You are on page 1of 7

CHƯƠNG 2.

CẶP NHIỆT ĐIỆN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO


2.1.1 Giới thiệu về cặp nhiệt điện
-Cặp nhiệt điện thuộc loại cảm biến nhiệt độ biến đổi từ năng lượng nhiệt thành năng
lượng điện
-Cặp nhiệt điện gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu (gọi là đầu nóng hoặc
đầu đo) và 2 đầu còn lại (gọi là đầu lạnh hay đầu chuẩn ) kết nối trực tiếp với thiết bị đo.

-
-Cấu tạo đầu đo trong thực tế gồm:
+Dây kim loại A
+Dây kim loại B
+Đầu đo(đầu nóng): là điểm hàn dính 2 đầu dây kim loại A và B
(Lớp vật liệu cách điện ngăn không cho 2 dây kim loại tiếp xúc với nhau)
+Vỏ bọc thép không gỉ: giúp bảo vệ đầu đo
+Vòng điều chỉnh độ nén
+Phần gốm sứ cách điện

(*) Một số đặc điểm


• Có đủ độ chính xác, phạm vi đo nhiệt rộng
• Thuận tiện cho việc tự ghi, đo từ xa, khắc độ từng điểm dễ.
• Có thể đo đồng thời nhiều điểm về cùng một thiết bị đo.
• Đo được nhiệt độ trong các trường hợp đặc biệt mà các loại nhiệt
kế khác không thể dùng đo được. Chẳng hạn như đo nhiệt độ trên
các bề mặt, trong ống nhỏ,...
• Dễ dùng, yêu cầu kỹ thuật không khó, ít phức tạp và rẻ tiền.
• Dùng được phương pháp bù nhiệt độ.

2.1.2 Nguyên lý và cấu tạo của cặp nhiệt điện


-Khi đốt nóng đầu đo -> Nhiệt độ của đầu đo tang lên -> Suất điện động tang
-Khi đầu đo vào trong cốc nước bình thường-> suất điện động trở về 0
-Khi đưa đầu đo vào trong nước đá -> nhiệt độ tại đầu đo giảm mạnh -> Suất điện động
âm
 Cặp nhiệt điện hoạt động theo nguyên tắc :Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu
nóng và đầu lạnh thì suất điện động tạo ra trong mạch kín sinh ra điện.

Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo cặp nhiệt điện

(*) Các hệ quả:


- Có thể hàn cặp nhiệt bằng bất kỳ phương pháp nào cũng không ảnh hưởng đến sức nhiệt
động do cặp nhiệt sinh ra.
- Có thể nối cặp nhiệt với thiết bị đo bằng bất kỳ dây dẫn nào thì sức điện động cũng
không thay đổi nếu giữ cho nhiệt độ hai đầu dây nối là như nhau.
- Vật liệu dùng làm cặp nhiệt phải đồng nhất
2.1.3 Ứng dụng
-Cặp nhiệt điện có ưu điểm đo nhiệt độ chính xác, phạm vi rộng và dùng được cho nhiều
trường hợp đặc biệt như:
+Đo nhiệt độ bề mặt hay đo nhiệt đọ tại 1 điểm phổ biến trong công nghiệp hoặc dân
dụng: đo nhiệt đọ lò nung, khí thải tubin khí,điều hòa nhiệt độ, lò nướng, cảm biến nhiệt,
bộ ổn nhiệt
2.2.1 Phương pháp tính toán

Khi T’0 > T0 thì giá trị ta đo được là T’ < T


=> T = T’ + ∆T
Với ∆T =K (T’0 - T0) K = hằng số phụ thuộc cặp nhiệt

2.2.2 Phương pháp gạt kim chỉ


(áp dụng với đồng hồ mV)

Vì trên đồng hồ có nút chỉnh không nên khi môi trường đặt đầu tự do của cặp nhiệt có
nhiệt độ T’0 >T0 thì ta điều chỉnh nút chỉnh không sao cho kim lệch đi một góc trước khi
đo (thực chất phương pháp này là kết quả của phương pháp tính toán, nó thể hiện giá trị
đo được và trị số tính toán bằng kim chỉ).

2.2.3 Dùng hộp bù

• Khi ở đầu tự do có nhiệt độ T’0 > T0 thì ta phải thêm vào đầu tự do cặp nhiệt một sức
điện động bằng EAB (T’0, T0) hoặc EAB (T, T’). Điện áp này được lấy từ một cầu
không
cân bằng một chiều và đấu nối như hình 2.2

Hình 2.2: Bù đầu tự do của cặp nhiệt

• Trên hình 2.14 ta có


• UT = EAB (T, T’0) +UCD

• Và thường chọn: R1 = R2 = R3 = R và R4 là Cu hoặc Ni

• Ta thấy rằng khi Rt = R thì UCD = 0. Đây chính là lúc T’0 =T0, (*) cho ta thấy UCD
phụ thuộc nguồn áp UAB nên R5 chính là dùng để chỉnh UAB sao cho ổn định. Trong
công
nghiệp bù thường từ ( - 15 ÷ 60)0C.
• Khi dùng hộp bù phải nối dây thật đúng, nếu nối ngược thì sai số sẽ tăng lên vì UCD
cùng dấu với EAB(T’0, T0) khi T’0 tăng lên thì UCD âm, khi T’0 giảm thì UCD dương,
đồng hồ bị sai số gấp 2 lần khi không dùng hộp bù [nếu EAB (T’0,T0) là đường thẳng.

