You are on page 1of 28

Chương 1

Những khái niệm cơ bản

Kiến thức của chương này chủ yếu giới thiệu về các dạng năng lượng cơ bản tham gia
vào các quá trình nhiệt động là nhiệt lượng và công. Chính công và nhiệt lượng trao đổi
giữa chất môi giới và môi trường là nguyên nhân cơ bản làm cho trạng thái của chất môi
giới bị thay đổi. Trong nhiệt động lực học, phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa
giữa công, nhiệt lượng và các dạng năng lượng khác được gọi là định luật nhiệt động
thứ nhất, đây là định luật bảo toàn và biến đổi năng lượng trong phạm vi nhiệt động.
Bên cạnh nội dung có tính định lượng như định luật nhiệt động thứ nhất, định luật nhiệt
động thứ hai chỉ ra chiều hướng diễn biến của các quá trình, thiết lập giới hạn tối đa của
sự biến hóa năng lượng từ nhiệt sang công trong các động cơ nhiệt và nêu lên điều kiện
để thực hiện những quá trình ngược với chiều tự phát.

1.1 Một số định nghĩa


1.1.1 Hệ nhiệt động
Tập hợp các vật thể có liên quan với nhau về cơ và nhiệt ta nghiên cứu bằng nhiệt
động lực học được gọi là hệ nhiệt động. Tất cả những vật khác không nằm trong hệ nhiệt
động được gọi là môi trường xung quanh. Có thể phân loại các hệ nhiệt động như sau:
- Hệ thống kín và hệ thống hở: Hệ kín là hệ không trao đổi vật chất với môi trường
xung quanh. Hệ hở là hệ có khả năng trao đổi vật chất với môi trường xung quanh.
- Hệ thống cô lập và không cô lập: Hệ cô lập là hệ không trao đổi năng lượng với
môi trường xung quanh dưới dạng nhiệt và cơ năng. Nếu hệ và môi trường chỉ không
trao đổi nhiệt với nhau thì gọi là hệ đoạn nhiệt. Nếu hệ và môi trường chỉ không trao đổi
cơ năng thì được gọi là hệ cô lập về phương diện cơ học. Hệ không cô lập là hệ có khả
năng trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh dưới dạng cơ và nhiệt năng.
1.1.2 Khí lý tưởng và khí thực
Khí lý tưởng là khí không có lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử và không có thể
tích của bản thân các phân tử. Ngược lại khí thực là khí mà giữa các phân tử của nó có
lực tác dụng tương hổ và có thể tích của bản thân các phân tử. Trong thực tế không có
khí lý tưởng.
Nếu khí thực có áp suất rất thấp và nhiệt độ rất cao thì lúc đó trong tính toán có thể
xem nó là khí lý tưởng. Khi đó lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử rất nhỏ so với
năng lượng chuyển động của chúng, đồng thời kích thước bản thân các phân tử rất nhỏ
so với khoảng cách trung bình giữa các phân tử (hay so với toàn bộ thể tích mà khối khí
chiếm chổ).
1.1.3 Các thông số trạng thái
Trạng thái là tập hợp tất cả các đặc trưng vật lý của chất môi giới ở một thời điểm. Ở
một trạng thái xác định có những đại lượng vật lý có chỉ số hoàn toàn xác định, những

3
đại lượng này được gọi là các thông số trạng thái. Trong nhiệt động học, thông thường
lấy nhiệt độ, thể tích riêng, và áp suất làm các thông số trạng thái cơ bản vì chúng có thể
đo được một cách dễ dàng.
Chất môi giới ở trạng thái cân bằng khi toàn bộ thể tích của nó đều có cùng nhiệt độ
và áp suất. Ngược lại, khi không có cùng sự đồng nhất này thì trạng thái của khối chất
môi giới đang xét là không cân bằng. Chúng ta chỉ nghiên cứu trạng thái cân bằng.
Khi chất môi giới ở trạng thái cân bằng, nếu như nó không trao đổi năng lượng với
bên ngoài thì nó vẫn giữ ở trạng thái đó, chỉ có trạng thái cân bằng mới biểu diễn được
trên đồ thị bằng một điểm nào đó. Trạng thái không cân bằng không thể biểu diễn trên
đồ thị vì lúc đó các thông số trạng thái tại các điểm của chất môi giới là khác nhau.
Bất kỳ sự thay đổi trạng thái của vật hay của hệ gắn liền với những hiện tượng nhiệt
đều gọi là quá trình nhiệt động. Trong quá trình nhiệt động ít nhất phải có một thông số
trạng thái nào đó thay đổi và kèm theo đó là sự thay đổi nhiệt hay công.
Thứ tự liên tiếp các trạng thái mà hệ đi qua trong quá trình gọi là đường quá trình. Vì
lượng thay đổi các thông số trạng thái chỉ được xác định bằng trạng thái đầu và trạng
thái cuối của vật hay của hệ, nên các thông số trạng thái không phụ thuộc vào đường đi
của quá trình.
Một quá trình kín gọi là chu trình nhiệt động hay gọi tắt là chu trình. Quá trình nhiệt
động đi qua những trạng thái cân bằng được gọi là quá trình cân bằng. Nếu trong quá
trình chỉ cần một trạng thái không cân bằng thì quá trình đó gọi là quá trình không cân
bằng. Khi chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác thì trạng thái
cân bằng trước phải bị phá vỡ. Nếu quá trình thực hiện vô cùng chậm để có đủ thời gian
thiết lập trạng thái cân bằng mới thì thực tế có thể xem là hệ đã thực hiện quá trình cân
bằng.
⮚ Thể tích riêng
𝑉
Là thể tích của 1 đơn vị khối lượng 𝑣 = [m3/kg] (1.1)
𝐺
Nghịch đảo của thể tích riêng là khối lượng riêng (khối lượng của 1 đơn vị thể tích)
𝐺 1 𝑘𝑔
𝜌= = [ ] (1.2)
𝑉 𝑣 𝑚3

Đôi khi người ta còn dùng thông số trọng lượng riêng, là trọng lượng của 1 đơn vị
𝑔
thể tích 𝛾 = 𝜌. 𝑔 = [𝑁/𝑚3 ] (1.3) với g: gia tốc trọng trường [m/s2]
𝜈

⮚ Nhiệt độ
Là một đại lượng biểu thị trạng thái nhiệt của vật chất. Theo thuyết động học phân
tử, nhiệt độ biểu thị tốc độ chuyển động của các phân tử và nguyên tử trong nội bộ vật
chất. Hiện nay người ta thường sử dụng hai thang đo nhiệt độ là nhiệt độ Celsius (oC)
và nhiệt độ tuyệt đối còn gọi là nhiệt độ Kenvin (K).
Mối quan hệ giữa hai thang nhiệt độ này được biểu diễn bằng công thức
T (K) = t (oC) + 273,15 (1.4)
Ngoài ra ở các nước Anh, Mỹ còn dùng thang đo nhiệt độ Fahrenheit, đơn vị oF.

4
5
𝑡 (℃ ) =
[𝑡(℉) − 32] (1.5)
9
Chỉ có nhiệt độ tuyệt đối T (K) mới là thông số trạng thái.
⮚ Áp suất
Là lực tác dụng lên 1 đơn vị diện tích theo phương vuông góc với phương của lực
𝐹
[𝑁/𝑚2 ]
𝑝= (1.6)
𝐴
Với F: lực tác dụng (N); A: diện tích bình chứa (m2)
Áp suất do không khí ngoài trời gây ra gọi là áp suất khí quyển, ký hiệu pk, đo bằng
barometer.
Nếu áp suất tuyệt đối p của chất khí trong bình lớn hơn áp suất khí quyển pk (p > pk)
thì hiệu số của chúng (p-pk) được gọi là áp suất dư, ký hiệu pd, đo bằng manometer:
pd = p - pk (1.7)
Nếu áp suất tuyệt đối trong bình nhỏ hơn áp suất khí quyển (p < pk) thì hiệu số (pk-p)
được gọi là độ chân không, ký hiệu pck, đo bằng chân không kế (vacuum meter)
pck = pk – p (1.8)
Chỉ có áp suất tuyệt đối (p) mới là thông số trạng thái.

pck
pd
p
pkk

C
aro ano hân
Hình 1-1: Một số dụng cụ đo áp suất
Đơn vị áp suất thường dùng trong nhiệt động lực học là Pascal, ký hiệu Pa, bội số
của nó là bar
1 Pa = 1 N/m2; 1 bar = 105 Pa
Bảng 1-1: Chuyển đổi đơn vị áp suất

Đơn vị N/m2 Bar at mmHg (0oC) mmH2O

1 N/m2 1 10-5 1,02.10-5 7,5.10-3 0,102


1 bar 105 1 1,02 750,1 1,02.104
1 at 0,981.105 0,981 1 735.5 104
1 mmHg 133 1,33.10-3 1,36.10-3 1 13,6
1 mmH2O 9,81 10-4 10-4 7,35.10-2 1

5
Chiều cao cột thuỷ ngân quy về 0 °C theo phương trình: H0= H.(1 - 0,172.10-3t)
Ví dụ 1-1: Trên đường khói ra khỏi lò hơi do đặt quạt hút nên áp suất tuyệt đối của khói
sẽ nhỏ hơn áp suất khí trời. Để đo áp suất của khói người ta dùng áp kế chất lỏng H2O
đặt nghiêng 30°. Biết chiều dài cột A nước trong áp kế là 160 mm, áp suất khí quyển
740 mmHg ở 0°C. Xác định áp suất tuyệt đối của khói.

