You are on page 1of 29

Chương 2

Đun nóng – Làm Nguội – Ngưng tụ

Bộ môn QTTB CN Hóa – Thực phẩm


ĐUN NÓNG BẰNG DÒNG ĐIỆN
Biến điện năng thành nhiệt năng để đun nóng vật liệu
- Lò hồ quang: điện năng tạo thành tia lửa điện đốt nóng môi trường
+ Tia hồ quang có thể tập trung công suất lớn trong thể tích nhỏ, do đó đạt
được nhiệt độ rất cao (từ 1500oC đến 2000oC và cao hơn nữa)
+ Độ giảm nhiệt độ rất lớn, do đó đun nóng không được đồng đều và khó điều
chỉnh nhiệt độ.
+ Lò hồ quang thường dùng làm chảy các kim loại, sản suất các CaC2, P
- Lò điện trở:
+ Lò điện trở trực tiếp: vật liệu đun nóng được nối trực tiếp với mạch điện hoặc
qua máy biến thế cho dòng điện vào để đốt nóng (lò thuỷ tinh, lò sứ...)
+ Lò điện trở gián tiếp, trong đó nhiệt được toả ra do dòng điện đun nóng dây
điện trở rồi truyền nhiệt cho vật liệu bằng bức xạ, dẫn nhiệt hoặc đối lưu.
- Lò điện cảm ứng: vật liệu được đun nóng đặt trong từ trường xoay chiều hoặc
điện trường xoay chiều, khi đó trong vật liệu sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng (dòng
xoay chiều) để đốt nóng vật liệu.
2
Lò điện trở
- Đun nóng được đồng đều và điều chỉnh nhiệt độ rất chính xác nhờ thay đổi
điện thế của dòng điện vào hoặc đóng mở dòng điện đi vào từng phần của điện trở
- Nhiệt độ có thể đạt tới 1000-1100oC
- Các phần chính của lò gồm:
Khung lò
Vật liệu chịu lửa và lớp lót cách nhiệt
Dây điện trở
Điện trở làm bằng dây hoặc tấm niken-crôm:
(hợp kim gồm 20% Cr, 30-80% Ni,0,5-50% Fe,
hoặc hợp kim crôm-sắt- nhôm)

Lượng nhiệt cần đun nóng

Q  GC t 2  t1   Qm , W
Công suất
Q
N , kW
1000 3
Lò điện cảm ứng

Thiết bị đun nóng được quấn


xung quanh (không tiếp xúc với thiết
bị) bằng dây xoắn ốc, khi cho dòng
điện xoay chiều qua dây dẫn, trên vỏ
thiết bị sẽ xuất hiện dòng điện xoáy
đun nóng thiết bị.
Dây dẫn thường được làm bằng
vật liệu có điện trở nhỏ như đồng
hoặc nhôm.

4
Đun nóng bằng dòng điện có tần số cao
- Dùng đun nóng các chất điện môi hay các chất bán dẫn( hoặc các chát
dẻo, cao su, gỗ.. .)
- Vật liệu đun nóng đặt vào giữa hai bản của tụ điện, dưới tác dụng của
điện trường xoay chiều các phân tử có cực của chất điện môi sẽ dao động
tương ứng với tần số của dòng điện, khi dao động như vậy các phần tử sẽ
tiêu hao một phần điện năng để khắc phục lực ma sát, phần điện năng này
biến thành nhiệt năng để đốt nóng vật liệu
- Lượng nhiệt toả ra tỷ lệ bậc một với tần số và tỷ lệ bậc hai với điện thế
của dòng điện
- Có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách thay đổi tần số của dòng điện
- Dòng điện có tần số cao: từ 0,5.108Hz -100.108 Hz
- Ưu điểm: là nhiệt toả ra trên toàn bộ bề dày của vật liệu đun nóng, đảm
bảo đun nóng được đồng đều, nhanh, có thể điều chỉnh được dễ dàng và có
thể hoàn toàn tự động.
Bề mặt
của tụ Hiệu điện
điện thế
Hệ số tổn
Công suất
12 Ff V D
2 2
thất
N  0,129.10 , kW
Tần số L
của dòng Hằng số
KHoảng điện môi
điện
cách giữa 5
2 bản cực
Thiết bị gia nhiệt cao tần

