You are on page 1of 43

Chương 2.

Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học

• Nhiệt động học nghiên cứu các điều kiện & quan hệ
biến đổi định lượng của năng lượng từ dạng này
sang dạng khác. Cơ sở của nhiệt động học là hai
nguyên lý rút ra từ thực nghiệm.
• Nhiệt động học gắn liền với quá trình phát triển của
cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách
mạng hơi nước, góp phần quan trọng trong việc giải
phóng sức lao động của con người.
• Trước kia người ta chưa thừa nhận rằng nhiệt và
công cơ học là các dạng truyền năng lượng, cũng như
chưa thừa nhận rằng năng lượng là đại lượng bảo toàn.

• Benjamin Thompson và James Joule là hai nhà


khoa học đã nhận ra và khẳng định rằng nhiệt không phải
là một chất lưu có thể chảy từ vật này sang vật khác và
đã thiết lập được mối quan hệ giữa công cơ học và nhiệt
trong động cơ hơi nước.
1. Nội năng của một hệ nhiệt động, công và nhiệt

1.1. Hệ nhiệt động

• Định nghĩa: Mọi tập hợp các vật được xác định hoàn
toàn bởi một số các thông số vĩ mô, độc lập với nhau
được gọi là hệ vĩ mô hay hệ nhiệt động - Hệ. Tất cả
các vật còn lại ngoài hệ được gọi là môi trường xung
quanh của hệ.
• Hệ cô lập: Hệ không tương tác với môi trường xung
quanh.
• Hệ không cô lập: Hệ có tương tác với môi trường
xung quanh, có trao đổi nhiệt và công.
• Hệ không cô lập có trao đổi nhiệt nhưng không sinh
công: Hệ cô lập về phương diện cơ học.
• Hệ không cô lập có trao đổi công nhưng không trao
đổi nhiệt: Hệ cô lập về phương diện nhiệt. Lúc này ta
nói giữa hệ và môi trường xung quanh có một vỏ cách
nhiệt.
1.2. Nội năng

• Vật chất luôn vận động, năng lượng của hệ là một

đại lượng xác định mức độ vận động của vật chất ở

trong hệ đó.

• Mỗi trạng thái hệ có các dạng vận động xác định,

tức là có một năng lượng xác định. Khi trạng thái của

hệ thay đổi thì năng lượng của hệ thay đổi.


• Từ thực nghiệm thấy rằng độ biến thiên năng lượng
của hệ trong một quá trình biến đổi chỉ phụ thuộc vào
trạng thái đầu và trạng thái cuối, không phụ thuộc vào
quá trình biến đổi năng lượng của hệ chỉ phụ thuộc
vào trạng thái của hệ, nghĩa là năng lượng là hàm trạng
thái.
• Năng lượng của một hệ gồm: Động năng ứng với
chuyển động có hướng (chuyển động cơ học) của cả hệ,
thế năng của hệ trong trường lực và phần năng lượng ứng
với vận động bên trong hệ-nội năng (U):

W = Wđ + Wt + U
Trong đó nội năng U có thể bao gồm:
+ Động năng chuyển động hỗn loạn của các phân tử
(tịnh tiến và quay).
+ Thế năng gây ra bởi các lực trương tác phân tử.
+ Động năng và thế năng chuyển động dao động của
các nguyên tử trong phân tử.
+ Năng lượng của các vỏ điện của các nguyên tử &
ion, năng lượng của hạt nhân nguyên tử.
• Với khí lí tưởng nội năng là tổng động năng chuyển
động nhiệt của các phân tử tạo nên hệ.
• Nội năng cũng là một hàm trạng thái, thông thường giả
thiết nội năng của hệ bằng không ở nhiệt độ không tuyệt
đối (T=0K).
• Trong nhiệt động học giả thiết rằng chuyển động có
hướng của hệ không đáng kể, và hệ không đặt trong
trường lực nào nên năng lượng của hệ đúng bằng nội
năng. Thường thì giá trị nội năng U không quan trọng
bằng giá trị độ biến thiên nội năng ∆U của hệ.
1.3. Công và nhiệt
a. Khái niệm chung
- Công và nhiệt là hai khái niệm quan trọng nhất trong
nhiệt động học.
- Khi hai hệ khác nhau tương tác với nhau thì chúng
trao đổi với nhau một năng lượng nào đó. Có hai dạng
năng lượng là:
+ Truyền năng lượng làm tăng mức độ chuyển động
có trật tự của một vật gọi là công.
Ví dụ: Khí dãn nở trong xy lanh làm pít tông chuyển động,
lúc này ta nói khí đã truyền năng lượng cho pít tông dưới
dạng công.