Giải
h = l.sinα = 160.10-3 x sin30 = 0,08 m
Pck = 𝜌.g.h = 1000 kg/m3 x 9,81 x 0,08 = 784,8 N/m2 = 5,886 mmHg
Pck = Pa - Ptđ ⇒ Ptđ = Pa -Pck = 740 mmHg – 5,886 mmHg = 734,114 mmHg.
1.2 Phương trình trạng thái của chất khí
Phương trình liên hệ giữa các thông số cơ bản p, v, T ở trạng thái cân bằng của hệ
được gọi là phương trình trạng thái, nó có dạng: f (p, v, T) = 0
Theo phương trình này, khi biết 2 thông số trạng thái độc lập, ta có thể xác định được
thông số thứ ba: p = f1 (v, T); v = f2 (p, T); T = f3 (p, v)
1.2.1 Phương trình trạng thái của khí lý tưởng
Dựa vào thực nghiệm hoặc phương pháp thống kê người ta tìm được phương trình
trạng thái của khí lý tưởng. “Đối với một lượng khí lý tưởng xác định, tích số của áp
suất và thể tích tỷ lệ thuận với tích số của khối lượng và nhiệt độ”
p.V = G.R.T (1.9)
với R: hằng số của chất khí (J/kg.K)
Nếu G = 1 kg thì p.v = R.T (1.10)
Đối với 1 kmol khí lý tưởng, phương trình trạng thái p.v.μ = μ.R.T, với μ là khối
lượng 1 kmol chất khí
Thay V = v. : thể tích 1 kmol khí lý tưởng
R = .R: hằng số phổ biến của chất khí
Ta có p. V = R .T (1.11)
(Hằng số chất khí R không đổi với mọi trạng thái và chỉ phụ thuộc vào bản chất của
chất khí)

6
p. Vμ
Từ (1.11) ⇒ R μ =
T
Ở điều kiện tiêu chuẩn: p = p0 = 1 atm = 1,013.105 N/m2; T = 273 K;
22,4 J
V =V1 =V2 =........= Vi = 22,4 m3 ⇒ R μ = 1,013. 105 . = 8314 . độ
273 kmol

→ R=8314 J/kmol.độ = 8,314 kJ/kmol.độ


R μ 8314 J
⇒R= = ( )
μ μ kg. độ
1.2.2 Phương trình trạng thái của khí thực
Phương trình trạng thái của khí thực dựa vào phương trình trạng thái của khí lý tưởng
và đưa thêm vào các hệ số hiệu chỉnh tìm được bằng thực nghiệm.
Phương trình trạng thái của khí thực trong đó có đưa vào các hệ số hiệu chỉnh về thể
tích do Vanderwaals đề ra năm 1873 có dạng:
𝑎
(𝑝 + 2 ) (𝑣 − 𝑏) = 𝑅. 𝑇 (1.12)
𝑣
𝑎
Với : hệ số hiệu chỉnh về áp suất có kể đến lực hút giữa các phân tử
𝑣2

b: hệ số hiệu chỉnh về thể tích có kể đến thể tích bản thân các phân tử
Phương trình Vander Waals là phương trình gần đúng có thể dùng để tính các khí
thực ở những vùng tương đối xa trạng thái hai pha. Khi sử dụng để tính những vùng gần
trạng thái hai pha sẽ gặp sai số lớn vì phương trình chưa kể đến ảnh hưởng của một số
hiện tượng vật lý phụ, như là hiện tượng kết hợp và phân ly của các phân tử khí thực.
Hiện tượng kết hợp hai hoặc nhiều phân tử chất khí nối với nhau một cách cơ học thành
một “chất điểm” phức tạp. Ngược lại ta có hiện tượng phân ly tiến hành ở nhiệt độ cao.
Khi chú ý đến hiện tượng kết hợp của các phân tử khí thực dưới ảnh hưởng của lực
tương tác giữa các phân tử. Năm 1939, M.P Vukalovich và I.I Novikov đã đưa ra phương
trình trạng thái của khí thực:
𝑎 𝑐
(𝑝 + ) . (𝑣 − 𝑏) = 𝑅𝑇 (1 −
3+2𝑚 ) (1.13)
𝑣2
𝑣. 𝑇 2
Trong đó: a, b là những hằng số hiệu chỉnh trong phương trình Vanderwaals
c, m là những hằng số được xác định bằng thực nghiệm
Đối với hơi nước, hiện nay phương trình của Vukalovich và Novikov được sử dụng
rộng rãi nhất.
1.3 Hỗn hợp khí lý tưởng
1.3.1 Những tính chất cơ bản của hỗn hợp khí
Hỗn hợp khí lý tưởng là loại khí lý tưởng tương đương, trong đó không xảy ra những
phản ứng hóa học mà chỉ có hỗn hợp cơ học của nhiều chất khí. Phải xác định tính chất
của hỗn hợp khi biết các tính chất nhiệt động của các chất khí thành phần.
Trong hỗn hợp, mỗi chất khí thành phần đều chiếm toàn bộ thể tích của hỗn hợp với
áp suất của riêng gọi là áp suất riêng phần hay phân áp suất. Theo định luật Dalton, trong

7
điều kiện không có phản ứng hóa học thì áp suất của hỗn hợp khí bằng tổng các phân áp
suất của tất cả các chất khí tạo thành hỗn hợp. Do đó:
V1 = V2 =.......= Vi =........... = Vh
p1 + p2 + ........+ pi + ... + pn = ph (1.14)
Nhiệt độ của mỗi chất khí ở trạng thái ổn định đều bằng nhau và bằng nhiệt độ hỗn
hợp: T1 = T2 =............. = Th (1.15)
(Trong đó Vi, pi, Ti là thể tích, phân áp suất và nhiệt độ của chất khí thứ i; Vh, ph, Th
là thể tích, áp suất và nhiệt độ của hỗn hợp)
Mỗi chất khí thành phần và cả hỗn hợp đều tuân theo phương trình trạng thái của khí
lý tưởng
p1V1 = G1R1T1 => p1Vh = G1R1Th
........................................................
piVi = GiRiTi => piVh = GiRiTh (1.16)
Và phVh = GhRhTh
Với: Gi: khối lượng của chất khí thứ i
Ri: hằng số chất khí khí thứ i
Gh: khối lượng hỗn hợp
𝑛

𝐺ℎ = ∑ 𝐺𝑖 (1.17)
𝑖=1

Nếu ta tách chất khí thành phần thứ i ra khỏi hỗn hợp với điều kiện áp suất và nhiệt
độ của khí thành phần đó bằng với áp suất và nhiệt độ của hỗn hợp, thì lúc đó khí i sẽ
chiếm thể tích Vi’ mà ta gọi là thể tích riêng phần hay phân thể tích. Phương trình trạng
thái của khí thứ i lúc đó có dạng:
phVi’ = GiRiTh = piVh
𝑝𝑖
=> 𝑉𝑖′ = . 𝑉ℎ
𝑝ℎ
𝑛 𝑛
𝑝𝑖
∑ 𝑉𝑖′ = ∑ . 𝑉 = 𝑉ℎ (1.18)
𝑝ℎ ℎ
𝑖=1 𝑖=1

Ví dụ 1-2: Xác định thể tích riêng, khối lượng riêng của N2 ở điều kiện có áp suất dư là
0,2 at, nhiệt độ 127oC. Biết áp suất khí quyển là 780 mmHg ở 0oC.

