You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8


THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

✓ Tổng hợp lý thuyết Công cơ học, Công suất, Cấu tạo của các chất, Các hình thức truyền nhiệt, Động
cơ nhiệt.
✓ Tổng hợp công thức và các ví dụ thường gặp, hỗ trợ tốt ôn tập để làm bài kiểm tra Học kì II đạt kết
quả cao.

CHƯƠNG I. CƠ HỌC
1. Công cơ học
Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố:
✓ Lực tác dụng vào vật.
✓ Quãng đường vật dịch chuyển.
Công thức tính công cơ học: A = F.s
Trong đó: A là công của lực F,
F (N) là lực tác dụng vào vật,
s (m) là quãng đường vật dịch chuyển.
* Đơn vị công là jun (J): 1J = 1N.1m = 1Nm.
2. Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về
đường đi và ngược lại.
Ví dụ: Dùng mặt phẳng nghiêng giúp giảm lực kéo vật nhưng quãng đường kéo vật dài hơn so với nâng vật
trực tiếp.
A1
Hiệu suất của máy cơ đơn giản: H = .100%
A2

Trong đó: A1 là công có ích,

A2 là công toàn phần.


* Hiệu suất của máy cơ đơn giản luôn nhỏ hơn 100%.
3. Công suất
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

A
- Công thức tính công suất: P =
t

1
Trong đó: A (J) là công thực hiện được,
t (s) là thời gian thực hiện công đó.
* Đơn vị công suất là oát (W): 1W = 1J / s
1kW = 1000W
1MW = 1000000W
Ngoài oát, người ta còn dùng đơn vị mã lực để đo công suất:
1 mã lực Pháp (CV) = 736W.
1 mã lực Anh (HP) = 746W.
- Công thức tính công suất theo lực và vận tốc: P = F.v
4. Cơ năng
- Một vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm
mốc để tính độ cao, gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng
trường của vật càng lớn.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng
nhanh thì động năng càng lớn.
- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của
nó.
5. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
Ví dụ: Nước ở trên cao có thế năng rất lớn. Thế năng này chuyển hóa thành động năng làm quay tuabin ở máy
phát điện.
- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

2
CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC
1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Ví dụ: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Là do khi khuấy
lên, các phân tử đường xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào
khoảng cách giữa các phân tử đường.
2. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Nhỏ một giọt nước màu xanh vào một cốc nước. Sau một thời gian cả cốc nước có màu xanh. Hiện tượng này
gọi là hiện tượng khuếch tán.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
3. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật
càng lớn.
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
Ví dụ:
+ Khi cọ xát miếng đồng (thực hiện công), nhiệt năng của miếng đồng tăng và nó nóng lên.
+ Thả miếng đồng vào cốc nước nóng. Miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng. Còn cốc nước bị lạnh
đi, nhiệt năng giảm. Ta nói cốc nước đã truyền cho miếng đồng một phần nhiệt năng của nó.

3
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J).
4. Dẫn nhiệt
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức
dẫn nhiệt.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Ví dụ: Trong những ngày rét, sờ vào thanh sắt ta thấy lạnh. Vì sắt là kim loại, dẫn nhiệt tốt, tay ta truyền một
phần nhiệt năng cho sắt nên ta cảm thấy lạnh.
Khả năng dẫn nhiệt của một số chất:

Chất Khả năng dẫn nhiệt Chất Khả năng dẫn nhiệt

Len 2 Nước đá 88
Gỗ 7 Thép 2 860
Nước 25 Nhôm 8 770
Thủy tinh 44 Đồng 17 370
Đất 65 Bạc 17 720
5. Đối lưu. Bức xạ nhiệt
5.1. Đối lưu
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của
chất lỏng và chất khí.
Ví dụ: Đun nước từ dưới đáy ấm lên nhanh sôi hơn đun từ miệng ấm. Do đun từ dưới lên, lớp nước ở dưới
nóng lên trước, chảy lên trên. Lớp nước bên trên lạnh hơn chảy xuống dưới. Cứ thế toàn bộ nước trong ấm
được đun sôi.
5.2. Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
- Nhiệt năng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất bằng hình thức bức xạ nhiệt.
- Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Ví dụ: Khi đi dưới trời nắng, mặc áo màu sẫm có cảm giác nóng hơn mặc áo sáng màu.
6. Công thức tính nhiệt lượng
Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung
riêng của chất làm vật.
Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.t