dl

F
+ Năng lượng được trao đổi trực tiếp giữa các phân
tử chuyển động hỗn loạn của những vật tương tác với
nhau. Khi hệ trao đổi năng lượng như vậy mức độ
chuyển động hỗn loạn của các phân tử của hệ tăng hay
giảm, do đó nội năng của hệ tăng hay giảm.

Ví dụ: Khi hai vật nóng và lạnh tiếp xúc với nhau, các
phân tử chuyển động nhanh của vật nóng va chạm với
các phân tử chuyển động chậm hơn của vật lạnh và
truyền cho chúng một động năng. Kết quả là:
Vật nóng (giảm) T cân bằng vật lạnh (tăng)
b. Đặc điểm chung của công và nhiệt
- Công và nhiệt đều là những đại lượng đo mức độ trao đổi
năng lượng giữa các hệ.
- Sự khác nhau cơ bản giữa công và nhiệt: Công liên quan
đến chuyển động có trật tự, còn nhiệt liên quan đến
chuyển động hỗn loạn của các phân tử của hệ.
- Mối liên hệ giữa công và nhiệt là chúng có thể chuyển hóa
lẫn nhau:
Công Nhiệt
Ví dụ: Khi cọ xát hai vật thì chúng nóng lên tương tự
như chúng đã nhận nhiệt, còn khi đốt nóng một vật
(nghĩa là đã truyền nhiệt cho vật) thì vật nóng lên và
giãn nở tức là một phần nhiệt đã biến thành công làm
giãn nở vật.
- Qua thực nghiệm, James Joule đã xác định được sự
chuyển hóa giữa công và nhiệt tuân theo hệ thức: Cần
1 công bằng 4,186J thì sẽ sinh được một nhiệt lượng
là 1cal.
1cal = 4,186J
- Công và nhiệt là những đại lượng dùng để đo mức độ
trao đổi năng lượng nhưng chúng không phải là một
dạng của năng lượng. Bởi vậy không có khái niệm “
lượng nhiệt dự trữ trong vật !!! “.
- Công và nhiệt chỉ xuất hiện trong quá trình biến đổi
trạng thái của hệ. Một hệ khi biến đổi từ trạng thái này
sang trạng thái khác theo những con đường khác nhau
thì công và nhiệt trong những quá trình biến đổi đó sẽ
khác nhau công và nhiệt là những hàm của
quá trình, không phải là hàm trạng thái.
c. Cách tính công
- Công là năng lượng được truyền giữa hệ và môi
trường xung quanh nó bằng các cách không phụ thuộc
vào chênh lệch nhiệt độ giữa chúng. Công có thể được
sinh ra bằng các lực điện hay lực từ.
- Ở đây ta chỉ xét công cơ học được một hệ sinh ra do
lực tiếp xúc mà hệ tác dụng lên các vật xung quanh nó.
Ví dụ: Công do khí trong hình trụ giãn nở và làm cho
pít tông dịch chuyển.
Gọi A là diện tích bề mặt của pít tông, áp suất khí là p
thì lực tác dụng lên pít tông tại điểm i sẽ là:
F = (p.A)i = F(x)i
Nếu độ dịch chuyển của pít tông là dl = dx thì công
do khí sinh ra sẽ là:
dW = F.dl = p.A.dx
Vì A.dx = dV dW = p.dV
- Đối với một quá trình chuẩn tĩnh (thuận nghịch, cân
bằng) khi thể tích thay đổi từ V1 đến V2 thì sẽ sinh công
là:
- Tính công thực hiện trong một quá trình đẳng tích:
Vì là quá trình đẳng tích nên không có sự dịch chuyển
nào: ∆V = 0 Wv = 0
- Tính công thực hiện trong một quá trình đẳng áp:
Wp = p.(V2-V1) = p.∆V
- Tính công thực hiện trong một quá trình đẳng nhiệt
đối với khí lý tưởng:
p.V = n.R.T
2. Các định luật thực nghiệm về chất khí