Giải
780
Pa = 780 mmHg = x 0,981.105 = 104035,35 N/m2
735.5

Ptđ .ν = RT
Ptđ = Pdư + Pa = 0,2.105 x 0,981 + 104035,35 = 123655,35 N/m2

8
8314
𝑅𝑇 𝑥 (127 + 273)
𝜈= = 28 = 0.96 𝑚3 /𝑘𝑔
𝑃𝑡𝑑 123655,35
1
⇒ 𝜌 = = 1.04 𝑘𝑔/𝑚3
𝜈

1.3.2 Các loại thành phần của hỗn hợp khí


⮚ Thành phần khối lượng
Thành phần khối lượng của một chất khí nằm trong hỗn hợp là tỷ số giữa khối lượng
của chất khí đó và khối lượng hỗn hợp.
𝐺𝑖
𝑔𝑖 = (1.19)
𝐺ℎ
Như vậy:
𝑛 1
𝐺𝑖
∑ 𝑔𝑖 = ∑ =1
𝐺ℎ
𝑖=1 𝑖=1

⮚ Thành phần thể tích


Thành phần thể tích của một chất khí nằm trong hỗn hợp là tỷ số giữa thể tích riêng
phần của chất khí đó với thể tích của hỗn hợp
𝑉𝑖′
𝑟𝑖 = (1.20)
𝑉ℎ

Như vậy:
𝑛 𝑛
𝑉𝑖′
∑ 𝑟𝑖 = ∑ =1
𝑉ℎ
𝑖=1 𝑖=1

⮚ Thành phần kmol


Thành phần kmol của chất khí nằm trong hỗn hợp là tỷ số giữa số kmol của chất khí
đó với số kmol của hỗn hợp
𝑀𝑖
𝑟𝑖 =
𝑀ℎ
𝐺𝑖 𝑉𝑖′
Mi: số kmol của chất khí 𝑀𝑖 = =
𝜇𝑖 𝑉𝜇𝑖
𝐺ℎ 𝑉
Mh: số kmol của hỗn hợp 𝑀ℎ =
𝜇ℎ
= 𝑉ℎ
𝜇ℎ

Có thể chứng minh thành phần kmol và thành phần thể tích bằng nhau

9
Vi′
Mi Vμh Vi′
ri = = =
Mh Vh Vh
Vμh

1.3.3 Xác định các đại lương vật lý của hỗn hợp
⮚ Khối lượng kmol của hỗn hợp μh
*Tính theo ri

𝐺ℎ ∑ 𝐺𝑖 ∑ 𝑀𝑖 . 𝜇𝑖
𝜇ℎ = = =
𝑀ℎ 𝑀ℎ 𝑀ℎ
𝑛

𝜇ℎ = ∑ 𝑟𝑖 . 𝜇𝑖 (1.21)
𝑖=1

*Tính theo gi
𝐺ℎ 𝐺𝑖 1
𝜇ℎ = = =
𝑀ℎ ∑ (𝐺𝑖 ) ∑ ( 𝐺𝑖 ) /𝜇
𝜇𝑖 𝐺ℎ 𝑖

1
𝜇ℎ = 𝑔 (1.22)
∑ ( 𝑖)
𝜇𝑖
⮚ Hằng số Rh của hỗn hợp

8314 𝐽
𝑅ℎ = ( )
𝜇ℎ 𝑘𝑔. độ
*Tính theo ri
8314 8314 8314
𝑅ℎ = = =
𝜇ℎ ∑ 𝑟𝑖 . 𝜇𝑖 ∑ 8314
𝑟𝑖 .
𝑅𝑖
1
𝑅ℎ = 𝑟 (1.23)
∑𝑛𝑖=1 𝑖
𝑅𝑖
*Tính theo gi
8314 8314 𝑔𝑖 8314
𝑅ℎ = = = 8314 ∑ = ∑ 𝑔𝑖 .
𝜇ℎ 1 𝜇𝑖 𝜇𝑖
𝑔𝑖

𝜇𝑖

𝑅ℎ = ∑ 𝑔𝑖 . 𝑅𝑖 (1.24)

10
⮚ Tính thể tích riêng (vh) và khối lượng riêng của hỗn hợp (ρh)
Tính theo ri
𝑉ℎ 𝑉ℎ 𝑉ℎ 1
𝑣ℎ = = = =
𝐺ℎ ∑ 𝐺𝑖 ∑ 𝑉𝑖′ . 𝜌𝑖 𝑉′
∑ 𝑖 . 𝜌𝑖
𝑉ℎ
1
𝑉ℎ = (1.25)
∑𝑛𝑖=1 𝑟𝑖 . 𝜌𝑖
𝑛
1
𝜌ℎ = = ∑ 𝑟𝑖 . 𝜌𝑖 (1.26)
𝑉ℎ
𝑖=1

Tính theo gi
𝐺𝑖
𝑉ℎ ∑ 𝑉𝑖′ ∑ 𝜌𝑖 𝐺𝑖
𝑣ℎ = = = = ∑ /𝜌𝑖
𝐺ℎ 𝐺ℎ 𝐺ℎ 𝐺ℎ
𝑛
𝑔𝑖
𝑣ℎ = ∑ (1.27)
𝜌𝑖
𝑖=1
1 1
𝜌𝑘 = = (1.28)
𝑣ℎ ∑𝑛 𝑔𝑖
𝑖=1 𝜌
𝑖

Ở đây Vi’ và ρi được xác định ở áp suất ph và nhiệt độ Th.


1.4 Các dạng năng lượng và đặc tính của chúng
Năng lượng được biểu hiện dưới các dạng chuyển động khác nhau của vật chất có
trong khắp không gian.
Mọi dạng năng lượng có tính chất cố hữu là khả năng chuyển từ dạng này sang dạng
khác trong những điều kiện nhất định và theo một tương quan số lượng xác định. Do đó
tất cả các dạng năng lượng có thể đo bằng một đơn vị chung là Joule.
(1J = 1Nm = 1 kgm2/s2)
Ở một trạng thái bất kỳ mỗi vật đều có thể có các dạng năng lượng khác nhau như
nhiệt năng, cơ năng, điện năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân và thế năng của các
trường vật lý khác nhau như trọng trường, từ trường, điện trường...
Tổng số tất cả năng lượng mà vật có được dưới mọi dạng là năng lượng toàn phần
của vật
E = G.c2 (c = 3.108 m/s = 300000 km/s) (1.29)
E: năng lượng toàn phần của vật
G: khối lượng
c: tốc độ ánh sáng
Năng lượng toàn phần của vật gồm có tổng số năng lượng bên trong và bên ngoài

11
E = Etr + Eng
Năng lượng bên ngoài gồm có các dạng năng lượng liên hệ đến sự chuyển dời của
vật, kể cả thế năng của các trường vật lý bên ngoài. Như vậy nó gồm có động năng và
thế năng.
Eng = Eđ + Et
Năng lượng bên trong gồm có nhiệt năng, hóa năng và năng lượng hạt nhân mà ta có
thể xem như gồm có hai phần: nội nhiệt năng và năng lượng không. Năng lượng không
là năng lượng bên trong của vật ở 0K, tức gồm có hóa năng và năng lượng hạt nhân.
Etr = U + U0
Như vậy năng lượng toàn phần của vật trong trường hợp chung.
E = U + U 0 + Eđ + E t (1.30)
Ở những điều kiện nhất định, các thành phần trong năng lượng toàn phần có thể
chuyển hóa lẫn nhau.
Trong các quá trình mà thành phần hóa học của vật chất không đổi (không phản ứng
hóa học và phản ứng hạt nhân). Trong điều kiện đó tất cả những thay đổi năng lượng
bên trong của vật chỉ là sự thay đổi nội nhiệt năng. Điều này cho phép trong các phương
trình tính toán khác nhau chỉ tính đến sự thay đổi nội nhiệt năng, và từ đây về sau ta gọi
U
tắt là nội năng (U), nếu tính cho 1 kg thì u = (kJ/kg)
G
Nội năng bao gồm năng lượng chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử
(chuyển động tịnh tiến, quay, dao động) được gọi là động năng Uđ và thế năng do lực
tác dụng tương hỗ giữa các phân tử gọi là nội thế năng Ut.
U = Uđ + U t (1.31)
Tốc độ chuyển động giữa càc phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ, vậy nội động năng phụ
thuộc vào nhiệt độ
Uđ = f(T)
Năng lượng tương tác giữa các phân tử phụ thuộc vào khối lượng và khoảng cách
giữa các phân tử nên nó là hàm số của thể tích riêng hay mật độ
Ut = f(v)
Do đó nội năng là hàm số của 2 thông số cơ bản T, v: U = f1 (T, v)
Dựa vào phương trình trạng thái có thể tìm được các quan hệ khác
U = f2 (p, T) hay U = f3 (p, v)
Ở một trạng thái xác định thì T, v có trị số xác định nên nội năng cũng có trị số xác
định. Vậy nội năng là hàm số của trạng thái nên độ biến thiên của nó chỉ phụ thuộc vào
trạng thái đầu và trạng thái cuối của quá trình chứ không phụ thuộc vào điều kiện tiến
hành quá trình đó
∆U = U2 - U1 = f1 (T2, v2) - f1 (T1, v1) (1.32)
Nội năng có tính cộng được. Nếu hệ gồm 2 vật A, B, nội năng của mỗi vật là UA, UB
thì nội năng của hệ là

