You are on page 1of 17

Lớp học ôn tập

HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt động hóa học

I. Các khái niệm cơ bản của nhiệt động hóa học:


1. Các hệ hóa học:
a. Xét theo khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường:
- Hệ hở: trao đổi cả chất và năng lượng với môi trường.
- Hệ kín: không có sự trao đổi chất nhưng có sự trao đổi năng lượng với môi
trường.
- Hệ đoạn nhiệt: không trao đổi chất và nhiệt nhưng trao đổi công.
- Hệ cô lập: không trao đổi chất và năng lượng.
b. Xét theo sự phân bố vật chất trong hệ:
- Hệ đồng thể: thuộc tính không đổi hoặc thay đổi đều liên tục trong hệ và
không có bề mặt phân chia. Hỗn hợp khí, dung dịch các chất tan là ví dụ
cho hệ đồng thể.
- Hệ dị thể: có bề mặt phân chia. Hệ có các chất ở trạng thái (rắn, lỏng, khí)
khác nhau là hệ dị thể.
- Hệ đồng nhất: thành phần và thuộc tính như nhau tại mọi điểm.

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt động hóa học

2. Thông số trạng thái - Hàm trạng thái


a. Trạng thái:
- Trạng thái cân bằng: các thông số trạng thái ở mọi điểm của hệ phải như
nhau và không thay đổi theo thời gian.
- Trạng thái chuẩn: áp suất 1 atm, có thể ứng với nhiệt độ bất kì nhưng
thường quy về 25 ◦ C.
b. Thông số trạng thái:
- Thông số dung độ: thông số tỉ lệ với lượng chất và tính chất cộng.
- Thông số cường độ: thông số không phụ thuộc vào lượng chất, không có
tính chất cộng. Tỉ số giữa hai thông số dung số là thông số cường độ.
c. Hàm trạng thái và hàm quá trình:
- Hàm trạng thái: chỉ phụ thuộc vào các thông số trạng thái của hệ, phụ
thuộc vào trạng thái đầu và cuối. Ví dụ: ∆H, ∆G, ∆U, ∆S.
- Hàm quá trình: phụ thuộc vào trạng thái đầu, trạng thái cuối và cách diễn ra
quá trình. Ví dụ: nhiệt Q, công A, ...

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt động hóa học

3. Các quá trình:

Quá trình là con đường mà hệ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Quá trình thuận nghịch: là quá trình có thể xảy ra theo 2 chiều ngược nhau và
tương đối chậm, hệ chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng
khác một cách vô cùng chậm, qua liên tiếp các trạng thái cân bằng rất gần nhau.

Quá trình bất thuận nghịch: là các quá trình không tuân theo các điều kiện trên.
Xảy ra nhanh.

Các quá trình thường gặp trong các bài toán:


- Quá trình đẳng áp: P = const.
- Quá trình đẳng tích: V = const.
- Quá trình đẳng nhiệt: T = const.
- Quá trình đoạn nhiệt: Q = 0.

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt động hóa học

II. Nguyên lí I - Nhiệt động hóa học


1. Phát biểu: Khi cung cấp cho hệ một lượng nhiệt Q thì trong trường hợp tổng
quát lượng nhiệt này dùng để làm tăng nội năng U của hệ và để thực một công
A chống lại các lực bên ngoài tác dụng lên hệ.

Q = ∆U + A
2. Quy ước dấu của A và Q:

Thu Sinh
Q >0 <0
A <0 >0

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt động hóa học

III. Các hàm trạng thái: Nội năng và enthalpy:


1. Nội năng (U ):
- Nội năng U của một hệ là tổng năng lượng tồn tại của hê.
- Nội năng là một thông số dung độ và là một hàm trạng thái.
- Trong nhiệt hóa học, ta quan tâm đến biến thiên nội năng ∆U .
2. Enthalpy (H):
- Enthalpy H là tính chất của hệ, là đại lượng nhiệt động xác định bởi:
∆H = ∆U + P × ∆V
- Enthalpy là một thông số dung độ và là một hàm trạng thái.
- Trong nhiệt hóa học, ta quan tâm đến biến thiên enthalpy (∆H).
3. Liên hệ giữa ∆U và ∆H:
∆H = ∆U + P × ∆V
Hay
∆H = ∆U + ∆n × R × T