2.1. Mở đầu
- Khi nghiên cứu tính chất của các chất khí bằng thực
nghiệm, người ta đã tìm ra các định luật nêu lên sự
liên hệ giữa hai trong ba thông số: p, T, V.
- Khi xét các quá trình biến đổi trạng thái của một khối
khí, một thông số có giá trị được giữ không đổi, đó là
các quá trình sau:
+ Quá trình đẳng nhiệt: Nhiệt độ không đổi.
+ Quá trình đẳng áp: Áp suất không đổi.
+ Quá trình đẳng tích: Thể tích không đổi.
2.2. Quá trình đẳng nhiệt
(định luật Bôi Lơ – Mariôt)
- Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối khí, thể tích tỉ
lệ nghịch với áp suất: p.V = const
2.3. Quá trình đẳng tích và đẳng áp
(định luật Gay-Luytxac)

a. Quá trình đẳng tích

- Trong quá trình đẳng tích của một khối khí, áp suất tỉ
p
 const
lệ với nhiệt độ: T
b. Quá trình đẳng áp

- Trong quá trình đẳng áp của một khối khí, thể tích tỉ lệ
V
với nhiệt độ:  const
T
c. Hệ số dãn nở nhiệt của chất khí

Nếu gọi Po là áp suất của khối khí ứng với:

To = 273 K = 1/a
Thì ta có:
V = const P/T = Po/To = Po/273 = Po.a

P = a.Po.T

P = const V/T = Vo/To = Vo/273 = Vo.a

V = a.Vo.T

a - Hệ số dãn nở nhiệt
2.4. Giới hạn ứng dụng của các định luật thực

nghiệm chất khí

- Khi nghiên cứu, ta xét các chất khí ở điều kiện nhiệt

độ và áp suất thường giới hạn ứng dụng của các

định luật chỉ trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thường.

- Khi áp suất quá lớn hoặc nhiệt độ quá thấp thì các

chất khí không còn tuân theo đúng những định luật này

nữa.
3. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

a. Khái niệm
- Khí lí tưởng là khí tuân theo hoàn toàn chính xác các
định luật thực nghiệm về chất khí Bôi Lơ - Mariot và
Gay - Luytxac.
- Nhiều chất khí ở trạng thái áp suất và nhiệt độ
phòng đã có thể coi là khí lí tưởng nếu bỏ qua lực
tương tác giữa các phân tử và kích thước của chúng.
b. Phương trình trạng thái khí lý tưởng
- Claperon & Mendeleep: Đối với một khối khí có n mol
ở nhiệt độ T, áp suất P và thể tích V, các thông số n, P,
V, T có mối liên hệ như sau:
P.V
 const
n.T
- Từ thực nghiệm: Xác định hằng số const là như nhau
đối với mọi loại khí và không phụ thuộc vào P, T, V, n
đối với khí lý tưởng Hằng số này được gọi là hằng
số khí lý tưởng, kí hiệu R.
- Phương trình trạng thái khí lý tưởng:
P.V = n.R.T
Trong hệ SI, giá trị của R = 8,31 J.mol-1K-1.
c. Quá trình chuẩn tĩnh
Là quá trình diễn ra đủ chậm sao cho hệ có thể
được xem như là ở trạng thái cân bằng mỗi khi nó đi tới
một trạng thái kế tiếp trong lúc thay đổi

