You are on page 1of 86

CHƯƠNG 20:

Nguyên lý thứ nhất nhiệt động


lực học
Khí lý tưởng.

Khí lí tưởng là chất khí mà khi nghiên cứu có thể bỏ qua sự


tương tác giữa các phân tử, chúng chỉ tương tác với nhau khi
va chạm. Sự va chạm giữa các phân tử và giữa phân tử với
thành bình tuân theo những qui luật của va chạm đàn hồi .
Định luật 0

Định luật 0, hay nguyên lý cân bằng nhiệt động, nói về cân
bằng nhiệt động. Hai hệ nhiệt động đang nằm trong cân bằng
nhiệt động với nhau khi chúng được cho tiếp xúc với nhau
nhưng không có trao đổi năng lượng. Nó được phát biểu như
sau: "Nếu hai hệ có cân bằng nhiệt động với cùng một hệ thứ
ba thì chúng cũng cân bằng nhiệt động với nhau".
Định luật 0 được phát biểu muộn hơn 3 định luật còn lại nhưng
lại rất quan trọng nên được đánh số 0. Cân bằng nhiệt động bao
hàm cả cân bằng nhiệt, cân bằng cơ học và cân bằng hoá học.
Đây cũng là nền tảng của phép đo nhiệt.
Nội năng của một vật.