Trong đó: Q là nhiệt lượng (J),


m là khối lượng của vật (kg),

4
t là độ tăng nhiệt độ của vật ( 0 C hoặc K),
c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
Ví dụ: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 250 C. Muốn đun sôi ấm nước
này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của nước 4200 J/kg.K.
Hướng dẫn giải:
Nhiệt độ khi nước sôi là 1000 C .
Khối lượng của 2 lít nước là: 2 kg
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:
Q1 = m1c1t = 2.4200. (100 − 25 ) = 630000 ( J )

Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là:


Q2 = m2c2 t = 0,5.880. (100 − 25 ) = 33000 ( J )

Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là:
Q = Q1 + Q2 = 630000 + 33000 = 663000 ( J ) = 663 ( kJ )

Vậy nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là 663 kJ.
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 10 C .
Nhiệt dung riêng của một số chất:
Nhiệt dung riêng Nhiệt dung riêng
Chất Chất
(J/kg.K) (J/kg.K)
Nước 4 200 Đất 800
Rượu 2 500 Thép 460
Nước đá 1 800 Đồng 380
Nhôm 880 Chì 130

* Trong kĩ thuật và đời sống, người ta còn dùng calo làm đơn vị đo nhiệt lượng. Calo là nhiệt lượng cần thiết
để làm cho 1 gam nước ở 40 C nóng lên thêm 10 C .
Đổi: 1 calo = 4, 2 J .
7. Phương trình cân bằng nhiệt
Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
✓ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng
nhau.
✓ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
* Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
Ví dụ: Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt
độ 130 C một miếng kim loại có khối lượng 400g được nung nóng tới 1000 C . Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt

5
là 200 C . Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy
nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J/kg.K.
Hướng dẫn giải:
Gọi nhiệt dung riêng của kim loại là c1 ( J / kg.K ) .

Nhiệt lượng do miếng kim loại tỏa ra là:


Qtoa = m1.c1. ( t1 − t ) = 0, 4.c1. (100 − 20 ) = 32c1 ( J )

Nhiệt lượng nước thu vào là:


Qthu = m2 .c2 . ( t − t 2 ) = 0,5.4190. ( 20 − 13) = 14665 ( J )

Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:
Qtoa = Qthu
 32c1 = 14665  c1  458 ( J / kg.K )

Vậy nhiệt dung riêng của kim loại là 458 J/kg.K.


8. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của
nhiên liệu.
Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.
Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu:
Năng suất tỏa nhiệt Năng suất tỏa nhiệt
Chất Chất
(J/kg) (J/kg)
Củi khô 10.106 Khí đốt 44.106
Than bùn 14.106 Dầu hỏa 44.106
Than đá 27.106 Xăng 46.106
Than gỗ 34.106 Hiđrô 120.106

* Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn: Q = q.m

Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra (J),


q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg),
m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg).
9. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Ví dụ: Dùng tay cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên → Động năng của tay đã chuyển hóa
thành nhiệt năng của miếng đồng.
* Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ
truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

6
10. Động cơ nhiệt
- Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành
cơ năng.
- Các động cơ nhiệt đầu tiên là các máy hơi nước. Chúng có đặc điểm chung là nhiên liệu (củi, than, dầu…)
được đốt cháy ở bên ngoài xilanh của động cơ.
- Động cơ nhiệt là động cơ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, như động cơ của xe máy, ô tô, máy bay, tàu
hỏa…
A
Hiệu suất của động cơ nhiệt: H =
Q

Trong đó: A là công có ích để chạy động cơ nhiệt (J),


Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra (J).

You might also like