Vì ở phản ứng có chất khí: P × ∆V = ∆n × R × T

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt động hóa học

IV. Hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học:
1. Hiệu ứng nhiệt:
Hiệu ứng nhiệt là năng lượng giải phóng ra hoặc thu vào của một phản ứng (nó
bao gồm nhiệt tỏa ra hoặc thu vào và công có ích (nếu có) mà phản ứng đó thực
hiện).
Khi Acó ích = 0 thì hiệu ứng nhiệt bằng nhiệt.

Hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn: ∆HT
+ Áp suất chuẩn: 1 atm.

+ Nhiệt độ T , thường lấy 298 K, kí hiệu: ∆H298 .
+ Các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành đều ở cùng nhiệt độ T và ở trạng
thái chuẩn (nếu chất khí thì Pk = 1 atm, nếu dung dịch thì C = 1 mol/L).
2. Phương trình nhiệt hóa học:
Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học có kèm thêm trạng thái các
chất và hiệu ứng nhiệt phản ứng.
Ví dụ: CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2 O(l)
Dấu của ∆H phản ứng:
+ ∆H > 0: phản ứng thu nhiệt.
+ ∆H < 0: phản ứng tỏa nhiệt.

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt hóa học

3. Một số đại lượng hiệu ứng nhiệt cơ bản:

a. Nhiệt tạo thành: Nhiệt tạo thành (sinh nhiệt) là hiệu ứng nhiệt của phản ứng
hình thành 1 mol chất đó từ những đơn chất với trạng thái bền nhất (hoặc là
thường gặp chất của những nguyên tố tự do của hợp chất trong những điều kiện
đã cho về áp suất hay nhiệt độ).
Ví dụ: C(gr) + H2(k) → C2 H2(k)
Nhiệt tạo thành của các đơn chất bền ở điều kiện tiêu chuẩn được quy ước bằng
không.
b. Nhiệt phân hủy: Ví dụ: CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k)
c. Nhiệt đốt cháy: là hiệu ứng nhiệt của phản ứng oxy hóa hoàn toàn 1 mol chất
(có thể là đơn chất hay hợp chất) bằng oxy phân tử cho đến khi được các oxide
cao nhất của các nguyên tố tương ứng.
3 t◦
Ví dụ: CH3 OH(k) + O2(k) −→ CO2(k) + 2H2 O(l)
2

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt động hóa học

3. Một số đại lượng hiệu ứng nhiệt cơ bản:

d. Năng lượng liên kết: là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết đó tạo thành
các nguyên tử ở thể khí.
e. Ái lực electron: năng lượng kèm theo quá trình nhận thêm e của hệ ở trạng
thái cơ bản. Nếu hệ đó là nguyên tử phi kim và quá trình nhận là nhận 1 e thì ái
lực e thường là năng lượng toả ra.
f. Năng lượng ion hóa: Là năng lượng cần cung cấp để tách 1 e ra khỏi hệ ở
trạng thái cơ bản:I1 , I2 ,...
g. Năng lượng mạng lưới tinh thể: là năng lượng cần cung cấp để phá vỡ 1 mol
chất ở trạng thái tinh thể thành các phần tử cấu trúc ở trạng thái khí (cũng có 1
số sách định nghĩa năng lượng mạng lưới là năng lượng được giải phóng khi hình
thành 1 mol chất tinh thể từ các ion ở thể khí).
h. Nhiệt chuyển pha: Nhiệt chuyển pha là năng lượng toả ra hoặc thu vào khi một
mol chất chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác (ở nhiệt độ chuyển pha).
i. Nhiệt hydrate hóa (nhiệt solvate hóa với dung môi bất kì): Là nhiệt lượng toả
ra khi một ion ở trạng thái khí kết hợp với nước để thành ion bị hidrat hoá
(∆H < 0).