Năng lượng của hệ E gồm động năng ứng với chuyển động có
hướng cuả cả hệ 𝐾, thế năng của cả hệ U và phần năng lượng
ứng với chuyển động bên trong của hệ tức là nội năng của hệ
𝐸𝑖𝑛𝑡
𝐸 = 𝐾 + 𝑈 + 𝐸𝑖𝑛𝑡
Đối với khí lí tưởng, nội năng là tổng năng lượng chuyển
động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên hệ.
Năng lượng của chuyển động nhiệt: là năng lượng do chuyển
động hỗn loạn của các phân tử tạo nên và đó chính là động
năng của các phân tử. Năng lượng này phụ thuộc vào nhiệt độ
của các phân tử vật chất và được gọi là nhiệt năng.
Trong nhiệt động học, ta giả thiết rằng chuyển động có hướng
của hệ là không đáng kể và hệ không đặt trong một trường lực
nào, do đó năng lượng của hệ đúng bằng nội năng của hệ.
𝐸 = 𝐸𝑖𝑛𝑡
Nội năng của khối khí lý tưởng có khối lượng
m, nguyên tử khối là 𝜇
𝑚𝑖 𝑖
𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑅𝑇 = 𝑛 𝑅𝑇
𝜇2 2
𝑖: số bậc tự do của phân tử
R: hằng số khí lý tưởng. Do 𝐸𝑖𝑛𝑡 J nên R = 8,314 J / mol ∙ K
T : nhiệt độ khối khí ở trạng thái đang tính K
𝑚
𝑛= : số mol của khí
𝜇
Theo động học chất khí, bậc tự do của một phân
tử khí i là số tọa độ độc lập của phân tử khí đó
trong không gian 3 chiều.
Nếu phân tử khí chỉ có 1 nguyên tử như khí hiếm, thì vị trí của nó
được xác định bởi 3 tọa độ nên số bậc tự do = 3
Nếu phân tử khí có 2 nguyên tử (lưỡng nguyên tử) thì số bậc tự do
bằng 2*3 - 1 = 5 (một nguyên tử xác định bởi 3 toạ độ, nhưng một
phân tử có 2 nguyên tử sẽ phải có một trục chung nên 1 tọa độ
được xác định bởi các tọa độ còn lại, nên trừ cho 1)
Phân tử 3 nguyên tử ( đa nguyên tử) thì số bậc tự do là 3*3 - 3 = 6
(vì có 3 tọa độ có thể biểu diễn phụ thuộc vào các tọa độ còn lại do
phân tử 3 nguyên tử liên kết với nhau theo các trục liên kết). Phân
tử nhiều hơn 3 nguyên tử thì số bậc tự do vẫn bằng 6 do nguyên tử
thứ 4, thứ 5…được biểu diễn thông qua 3 nguyên tử kia
Như vậy, đối với khí lý tưởng
Phân tử khí gồm 1 nguyên tử vd: khí Heli… thì:
i =3
Phân tử khí gồm 2 nguyên tử (lưỡng nguyên tử) vd: khí 𝑂2 ,
khí 𝑁2 , khí HCl… thì:
i =5
Phân tử khí gồm 3 nguyên tử trở lên (đa nguyên tử) vd: khí
𝐶𝑂2 , hơi nước, không khí …thì:
i =6
Trạng thái cân bằng của một hệ
Trong nhiệt động lực học khái niệm trạng thái cân bằng của
một hệ là trạng thái trong đó các đại lượng vĩ mô (p, V, T) xác
định trạng thái của hệ là không thay đổi.
Những đại lượng xác định trạng thái của một vật còn gọi là
thông số trạng thái.
Khi khối khí ( hệ ) chuyển từ trạng thái i sang
trạng thái f thì hệ biến thiên nội năng:
𝑖 𝑖 𝑖
∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝐸𝑖𝑛𝑡𝑓 − 𝐸𝑖𝑛𝑡𝑖 = 𝑛 𝑅𝑇𝑓 − 𝑛 𝑅𝑇𝑖 = 𝑛 𝑅∆𝑇
2 2 2
Có 2 cách cơ bản nhằm biến đổi nội năng của
hệ ( khối khí) :
Nung nóng hay làm lạnh hệ ( thay đổi nhiệt lượng hệ )
Tác động lực lên hệ làm nén hay giãn hệ ( tác động công lên hệ
)
Nhiệt năng
Nhiệt năng hay còn gọi tắt là nhiệt, là một dạng năng lượng dự
trữ trong vật chất nhờ vào chuyển động nhiệt hỗn loạn của các
hạt cấu tạo nên vật chất.
Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật
càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng
nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Nhiệt năng có thể được
trao đổi giữa các vật hay hệ thống do sự khác biệt về nhiệt độ.
Nhiệt năng có thể được tạo ra hoặc thay đổi, bằng cách chuyển
hóa giữa năng lượng có hướng (thế năng, động năng định
hướng trên tầm vĩ mô) và năng lượng hỗn loạn, qua các quá
trình vĩ mô như thực hiện công năng lên vật hoặc trao đổi nhiệt
vĩ mô vào vật hoặc các quá trình vi mô như các phản ứng hóa
học (như sự cháy), phản ứng hạt nhân (như phản ứng tổng hợp
hạt nhân bên trong Mặt Trời), sự ma sát giữa các electron với
mạng tinh thể (trong bếp điện) hay ma sát cơ học. Nhiệt có thể
được trao đổi qua các quá trình bức xạ, dẫn nhiệt hay đối lưu.
Nhiệt lượng
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay
mất bớt đi, thường được ký hiệu trong các tính toán bằng
chữ Q.
Nhiệt lượng có đơn vị là Jun, Cal, Btu, kWh.
Joule (đọc là "Jun") là đơn vị đo năng lượng được sử
dụng trong Hệ đo lường quốc tế SI. Về mặt đơn vị 1 J
𝑘𝑔𝑚2
bằng 1 Nm (Newton nhân mét), hoặc bằng 1 2
𝑠
Ca-lo là đơn vị dùng để đo nhiệt lượng do một vật chất hấp thụ
hay tỏa ra. Theo định nghĩa truyền thống, 1 ca-lo bằng nhiệt
lượng cần cung cấp cho 1 gram nước để tăng nhiệt độ thêm
1 độ C. Theo bảng Ca-lo quốc tế: 1 cal = 4,1868 J
Btu là đơn vị của Hệ đo lường Anh. 1 Btu = 251,9958 cal
Kilôwatt giờ (ký hiệu: kWh) là đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng
trong sản xuất và tiêu thụ điện năng. Theo định nghĩa 1 kWh =
3,6 x 106 J.
Nhiệt dung
Nhiệt dung ( ký hiệu là c )là lượng nhiệt vật hoặc một khối
chất thu vào hay tỏa ra để tăng hoặc giảm 1K hoặc 1 °C.
c = (độ thay đổi nhiệt lượng)/(dT)
Trong biểu thức nhiệt lượng, nếu nhiệt độ của vật chỉ thay đổi
đi một đơn vị thì biểu thức cho biết nhiệt lượng cần thiết để
làm tăng nhiệt độ của một vật có khối lượng nào đó lên một
độ. Nhiệt lượng này gọi là Nhiệt Dung của vật đó
Nhiệt dung riêng của một chất ( ký hiệu là C ): là một đại
lượng vật lý có giá trị bằng nhiệt lượng cần truyền cho một đơn
vị khối lượng chất đó để làm tăng nhiệt độ lên 1 °C
Nhiệt dung mol của một chất ( ký hiệu là 𝐶𝑚𝑜𝑙 ): là lượng nhiệt
cần thiết để tăng nhiệt độ của một mol của một chất lên1 °C
𝑄 = 𝑐 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖 = 𝑚𝐶 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖
𝑚
Q= 𝐶𝜇 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖 = 𝑛𝐶𝑚𝑜𝑙 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖
𝜇
Qui ước