12
UAB = UA + UB
Nội năng của hỗn hợp khí: 𝑈ℎ = ∑𝑛𝑖=1 𝑈𝑖
n
Uh ∑ni=1 Ui Gi . u i
uh = = =∑
Gh Gh Gh
i=1
𝑛

𝑢ℎ = ∑ 𝑔𝑖 . 𝑢𝑖 (1.33)
𝑖=1

Khi nghiên cứu sự trao đổi năng lượng của hệ và môi trường xung quanh kèm theo
sự thay đổi trạng thái, không cần biết giá trị tuyệt đối của nội năng ở trạng thái đầu hay
trạng thái cuối mà chỉ cần tính lượng thay đổi nội năng khi có sự thay đổi trạng thái của
hệ. Có thể quy ước chọn một trạng thái nào đó của hệ làm gốc (quy ước có giá trị nội
năng bằng 0). Thường hay quy ước chọn nội năng ở 0 oC bằng 0 (lượng thay đổi nội
năng không phụ thuộc vào điểm gốc mà ta chọn).
Đối với khí lý tưởng, lực tương tác giữa các phân tử bằng 0 nên nội thế năng Ut= 0
vì vậy nội năng chỉ gồm nội động năng và là hàm số đơn trị của nhiệt độ.
U = Uđ = f(T)
1.5 Nhiệt lượng và một số phương pháp tính nhiệt lượng
1.5.1 Nhiệt lượng
Khi hai vật tiếp xúc nhau thì nội năng của vật nóng sẽ tự phát truyền sang vật lạnh
hơn. Trong trường hợp giới hạn như nhiệt độ các vật bằng nhau cũng có khả năng truyền
nội năng từ vật này sang vật khác (xem là vô cùng chậm).
Quá trình chuyển nội năng từ vật này sang vật khác được gọi là quá trình truyền nhiệt.
Số lượng nội năng truyền đi được trong quá trình này gọi là nhiệt lượng, ký hiệu Q (kJ).
Nếu tính cho 1 kg chất môi giới ta gọi là nhiệt lượng riêng, ký hiệu q (kJ/kg).
1.5.2 Nhiệt lượng theo sự thay đổi nhiệt độ
⮚ Định nghĩa nhiệt dung và nhiệt dung riêng
Khảo sát một quá trình nguyên tố. Nếu cung cấp cho vật một nhiệt lượng vô cùng nhỏ
dQ
dQ thì nhiệt độ thay đổi một lượng dt. Tỉ số = C (kJ/độ) được gọi là nhiệt dung của
dt
vật.
Đối với chất khí nhiệt dung phụ thuộc vào quá trình mà chất khí nhận nhiệt, vì đối
với các quá trình khác nhau nhiệt lượng trao đổi dQ cũng khác nhau.
Nếu quá trình đẳng áp ta có nhiệt dung đẳng áp, ký hiệu Cp
Nếu quá trình đẳng tích ta có nhiệt dung đẳng tích, ký hiệu Cv
Nếu quá trình đa biến ta có nhiệt dung đa biến, ký hiệu Cn
*Tỉ số giữa nhiệt dung của vật với khối lượng của nó được gọi là nhiệt dung riêng
khối lượng
𝐶 𝑑𝑄 𝑑𝑞 𝑘𝐽
𝑐= = = ( )
𝐺 𝐺𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑘𝑔. độ

13
Nhiệt dung riêng khối lượng là nhiệt dung riêng cấp cho 1 kg chất môi giới tăng lên
1 trong quá trình nào đó.
0

*Tương tự cho nhiệt dung riêng thể tích: là nhiệt lượng cung cấp cho 1 m 3 chất môi
giới qui về điều kiện tiêu chuẩn tăng lên 10 trong quá trình nào đó.
𝐶 𝑘𝐽
𝑐′ = ( 3 . độ) (1.34)
𝑉𝑡𝑐 𝑚𝑡𝑐

*Nhiệt dung riêng kmol: là nhiệt lượng cung cấp cho 1 kmol chất môi giới tăng lên
10 trong quá trình nào đó.
𝐶 𝑘𝐽
𝜇𝑐 = 𝑐𝜇 = ( ) (1.35)
𝑀 𝑘𝑚𝑜𝑙. độ
*Giữa 3 loại nhiệt dung riêng này có mối quan hệ sau
𝜇𝑐 ′ 𝑐 𝜇𝑐
𝑐 = 𝑐 ′ . 𝑣𝑡𝑐 = 𝑐 = = (1.36)
𝜇 𝑣𝑡𝑐 𝜇
Cũng giống như nhiệt dung chất khí, tùy thuộc vào quá trình xảy ra mà ta có nhiệt
dung riêng đẳng áp (cp, c’p, μcp), nhiệt dung riêng đẳng tích (cv, c’v, μcv), nhiệt dung
riêng đa biến (cn, c’n, μcn).
*Đối với khí lý tưởng, tùy thuộc vào quá trình xảy ra mà ta có nhiệt dung riêng đẳng
áp và đẳng tích xác định bằng công thức Mayer
cp - cv = R (1.37)
Tỉ số giữa nhiệt dung riêng đẳng áp và đẳng tích được gọi là số mũ đoạn nhiệt.
𝑐𝑝
𝑘= (1.38)
𝑐𝑣
(1.37) ⇒ cp - cv = R ⇒ kcv - cv = R
𝑅
⟹ 𝑐𝑣 = (1.39)
𝑘−1
𝑘
𝑐𝑝 = . 𝑅 (1.40)
𝑘−1
*Đối với hỗn hợp khí
𝑛 𝑛

𝑐ℎ = ∑ 𝑔𝑖 . 𝑐𝑖 𝑐ℎ′ = ∑ 𝑟𝑖 . 𝑐𝑖′ 𝜇. 𝑐ℎ = ∑ 𝑟𝑖 . 𝜇. 𝑐𝑖 (1.41)


𝑖=1 𝑖=1

⮚ Sự phụ thuộc của nhiệt dung riêng vào nhiệt độ

Theo thuyết động học phân tử nhiệt dung riêng của khí lý tưởng không phụ thuộc vào
nhiệt độ và áp suất. Nhiệt dung riêng là một hằng số (đối với nhiệt độ và áp suất) có giá
trị tùy theo số nguyên tử có trong phân tử (Bảng 1-2)
Bảng 1-2: Nhiệt dung riêng hằng số

Loại khí k kcal/kmol.độ kJ/kmol.độ

14
μcv μcp μcv μcp

Khí 1 nguyên tử 1,6 3 5 12,6 20,9


Khí 2 nguyên tử 1,4 5 7 20,9 29,3
Khí 3 nguyên tử 1,3 7 9 29,3 37,7

Trong trường hợp tổng quát, nhiệt dung riêng của chất khí là một hàm số của các
thông số trạng thái (p, T) và phụ thuộc vào quá trình. Tuy nhiên trong những điều kiện
áp suất thường gặp trong kỹ thuật, nhiệt dung riêng rất ít phụ thuộc vào áp suất, ta xem
như nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
c = f (T)
Ở các nhiệt độ khác nhau thì nhiệt dung riêng có giá trị khác, do đó đưa đến khái
niệm nhiệt dung riêng trung bình và nhiệt dung riêng thực tại nhiệt độ t.
*Nếu trong quá trình từ 1→ 2 một đơn vị chất môi giới được cung cấp một nhiệt
lượng q và nhiệt độ thay đổi từ t1→ t2 thì tỉ số
𝑞 𝑡
= 𝑐 |𝑡21 (1.42)
𝑡2 − 𝑡1
Được gọi là nhiệt dung riêng trung bình trong khoảng nhiệt độ từ t1 đến t2.
*Nếu t1 và t2 cùng tiến đến t ([t2 - t1] → 0) thì nhiệt dung riêng trung bình → nhiệt
dung riêng thực tại nhiệt độ t.
𝑑𝑞
𝑐= (1.43)
𝑑𝑡
*Quan hệ nhiệt dung riêng và nhiệt độ thường cho bằng biểu thức
𝑛

𝑐 = ∑ 𝑎𝑖 . 𝑡 𝑖 (1.44)
𝑖=0

Trong đó ai là thông số xác định tùy theo mỗi chất khí


Tùy mức độ chính xác cần thiết mà ta chọn:
Nếu n = 1 ta có nhiệt dung riêng phụ thuộc vào nhiệt độ theo quan hệ đường thẳng
c = a0 + a1t (1.45)
Nếu n = 2 nhiệt dung riêng phụ thuộc nhiệt độ theo đường cong bậc hai
c = a0 + a1t + a2t2 (1.46)
Trong tính toán kỹ thuật thông thường lấy n = 1 là đủ chính xác.

⮚ Tính nhiệt lượng

𝑑𝑞 𝑡 𝑞
Từ định nghĩa nhiệt dung riêng 𝑐 = và 𝑐 |𝑡21 = ta có thể tính được nhiệt lượng
𝑑𝑡 𝑡2 −𝑡1
cung cấp cho 1 kg chất môi giới trong quá trình nào đó dq = cdt.

