You are on page 1of 6

RANKINE

Mỗi đơn vị khối lượng nước tuần hoàn đi qua một chu trình NĐLH khi nó được bơm
quay vòng qua các bộ phận cấu thành của Phân hệ B.
Có bốn hệ thể tích khống chế, về nguyên tắc liên quan tới các bộ phận này, gồm:
Turbine, Bộ ngưng tụ (Condenser), Máy bơm (Pump) , Nồi hơi (Bộ sôi, Nồi súp-de
Boiler)
Tất cả công và nhiệt trong các quá trình truyền năng lượng đều được coi là dương theo
chiều các mũi tên trên sơ đồ và các phương trình cân đối năng lượng được viết phù hợp
với quy ước đó.
Các quá trình trong chu trình Rankine gồm:
• 1-2: hơi giãn qua turbine: T↓ p↓.
• 2-3: hơi ẩm ngưng tụ tại buồng ngưng p =const.
• 3-4: Bơm chất lỏng (nước) p tăng cao, (công không lớn) S = const, đoạn nhiệt.
• 4-1: p cao vào nồi hơi; T cao, p =const, vl → vg.
Trên 80% tổng số năng lượng điện trên thế giới hiện nay sản xuất bằng chu trình
Rankine.
Chu trình Rankine lý tưởng gồm:
Quá trình 1-2: Hơi giãn nở qua turbine sinh công (work exerted) Giãn đoạn nhiệt
Quá trình 2-3: Hơi ngưng tụ thành nước (lỏng) qua trao đổi nhiệt với nước làm mát với
áp suất không đổi.
Quá trình 3-4: Nước (chất lỏng) được bơm vào nồi hơi (bộ sôi) đòi hỏi cấp công từ ngoài
(công của máy bơm) Nén đoạn nhiệt
Quá trình 4-1: Nước được làm nóng tới điểm bão hòa và hóa hơi trong nồi hơi nhờ nhiệt
lượng nhận được từ nguồn nhiệt thông qua trao đổi nhiệt áp suất không đổi.
Chu trình Rankine lý tưởng cho phép nghiên cứu chi tiết về hoạt động của các nhà máy
điện dùng chu trình hơi nhưng cần kết hợp thêm với các giả thiết mô hình hóa như sau:
Áp suất không sụt do ma sát trong khi môi chất chảy qua nồi hơi và bình ngưng. Các
quá trình này được coi là các quá trình đẳng áp.
Các dòng môi chất chảy qua bơm và turbine đều không có bất thuận nghịch và không
trao đổi nhiệt với môi trường. Các quá trình nén và giãn này được xem là đoạn nhiệt
thuận nghịch.
Nêu và giải thích những khác biệt và ưu việt, lợi ích của việc dùng hơi siêu nhiệt so
với việc dùng hơi bão hòa cho quá trình giãn nở trên turbine trong chu trình
Rankine
Trong chu trình Rankine, quá trình giãn nở trên turbine là quá trình chuyển đổi năng
lượng nhiệt thành công suất cơ khí. Việc sử dụng hơi siêu nhiệt hoặc hơi bão hòa trong
quá trình giãn nở trên turbine sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả của hệ thống.
1. Khác biệt giữa hơi siêu nhiệt và hơi bão hòa:
• Hơi siêu nhiệt là hơi đang ở trạng thái siêu nóng, có nhiệt độ và áp suất cao hơn so
với hơi bão hòa. Hơi bão hòa là hơi đang ở trạng thái bão hòa, có nhiệt độ và áp
suất ổn định và không thể tăng thêm nhiệt độ bằng cách đốt thêm nhiên liệu.
2. Ưu việt và lợi ích của việc dùng hơi siêu nhiệt:
• Hiệu suất của hệ thống sẽ tăng: Do nhiệt độ và áp suất của hơi siêu nhiệt cao hơn,
năng suất cơ khí của turbine sẽ tăng, làm tăng hiệu suất và giảm tỷ lệ mất mát nhiệt.
• Tiết kiệm nhiên liệu: Vì hiệu suất tăng lên, năng lượng được tận dụng tốt hơn, giảm
thiểu lượng nhiên liệu tiêu thụ.
• Tăng tuổi thọ của turbine: Hơi siêu nhiệt có nhiệt độ cao hơn, làm giảm tỷ lệ mài
mòn và tăng tuổi thọ của turbine.