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Nhiệt động hóa học

4. Định luật Hess:


Phát biểu: Hiệu ứng nhiệt dù đẳng áp (∆H) hay đẳng tích (∆U ) của phản ứng
hóa học chỉ phụ thuộc bản chất và trạng thái của chất đầu và các chất cuối,
hoàn toàn không phụ thuộc vào cách biến đổi hay cách tiến hành phản ứng.
5. Tính hiệu ứng nhiệt của một phản ứng hóa học:
- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng là tổng hiệu ứng nhiệt tạo thành của các chất
sản phẩm trừ cho tổng hiệu ứng nhiệt tạo thành của các chất đầu.

◦ ◦ ◦
∆H298 pứ = Σ∆H298 tt (sản phẩm) − Σ∆H298 tt (chất đầu)

- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng là tổng hiệu ứng nhiệt đốt cháy của các chất
đầu trừ cho tổng hiệu ứng nhiệt đốt cháy của các chất sản phẩm.

◦ ◦ ◦
∆H298 pứ = Σ∆H298 đc (chất đầu) − Σ∆H298 đc (sản phẩm)

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Thế đẳng áp

Entropy (S)
I. Khái niệm
- Entropy được định nghĩa như là một đơn vị đo lường khả năng mà một hệ có
thể rơi vào trạng thái động trong một tình trạng, thường được gọi là "sự hỗn
loạn" hay "tính bừa" thể hiện trong một hệ.
• trạng thái rắn sẽ có độ hỗn loạn < lỏng < khí.
• Nhiệt độ cao sẽ có độ hỗn loạn > nhiệt độ thấp.
• Áp suất thấp có độ hỗn loạn > áp suất cao.
• Dung dịch có độ hỗn loạn > chất tan + dung môi.
- Entropy S (năng lượng/mol.độ) là một hàm trạng thái, là đại lượng dung độ,
không phải là đại lượng biểu diễn năng lượng. Đơn vị thường gặp (J/mol.K),
(cal/mol.K)
II. Nguyên lí hai nhiệt động lực học
- Entropy của một hệ kín chỉ có thể tăng lên hoặc giữ nguyên hay một hệ lớn
không trao đổi năng lượng với môi trường sẽ có entropy luôn tăng hoặc giữ
nguyên theo thời gian.
- Các cách phát biểu khác từ hệ quả :
• Nhiệt không truyền từ vật lạnh sang vật nóng (Clausius)
• Không thể chế tạo được động cơ làm việc theo chu trình lấy nhiệt từ một
nguồn và biến hoàn toàn thành công (động cơ vĩnh cữu loại hai, Thomson)
• Trong một hệ cô lập, quá trình tự diễn ra là quá trình tiến dần đến mức độ
hỗn loạn cao
δQ
- dS ⩾
T
dấu "=" ứng với quá trình biến đổi thuận nghịch, dấu ">" ứng với quá trình bất
thuận nghịch.

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Thế đẳng áp

- Biến thiên entropy trong các quá trình


T2
Đẳng áp ∆S = nCp ln
T1
T2
Đẳng tích ∆S = nCv ln
T1
V 2 P2
Đẳng nhiệt ∆S = nRln ( )
V 1 P1
∆Hcp
Chuyển pha ∆S =
Tcp

- Trong quá trình phản ứng đẳng nhiệt đẳng áp:


∆Spu = ΣSsp − ΣStg

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Thế đẳng áp

Năng lượng tự do Gibbs(G) và dự đoán chiều của phản ứng


- G là một hàm trạng thái, một đại lượng dung độ (năng lượng/mol), có ý nghĩa
là công có ích của một quá trình thuận nghịch. ∆G ⩾ −Acó ích
Phương trình thế đẳng áp

∆G = ∆H − T × ∆S

∆G◦ ◦ ◦
T = ∆HT − T × ∆ST

∆G◦pứ = Σ∆G◦tt (sản phẩm) − Σ∆G◦tt (chất đầu)

Chiều quá trình


- ∆G < 0: quá trình tự xảy ra; phản ứng xảy ra theo chiều thuận.
- ∆G > 0: quá trình không tự xảy ra; phản ứng xảy ra theo chiều nghịch.
- ∆G = 0: quá trình đạt trạng thái cân bằng.