15
𝑡2
𝑡
𝑞 = ∫ 𝑐. 𝑑𝑡 = 𝑐 |𝑡21 . (𝑡2 − 𝑡1 )
𝑡1

Trong các sổ tay kỹ thuật thường cho nhiệt dung riêng trung bình trong khoảng nhiệt
độ 0 đến t dưới dạng
𝑐 |𝑡0 = 𝑎 + 𝑏𝑡 (phân biệt nhiệt dung riêng thực có dạng c = a0 + a1t)
*Do đó ta có thể tính nhiệt lượng để nâng một đơn vị chất khí từ nhiệt độ t 1 đến t2
theo 𝑐 |𝑡0
t2 t2 t1
t
q|t21 = ∫ c. dt = ∫ cdt − ∫ cdt
t1 0 0
𝑡 𝑡 𝑡 𝑡 𝑡
𝑞|𝑡21 = 𝑐 |02 . (𝑡2 − 0) − 𝑐 |01 . (𝑡1 − 0) = 𝑐 |02 . 𝑡2 − 𝑐 |01 . 𝑡1 (1.47)
*Ta có thể tính nhiệt dung riêng trung bình trong khoảng t1→ t2 theo nhiệt dung riêng
trung bình trong khoảng nhiệt độ 0→ t
t t
t c|02 . t 2 − c|01 . t1
c|t21 = (1.48)
t 2 − t1
𝑡 (𝑎 + 𝑏𝑡2 ). 𝑡2 − (𝑎 + 𝑏𝑡1 ). 𝑡1
𝑐 |𝑡21 =
𝑡2 − 𝑡1
t
c|t21 = a + b(t1 + t 2 ) (1.49)

*Ta cũng có thể tính nhiệt dung riêng theo nhiệt dung riêng thực
t2 t2 a1 2 t2
∫t cdt ∫t (a0 + a1 . t)dt [a0 t + .t ]
t 1 1
2 t1
c|t21 = = =
t 2 − t1 t 2 − t1 t 2 − t1
t a1
c|t21 = a0 + . (t1 + t 2 ) (1.50)
2
𝑎1
So sánh (1.49) và (1.50) ta có quan hệ: a = ao, 𝑏 =
2

*Nếu ta có một lượng vật chất bất kỳ, ta tính


t
Q = G. c|t21 . (t 2 − t1 )
t
{ Q = Vtc . c ′ |t21 . (t 2 − t1 ) (1.51)
t
Q = M. μ. c|t21 . (t 2 − t1 )
G: khối lượng (kg); Vtc: thể tích ở điều kiện chuẩn m3tc; M: số kmol
⮚ Nhiệt lượng theo sự thay đổi Entropy
Entropy cũng là một thông số trạng thái, ký hiệu bằng s cho 1 kg và S = G.s cho G
kg chất môi giới. Entropy không trực tiếp đo được mà phải tính toán qua các thông số

16
khác. Trong nhiệt động kỹ thuật chỉ cần tính lượng thay đổi entropy, vì vậy có thể chọn
một trạng thái bất kỳ làm gốc có s = 0.
𝑑𝑞
Entropy vi phân: 𝑑𝑠 = → dq = Tds
𝑇
𝑠2
𝑞 = ∫ 𝑇. 𝑑𝑠 = 𝑇𝑡𝑏 . (𝑠2 − 𝑠1 ) (1.52)
𝑠1

Với Ttb là nhiệt độ trung bình trong quá trình 1→ 2


Nhiệt độ tuyệt đối T và entropy s là 2 thông số độc lập với nhau nên có thể tạo thành
trục tọa độ mà trên đó 1 điểm biểu thị một trạng thái của chất môi giới.
Đồ thị T-s, nhiệt lượng của một quá trình được biểu diễn bằng diện tích của hình giới
hạn bởi đường biểu diễn quá trình, trục hoành và hai đường thẳng song song trục tung
kẻ từ điểm đầu và điểm cuối của quá trình.

T2 c 2
b
T a
T1 1

0 s1 s2 s

Tds
Hình 1-2: Biểu diễn của nhiệt lượng qua đồ thị T-s

Từ đồ thị T-s, nhiệt lượng không phải là một thông số của trạng thái mà phụ thuộc
vào quá trình. Vì cũng cùng một trạng thái đầu và cuối nếu đi qua những quá trình khác
nhau thì sẽ có những nhiệt lượng khác nhau.
Vì T > 0 nên đq và ds cùng dấu
Nếu entropy tăng ds > 0 ⇒ dq > 0: chất môi giới nhận nhiệt của môi trường.
Nếu entropy giảm ds < 0 ⇒ dq < 0: chất môi giới nhả nhiệt cho môi trường.

1.5.3 Công và phương pháp tính công


Số lượng năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác được gọi là lượng
công hay công. Công là một đại lượng đặc trưng quan trọng cho sự thay đổi năng lượng
giữa chất môi giới (hoặc hệ) với môi trường.

17
Trong nhiệt động, công là năng lượng được chuyển biến từ dạng này sang dạng khác
trong quá trình nào đó. Ký hiệu: L (kJ) đối với G kg chất môi giới thực hiện công; hay l
(kJ/kg) đối với 1 kg chất môi giới thực hiện công (công riêng).
Công không thể chứa trong vật bất kỳ nào mà nó chỉ xuất hiện khi có quá trình biến
hóa năng lượng. Như vậy công không phải là thông số trạng thái của vật.
Dựa theo lực tác dụng và vật thể làm công, trong nhiệt động lực học thường chia ra
các loại công sau:
- Công thay đổi thể tích
- Công ngoài (ngoại công)
- Công thay đổi áp suất (công kỹ thuật)
- Công lưu động (công dịch chuyển)
⮚ Công trong hệ thống kín
Giả sử một khối khí có khối lượng G (kg) chứa trong một thể tích V (m3). Áp suất
chất môi giới tác dụng lên bề mặt ranh giới là p, của môi trường tác dụng lên chất môi
giới là p’.
Giả thiết khi cung cấp cho khối chất môi giới một nhiệt lượng vô cùng bé thì chất
môi giới giãn nở. Khi đó, thể tích tăng một lượng vô cùng bé dv, lúc đó lực do p và p’
tạo nên đã dời đi một đoạn dx nên đã thực hiện công. Công do p tạo ra gọi là công giãn
nở hay công thay đổi thể tích, phần công để khắc phục sức cản của p’ gọi là công ngoài
(hay ngoại công).
Trong nhiệt kỹ thuật, giả thiết ở điều kiện cân bằng nên p = p’, nên không cần thiết
phải phân biệt công giãn nở và công ngoài.
Như vậy công do chất khí thực hiện trong quá trình vô cùng bé
dL = p. F. dx = p. dV (với F: diện tích bao quanh khối khí tương ứng với V)
dL = p’. dV
Nếu thể tích chất môi giới thay đổi từ V1 đến V2 thì công chất môi giới thực hiện khi
thay đổi thể tích
𝑉2
𝐿 = ∫ 𝑝. 𝑑𝑉 (1.53)
𝑉1

Đối với 1 kg chất giới


𝑑𝐿 𝑑𝑉
𝑑𝑙 = =𝑝 = 𝑝𝑑𝑣 (1.54)
𝐺 𝐺
𝑉2
𝑙 = ∫ 𝑝. 𝑑𝑣 (1.55)
𝑉1

Trên đồ thị p-v công của 1 kg chất môi giới thực hiện biểu diễn bằng diện tích
12v2v11.
Cũng từ đó ta thấy công phụ thuộc vào đường đi của quá trình, nghĩa là l là hàm của
quá trình chứ không phải là hàm của trạng thái.

18
Vì p > 0 nên đl.dv > 0 (dl và dv luôn luôn cùng dấu)
p
1 c
p1
p2 b
2
a
l
0 v
v1 v2
Hình 1-3: Đồ thị p-v
Khi chất khí giãn nở: dv > 0 ⇒ dl > 0, công dương: chất khí sinh công chống lại ngoại
lực của môi trường (chất khí sinh công)
Khi chất khí bị nén: dv < 0 ⇒ dl < 0, công âm: công do ngoại lực của môi trường thực
hiện (chất khí nhận công).
⮚ Công trong hệ thống hở
F+dF
F
p p+dp

dm

Hình 1-4: Công trong hệ thống hở


Công thay đổi thể tích dl = p.dv có thể chia làm 2 phần:
- Một phần để làm thay đổi vị trí của chất môi giới mà ta gọi là công lưu động hay
công dịch chuyển.
- Phần công còn lại có thể lợi dụng được gọi là công kỹ thuật hay công có ích. Phần
công này có khi trực tiếp sử dụng, có khi thể hiện dưới dạng động năng của chất môi
giới.
Xét một khối chất môi giới được tách ra bởi 2 tiết diện rất gần nhau F và F + dF. Áp
suất ở hai mặt là p và p + dp. Khi chất môi giới chuyển động một đoạn vô cùng bé dm
thì công lưu động chính là công cần khắc phục để dịch chuyển từ tiết diện F có áp suất
p đến tiết diện F + dF có áp suất p + dp
dLlđ = (p + dp).(F + dF)dm - pFdm
Bỏ qua các vô cùng bé bậc 3: dLlđ = (pdF + Fdp) dm = d(p.F).dm
dLlđ = d(p.V)
Đối với 1 kg chất môi giới:

19
𝑑 (𝑝𝑉 )
𝑑𝑙𝑙đ = = 𝑑 (𝑝𝑣 ) (1.56)
𝐺
Công kỹ thuật trong hệ thống hở có thể tính bằng hiệu số của công giãn nở và công
lưu động.
dlkt = dl - dllđ = pdv - d(pv)
dlkt = - vdp (1.57)
Nếu thay đổi trạng thái trong phạm vi hữu hạn từ p1 đến p2 thì:
𝑝2 𝑝1
𝑙𝑘𝑡 = ∫ (−𝑣 ). 𝑑𝑝 = ∫ (𝑣 ). 𝑑𝑝
𝑝1 𝑝2

