lượng theo công
thức: m = V.D. Trong đó đơn vị của V là m3 và của D là kg/m3

d) Nguyên lí truyền nhiệt

- Khi có hai vật truyền nhiệt với nhau thì:

   + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

   + Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

   + Nhiệt lượng do vật này thu vào bằng nhiệt lượng do vật kia tỏa ra.

e) Phương trình cân bằng nhiệt

- Trong quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia
thu vào.

- Phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa ra = Qthu vào

Qthu vào = m.c. Δt Qtỏa ra = m’.c’. Δ t’

t là độ tăng nhiệt độ t’ là độ giảm nhiệt độ

Δ t = t2 - t1 (t2 > t1) Δt’ = t1’ - t2’ (t1’ > t2’)

5. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu


a) Nhiên liệu

Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

Ví dụ: Than, củi, dầu, xăng, cồn, khí gas…

b) Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

4
Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là
năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu kí hiệu là q, đơn vị là J/kg.

c) Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra

Công thức: Q = q.m

Trong đó:

Q là nhiệt lượng tỏa ra (J)

q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)

m là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg)

6. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt – Động cơ nhiệt
a) Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác

Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này
sang dạng khác.

b) Sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng

- Các dạng của cơ năng (động năng và thế năng) có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

- Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng
này sang dạng khác.

c) Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật
khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

d) Hiệu suất của động cơ nhiệt

Hiệu suất của động cơ nhiệt:

Trong đó:

A là công có ích do máy tạo ra (J)

5
Q là nhiệt lượng tỏa ra của nhiên liệu bị đốt cháy (J)

II. Bài tập


Bài 1: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:
A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.
C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.
Bài 2: Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?
A. Qtỏa + Qthu = 0 C. Qtỏa.Qthu = 0
B. Qtỏa = Qthu D. Q tỏa \ Q thu = 0
Bài 3: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là:
A. 2,94°C B. 293,75°C C. 29,36°C D. 29,4°C
Bài 4: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:
A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp
hơn.
D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng
cao hơn.
Bài 5: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước.
Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết
nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu
của nước là:
A. 7°C B. 17°C C. 27°C  D. 37°C
Bài 6: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một
cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C.
Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và
nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là:
A. 0,47 g B. 0,471 kg C. 2 kg D. 2 g

6
Bài 7: Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38°C. Phải pha thêm bao nhiêu lít
nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24°C?
A. 2,5 lít  B. 3,38 lít  C. 4,2 lít D. 5 lít 
Bài 8: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước
nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên:
A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.
Bài 9: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào 500 g nước. Miếng đồng
nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung
riêng của đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K.
Bài 10: Khi thả 1 quả cầu nhôm có khối lượng 500g vào 2kg nước ở 25 độ C thì nhiệt
độ của chúng sau khi cân bằng nhiệt là 30 độ C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của quả cầu
nhôm là bao nhiêu? Biết nhiệt lượng hao phí trong trường hợp này bằng 20% nhiệt
lượng do nước thu vào. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung
riêng của nước là 4200 J/kg.K
Bài 11: Người ta thả ba miếng đồng, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng.
Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên.
Bài 12: Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15°C. Hỏi nước nóng lên tới
bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cầu bằng đồng thau khối lượng 500g
được đun nóng tới 100°C.
Bài 13: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35°C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi
vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K.

You might also like