6
Đun nóng bằng chất tải nhiệt đặc biệt
-Thường được sử dụng trong trường hợp :
+ Đun nóng ở nhiệt độ cao
+ Đun nóng đồng đều
- Chất tải nhiệt: các chất lỏng có nhiệt độ sôi cao hoặc hơi của nó làm chất tải
nhiệt trung gian, các chất này lấy nhiệt từ khói lò hoặc dòng điện rồi truyền cho
thiết bị cần đun nóng
- Quá trình tuần hoàn chất tải nhiệt có thể dùng bơm hoặc tuần hoàn tự nhiên
- Đun nóng bằng chất tải nhiệt đặc biệt cho phép điều chỉnh nhiệt độ dễ dàng
- Nhiệt độ lớn nhất để đun nóng phụ thuộc vào tính chất của chất tải nhiệt : có
thể từ 360 đến trên 500oC

7
Đun nóng bằng dầu khoáng

Sử dụng khi:
- Cần đun nóng đồng đều
- Tránh quá nhiệt cho sản phẩm

Nhược điểm:
- Hiệu số nhiệt độ không lớn (khoảng
từ 15 đến 20oC) nên lượng nhiệt truyền
qua không được lớn và khó điều chỉnh
nhiệt độ
- Nhiệt độ giới hạn đun nóng của dầu
thấp (~ 250oC) vì nhiệt độ cháy của
dầu không vượt qua 300-310oC

8
Đun nóng bằng dầu khoáng

- Dung dịch cần đun nóng chứa tại


khoang 1, dầu khoáng trong vỏ 2
được đun nóng bằng khói lò.
- Trong dầu có thể có lẫn nước, khi
được gia nhiệt, nước bay hơi là dầu
bị sôi bùng, ống số 7 có nhiệm vụ
dẫn dòng dầu trào lên thùng cao vị
số 3.
- Dầu được chứa trong thùng 4, có
đun nóng bổ sung để giảm độ nhớt
của dầu. Từ thùng 4 dầu được bơm
lên thùng 3, do chênh lệch áp suất
dầu được chảy về vỏ 2.
9
Đun nóng bằng nước quá nhiệt
Nước quá nhiệt Nhiệt độ tới hạn của nước
là 374oC tương ứng với áp suất 225 at.
Nước ở gần nhiệt độ và áp suất tới hạn là
một chất tải nhiệt phổ biến.

- Nước được đun nóng bằng khói lò trong


thiết bị gia nhiệt ở lò đốt
- Khối lượng riêng của nước sẽ giảm và
được đẩy lên trên vào ống xoắn để đun
nóng
- Sau khi đun nóng xong nước sẽ nguội đi,
Đun nóng bằng nước quá nhiệt có thể
khối lượng riêng tăng lên và đi về lò đốt
thực hiện được ở nhiệt độ tới hạn nếu
- Cường độ tuần hoàn phụ thuộc vào độ
đuổi hết không khí, khí không ngưng
giảm nhiệt độ của nước ttrong ống xoắn và
và phải khắc phục hiện tượng đóng
hiệu số chiều cao của thiết bị truyền nhiệt ở
cặn và ăn mòn ống để làm việc an toàn
lò đốt và thiết bị đun nóng (0,1- 0,2 m/s)
ở áp suất 225 at. 10
Đun nóng bằng chất tải nhiệt hữu cơ