Trên đồ thị p-v công kỹ thuật biểu thị bằng diện tích 12p2p11
Khi tiến hành một chu trình công lưu động: 𝑙𝑙đ = ∮ 𝑑 (𝑝𝑣 ) = 0
Nên công kỹ thuật bằng công thay đổi thể tích: ∮ 𝑑𝑙 = ∮ 𝑑𝑙𝑘𝑡
1.6 Định luật nhiệt động thứ nhất
Định luật nhiệt động thứ nhất là định luật bảo toàn và biến hóa năng lượng trong
phạm vi nhiệt.
1.6.1 Phương trình tổng quát
Khảo sát 1 kg chất môi giới bất kỳ, ta thấy khi cung cấp một nhiệt lượng vô cùng bé
đq thì nhiệt độ thay đổi dT và thể tích thay đổi dv. Nhiệt độ thay đổi chứng tỏ nội động
năng thay đổi, thể tích thay đổi chứng tỏ nội thế năng thay đổi và chất khí thực hiện
công. Theo định luật bảo toàn và biến hóa năng lượng ta có:
dq = duđ + dut + đl
dq = du + dl (1.58)
dq = du + pdv (1.59)
Nếu 1 kg chất môi giới biến đổi theo quá trình nào đó và tiêu hao nhiệt lượng q,
phương trình định luật I có dạng: q = ∆u + l (kJ/kg) (1.60)
Đối với G kg chất môi giới: Q = ∆U + L (kJ) (1.61)
1.6.2 Phương trình định luật I (viết cho dòng khí hay hơi)
Đối với dòng khí hay hơi
dq = du + dlkt + dllđ
dllđ = d(pv)
dlkt = -v(dp)
dq = du + d(pv) - vdp
dq = d(u + pv) - vdp
Đặt i = u + pv, với i được gọi là enthalpy
Vì u, p, v là những thông số trạng thái nên enthalpy cũng là một thông số trạng thái
dq = di – vdp (1.62)

20
Nếu công kỹ thuật chỉ làm tăng động năng của dòng khí, ta có:
dω2
dlkt = (ω ∶ vận tốc dòng khí)
2
p
q = ∆i − ∫p 2 v. dp (1.63)
1

∆ω2
q = ∆i + (1.64)
2
1.7 Biến thiên nội năng Enthalpy của khí lý tưởng
1.7.1 Biến thiên nội năng
Theo phương trình định luật nhiệt động I: dq = du + pdv
𝜕𝑢 𝜕𝑢
Ngoài ra vì u là hàm trạng thái nên có thể viết: 𝑑𝑢 = ( ) . 𝑑𝑣 + ( ) . 𝑑𝑇
𝜕𝑣 𝑇 𝜕𝑇 𝑣
∂u ∂u
Kết hợp 2 biểu thức trên lại: dq = [( ) + p] + ( ) dT
∂v T ∂T v

Đối với quá trình đẳng tích dv = 0, do đó:


∂u
dqv = ( ) dT
∂T v
dqv ∂u
Hay =( )
dT ∂T v
Nhưng theo định nghĩa nhiệt dung riêng đẳng tích
dqv
= cv
dT
∂u
( ) = cv
∂T v
=> (∂u)v = cv . ∂T (1.65)
Công thức (1.65) cho phép ta xác định sự biến thiên nội năng của khí thực và khí lý
tưởng trong quá trình đẳng tích. Riêng đối với khí lý tưởng nội năng phụ thuộc vào nhiệt
độ mà không phụ thuộc vào thể tích, nên công thức trên có thể áp dụng cho mọi quá
trình của khí lý tưởng. Với khí lý tưởng ta có:
du = cvdT
T2
∆u = u2 − u1 = ∫ cv . dT (1.66)
T1

1.7.2 Biến thiên Enthalpy


Từ phương trình định luật nhiệt động thứ I: dq = di – vdp
𝜕𝑖 𝜕𝑖
𝑑𝑖 = ( ) . 𝑑𝑇 + ( ) 𝑑𝑝
𝜕𝑇 𝑝 𝜕𝑝 𝑇
𝜕𝑖 𝜕𝑖
𝑑𝑞 = ( ) . 𝑑𝑇 + [( ) − 𝑣] 𝑑𝑝
𝜕𝑇 𝑝 𝜕𝑝 𝑇

21

Với quá trình đẳng áp: dqp = ( i ) . dT
∂T p

𝑑𝑞𝑝 𝜕𝑖
Vậy : =( )
𝑑𝑇 𝜕𝑇 𝑝

Theo định nghĩa nhiệt dung riêng trong quá trình đẳng áp ta có:
𝜕𝑖
( ) = 𝑐𝑝
𝜕𝑇 𝑝
(𝜕𝑖)𝑝 = 𝑐𝑝 . 𝜕𝑇 (1.67)
Công thức này cho phép xác định sự biến thiên enthalpy của khí thực và khí lý tưởng
trong quá trình đẳng áp.
Riêng đối với khí lý tưởng ta có: i = u + pv = u + RT
Trong đó, u của khí lý tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ nên i của khí lý tưởng cũng
chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, vì vậy di = cpdT
𝑇
∆𝑖 = 𝑖2 − 𝑖1 = ∫𝑇 2 𝑐𝑝 . 𝑑𝑇 (1.68)
1

Nếu có tổn thất công do ma sát, nhiệt lượng gây ra làm nóng vật đang xét thì q luôn
luôn bằng số nhiệt lượng nhận được từ bên ngoài và nhiệt ma sát
q = qng + qms
qng: nhiệt lượng nhả ra hay nhận được từ nguồn ngoài
qms: nhiệt lượng ma sát bằng công ma sát
qms = lms
Tương tự ngoại công toàn phần của quá trình phải tính bằng tổng lượng công tác dụng
lên các vật và công ma sát
l = lng + lms
Từ đó phương trình định luật I tổng quát có dạng
qng + qms = ∆u + lng + lms
qng = ∆u + lng
𝑣
qng + qms = ∆𝑢 + ∫𝑣 2 𝑝. 𝑑𝑣
1

dqng + dqms = du + pdv (1.69)


Đối với hệ thống hở: qng + qms = ∆i + lktng + lms
Với lktng: công kỹ thuật thải ra
𝑝2
𝑞𝑛𝑔 + 𝑞𝑚𝑠 = ∆𝑖 − ∫ 𝑣𝑑𝑝
𝑝1

dqng + dqms = di – vdp (1.70)

22
1.8 Định luật nhiệt động thứ hai
1.8.1 Khái niệm chung
Định luật nhiệt động I cho phép xác lập cân bằng năng lượng của quá trình, xác lập
mối quan hệ giữa những dạng năng lượng, cụ thể là sự tương đương giữa nhiệt và công.
Tuy nhiên, định luật I chưa giải quyết được chiều hướng, mức độ và điều kiện biến hóa
năng lượng trong một quá trình. Để xây dựng lý thuyết các động cơ nhiệt và các thiết bị
nhiệt cũng như các trường hợp khác, cần phải biết ở điều kiện và mức độ nào một dạng
năng lượng này có thể chuyển thành một dạng năng lượng khác.
Định luật nhiệt động II đã nghiên cứu và giải quyết các vấn đề nêu trên:
- Xác định chiều hướng xảy ra của tất cả các quá trình tự phát trong tự nhiên.
- Mọi quá trình tự phát trong tự nhiên luôn luôn xảy ra theo một chiều hướng nhất
định. Nếu muốn thực hiện theo quá trình ngược lại thì phải tiêu tốn năng lượng. Ví dụ:
nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao đến vật có nhiệt độ thấp hơn; các vật giãn nở từ
trạng thái có áp suất cao đến trạng thái có áp suất thấp hơn.
- Giữa nhiệt và công không có sự biến đổi ngang giá. Nhiệt không thể biến đổi
hoàn toàn thành công trong khi công có thể biến đổi hoàn toàn thành nhiệt.
- Một hệ thống hoạt động với chu trình muốn tạo công thì phải trao đổi nhiệt với
ít nhất 2 nguồn nhiệt có nhiệt độ khác nhau.
Do đó định luật II đã bổ sung cho định luật I, nó nghiên cứu chiều hướng, mức độ và
điều kiện biến hóa năng lượng trong một quá trình (cho phép xác định khả năng xảy ra
và chiều hướng tiến hành các quá trình).
1.8.2 Chu trình nhiệt động
Trong các động cơ nhiệt, muốn sinh công liên tục thì chất môi giới phải tiến hành
giãn nở liên tục. Nhưng do cấu tạo của thiết bị không cho phép chất môi giới giãn nở
mãi. Để giải quyết vấn đề này, người ta cho chất môi giới sau khi giãn nở lần trước lại
trở về trạng thái ban đầu để tiếp tục giãn nở lần thứ hai. Như vậy chất môi giới đã thực
hiện một quá trình kín hay chu trình. Một chu trình có thể xem bằng nhiều quá trình hợp
lại.
Nhiệt lượng và công của chu trình bằng tổng đại số nhiệt lượng và công của những
quá trình trong nó:
lctr = ∑lqtr= ∮ 𝑝𝑑𝑣
qctr = ∑qqtr =∮ 𝑇𝑑𝑆
Biến thiên nội năng, entrôpi, enthalpy của chu trình đều bằng 0 vì các đại lượng này
đều là hàm của trạng thái.
Công của chu trình được biểu diễn bằng diện tích của hình được bao bởi chu trình đó
trên đồ thị p - v.
Nhiệt lượng của chu trình được biểu diễn bằng diện tích của hình được bao bởi chu
trình đó trên đồ thị T - s.
Theo định luật I: qctr = Δuctr + lctr = lctr (vì Δuctr = 0)
Phân ra thành hai loại chu trình:

23
✔ Chu trình thuận: chu trình tiến hành theo chiều kim đồng hồ, chất môi giới nhận
nhiệt và sinh công (lct > 0, qct > 0). Người ta đưa ra khái niệm hiệu suất để đánh giá mức
độ hoàn thiện của chu trình.
Hiệu suất nhiệt của chu trình là tỉ số giữa lượng nhiệt biến thành công (hữu ích) và
nhiệt lượng mà chất môi giới nhận được từ nguồn nóng.
𝑙 𝑞1 − |𝑞2 | |𝑞2 |
𝜂𝑡 = = =1−
𝑞1 𝑞1 𝑞1
|𝑞2 |
𝜂𝑡 = 1 − (1.71)
𝑞1
Với l: công của chu trình.
q1: nhiệt lượng nhận được từ nguồn nóng.
q2: nhiệt lượng chất môi giới nhả ra cho nguồn lạnh.
dt1a2b1
ηt =
dt1a2s2 s1 1
Hiệu suất nhiệt càng lớn thì phần nhiệt chuyển thành công có ích càng lớn.

Hình 1-5: Đồ thi p-v và T-s


✔ Chu trình ngược: tiến hành ngược chiều kim đồng hồ, chất môi giới nhận công
từ bên ngoài (lct < 0) và nhả nhiệt (qct < 0). Người ta đưa ra khái niệm hệ số làm lạnh để
đánh giá mức độ hoàn thiện của chu trình này.
Hệ số làm lạnh là tỉ số giữa nhiệt lượng mà chất môi giới nhận được của nguồn lạnh
với công cần tiêu hao để thực hiện chu trình đó.
q2 q2
εt = =
l |q1 | − q2
dt1b2s2 s1 1
εt = (1.72)
dt1b2a1
Hệ số làm lạnh càng lớn chứng tỏ ta tiêu tốn ít công mà lấy được nhiều nhiệt từ vật
cần làm lạnh. Thông thường hệ số làm lạnh lớn hơn 1.

24
1.8.3 Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch
⮚ Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch
Vì có tổn thất do ma sát mà phải khắc phục các trở lực khác nên tất cả các quá trình
trong thực tế đều có đặc tính là nếu muốn thực hiện quá trình đó theo chiều ngược lại
thì phải tiêu hao năng lượng lớn hơn năng lượng thu được ở quá trình thuận. Ta gọi nó
là quá trình không thuận nghịch.
Thí dụ: nếu cho chất khí trong xi lanh giãn nở từ 1 đến 2 ta sẽ
thu được công l12 thì khi nén chất khí này từ 2 đến 1 sẽ tiêu hao
công lớn hơn l12 vì một phần công bị tiêu hao do ma sát ở trong 1 2
cả 2 quá trình.
Như vậy mọi quá trình đều không thuận nghịch vì khi thực hiện chúng theo chiều
ngược lại sẽ tốn thêm công.
Trái lại, trong các quá trình lý tưởng, trao đổi nhiệt xảy ra khi hiệu số nhiệt độ bằng
0 (ΔT = 0) đồng thời không có ma sát. Thực hiện những quá trình ấy theo chiều thuận
rồi theo chiều ngược không làm thay trạng thái của các vật xung quanh. Những quá trình
lý tưởng như thế gọi là quá trình thuận nghịch.
Như vậy điều kiện để thực hiện quá trình thuận nghịch là quá trình phải cân bằng và
không có ma sát.
⮚ Sự thay đổi Entrôpi trong quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch
𝑑𝑞
Theo định nghĩa Entrôpi ta có: 𝑑𝑠 =
𝑇

- Đối với những quá trình không thuận nghịch: dq = dqng + dqms
Với dqng: nhiệt lượng chất môi giới trao đổi với môi trường ngoài.
dqms: nhiệt lượng sinh ra do ma sát.
- Đối với nghững quá trình thuận nghịch: đqms = 0, nên dq = dqng
dqng +dqms
Vậy, đối với những quá trình không thuận nghịch: dsKTN = (1.73)
T
𝑑𝑞𝑛𝑔
- Đối với những quá trình thuận nghịch: 𝑑𝑠𝑇𝑁 = (1.74)
𝑇

So sánh giữa (1.73) với (1.74) ⇒ dsKTN > dsTN. Nghĩa là tính không thuận nghịch của
quá trình làm tăng Entrôpi.
Tổng quát, ta có thể viết:
dqng dQ ng
ds ≥ hay dS ≥ (1.75)
T T
Dấu “=” khi quá trình thuận nghịch và dấu “>” khi quá trình không thuận nghịch.
Biểu thức (1.75) thường được xem là biểu thức toán học của “Định luật nhiệt động
II”.
Đối với quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch: dqng = 0 ⇒ ds = 0 ⇒ s2 = s1
Đối với quá trình đoạn nhiệt không thuận nghịch: dqng ≠ 0 ⇒ ds > 0 ⇒ s2 > s1
Vậy trong hệ đoạn nhiệt tổng quát:

25
𝑑𝑠 ≥ 0 ℎ𝑎𝑦 𝑑𝑆 ≥ 0 (1.76)
Trong hệ đoạn nhiệt, Entrôpi của hệ không thể giảm, nó chỉ có thể tăng hoặc không
đổi (tăng trong trường hợp hệ không thuận nghịch và không đổi trong trường hợp thuận
nghịch).
Trong hệ cô lập, Entrôpi của hệ không thể giảm được do đó trong hệ cô lập không
thể xảy ra những quá trình làm giảm Entrôpi của hệ. Điều đó cho phép ta xác định được
hướng xảy ra các quá trình trong hệ cô lập. Muốn xét quá trình có thể xảy ra theo hướng
nào, ta chỉ cần xét trị số ΔS trong quá trình đó.
Nếu ΔS > 0 thì quá trình có thể xảy ra.
ΔS < 0 thì quá trình tự nó không thể xảy ra được.
1.8.4 Chu trình Carnot
Trong quá trình thành lập và phát triển Định luật nhiệt động II, chu trình Carnot có ý
nghĩa rất lớn, chu trình này do nhà bác học Pháp Carnot (1796-1832) đề ra đầu tiên.
⮚ Chu trình Carnot thuận chiều, thuận nghịch
Chu trình được tiến hành với hai nguồn nhiệt vô cùng lớn để khi chất môi giới nhận
và nhả nhiệt thì nhiêt độ của nguồn coi như không đổi.
Giả sử trong xi lanh có 1 kg khí lý tưởng được cách nhiệt hoàn toàn với môi trường
bên ngoài mà chỉ tiến hành trao đổi nhiệt giữa nguồn nóng và nguồn lạnh.

Hình 1-6: Đồ thị p-v và T-s của chu trình Carnot thuận chiều, thuận nghịch
Chu trình Carnot gồm 4 quá trình thuận nghịch liên tiếp như sau:
1-2: quá trình giãn nở đẳng nhiệt, chất môi giới tiếp xúc với nguồn nóng có nhiệt độ
T1, nhận của nguồn nóng nhiệt lượng q1 = T1(S2 - S1)[dt 12S2S11].
2-3: quá trình giãn nở đoạn nhiệt, chất môi giới cách li với nguồn nhiệt, nhiệt độ giảm
T1 xuống T2.
3-4: quá trình nén đẳng nhiệt, chất môi giới tiếp xúc với nguồn lạnh có nhiệt độ T2 và
nhả cho nguồn lạnh nhiệt lượng |𝑞2 | = T2(S2 - S1)[dt 43S2S14].
4-1: quá trình nén đoạn nhiệt, chất môi giới cách ly với nguồn nhiệt, nhiệt độ tăng T1
đến T2.