Q: nhiệt lượng hệ nhận


Q′: nhiệt lượng hệ tỏa (Q′ = −Q)

Nếu nhiệt độ tăng: ∆T > 0 , Q >0


Hệ thu nhiệt
Nếu giảm nhiệt độ: ∆T < 0 , Q <0
Hệ tỏa nhiệt
Nhiệt chuyển pha
Sự thay đổi trạng thái của các chất xảy ra khi một chất thay
đổi từ dạng này sang dạng khác.
Hai sự thay đổi pha phổ biến là
Rắn sang chất lỏng (nóng chảy)
Lỏng sang khí (sôi)
𝑄 = 𝐿∆𝑚
Δm = mf - mi là sự thay đổi khối lượng của vật chất ở pha cao
L được gọi là hệ số nhiệt chuyển pha của vật liệu.
Công
Cho 1 xilanh (chứa khí bên trong) có piston có thể di chuyển
được. Nén piston bằng một lực F. Piston di chuyển một đoạn h
Khối khí nhận công W
𝑊 = 𝐹. ℎ > 0
Mặc khác:
𝐹
𝑃=
𝐴
Suy ra
𝑊 = 𝑃. 𝐴. ℎ = 𝑃 𝑉𝑖 − 𝑉𝑓
Đặt ∆𝑉 = 𝑉𝑓 − 𝑉𝑖 , suy ra 𝑊 = −𝑃 ∆𝑉
Tổng quát: để khối khí thực hiện quá trình cân bằng, các quá
trình diễn ra chậm
𝑉𝑓 𝑉𝑓
𝑊 = න 𝑑𝑊 = − න 𝑃 𝑑𝑉
𝑉𝑖 𝑉𝑖
Qui ước
W: công hệ nhận
W′: công hệ sinh (W ′ = −W)

Hệ nhận công : W > 0


Hệ sinh công: W < 0
Lưu ý
∆𝐸𝑖𝑛𝑡 , 𝐸𝑖𝑛𝑡 , 𝑄, 𝑊 có đơn vị tính là J.
Do đó, đơn vị tính :
P Nൗm2 = Pa
V m3
𝐉ൗ
𝐑 = 𝟖, 𝟑𝟏𝟒 𝐦𝐨𝐥 𝐊
TK
Tính công trên giản đồ PV

𝑉𝑓 𝑉𝑓
𝑊 = න 𝑑𝑊 = − න 𝑃 𝑑𝑉
𝑉𝑖 𝑉𝑖
Nếu 𝑉𝑖 < 𝑉𝑓 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑚ũ𝑖 𝑡ê𝑛 ℎướ𝑛𝑔 𝑟𝑎
𝑊 = − 𝑑𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑖𝑓𝑉𝑓 𝑉𝑖
Nếu 𝑉𝑖 > 𝑉𝑓 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑚ũ𝑖 𝑡ê𝑛 ℎướ𝑛𝑔 𝑣à𝑜
𝑊 = 𝑑𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑖𝑓𝑉𝑓 𝑉𝑖
Sự trao đổi năng lượng

Ban đầu, hệ có năng lượng 𝐸𝑖𝑛𝑡𝑖 .