- Nhiệt độ sôi cao


naphtalin, ête điphênyl, và hỗn hợp đẳng phí của chúng. Chất được dùng phổ biến
nhất là điphênyl và ête điphênyl, hỗn hợp này gồm 26,5% điphênyl (C6H5-C6H5) và
73,5% ête điphênyl (C6H5- O - C6H5) , nhiệt độ sôi của hỗn hợp là 258oC và đóng
rắn ở 12,3oC, áp suất hơi bão hoà riêng phần ở 200oC là 0,25 at còn ở 350oC là
5,3 at (áp suất của hơi nước ứng với nhiệt độ đó là ~16 at và ~169 at)
- Áp suất hơi bão hoà tương đối nhỏ
Ẩn nhiệt hoá hơi của hỗn hợp ở 350oC là 217.103 J/kg còn của hơi nước là 114.104
J/kg nghĩa là nhỏ hơn 4,5 lần . Hỗn hơp điphênyl tuy cháy được nhưng thực tế lại
rất an toàn, độ độc không đáng kể, nó có thể làm việc lâu dài ở 380oC mà không bị
phân huỷ.
- Sản phẩm được đun nóng đồng đều hơn

11
Đun nóng bằng hỗn hợp muối nóng chảy

- Đun nóng ở nhiệt độ cao hơn 380oC


- Hỗn hợp này được ứng dụng để đun nóng từ 140oC đến 510oC không có áp suất

- Ví dụ một hỗn hợp muối:


Hỗn hợp ba muối gồm có: 10% NaNO2, 7% NaNO3, 83% KNO3 (theo khối
lượng). Nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp là 142oC, giới hạn nhiệt độ sử dụng là
530oC. Đun nóng bằng hỗn hợp muối nóng chảy thường dùng làm chất tải nhiệt
trong thiết bị xúc tác và trong trường hợp đun nóng bằng dầu không đạt yêu cầu.

12
Đun nóng bằng thủy ngân và kim loại lỏng
- Thuỷ ngân là chất tải nhiệt thường được dùng trong một số thiết bị có cường
độ nhiệt lớn
- Nhiệt độ sôi cao (327oC), áp suất hơi bão hoà nhỏ, không cháy. Ẩn nhiệt
ngưng tụ của nó tuy nhỏ nhưng khối lượng riêng lớn nên lượng nhiệt toả ra trên
một đơn vị thể tích không nhỏ nhiều so với nước.
Nhược điểm:
+ Thuỷ ngân độc nên hệ thống đun nóng cần phỉ làm việc ở điều kiện
không có áp suất dư và phải có cơ cấu vít kín tốt.
+ Thủy ngân không thấm ướt bề mặt nên có thể dẫn tới quá nhiệt từng
vùng ttrên thành thiết bị.
Kim loại khác:
- Ngoài thuỷ ngân còn dùng chì (điểm nóng chảy 327oC)
- Hợp kim chì-ăngtimoan và các chất khác làm chất tải nhiệt ở nhiệt độ cao.
13
2.2. LÀM NGUỘI – NGƯNG TỤ
LÀM NGUỘI Làm nguội cũng là một quá trình truyền nhiệt
Chất tải nhiệt được dùng phổ biến trong quá trình làm
nguội là nước và không khí.
Làm nguội gián tiếp
Làm nguội trực tiếp
- Dùng những thiết bị trao đổi nhiệt để làm nguội
- Quá trình truyền nhiệt giữa các chất cần làm nguội
nước lạnh hoặc nước đá và các chất làm nguội được tiến hành qua TB TĐN
- Tác nhân làm nguội được dùng nhiều nhất là nước
tự bay hơi
và không khí.

làm nguội khí - Nếu nhiệt độ làm nguội cần phải đạt thấp hơn 15 
30oC thì dùng tác nhân làm nguội có nhiệt độ thấp,
nước muối bão hòa: NaCl (tđông đặc= -18oC)
- Nếu dùng nước để làm nguội thì nên lấy t2c < 40 -
50oC để ngăn ngừa hiện tượng kết tủa các muối hoà
tan trong nước trên bề mặt trao đổi nhiệt. 14
Làm nguội trực tiếp

1. Làm nguội bằng nước lạnh hoặc nước đá:


- Cho trực tiếp nước lạnh hoặc đá lạnh vào chất lỏng cần làm nguội..
- Dùng đá lạnh: đá nhận nhiệt, tăng nhiệt độ đến 0oC, và tan ra. Chất lỏng cần
làm nguội đã cấp nhiệt làm tan chảy đá lạnh nên giảm nhiệt độ.
hí - Phương pháp làm nguội hiệu quả, có thể làm nguội nhanh chóng.
- Chỉ thích hợp với các chất lỏng cho phép pha loãng và không tác dụng hóa
học với nước và chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ.