26
Kết quả: Chu trình Carnot nhận nhiệt lượng q1 của nguồn nóng, thực hiện 1 chu trình
sinh công (dt 12341) và nhả cho nguồn lạnh nhiệt lượng q2.
Hiệu suất nhiệt của chu trình:
|𝑞2 | 𝑇2 (𝑆2 − 𝑆1 )
𝜂𝑐 = 1 − =1−
𝑞1 𝑇1 (𝑆2 − 𝑆1 )
𝑇2
𝜂𝑐 = 1 − (1.77)
𝑇1
Từ (1.77) rút ra một số nhận xét sau:
1. Hiệu suất nhiệt của chu trình Carnot chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn nóng
và nguồn lạnh chứ không phụ thuộc vào bản chất của chất môi giới.
2. Hiệu suất nhiệt của chu trình Carnot luôn luôn nhỏ hơn 1 vì T1 < ∞ và T2 > 0.
Điều này chứng minh rằng nhiệt không thể biến hoàn toàn thành công được mà bao giờ
cũng có tổn thất một phần nhiệt lượng q2 truyền cho nguồn lạnh.
3. Hiệu suất nhiệt của chu trình Carnot bằng 0 khi T1 = T2, nghĩa là không thể sinh
công khi chỉ có một nguồn nhiệt.
4. c càng lớn khi T1 càng cao T2 càng thấp.
Những kết luận trên cũng chính là nội dung của Định luật nhiệt động II.
Chu trình Carnot có hiệu suất nhiệt lớn nhất so với các chu trình khác khi có cùng
nhiệt độ nguồn nóng T1 và nhiệt độ nguồn lạnh T2.
Trong thực tế các động cơ nhiệt không thực hiện theo chu trình Carnot vì công làm
ra của chu trình rất nhỏ (vì đường đẳng nhiệt pv = const và đoạn nhiệt pvk = const, có k
gần bằng 1, do đó 2 đường này rất gần nhau). Muốn tăng diện tích công phải tăng hiệu
số áp suất p1 và p3 làm ảnh hưởng đến độ bền của kim loại hoặc tăng hiệu số thể tích v1
và v3 làm cho thể tích xi lanh lớn, thiết bị cồng kềnh, tổn hao do ma sát nhiều. Thêm
vào đó việc thực hiện những quá trình đẳng nhiệt cũng khó khăn.
⮚ Chu trình Carnot ngược chiều, thuận nghịch
Tiến hành ngược với chu trình Carnot thuận:
1-2: giãn nở đoạn nhiệt, T1 giảm xuống T2.
2-3: giãn nở đẳng nhiệt, nhận nguồn lạnh q2. q2 = T2(S3 - S2) = T2(S4 - S1)
3-4: nén đoạn nhiệt, T2 tăng lên T1.
4-1: nén đẳng nhiệt, nhả cho nguồn nóng |𝑞|

27
Hình 1-7: Đồ thị p-v và T-s của chu trình Carnot ngược chiều, thuận nghịch
|𝑞1 | = T1(S4 - S1)
Hệ số làm lạnh:
𝑞2 𝑇2 . (𝑆4 − 𝑆1 )
𝜀𝑐 = =
|𝑞1 | − 𝑞2 𝑇1 . (𝑆4 − 𝑆1 ) − 𝑇2 . (𝑆4 − 𝑆1 )
T2 1
εc = = (1.78)
T1 − T2 T2 − 1
T1
Từ (1.78), ta thấy εC càng lớn khi T2 càng lớn và T1 càng nhỏ.
1.8.5 Một số cách phát biểu của định luật nhiệt động II
✔Nhiệt lượng không thể truyền từ vật lạnh đến vật nóng hơn mà không tiêu tốn
năng lượng (Claurius - 1850).
✔Thiên nhiên có xu hướng chuyển từ trạng thái có xác suất nhỏ hơn sang trạng thái
có xác suất lớn hơn (Boltzmann).
✔Không thể có động cơ vĩnh cửu loại II (Cloziuyt).
✔Không thể nhận được công cơ học từ một lượng vật chất nào đó bằng cách làm
lạnh vật đó xuống thấp hơn vật lạnh nhất trong các vật xung quanh nhờ động cơ bất
động vật (Thomson).
✔Không thể thực hiện chu trình động cơ nhiệt mà không chuyển một nhiệt lượng
nào đó từ nguồn nhiệt có nhiệt độ cao hơn tới nguồn nhiệt có nhiệt độ thấp hơn.
(Thomson).
1.9 Exergi e (kj/kg)
Các dạng năng lượng (ngoài nhiệt năng) như cơ năng, điện năng, hoá năng ... đều có
thể biến đổi hoàn toàn thành công trong các quá trình thuận nghịch. Ngược lại dù trong
quá trình thuận nghịch chúng ta chỉ có thể biến đổi một phần năng lượng nhiệt thành
công. Exergi là phần năng lượng có thể biến đổi hoàn toàn thành công trong quá trình
thuận nghịch. Đối với nhiệt năng q ta có thể viết:
q=e+a (1.79)

28
với e: exergi; a: anergi (là phần nhiệt năng không thể biến đổi hoàn toàn thành công)
- Exergi của nhiệt lượng q ở nhiệt độ T:
𝑇
𝑒𝑞 = 𝑞 (1 − 0 ) (1.80)
𝑇

Với T0: nhiệt độ không đổi của môi trường


- Exergi của dòng chất chuyển động: e = i – io – To/(s – so) (1.81)
Với i và s là enthalpy và entrôpi của môi chất ở trạng thái ban đầu
io và so là enthalpy và entrôpi của môi chất ở trạng thái cuối cân bằng với môi
trường có po và To không đổi.

Ví dụ 1-3: 1 kg không khí chuyển động trong ống có nhiệt độ ban đầu bằng nhiệt độ
môi trường 27°C, sau khi nhận nhiệt, nhiệt độ không khí tăng lên đến 127°C. Xác định
lượng biến đổi exergi của 1 kg dòng khí đó khi biết Cp = 1kJ/kg độ và biến đổi entropy:
Δs = 0,29 kJ/kgđộ.
Giải
Exergi ở trạng thái ban đầu: e1 = i1 -io – To(s1 – so)
Exergi ở trạng thái cuối: e2 = i2 – io – To(s2 – so)
Vậy biến đổi exergi:
e = e2 - e1 = i2 - i1 – To(s2 – s1) = cp(t2 – t1) – To. Δs
=1 x (127 - 27) – (27 + 273) x 0,29 =13 kJ/kg

BÀI TẬP
Bài 1.1 Trên đường khỏi ra của lò hơi cố đạt quạt hút. Để đo áp suất của khối ta dùng
áp kế nghiêng 30°C, chất lỏng là đầu hỏa có khối lượng riêng 0,8 kg/lít. Chiều dài cột
chất lỏng trong áp kế chỉ l = 200mm, biết áp suất khí quyển 745 mm Hg. Xác định áp
suất tuyệt đối của khói.
Đáp số: 739 mmHg
Bài 1.2 Độ chân không trong bình ngưng hơi của tua bin có chỉ số 9,52 mH 2O, chỉ số
của baromet thủy ngân là 740 mmHg. Xác định áp suất tuyệt đối của hơi trong bình
ngưng.
Đáp số: 0,054 at hay 0,0529 bar
Bài 1.3 Người ta bơm khí CO2 vào bình chứa có thể tích là 3 m3, manomet của bình chỉ
có áp suất trước và sau khi nạp khí là 0,3 at và 3 at. Nhiệt độ khí tăng lên từ 45 oC đến
70 oC. Xác định khối lượng khí đã nạp vào bình nếu áp suất khí quyển là 700 mm HG Ở
0 oC.
Đáp số: 11,8 kg
Bài 1.4 Một bình có thể tích 0,5 m3 chứ không khí có áp suất dư là 2 bar, nhiệt độ 20
o
C. Lượng không khí cần thoát ra khỏi bình là bao nhiêu để áp suất trong bình có độ

29
chân không 420 mmHg trong điều kiện nhiệt độ khí xem như không đổi. Áp suất khí
quyển là 767 mmHg ở 18 oC, μ = 29kg.
Đáp số: 1,527 kg
Bài 1.5 Một xylanh-piston có dung tích 0,8m3 chứa không khí ở điều kiện áp suất sư là
2 bar. Piston của xylanh sẽ dịch chuyển một đoạn đường là bao nhiêu để cho áp suất của
không khí được nén lên đến 8 bar ở nhiệt độ không đổi. Biết đường kính của xylanh là
d = 0,6m.
Đáp số: 1,06 m
Bài 1.6 Piston chuyển động trong xylanh chứa khí lý tưởng có áp suất dư ban đầu 0,2
at. Khi piston dịch chuyển về phía sau, độ chân không của khí là 600 mmHg. Áp suất
khí quyển 780 mmHg ở 0°C. Xác định sự thay đổi thể tích V2/V1.
a) Giả sử trong quá trình piston dịch chuyển nhiệt độ không khí không thay đổi.
b) Giả sử trong quá trình piston dịch chuyển nhiệt độ không khí giảm đi 2 lần.
Đáp số: a) V2/V1 = 5,16 b) V2/V1 = 2,58
Bài 1.7 Hơi nước ở trạng thái đầu có i1 = 3050 kJ/kg, s1 = 7,1 kJ/kg.độ, sau khi giãn nở
đẳng áp đến trạng thái hai có i2 = 2950 kJ/kg, s2 = 6.92 kJ/kg.độ. Xác định biến đổi
exergi của 10 kg hơi nước đó khi nhiệt độ môi trường to = 27 °C.
Đáp số: 460 kJ

30

You might also like