Dưới tác động của công W và nhiệt lượng Q, hệ có năng lượng
𝐸𝑖𝑛𝑡𝑓 .
Ta có nguyên lý 1 nhiệt động lực học:
∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝐸𝑖𝑛𝑡𝑓 − 𝐸𝑖𝑛𝑡𝑖 = 𝑊 + 𝑄
Các quá trình cơ bản
Quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng áp
Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình đoạn nhiệt
Quá trình đẳng tích

Giả sử khí lý tưởng ở trạng thái đầu có 𝑃𝑖 , 𝑉𝑖 , 𝑇𝑖 . Sau khi thực


hiện quá trình, khí ở trạng thái sau có 𝑃𝑓 , 𝑉𝑓 , 𝑇𝑓 .
Do khí thực hiện quá trình đẳng tích nên 𝑉𝑖 = 𝑉𝑓
𝑃𝑖 𝑃𝑓
Ta có phương trình : =
𝑇𝑖 𝑇𝑓
Công hệ nhận: W = 0
𝑖
Nhiệt lượng hệ nhận: 𝑄 = 𝑛 𝑅 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖
2
𝑖
Độ biến thiên nội năng: ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = W + 𝑄 = 𝑛 𝑅 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖
2

𝑖
Nhiệt dung đẳng tích 𝐶𝑣 = 𝑅
2
Quá trình đẳng áp

Giả sử khí lý tưởng ở trạng thái đầu có 𝑃𝑖 , 𝑉𝑖 , 𝑇𝑖 . Sau khi thực


hiện quá trình, khí ở trạng thái sau có 𝑃𝑓 , 𝑉𝑓 , 𝑇𝑓 .
Do khí thực hiện quá trình đẳng áp nên 𝑃𝑖 = 𝑃𝑓
𝑉𝑖 𝑉𝑓
Ta có phương trình : =
𝑇𝑖 𝑇𝑓
Công hệ nhận: W = 𝑃 𝑉𝑖 − 𝑉𝑓 = 𝑛𝑅 𝑇𝑖 − 𝑇𝑓
𝑖+2
Nhiệt lượng hệ nhận: 𝑄 = 𝑛 𝑅 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖
2
𝑖
Độ biến thiên nội năng: ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = W + 𝑄 = 𝑛 𝑅 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖
2

