You are on page 1of 1

ĐỀ KIỂM TRA NHIỆT HỌC SỐ 04

Thời gian: 120 phút

Bài 1: Người ta đổ vào hai bình nhiệt lượng kế, mỗi bình 200 g nước, nhưng ở các nhiệt độ 30°C và
40C. Từ bình “nóng” hơn người ta lấy ra 50 g nước, đổ sang bình “lạnh” hơn, rồi khuấy đều. Sau đó, từ
bình “lạnh” hơn lại lấy ra 50 g, đổ sang bình “nóng” hơn, rồi lại khuấy đều. Hỏi phải bao nhiêu lần
công việc đổ đi, để lại như thế với cùng 50 g nước để hiệu nhiệt độ trong hai bình nhiệt lượng kế nhỏ
hơn 10C? Bỏ qua trao đổi nhiệt với cốc, môi trường và hai bình nhiệt lượng kế.

Bài 2: Một bình cách nhiệt chứa đầy nước ở nhiệt độ t0 = 20°C. Người ta thả vào bình một hòn bi nhôm
ở nhiệt độ t = 100°C, sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là t1 = 30,3°C. Người ta
lại thả hòn bi thứ hai giống hệt hòn bị trên thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là t2= 42,6°C. Xác
định nhiệt dung riêng của nhôm. Biết khối lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 1000kg/m3 và
2700kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.

Bài 3: Một học sinh làm thí nghiệm để đo nhiệt dung riêng của nhôm như sau: Dùng một bình chứa
đầy nước ở nhiệt độ t0 = 18°C. Học sinh đó thả vào bình một hòn bị nhôm ở nhiệt độ t= 100°C, sau khi
cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là t1= 30°C. Học sinh đó lại thả vào bình một hòn bi thứ
hai giống hệt hòn bị trên thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là t2 = 41,5°C. Biết khối lượng riêng
của nước và của nhôm lần lượt là 1000kg/m3 và 2700kg/m3; nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.
Bỏ qua: sự bay hơi của nước khi viện bị tiếp xúc với mặt nước, nhiệt dung riêng của bình chứa và sự
trao đổi nhiệt giữa bình chứa với môi trường. Xác định nhiệt dung riêng của nhôm theo thí nghiệm này.
Biết nhiệt dung riêng chính xác của nhôm là C = 880 J/kgK. Hỏi phép đo của học sinh này có sai số
tương đối là bao nhiêu?

Bài 4: Trong một nhà máy sản xuất ra các chai nước ngọt hoàn toàn giống nhau, đều đang ở nhiệt độ tx
=10°C. Người công nhân có nhiệm vụ thả lần lượt từng chai đó vào một bình cách nhiệt chứa nước ở
nhiệt độ ban đầu là: t0 = 74°C. Mỗi chai nước ngọt thả vào bình được chờ tới khi cân bằng nhiệt rồi mới
lấy nó ra và thả chai khác vào, đồng thời ghi lại nhiệt độ chai vừa lấy ra. Do sơ ý nên đến tận khi lấy ra
chai thứ 9 người này mới ghi lại nhiệt độ chai đó là t9 = 10,125°C. Bằng các phép tính chính xác em
hãy giúp người đó xác định nhiệt độ của chai nước ngọt đầu tiên lấy ra từ bình cách nhiệt. (Bỏ qua sự
tỏa nhiệt ra môi trường ngoài).

Bài 5: Một thanh cứng AB đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng riêng D = 1,5g/cm3, có chiều dài L =
20cm. Đặt thanh tì lên mép một chậu nước rộng và không đầy, sao cho đầu B trong chậu thì thanh ngập
1/4 chiều dài trong nước. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1g/cm3. Bỏ qua lực đẩy Acsimet của
không khí. Hãy xác định khoảng cách từ điểm từ O đến đầu A của thanh.

You might also like