2. Làm nguội khí:

- Làm nguội thường kèm theo rửa khí.


- Trong tháp, cho khí nóng đi từ dưới lên, chất lỏng hoặc nước làm mát đi trên
xuống, khí tiếp xúc với lỏng hạ nhiệt độ và được rửa sạch bụi bẩn.
- Chất lỏng làm mát không hấp thụ khí.
- Tháp rỗng nếu lượng bụi nhiều, lượng bụi ít hoặc khí sạch có thể dùng tháp
đệm. 15
Làm nguội trực tiếp
2. Tự bay hơi H2O nóng Không khí
- Khi chất lỏng nóng, nó sẽ tự bay hơi trên bề mặt.
Khi đó nó sẽ lấy nhiệt của chính bản thân để cấp
cho qua trình bay hơi và sẽ giảm nhiệt độ.
- Khi cần thu hồi để tiết kiệm nước, sẽ làm nguội
trong tháp loại đệm đơn giản. Trong tháp các
thanh gỗ xếp xen kẽ, so le nhau, nước nóng tưới
từ trên xuống, đập vào các thanh gỗ, bắn ra
thành các giọt nhỏ, tỏa nhiệt cho không khí nên Không khí
nguội dần. Đồng thời cũng có một lượng nhỏ H2O
nước bay hơi nên tnước < tkk.
- Phương pháp này có thể làm nguội cả khối khí
lớn.
- Cooling tower
16
NGƯNG TỤ Ngưng tụ là quá trình chuyển hơi hoặc khí sang trạng
thái lỏng bằng hai cách:
-Làm nguội hơi;
-Nén và làm lạnh khí đồng thời.

Ngưng tụ trực tiếp Ngưng tụ gián tiếp

- Ngưng tụ trực tiếp, hay còn gọi là *Ngưng tụ gián tiếp, hay còn gọi là
ngưng tụ hỗn hợp, tức là quá trình tiến ngưng tụ bề mặt, tức là quá trình
hành bằng cách cho hơi và nước tiếp xúc tiến hành trong thiết bị trao đổi nhiệt
trực tiếp với nhau. Hơi cấp ẩn nhiệt có tường ngăn cách giữa hơi và
ngưng tụ cho nước và ngưng tụ lại, nước nước. Hơi được ngưng tụ lại trên bề
lấy nhiệt của hơi và nóng lên, cuối cùng mặt trao đổi nhiệt
tạo thành một hỗn hợp chất lỏng đã
ngưng tụ và nước.

17
NGƯNG TỤ GIÁN TIẾP

- Dòng hơi quá nhiệt: t1đ, D(kg/s), CH, CL, r


- Yêu cầu: lỏng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bão hòa t1c

Dùng nước để ngưng tụ và làm nguội

GH20 =?
F =?

Hơi t1đ -----------Hơi t1bh -------------------------Lỏng t1bh -----------------Lỏng t1c


Q1=?