Dấu của ∆G do dấu của ∆H và ∆S quyết định, có 4 trường hợp:


∆H ∆S ∆G Kết luận (có thể)
− + − Tự xảy ra ở mọi T
+ − + Không tự xảy ra ở mọi T
− − +/− Tự xảy ra ở T thấp
+ + +/− Tự xảy ra ở T cao

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Thế đẳng áp

Sử dụng ∆G tiêu chuẩn để xét chiều phản ứng

• Chính xác khi xét một phản ứng xảy ra ở một điều kiện không chuẩn thì phải
dùng ∆G tương ứng với điều kiện không chuẩn đó
• Gần đúng có thể dựa vào ∆G◦ 298K để dự đoán chiều của quá trình, tuy nhiên
lưu ý
∆G◦
298K <−40kJ thì phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn.

∆G◦
298K > 40kJ thì phản ứng không thể xảy ra.

−40kJ < ∆G◦


298K < 40kJ thì phản ứng xảy ra thuận nghịch.

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Động hóa học

Khái niệm động hóa học


- Nhiệt động hóa học: cho biết chiều hướng, khả năng, giới hạn của phản ứng.
- Động hóa học: cho biết tốc độ và cơ chế của phản ứng.
Phản ứng đơn giản, phức tạp
- Phản ứng đơn giản: là phản ứng chỉ xảy ra qua một giai đoạn.
- Phản ứng phức tạp: là phản ứng xảy ra qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là
một tác dụng đơn giản.
Trong phản ứng phức tạp, giai đoạn chậm quyết định tốc độ phản ứng.

Phân tử số và bậc phản ứng


- Phân tử số: là số phân tử tham gia vào một tác dụng đơn giản.
- Bậc phản ứng: bằng tổng số mũ của nồng độ các chất phản ứng ghi trong
biểu thức định luật tác dụng khối lượng.
Phản ứng đồng thể, dị thể
- Phản ứng đồng thể: có tất cả các chất đầu và sản phẩm cuối nằm trong
cùng một pha.
- Phản ứng dị thể: có các chất đầu và cuối khác pha.
Xác định pha: các chất khí là cùng một pha khí, các chất rắn khác nhau thì khác
pha, chất lỏng thường thường ở cùng một pha.

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Động hóa học

Tốc độ phản ứng


- Tốc độ trung bình:
∆C
v=±
∆t
- Tốc độ tức thời:
dC
v=±
dt
Tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào bản chất của phản ứng, nồng độ các chất
tham gia phản ứng, áp suất, nhiệt độ, xúc tác, ...

Định luật tác dụng khối lượng


Xét phản ứng:
aA + bB → cC + dD

Biểu thức động học:


n m
v = k × CA × CB

Bậc phản ứng = n + m


Xét phản ứng thuận nghịch:

aA + bB ⇌ cC + dD

Ta có:
kt
= Kcb
kn

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG


Động hóa học

Ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng


Định luật tác dụng khối lượng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng


Quy tắc kinh nghiệm Van’t Hoff
Khi tăng nhiệt độ thêm 10 ◦C , tốc độ phản ứng tăng lên từ 2 tới 4 lần.

kT +n×10 T2 −T1
γn = ⇐⇒ vT2 = vT1 × γ 10
kT

Thông γ thường bằng 2 đến 4.


Ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng
- Chất xúc tác không làm thay đổi các đặc trưng nhiệt động của hệ phản ứng.
- Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng của phản ứng mà chỉ làm cho cân
bằng nhanh đạt được hơn.
- Sự xúc tác có tính chọn lọc, một chất xúc tác chỉ có tác dụng xúc tác cho
một phản ứng hay một loại phản ứng nhất định.

CHÚNG TA CÙNG TIẾN HÓA ĐẠI CƯƠNG

You might also like