𝑖+2
Nhiệt dung đẳng áp 𝐶𝑝 = 𝑅
2
Quá trình đẳng nhiệt

Giả sử khí lý tưởng ở trạng thái đầu có 𝑃𝑖 , 𝑉𝑖 , 𝑇𝑖 . Sau khi thực


hiện quá trình, khí ở trạng thái sau có 𝑃𝑓 , 𝑉𝑓 , 𝑇𝑓 .
Do khí thực hiện quá trình đẳng tích nên 𝑇𝑖 = 𝑇𝑓
Ta có phương trình : 𝑃𝑖 𝑉𝑖 = 𝑃𝑓 𝑉𝑓
𝑉𝑖
Công hệ nhận: W = 𝑛𝑅𝑇𝑙𝑛
𝑉𝑓
𝑉𝑓
Nhiệt lượng hệ nhận: 𝑄 = 𝑛𝑅𝑇𝑙𝑛
𝑉𝑖
Độ biến thiên nội năng: ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = W + 𝑄 = 0
Đường đẳng nhiệt càng xa gốc,
nhiệt độ càng cao
Quá trình đoạn nhiệt
Trong Nhiệt động lực học, quá trình đoạn nhiệt là quá trình
xảy ra mà không có sự trao đổi nhiệt hay vật chất giữa hệ và
môi trường ngoài. Trong một quá trình đoạn nhiệt, năng lượng
được trao đổi chỉ là công.
Giả sử khí lý tưởng ở trạng thái đầu có 𝑃𝑖 , 𝑉𝑖 , 𝑇𝑖 . Sau khi thực
hiện quá trình, khí ở trạng thái sau có 𝑃𝑓 , 𝑉𝑓 , 𝑇𝑓 .
Do khí thực hiện quá trình đoạn nhiệt nên Q = 0
Ta có phương trình :
𝛾 𝛾
𝑃𝑖 𝑉𝑖 = 𝑃𝑓 𝑉𝑓
𝛾−1 𝛾−1
𝑇𝑖 𝑉𝑖 = 𝑇𝑓 𝑉𝑓
1−𝛾 1−𝛾
𝛾 𝛾
𝑇𝑖 𝑃𝑖 = 𝑇𝑓 𝑃𝑓
𝑖 𝑃𝑓 𝑉𝑓 −𝑃𝑖 𝑉𝑖
Công hệ nhận: W = 𝑛 𝑅 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖 =
2 𝛾−1
Nhiệt lượng hệ nhận: 𝑄 = 0
𝑖
Độ biến thiên nội năng: ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = W + 𝑄 = 𝑛 𝑅 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖
2

Hệ số nhiệt dung phân tử ( hệ số Poisson)


𝐶𝑝 𝑖 + 2
𝛾= =
𝐶𝑣 𝑖
Đường biểu diễn quá trình đoạn
nhiệt cũng là đường hyperbol giống
đường biểu diễn quá trình đẳng
nhiệt nhưng dốc hơn.
Cơ chế truyền năng lượng trong quá trình
nhiệt

Có nhiều cơ chế liên quan đến sự chuyển hóa:


• Dẫn nhiệt
• Đối lưu
• Bức xạ
Sự dẫn nhiệt

Sự dẫn nhiệt là sự truyền nội năng từ hạt này sang hạt khác
trong vật chất.
Các kim loại là chất dẫn nhiệt tốt. Chúng chứa một
‘biển’ electron tự do có thể truyền nhiệt nhanh chóng từ điểm
này sang điểm khác.
Phi kim là chất dẫn nhiệt rất kém và được sử dụng làm chất
cách nhiệt. Chất cách nhiệt dùng để ngăn nhiệt truyền, ví dụ
như tay cầm của bình đun.
Tốc độ truyền nhiệt:

A là diện tích mặt cắt ngang (tiết diện ngang).


dT là sự khác biệt nhiệt độ.
dx là độ dày của tấm, hoặc chiều dài của một thanh
Sự đối lưu

Chất lưu là chất có thể chảy được bao gồm các chất lỏng, chất
khí, plasma. Hiện tượng đối lưu là sự trao đổi nhiệt bằng các
dòng vật chất chuyển động, xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt
độ giữa các vùng của chất lưu.
Dòng chảy của chất lưu khi xảy ra hiện tượng đối lưu (màu đỏ
ứng với nhiệt độ cao). Phần chất lưu gần nguồn nhiệt nóng sẽ
chuyển động lên trên, phần chất lưu lạnh gần đó sẽ chuyển
động lại gần nguồn nhiệt để bù lại phần chất lưu nóng chuyển
lên cao. Nhờ đó mà toàn bộ chất lưu trong không gian kín được
làm nóng lên.
Sự bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng dưới dạng sóng hồng


ngoại.
Các vật trên không độ tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt có tần
số được xác định bởi nhiệt độ của vật.
Sự truyền bức xạ nhiệt không cần vật chất lan truyền nên nó có
thể truyền qua chân không.
Công suất bức xạ được cho bởi định luật Stefan.