• Giảm kích thước của turbine: Với hơi siêu nhiệt, turbine có thể được thiết kế nhỏ
hơn để đạt công suất tương đương so với turbine sử dụng hơi bão hòa.
3. Ưu việt và lợi ích của việc dùng hơi bão hòa:
• An toàn hơn: Hơi bão hòa có áp suất ổn định và không gây ra nguy cơ nổ, so với
hơi siêu nhiệt có áp suất cao và nguy cơ nổ cao hơn.
• Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn: Vì hơi bão hòa không yêu cầu các thiết bị chịu áp
suất cao như hơi siêu nhiệt, chi phí đầu tư ban đầu sẽ thấp hơn.
MÔI CHẤT
Trong số các môi chất quan trọng trong thực tiễn kỹ thuật, nước là môi chất có vai trò
quan trọng nhất và cũng có tính điển hình nhất, được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau.
4. Nước ở nhiệt độ cao với thế năng lớn được dùng làm môi chất trực tiếp trong các
turbin của các nhà máy thủy điện.
5. Hơi nước áp suất cao và nhiệt độ cao trong các heeje thống nồi hơi sử dụng để
chạy các turbin hơi nước phát điện trong các nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa
thạch hoặc hạt nhân.
6. Nước có nhiệt dung riêng lớn được dùng làm môi chất truyền tải nhiệt, lưu giữ
nhiệt, làm mát và ổn nhiệt các thiết bị hệ thống NDLH với hiệu suất cao nhất.
7. Hơi nước có trong không khí luôn luôn là điều kiện không thể thiếu để duy trì môi
trường sống của con người và sinh vật.
Xác định và phân tích trạng thái của môi chất
Quá trình chuyển pha của một môi chất- đơn chất
Chuyển pha làm các đặc trưng vật lí của môi chất thay đổi
Chuyển pha làm thay đổi nội năng, không làm thay đổi nhiệt độ
Trong quá trình chuyển pha, lượng nhiệt cấp vào hoặc tỏa ra là: Q = m*L
Trong đó L là ẩn nhiệt
8. . Nhiệt cấp vào hệ: Dấu dương
9. . Nhiệt đi ra khỏi hệ: Dấu âm
10. . Nhiệt nóng chảy hay nhiệt đông đặc
11. . Nhiệt hóa hơi hay nhiệt ngưng tụ
Trạng thái quy chiếu và giá trị quy chiếu các thuộc tính của môi chất
Khi phân tích và đánh giá các hệ, quá trình NDLH, cần biết rõ các trạng thái liên quan
của nó.
Giá trị bằng số của các thuộc tính của môi chất đặc trưng cho trạng thái cụ thể của nó.
Người ta chỉ có thể qua các mối liên hệ giữa các thuộc tính NDLH có thể đo được như p,
v và T…. mà tính được giá trị của một số thuộc tính như u, h, và s.
* Xác định và phân tích trạng thái của môi chất
- Trạng thái quy chiếu và giá trị quy chiếu các thuộc tính của môi chất:
Đối với nước: Trạng thái lỏng bão hòa ở 0.01C được lấy làm trạng thái quy chiếu
(chuẩn), mà ở đó nội năng và entropy được quy cho giá trị 0.
Đối với R-134a ( Freon-134a), trạng thái lỏng bão hòa tại 40C được lấy làm trạng thái
quy chiếu, mà ở đó enthalpy và entropy được quy cho giá trị bằng 0.
Lưu ý rằng một số thuộc tính có thể có giá trị âm do việc lựa chọn trạng thái quy chiếu
(chuẩn). Đôi khi các bảng dữ liệu khác nhau sẽ đưa ra các giá trị khác nhau cho một vài
thuộc tính ở cùng 1 trạng thái do sử dụng 1 trạng thái quy chiếu khác.
* Thuộc tính quan trọng của môi chất:
Nhiệt dung riêng:
Ba thuộc tính ( đại lượng) liên quan tới nội năng riêng và enthalpy riêng có ứng dụng
quan trọng là: nhiệt dung riêng Cv và Cp và tỷ lệ giữa các giá trị nhiệt dung K.

