You are on page 1of 20

Chương 1.

NHIỆT ĐỘ

1
1. NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỊNH LÍ THỨ KHÔNG

2
1.1. Cảm giác về nhiệt độ
Thường chúng ta hiểu khái niệm nhiệt độ thông qua
độ “nóng”, “lạnh”.
Nhưng cảm giác nhiệt độ của chúng ta không phải
lúc nào cũng đúng.
Về mùa đông khi sờ vào thanh sắt ta cảm thấy lạnh
hơn khi sờ vào thanh gỗ, mặc dù chúng có cùng
nhiệt độ.
Điều này là do sắt dẫn nhiệt từ tay ta nhanh hơn gỗ.

3
1.2. Định lí thứ không
Thực nghiệm cho thấy tính chất của nhiều vật thay
đổi khi môi trường nhiệt độ của chúng thay đổi.
Có thể dùng một trong những tính chất này để chế
tạo một nhiệt nghiệm, là dụng cụ mà nếu đặt vào chỗ
nóng thì phần số chỉ thị của nó sẽ tăng lên còn để
vào chỗ lạnh thì phần số chỉ thị giảm đi.
Đặt nhiệt nghiệm (ký hiệu T) tiếp xúc chặt với một
vật khác (ký hiệu A) và để cả hệ này trong một hộp
kín có thành dày cách nhiệt tốt.

4
1.2. Định lí thứ không
Số hiển thị trên nhiệt nghiệm đầu tiên thay đổi sau
đó ổn định ở một giá trị xác định, ký hiệu TA.
Khi đó, ta nói rằng giá trị cần đo của vật A đã ổn
định và hai vật đã cân bằng nhiệt với nhau.
Lấy một vật B khác cho tiếp xúc với nhiệt nghiệm
và cô lập chúng; số chỉ thị ổn định của nhiệt nghiệm
trong trường hợp này là TB.
Nếu TA = TB = T thì khi cho cả A, B và nhiệt nghiệm
cùng tiếp xúc với nhau và cô lập chúng với môi
trường xung quanh sẽ thấy rằng số chỉ của nhiệt
nghiệm vẫn ổn định ở giá trị T.
5
1.2. Định lí thứ không
Trong trường hợp TA ≠ TB, khi cho A, B và nhiệt
nghiệm tiếp xúc nhau (cô lập với môi trường) thì số
chỉ của nhiệt nghiệm thay đổi, sau một thời gian nó
chỉ một giá trị trung gian giữa TA và TB.
Nếu mỗi vật A và B đều cân bằng nhiệt với vật
thứ ba T thì chúng cân bằng nhiệt với nhau.
Nói cách khác, mỗi vật đều có một tính chất đặc
trưng gọi là nhiệt độ; khi hai vật cân bằng nhiệt
thì nhiệt độ của chúng bằng nhau.
Nhờ định lí thứ không ta có thể xác định nhiệt độ
của hai vật là bằng nhau hay khác nhau mà không
cần để chúng tiếp xúc với nhau. 6
2. ĐO NHIỆT ĐỘ, CÁC THANG NHIỆT ĐỘ

7
2.1. Đo nhiệt độ
Phương pháp dùng nhiệt nghiệm nói trên chỉ mới
cho phép xác định sự bằng nhau hay khác nhau về
nhiệt độ của hai vật mà chưa thể xác định nhiệt độ
một cách định lượng.
Để làm được điều này cần phải thiết lập thang nhiệt
độ, tức là phải xây dựng một hệ thống các quy tắc
mà nhờ chúng mỗi nhiệt độ được gán một con số xác
định.
Một nhiệt nghiệm được chia độ theo một quy tắc xác
định sẽ trở thành một nhiệt kế.

8
2.1. Đo nhiệt độ
Các yêu cầu cơ bản đối với một nhiệt kế là
độ nhạy, sự chính xác, khả năng tái lập, và sự nhanh
chóng đạt được trạng thái cân bằng nhiệt với vật
muốn xác định nhiệt độ.
Trong nhiệt kế, bộ phận tiếp xúc với vật cần xác
định nhiệt độ được gọi là vật nhiệt kế, đại lượng vật
lý dùng làm chỉ thị nhiệt độ là đại lượng nhiệt kế.
Thí dụ, ở nhiệt kế thủy ngân, vật nhiệt kế là thủy
ngân đựng trong bầu chứa, còn đại lượng nhiệt kế là
thể tích thủy ngân.
Xét một nhiệt kế có đại lượng nhiệt kế là x.
9
2.1. Đo nhiệt độ
Khi làm nóng, đại lượng nhiệt kế x phải biến thiên
đơn điệu theo nhiệt độ, T = f(x).
Dạng của f(x) phụ thuộc việc chọn thang nhiệt độ.
Giả sử f(x) được chọn có dạng tuyến tính đơn giản
nhất: T = Ax, với A là một hằng số tùy ý.
Để tính A, ta phải gán cho một điểm nhiệt độ nào đó
một giá trị nhiệt độ xác định, hoặc gán cho hai điểm
nhiệt độ một hiệu nhiệt độ xác định.
Các điểm nhiệt độ được gán các giá trị là các điểm
chuẩn, hay nhiệt độ chuẩn.