P= σAeT4

• P đơn vị là Watts.
• σ = 5.6696 x 10-8 W/m2 . K4
• A là diện tích bề mặt của đối tượng.
• e là hằng số đặc trưng cho độ phát xạ.
• e thay đổi từ 0 đến 1
• Độ phát xạ bằng độ hấp thụ.
• T là nhiệt độ, đơn vị Kelvins.
Bài tập chương 20
1, 8, 15, 26, 29, 30, 34, 35, 40, 41, 43, 53
1. A 55.0-kg woman eats a 540 Calorie (540 kcal) jelly
doughnut for breakfast. (a) How many joules of energy are the
equivalent of one jelly doughnut? (b) How many steps must
the woman climb on a very tall stairway to change the
gravitational potential energy of the woman–Earth system by a
value equivalent to the food energy in one jelly doughnut?
Assume the height of a single stair is 15.0 cm. (c) If the human
body is only 25.0% efficient in converting chemical potential
energy to mechanical energy, how many steps must the woman
climb to work off her breakfast?
Một phụ nữ nặng 55,0 kg ăn một bánh rán có năng lượng 540
Calorie (540 kcal) cho bữa sáng. (A) Đổi năng lượng trên sang
đơn vị Jun. Biết 1 kcal = 4186J ? (B) Người phụ nữ cần phải
leo lên cầu thang rất cao bao nhiêu bước để thế năng hấp dẫn
của hệ người phụ nữ - Trái Đất bằng giá trị năng lượng trên?
Giả sử chiều cao của một cầu thang là 15,0 cm. (C) Nếu cơ thể
cô ấy chỉ hấp thụ 25.0% lượng năng lượng trên, tính lại số
bước cô ta cần leo.
8. A 50.0-g sample of copper is at 25.0°C. If 1 200 J of energy
is added to it by heat, what is the final temperature of the
copper?

Một mẫu đồng 50,0 g ở nhiệt độ ban đầu 25.0°C. Nếu cung cấp
nhiệt lượng 1200 J vào nó, tính nhiệt độ lúc sau của đồng?
15. Two thermally insulated vessels are connected
by a narrow tube fitted with a valve that is
initially closed as shown in Figure P20.15. One
vessel of volume 16.8 L contains oxygen at a
temperature of 300 K and a pressure of 1.75 atm.
The other vessel of volume 22.4 L contains
oxygen at a temperature of 450 K and a pressure
of 2.25 atm. When the valve is opened, the gases
in the two vessels mix and the temperature and
pressure become uniform throughout. (a) What is
the final temperature? (b) What is the final
pressure?
Hai xilanh cách nhiệt được nối với
nhau bởi một ống hẹp có lắp một van
mà ban đầu được đóng như hình
P20.15. Xilanh 1: chứa 16,8 L Oxy ở
nhiệt độ 300 K và áp suất 1,75 atm.
Xilanh 2 chứa 22,4 L Oxy ở nhiệt độ
450 K và áp suất 2,25 atm. Khi mở
van, khí trong hai xilanh trộn nhau,
nhiệt độ và áp suất của cả 2 xilanh
bằng nhau. (A) Tính nhiệt độ lúc sau
(B) Tính áp suất lúc sau?
26. An ideal gas is enclosed in a cylinder that has a movable
piston on top. The piston has a mass m and an area A and is
free to slide up and down, keeping the pressure of the gas
constant. How much work is done on the gas as the
temperature of n mol of the gas is raised from 𝑇1 to 𝑇2 ?