18
NGƯNG TỤ GIÁN TIẾP
- Trong các thiết bị ngưng tụ gián tiếp, thường hơi và nước đi ngược chiều
nhau:
+ nước làm lạnh cho đi từ dưới lên để tránh dòng đối lưu tự nhiên cản trở quá
trình chuyển động của lưu thể
+ hơi đi từ trên xuống để chất lỏng đã ngưng tụ chảy dọc xuống tự do và dễ
dàng
- Các thiết bị đun nóng gián tiếp đều có thể dùng cho ngưng tụ
- Nếu như hơi ngưng tụ là hơi quá nhiệt và chất lỏng đã ngưng tụ cần làm nguội
đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bão hoà thì tính toán bề mặt trao đổi nhiệt phức tạp
hơn: Khi đó phải chia ra làm ba giai đoạn tính toán như sau:
Giai đoạn 1: làm nguội hơi quá nhiệt đến nhiệt độ bão hoà (hơi: t1đ  t1bh).
Giai đoạn 2: ngưng tụ hơi bão hoà ở nhiệt độ không đổi (H L, t1bh)
Giai đoạn 3: làm nguội chất lỏng đã ngưng tụ đến nhiệt độ cần thiết (L: t1bh 
t1c).
Khi ngưng tụ hơi bão hoà và không làm nguội chất lỏng đã ngưng tụ thì 19
giai
đoạn 1 và 3 không có, chỉ có giai đoạn 2.
NGƯNG TỤ GIÁN TIẾP

t, oC
t1đ

tbh tbh
t2c

t1C
t2x

t2y t2đ

F1 F2 F3,m

20
Q = Q1 + Q2 + Q3 = GH2O. Cn. (t2c – t2đ)
Giai đoạn 1: Q1, F1
Q1 = D. CH. (t1đ – t1bh)
Q1 = K1. Δttb1. F1

Giai đoạn 2: Q2, F2


Q2 = D. rH
Q2 = K2. Δttb2. F2

Giai đoạn 3: Q3, F3


Q3 = D. CL. (t1bh – t1c)
Q3 = K3. Δttb3. F3

21
Q = Q1 + Q2 + Q3 = GH2O. Cn. (t2c – t2đ)
Giai đoạn 1: Q1, F1
Q1 = D. CH. (t1đ – tbh) = GH2O. Cn. (t2c – t2x)  t2x  Δttb1

1
𝐾1 =
1 𝛿 1
𝛼1 + 𝜆 + 𝛼2

Q1 = K1. Δttb1. F1

Giai đoạn 2: Q2, F2


Q2 = D. rH
Q2 = K2. Δttb2. F2

Giai đoạn 3: Q3, F3


Q3 = D. CL. (tbh – t1c)
Q3 = K3. Δttb3. F3 22
NGƯNG TỤ TRỰC TIẾP
- Nguyên tắc làm việc: phun nước lạnh vào trong hơi, hơi toả ẩn nhiệt đun
nóng nước và ngưng tụ lại.
- Thiết bị ngưng tụ trực tiếp chỉ để ngưng tụ hơi nước hoặc hơi của các chất
lỏng không có gía trị hoặc không tan trong nước (chất lỏng đã ngưng tụ sẽ trộn
lẫn với nước làm nguội).
- Khi làm việc, giữa hơi và nước cần phải có bề mặt tiếp xúc lớn thì hiệu quả
ngưng tụ mới cao phun nước qua những vòi phun hoặc chảy qua nhiều ngăn
nằm ngang có lỗ nhỏ.
- Thiết bị ngưng tụ trực tiếp ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá học.
Ưu điểm: Năng suất cao, cấu tạo đơn giản, dễ dàng chống ăn mòn.
- Chia ra hai loại: thiết bị loại ướt và loại khô:
+ Trong thiết bị loại ướt: chất lỏng ngưng tụ, nước làm mát và khí không
ngưng được dẫn ra cùng một đường bằng một bơm (không khí - ướt).
+ Trong thiết bị loại khô, nước ngưng và nước làm mát được dẫn đi
chung một đường, còn khí không ngưng được hút ra theo một đường khác.