10
2.2. Các thang nhiệt độ
2.2.1. Thang nhiệt độ Kelvin
Thang nhiệt độ này dùng điểm chuẩn là điểm ba
của nước và xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế khí.
Nhiệt độ được ký hiệu là K và được
đo bằng nhiệt kế khí có thể tích
không đổi nhờ nâng hoặc hạ bình
chất lỏng và theo dõi sự thay đổi
nhiệt độ qua áp suất khí.
T = Ap, với A là một hằng số.
Đại lượng nhiệt kế là áp suất của khí.
T1=Ap1, T2=Ap2 → (T1/T2) = (p1/p2).
11
2.2. Các thang nhiệt độ
2.2.1. Thang nhiệt độ Kelvin
Nếu khối lượng khí nhỏ để áp suất đủ bé thì tích áp
suất và nhiệt độ của lượng khí này chỉ phụ thuộc
nhiệt độ theo quy luật pV = cT, với c là hằng số.
Dùng nhiệt độ chuẩn là điểm ba của
nước, Tb =273,16 độ thì có thể xác
định nhiệt độ thông qua áp suất của
nhiệt kế khí bằng công thức
T = 273,16p/pb.
p và pb là áp suất ứng với nhiệt độ T
cần tìm và nhiệt độ điểm ba.
12
2.2. Các thang nhiệt độ
2.2.1. Thang nhiệt độ Kelvin
Bằng cách ngoại suy thấy rằng đến nhiệt độ -273,15
độ thì áp suất khí trong bình chứa bằng không.
Vì chất khí không thể có áp suất âm nên không có
nhiệt độ nhỏ hơn -273,15 độ.
Nhiệt độ này được gọi là độ không tuyệt đối, không
Kelvin.
Độ không tuyệt đối được xác định như là nhiệt độ
mà ở đó chuyển động nhiệt trong vật dừng lại và chỉ
còn chuyển động của các hạt liên quan với năng
lượng không.
13
2.2. Các thang nhiệt độ
2.2.2. Thang nhiệt độ Celcius
Các nhiệt độ chuẩn là nhiệt độ của
nước đá đang tan (273,15K) và
nhiệt độ sôi của nước ở áp suất
chuẩn.
Khoảng giữa hai nhiệt độ này được
chia thành 100 phần bằng nhau
tương ứng với 100 độ, kí hiệu oC.
Độ lớn của đơn vị nhiệt độ trong
thang Celcius bằng độ lớn của đơn
vị nhiệt độ trong thang Kelvin.
14
2.2. Các thang nhiệt độ
2.2.2. Thang nhiệt độ Celcius
Mối liên hệ giữa nhiệt độ t tính theo thang Celcius
và T tính theo thang Kelvin là T = t + 273,15 K

15
2.2. Các thang nhiệt độ
2.2.3. Thang nhiệt độ Fahrenheit
Nhiệt độ đo theo thang này được kí hiệu là TF và liên
hệ với nhiệt độ bách phân theo biểu thức.

9
TF = t + 32 0

16
2.2. Các thang nhiệt độ
2.2.4. Thang nhiệt độ thực hành quốc tế
Gồm một số nhiệt độ được xác định bằng các phép
đo thực nghiệm chính xác.
Trạng thái cân bằng T(K) T(0C)
Điểm ba của hidro 13,81 -259,34
Điểm sôi của hidro 20,28 -252,87
Điểm sôi của neon 27,10 -246,05
Điểm ba của Oxi 54,36 -218,79
Điểm sôi của Oxi 90,19 -182,96
Điểm ba của nước 273,16 0,01
Điểm sôi của nước 373,15 100,00
Điểm đông đặc của kẽm 692,73 419,58
Điểm đông đặc của bạc 1235,08 961,93
Điểm đông đặc của vàng 1337,58 1064,43
17
2.3. Sự giãn nở vì nhiệt
Làm thế nào để mở nắp kim loại của một lọ thủy
tinh?
Để phần nắp lọ dưới dòng nước nóng.
Nhiệt kế hoạt động như thế nào?

2.3.1. Sự nở dài
Nếu tăng nhiệt độ của thanh kim loại có chiều dài L
lên một lượng T thì chiều dài của nó cũng tăng
thêm L = LT
 là hệ số giãn nở dài. 18
2.3. Sự giãn nở vì nhiệt
2.3.2. Sự nở khối
Cả ba chiều của vật rắn đều giãn nở theo nhiệt độ, và
do đó thể tích nở ra theo biểu thức:
V = VT
 là hệ số giãn nở khối.
Với vật rắn đồng chất thì  = 3.

19
2.3. Sự giãn nở vì nhiệt
Làm thế nào để tăng độ nhạy của nhiệt kế?
A. Làm cho ống nhiệt kế hẹp lại
B. Khi đo cần hiệu chỉnh cẩn thận
C. Làm cho các vạch chia gần nhau hơn
D. Làm cho ống nhiệt kế dài hơn

20

You might also like