Nói chung, Cv là hàm của v và T ( hay p và T), và Cp phụ thuộc vào cả p và T ( hay cả
v và T).
Số liệu về nhiệt dung riêng được đưa ra ở biểu đồ, giản đồ và các bảng dữ liệu.
Mặc dù Cv và Cp được xem là nhiệt dung riêng, nhưng không có mối liên hệ có tính
phổ quát nào giữa chúng và phần năng lượng nhiệt trao đổi trong phương trình cân bằng
năng lượng ( thường được ký hiệu là Q)
CÁC ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
* Định luật I: Nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học
Nguyên lí bảo toàn năng lượng.
- Không một động cơ nào hoạt động tuần hoàn có thể liên tục sinh ra công cơ học mà lại
không sử dụng một năng lượng tương đương như thế ở dạng khác hay không thể tồn tại
một động cơ vĩnh cửu loại I
- Nội năng là một đại lượng trạng thái ( Tổng biến đổi nội năng trong một chu trình bằng
0, Nội năng ở mỗi trạng thái có một giá trị xác định, Biến thiên nội năng trong một quá
trình không phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối của nó)
- Nhiệt lượng cấp vào một hệ làm thay đổi nội năng của hệ và cho phép nó sinh công.
- Nhiệt lượng cấp vào 1 hệ tổng thay đổi nội năng của hệ và công cơ học mà nó sinh ra.
- Nội năng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
* Các quá trình đẳng tích

* Các quá trình đẳng áp

* Các quá trình đẳng nhiệt

* Các quá trình đoạn nhiệt

* Nguyên lí thức 2 nhiệt động học


+ Nhiệt chỉ tự phát truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn mà
không thể tự phát truyền từ vùng có nhiệt độ thấp hơn đến vùng có nhiệt độ cao hơn.
+ Không một hệ nào chuyển hóa lượng nhiệt nhận từ một bể trữ nhiệt hoàn toàn thành
công cơ học trong một quá trình tuần hoàn và trở về trạng thái ban đầu.

- Nguyên lí thứ 2 có hai cách phát biểu tươn đương:


Kenlbvin-Planck: Có thể chuyển hóa hoàn toàn công cơ học thành nhiệt nhưng không
thể chuyển hóa hoàn toàn nhiệt thành công cơ học.
Không tồn tại một động cơ nhiệt lý tưởng hoạt động liên tục chuyển hóa hoàn toàn lượng
nhiệt nhận được từ một bể nhiệt thành công cơ học.
Clausius: Nhiệt tự nó không thể truyền tự nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao.
Không tồn tại một máy lạnh hoạt động tuần hoàn truyền nhiệt tự nhiệt độ thấp lên nhiệt
độ cao mà không gây ra một tác động khác.
* Nguyên lí thứ ba của Nhiệt động lực học
+ Entropy bằng không trong một tinh thể hoàn hảo ở điểm không tuyệt đối ( T=0K = -273
C)
+ Tại nhiệt độ không tuyệt đối không tồn tại năng lượng nhiệt hay nhiệt. Ở nhiệt độc 0K
các nguyên tử trong một vât liệu tinh thể được sắp xếp trong một trật tự hoàn hảo và
không chuyển động.
+ Không tồn tại Entropy hỗn hợp vì chỉ có nguyên chất.

Kết luận chung:


ĐL 0: quy định khi các hệ cân bằng nhiệt thì có T bằng nhau.
ĐL 1: Bảo toàn năng lượng, có thể biến công hoàn toàn thành nhiệt
ĐL 2: Tất cả các quá trình diễn ra theo hướng . Không thể biến hoàn toàn nhiệt thành
công cơ học. Nhiệt không thể tự truyền từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao.
ĐL 3: Điểm không tuyệt đối T=0K. Tại đó không có năng lượng nhiệt, không có chuyển
động của các phần tử, các chất chỉ tồn tại ở dạng nguyên chất trong trạng thái trật tự hoàn
hảo

You might also like