23
NGƯNG TỤ TRỰC TIẾP Loại khô
Thiết bị ngưng tụ xuôi chiều loại thấp

24
NGƯNG TỤ TRỰC TIẾP Loại khô Nhận xét: Gọn, năng suất nhỏ, thường
Thiết bị ngưng tụ xuôi chiều loại thấp dùng trong trường hợp nước tháo ra
còn được đưa đi sử dụng lại.
Nguyên tắc làm việc: hơi đi vào thiết bị từ trên xuống. Nước ở trong bầu
nước quanh thân thiết bị được hút vào thân là do trong thiết bị có chân không.
Nước bị hút ra qua vòi 2, vào thiết bị ở dạng hạt mù, tiếp xúc với hơi từ trên
xuống. Nước và chất lỏng đã ngưng tụ được bơm ra ngoài bằng bơm ly tâm 3.
Khí không ngưng bị bơm tia 4 hút ra theo một đường khác.

Khi độ chân không trong thiết bị quá cao, bơm ly tâm 3 không làm việc được,
hỗn hợp nước và chất lỏng đã ngưng tụ không tháo ra ngoài được tích tụ lại và
dâng dần lên trong thiết bị, do đó phao 5 bị nâng lên và van 6 mở ra, không khí
bên ngoài tràn vào làm giảm độ chân không trong thiết bị, tạo điều kiện cho
bơm ly tâm tiếp tục trở lại làm việc bình thường, khi đó mực nước hạ xuống,
phao 5 trở về vị trí cũ, van 6 lại đóng lại.
25
NGƯNG TỤ TRỰC TIẾP Loại khô
Thiết bị ngưng tụ ngược chiều loại cao

26
Nguyên lý làm việc: Hệ thống gồm 3 thiết bị:
-Thiết
Thiếtbịbịngưng
ngưngtụ
tụxuôi
chânchiều loại caocó nhiệm vụ ngưng tụ hơi, thường
cao Baromet:
làm việc tại Pck. Nước làm mát được đưa vào phía trên, trên các ngăn có đục
lỗ và có vách chảy tràn. Nước rơi qua các lỗ trên ngăn và tràn qua vách từ
ngăn trên xuống ngăn dưới, lấy nhiệt và ngưng tụ hơi. Hơi cần ngưng tụ
được đưa vào thiết bị từ dưởi lên, gặp nước làm mát bị mất nhiệt, ngưng tụ
lại và được lấy ra ngoài cùng với dòng nước làm mát bằng ống baromet. Ống
Baromet khá cao, 8-11m, có nhiệm vụ tạo cột nước có áp suất ≥ Pa, để nước
tự chảy ra ngoài và tránh để nước dâng lên trong thiết bị.
- Xyclon tách bọt: có nhiệm vụ tách triệt để các giọt nước còn sót lại trong
dòng khí không ngưng. Nếu còn lẫn nước trong khí không ngưng đi vào bơm
chân không sẽ làm giảm khả năng làm việc của bơm, do trong bơm nước bay
hơi sẽ tăng thể tích dòng khí + hơi, bơm chân không sẽ làm việc không hiệu
quả, không tạo được độ chân không cho hệ thống.
- Bơm chân không: có nhiệm vụ hút khí không ngưng, tạo độ chân không cho
27
hệ thống.
Ưu điểm, nhược điểm, phạm vi ứng dụng:
- nước tự chảy ra được, không cần bơm nên tốn ít năng lượng, năng
suất lớn.
- Thiết bị cồng kềnh, cần mặt bằng và không gian lắp đặt.
- Ngưng tụ và tạo độ chân không hiệu quả, P=0,2at.
- Thường được dùng trong hệ thống cô đặc nhiều nồi, đặt ở vị trí cuối
hệ thống vì các nồi cuối thường làm việc ở áp suất chân không.

28
NGƯNG TỤ TRỰC TIẾP Loại ướt

Thiết bị ngưng tụ loại ướt, xuôi chiều

- Hơi đi từ trên xuống


- Nước được phun ra từ vòi hoa sen từ trên
xuống cùng chiều với hơi chảy qua các ngăn
-Chất lỏng đã ngưng tụ, nước và khí không
ngưng được hút ra ở phía dưới thiết bị bằng
bơm không khí ướt

Chỉ dùng trong trường hợp không đặt được


ống barômét

29

You might also like