2.2.4 Dùng dây bù kèm theo một số biện pháp khác

Hình 2.3: Bù nhiệt độ đầu tự do bằng dây bù và bình hằng nhiệt

• Khi nhiệt độ đầu tự do của cặp nhiệt biến đổi trong phạm vi lớn thì nên dùng dây bù.
Dây bù phải có tính nhiệt điện giống dây làm cực nhiệt. Dây bù có thể có đường kính nhỏ
hơn cũng được để đỡ tốn kém.
• Đối với các cực nhiệt làm vật liệu quý hiếm thì dây bù có thể là vật liệu khác, nhưng
phải đảm bảo tính nhiệt điện của dây sao cho gần giống tính nhiệt điện của cực nhiệt
điện. Người ta còn gọi dây bù là dây kéo dài đầu tự do, muốn cho đầu tự do có nhiệt độ
không đổi thì ở đầu tự do sau khi được kéo dài ta phải dùng một số biện pháp sau đây:

• Đặt đầu tự do trong hộp chứa dầu. Nhờ quán tính nhiệt của các hộp đó lớn nên nhiệt độ
ít biến đổi hoặc biến đổi rất chậm.
• Đặt đầu tự do trong bình có nước đá đang tan (nước ở 0 0C). Cách này thường dùng
trong phòng thí nghiệm, người ta đặt đầu tự do của cặp nhiệt trong các ống nghiệm đựng
dầu và ngâm trong bình trên.
• Đưa đầu tự do đến buồng có t = const

2.2.5 Dùng cặp nhiệt phụ

Các cặp nhiệt phát ra sức điện động một chiều vì thế mà người ta còn gọi nó là pin nhiệt
điện và có thể nối cặp nhiệt như nối các pin. Thông thường người ta chỉ nối các cặp nhiệt
cùng loại để tiện dùng đồng hồ thứ cấp và tính toán. Có các cách mắc sau:

a) Cách mắc nối tiếp thuận


• Ở cách nối này ta nói cực âm của cặp thứ nhất với cực dương của cặp thứ 2 và cứ tiếp
tục như thế cho đến cặp cuối cùng.
• Và sức điện động của toàn mạch bằng tổng các sức điện động của các cặp nhiệt nối
trong mạch. Cách này làm tăng góc quay của chỉ thị kim chỉ trên đồng hồ tương tự hoặc
làm tăng dải điện áp đầu vào của thiết bị hiện số do đó đo lường chính xác hơn.

Hình 2.4: Mắc nối tiếp thuận 2 cặp nhiệt

b) Cách mắc song

Hình 2.5: Mắc song song 2 cặp nhiệt

• Ở cách mắc này ta nối các cực cùng tính của cặp nhiệt như
hình 2.5. Cách này thường dùng khi cần đo nhiệt độ trung bình
nhiều điểm và sức điện động tổng của các cặp nhiệt mắc trong
mạch được tính như biểu thức:
• Nếu một trong số các cặp nhiệt nối song song bị đứt thì
sự ảnh hưởng đến kết quả đo là không đáng kể.

c) Cách mắc nối tiếp ngược

Hình 2.6: Mắc nối tiếp ngược 2 cặp nhiệt

• Các cực tính của cặp nhiệt được nối như hình 2.6. Cách này thường dùng để đo
chênh lệch nhiệt độ giữa 2 điểm.

d) Cách bù nhiệt độ đầu lạnh của cặp nhiệt bằng cặp nhiệt

Hình 2.7: Sơ đồ dùng cặp nhiệt phụ để bù nhiệt độ đầu tự do

Ta có thể dùng một cặp nhiệt phụ cùng loại mắc nối tiếp theo sơ đồ hình 2.7. Vì nhiệt độ
đầu tự do thực tế là có trị số khác trị số đã quy định T0 nên đồng hồ thứ cấp chỉ nhận
được sức điện động do cặp nhiệt chính tạo ra là EAB (T,T’0).Các đồng hồ đo đúng thì nó
phải nhận được sức điện động là EAB (T, T0) do đó người ta dùng thêm một cặp nhiệt
phụ nối thêm vào cặp nhiệt chính và được nối như hình 2.7

You might also like