Một khí lý tưởng được chứa trong một xi lanh có một piston có
thể di chuyển. Piston có khối lượng m , diện tích A và được tự
do trượt lên xuống, sao cho luôn giữ áp suất không đổi. Tính
công tác động lên n mol khí để nhiệt độ của nó tăng từ 𝑇1 lên
𝑇2 ?
29. An ideal gas is taken through a quasi-static process
described by 𝑃 = 𝛼𝑉 2 , with 𝛼 = 5 𝑎𝑡𝑚Τ𝑚6 , as shown in
Figure P20.29. The gas is expanded to twice its original
volume of 1𝑚3 . How much work is done on the expanding gas
in this process?
Một khí lý tưởng thực hiện một quá trình có 𝑃 = 𝛼𝑉 2 , với
𝛼 = 5 𝑎𝑡𝑚Τ𝑚6 , như hình P20.29. Khí này được giãn nở gấp đôi
so với thể tích ban đầu là1𝑚3 . Tính công được thực hiện trong
quá trình này?
30. A gas is taken through the cyclic process described in
Figure P20.30. (a) Find the net energy transferred to the system
by heat during one complete cycle. (b) What If? If the cycle is
reversed—that is, the process follows the path ACBA—what is
the net energy input per cycle by heat?
Khối khí thực hiện chu trình như hình P20.30.
(A)Tính công khí nhận được trong quá trình
AB?
(B)Tính công khí sinh ra trong chu trình
ABCA?
(C)Tính tổng nhiệt lượng khối khí thực hiện
trong chu trình trên.
Khối khí lý tưởng thực hiện chu trình như hình P20.34. AB là
quá trình đoạn nhiệt; BC là quá trình đẳng áp với nhiệt lượng
nhận vào là 345 kJ; CD là quá trình đẳng nhiệt; DA là quá trình
đẳng áp với nhiệt lượng tỏa ra là 371 kJ. Tính độ biến thiên nội
năng 𝐸𝑖𝑛𝑡𝐵 − 𝐸𝑖𝑛𝑡𝐴
35. A 2.00-mol sample of helium gas initially at 300 K, and
0.400 atm is compressed isothermally to 1.20 atm. Noting that
the helium behaves as an ideal gas, find (a) the final volume of
the gas, (b) the work done on the gas, and (c) the energy
transferred by heat.

Cho 2 mol khí He xem như lý tưởng ban đầu ở nhiệt độ 300 K,
áp suất 0.400 atm. Nén đẳng nhiệt nó đến áp suất 1,20 atm.(a)
Tính thể tích khối khí sau khi nén, (b) Tính công thực hiện, và
(c) nhiệt lượng của quá trình.
Một khối khí có độ biến thiên nội năng bằng +800 J khi
biến đổi từ trạng thái A đến trạng thái C (hình P20.40).
Công mà khối khí nhận được khi biến đổi theo quá
trình ABC là -500 J.
Tính nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong quá
trình biến đổi ABC.
Tính công khối khí nhận được trong quá trình CD.
Biết áp suất của khối khí tại trạng thái A gấp 5 lần áp
suất tại trạng thái C.
Tính nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong quá trình
CDA.
Tính nhiệt lượng khối khí nhận được trong quá trình
CD nếu biết độ biến thiên nội năng của khối khí
trong quá trình từ D đến A là +500 J.
Cho 1 mol khí lý tưởng có trạng thái ban
đầu 𝑃𝑖 , 𝑉𝑖 , 𝑇𝑖 thực hiện chu trình như hình
P20.41. (A) Tính công thực hiện trong cả
chu trình biết nhiệt độ ban đầu của khí là
00 𝐶. (B) Tính nhiệt lượng cần thêm vào sau
mỗi chu trình?
Một tấm kính cửa sổ trong nhà dày 0,620 cm và có kích thước
1,00 m X 2,00 m. Vào một ngày nào đó, Nhiệt độ của bề mặt
bên trong của kính là 25,0 ° C và nhiệt độ bề mặt bên ngoài là
0 ° C.
(A)Tính tốc độ truyền nhiệt của thủy tinh?
(B) Tính tổng năng lượng được truyền qua cửa sổ trong một
ngày, giả sử nhiệt độ trên bề mặt vẫn không đổi?
53. (a) Calculate the R-value of a thermal window made of two
single panes of glass each 0.125 in. thick and separated by a
0.250-in. air space. (b) By what factor is the transfer of energy
by heat through the window reduced by using the thermal
window instead of the single-pane window? Include the
contributions of inside and outside stagnant air layers.
(A) Tính giá trị R của cửa sổ nhiệt được làm bằng hai tấm kính
đơn . mỗi tấm dày 0,125 mm và cách nhau bằng lớp Không khí
dày 0,250 inch. (B) Yếu tố nào làm sự truyền nhiệt lượng qua
cửa sổ giảm nếu sử dụng cửa sổ nhiệt thay cho cửa sổ một
cánh? Bao gồm sự đóng góp của các lớp không khí bên trong
và bên ngoài.

You might also like