You are on page 1of 2

Bài 1: Hai vật có khối lượng m và M được nối với nhau

bằng sợi dây không dãn luồn qua một cái lỗ trên bàn, vật m
có thể trượt tự do trên mặt bàn không ma sát, phần dây nối
. O

với M ở dưới mặt bàn luôn thẳng đứng. Khoảng cách từ m


đến lỗ là r. Biết rằng sợi dây luôn căng, bỏ qua ma sát giữa
dây và mép lỗ. Tại thời điểm ban đầu r=r0 và vật m được
truyền một vận tốc ban đầu v0 theo hướng vuông góc với
. G

dây và nằm trong mặt bàn.


a. Tìm vận tốc góc của m như là một hàm của r.
b. Xác định gia tốc của M theo r. B
c. Tìm vận tốc lớn nhất của M theo v0, r0, M, m, g.
d. Đặt vg là giá trị của v0 để vật m chuyển động tròn. Xác định vg theo r0, M, m,g.

Bài 1: Một thanh cứng OB đồng chất, chiều dài l, khối lượng M. Thanh có thể quay
xung quanh một trục nằm ngang đi qua O và vuông góc với thanh tại nơi có gia tốc
trọng trường g. Một viên đạn nhỏ có khối lượng m, đang bay với vận tốc v theo phương
ngang thì va chạm vào đầu B. Bỏ qua mọi ma sát.
1. Coi va chạm giữa viên đạn và thanh là hoàn toàn đàn hồi. Tính tốc độ góc của
thanh và vận tốc của viên đạn ngay sau va chạm.
2. Coi va chạm giữa viên đạn và thanh là va chạm mềm.
- Tính tốc độ góc của thanh và vận tốc của viên đạn ngay sau va chạm.
- Chứng minh thanh dao động điều hòa. Tìm chu kì dao động nhỏ của thanh.
- Tìm điều kiện khối lượng m của viên đạn để thanh mang viên đạn quay trọn một vòng
quanh O. Tìm điều kiện vật tốc v khi đó.

Bài 2: Một bình hình trụ thành mỏng, tiết diện ngang là S, đặt thẳng đứng. Trong bình
có một pittông, khối lượng cũng như bề dày pittông không đáng kể. Pittông nối với
mặt trên của bình bằng một lò xo có độ cứng k. Trong bình và ở phía dưới pittôn có
chứa một lượng khí lí tưởng đơn nguyên tử khối lượng m, khối lượng mol là . Lúc
h
đầu nhiệt độ của khí trong bình là T 1. Biết rằng chiều dài của lò xo khi không biến
dạng vừa bằng chiều cao của bình, phía trên pittôn là chân không. Bỏ qua khối lượng của lò xo và ma
sát giữa pittôn với thành bình.

1. Cần phải tăng nhiệt độ cuả khí tới giá trị nào để thể tích khí trong bình tăng thêm 20%.

2. Chứng tỏ rằng trong một giới hạn cho phép (độ biến dạng của lò xo không quá lớn để lực đàn
hồi của lò xo vẫn còn tỷ lệ với độ biến dạng của nó) thì nhiệt dung của hệ gồm lò xo, pittông và khí
trong bình phụ thuộc vào chiều cao h của cột khí trong bình theo một quy luật xác định. Tìm quy luật
đó.
Bài 2: Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử biến đổi trạng thái p
theo một chu trình trong hệ tọa độ p-V như hình vẽ. Quá trình 4-
1 là đẳng nhiệt với nhiệt độ T 1; quá trình 2-3 là đẳng nhiệt với 2

nhiệt độ T2. Các quá trình 1-2 và 3-4 là các đoạn thẳng kéo dài đi
1
qua gốc tọa độ. Biết rằng hệ số góc của đường 1-2 là k; hệ số góc
của đường 3-4 là 3k. 3
4
O V
1. Tìm các tỉ số và .
2. Chứng minh nhiệt dung của các quá trình 1-2 và 4-3 là C = 2R với R là hằng số khí.
3. Tính hiệu suất của chu trình theo T1, T2.

Bài 3: Một khối trụ bán kính R được phân bố đều với mật độ điện khối ρ .
a. Tính cường độ điện trường gây ra tại một điểm bất kì trong khối trụ,
cách trục đi qua tâm của khối một khoảng r theo ρ .
b. Tính cường độ điện trường gây ra tại một điểm bất kì ngoài khối trụ,
cách trục đi qua tâm của khối một khoảng r theo mật độ điện dài λ.
c. Đục dọc khối trụ một khối trụ nhỏ khác có mặt là đường tròn bán kính
a. Tâm của khối trụ bị đục cách tâm của khối trụ bán kính R một khoảng b, với a < b < R (hình vẽ).
Chứng minh rằng điện trường trong hốc khối trụ là điện trường đều. Tính độ lớn của điện trường đó.

You might also like