Quá trình không chuẩn tĩnh


Quá trình chuẩn tĩnh
4. Nhiệt dung riêng và ẩn nhiệt (chuyển pha)
4.1. Nhiệt dung riêng
- Ví dụ: Đun nóng một lượng nước có khối lượng m
nóng lên và đạt nhiệt độ 100oC, quá trình sôi biến toàn
bộ khối lượng nước thành hơi nước, nhiệt độ giữ không
đổi ở 100oC. Phân tích toàn bộ quá trình ta có:
+ Quá trình đun nóng nước: Nhiệt thêm vào làm tăng
nhiệt độ của hệ, tương ứng với việc làm cho các phân tử
nước chuyển động nhanh hơn.
+ Quá trình sôi: Là quá trình chuyển pha của nước từ
pha lỏng sang pha hơi, nhiệt độ của quá trình không
tăng, khoảng cách trung bình của các phân tử tăng và
lực tương tác giữa các phân tử giảm.
- Định nghĩa: Nhiệt dung riêng của một chất là lượng
nhiệt cần thiết để tăng nhiệt độ của một kg chất đó lên
1K.
Kí hiệu nhiệt dung riêng là c, đơn vị của c (J.kg-1.K-1)
hay c (J.kg-1.C-1)
- Từ định nghĩa ta thấy rằng nhiệt dung riêng phụ
thuộc vào bản chất của chất, không phụ thuộc vào khối
lượng của hệ.
4.2. Nhiệt dung riêng của hệ phụ thuộc vào quá
trình
a. Quá trình đẳng áp
dQp = m.cp.dT
Trong đó: m - Khối lượng của hệ
cp - Nhiệt dung riêng ở áp suất không đổi
- Khi nhiệt độ thay đổi vừa phải trong khoảng ∆T:
Qp = m.cp.∆T
b. Quá trình đẳng tích
dQv = m.cv.dT
Trong đó: m - Khối lượng của hệ
cv - Nhiệt dung riêng ở thể tích không đổi
- Khi nhiệt độ thay đổi vừa phải trong khoảng ∆T:
Qv = m.cv.∆T
Lưu ý:
Tỉ số γ = cp/cv ≈ 1 đối với hầu hết các chất rắn và
lỏng.
Tỉ số γ= cp/cv ≠ 1 đối với các chất khí.
4.3. Nhiệt dung mol
- Khi khối lượng của hệ (m) tính theo mol thì ta có khái
niệm nhiệt dung mol đẳng áp εp và nhiệt dung mol

đẳng tích εv:

εp = M.cp và εv = M.cv
(M là khối lượng của 1 mol chất)
Từ đó có: dQp = n.εp.dT và dQv = n.εv.dT
(n là số mol của chất)
- Khái niệm calo: Calo là lượng nhiệt cần thiết để nâng
nhiệt độ 1g nước lên 1oC.
4.4. Nhiệt chuyển pha
- Khái niệm: Pha là tập hợp các phần tử vĩ mô có các
tính chất vật lí và hóa học giống nhau tồn tại trong một
hệ nhiệt động.
Ví dụ: Khi một khối nước đá tan chảy ở nhiệt độ
0,0oC tại áp suất khí quyển, pha của nó chuyển từ rắn
sang lỏng nên nhiệt phải được bổ xung dù rằng nhiệt độ
của hệ không thay đổi. Tương tự khi một khối nước
đóng băng thì nhiệt sẽ được thoát ra.
- Định nghĩa: Lượng nhiệt tính trên đơn vị khối lượng
được đưa thêm vào hay lấy đi từ một chất đang chuyển
pha gọi là ẩn nhiệt hay nhiệt chuyển pha.
kí hiệu nhiệt chuyển pha: L (J/kg)
- Quá trình chuyển pha:
Lỏng rắn : Lf

Lỏng hơi : Lv

You might also like