You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH


ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN
QUA SÓNG WIFI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


ThS. Hoàng Đăng Khoa Trần Đức Hiển (MSSV: B1907456)
Ngành: Kỹ thuật điện - Khóa:45

Tháng 02/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH


ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN
QUA SÓNG WIFI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


ThS. Hoàng Đăng Khoa Trần Đức Hiển (MSSV: B1907456)
Ngành: Kỹ thuật điện - Khóa:45

Tháng 02/2022
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm đồ án, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Th.S Hoàng Đăng Khoa, giảng viên Bộ môn Kỹ Thuật Điện – Khoa
Công Nghệ người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Cần Thơ
nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Kỹ Thuật Điện nói riêng đã dạy dỗ cho em
kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được
cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Qua đồ án em đã học và hiểu được rất nhiều kĩ năng cũng như kiến thức về một vấn
đề mới, phần mềm mới, linh kiện điện mới,…Nhưng với kiến thức và sự hiểu biết
có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô và các bạn đóng góp
ý kiến đề tài của em có thể hoàn thiện hơn.

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2021


Sinh viên thực hiện
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống ngày càng được nâng
cao thì việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào đời sống càng cần thiết hơn.
Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật điện tử
mà trong đó đặc biệt là kỹ thuật điều khiển tự động đóng vai trò quan trọng trong
mọi lĩnh vực đời sống như khoa học kỹ thuật, quản lý, công nghiệp, nông nghiệp,
đời sống, quản lý thông tin,... Trong thời kỳ phát triển hiện nay, điện thoại thông
minh là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống. Ngoài chức năng nghe và
nhận cuộc gọi, nhắn tin, xem phim, chơi game, chụp ảnh,... điện thoại còn có khả
năng giám sát và điều khiển thiết bị từ khoảng cách xa thông qua kết nối
Internet/Wifi. Từ nhu cầu thực tế cần có một thiết bị điều khiển các thiết bị điện
trong gia đình bằng điện thoại thông minh, thông qua module wifi esp8266. Từ đó,
có tính linh động cao, cập nhật các dữ liệu 24/24h nhằm tăng hiệu quả quản lý và
điều khiển các thiết bị điện trong gia đình. Xuất phát từ những lý do trên em chọn
đề tài: “Thiết kế và xây dựng mô hình điều khiển thiết bị điện qua sóng wifi”.
Đề tài nhằm mạng lại sự an toàn, và tiện lợi trong quá trình sử dụng. Khi
chúng ta muốn tắt hoặc mở các thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày mà
không cần lại trực tiếp công tắc để tắt hoặc mở.
Để giải quyết bài toán đó ta sử dụng module wifi esp8266 nối trực tiếp với
các linh kiện thông dụng như transistor, relay,… sau đó gắn nối dây với các thiết bị
điện, sử dụng điện thoại thông minh để điều khiển thông qua apps Blynk.
Qua đề tài hiểu được cách giao tiếp và giữa boarb mạch thu phát wifi và
relay điều khiển qua điện thoai thông minh. Đặc biệt tạo ra được bộ điều khiển từ xa
cho chính ngôi nhà của mình nhằm mang lại sự tiện lợi khi sử dụng có độ ổn định
cao và an toàn trong quá trình sử dụng.
Đồ án Điện công nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... i


MỤC LỤC HÌNH ...................................................................................................... iii
MỤC LỤC BẢNG .................................................................................................... iv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ QUA SÓNG
WIFI ............................................................................................................................1
1.1. Công nghệ wifi .....................................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu về wifi ..........................................................................................1
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của mạng Wifi ..........................................................1
1.1.3. Ưu điểm của mạng Wifi ...............................................................................1
1.1.4. Nhược điểm của mạng Wifi ..........................................................................2
1.2. Tổng quan mô hình ..............................................................................................2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN QUA SÓNG
WIFI ............................................................................................................................3
2.1. Các linh kiện điện tử ............................................................................................3
2.1.1. Module Wifi Node MCU ESP8266 (CH340) ...............................................3
2.1.2. Mạch hạ áp 220VAC-5VDC ........................................................................4
2.1.3. Relay 5VDC ..................................................................................................4
2.1.4. Transistor S8050 ...........................................................................................5
2.1.5. Các linh kiện khác.........................................................................................5
2.2. Các phần mềm mô phỏng và thiết kế mạch .........................................................5
2.2.1. Phần mềm Proteus ........................................................................................5
2.2.2. Phần mềm Arduino .......................................................................................6
2.2.3. Ứng dụng Blynk............................................................................................7
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN
QUA SÓNG WIFI.......................................................................................................8
3.1. Cấu trúc của mô hình ...........................................................................................8
3.2. Thiết kế các giải pháp điều khiển cho mô hình....................................................9
3.3. Lưu đồ thuật toán và lập trình code .....................................................................9
3.3.1. Lưu đồ thuật toán ..........................................................................................9
3.3.2. Lập trình code .............................................................................................10
3.4. Mô phỏng mô hình .............................................................................................13

SVTH: Trần Đức Hiển i


Đồ án Điện công nghiệp

3.4.1. Mô phỏng mạch hạ áp 220VAC-5VDC .....................................................13


3.4.2. Mô phỏng mô hình ......................................................................................14
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN QUA
SÓNG WIFI ..............................................................................................................16
4.1. Xây dựng mô hình tổng thể ................................................................................16
4.1.1. Mạch điều khiển..........................................................................................16
4.1.2. Mạch động lực ............................................................................................16
4.1.3. Xây dựng mô hình trên Web Sever và ứng dụng Blynk trên điện thoại ....16
4.2. Lắp ráp phần điện cho mô hình ..........................................................................18
4.3. Thử nghiệm, kiểm tra và hoàn thiện mô hình ....................................................19
4.3.1. Kiểm tra và tiến hành nạp code cho mô hình. ............................................19
4.3.2. Thử nghiệm mô hình...................................................................................20
4.3.3. Mô hình hoàn thiện .....................................................................................22
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................23
5.1. Kết luận ..............................................................................................................23
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................24

SVTH: Trần Đức Hiển ii


Đồ án Điện công nghiệp

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1. Module ESP8266 (CH340) .........................................................................3


Hình 2.2. Mạch hạ áp 220VAC-5VDC .......................................................................4
Hình 2.3. Relay 5VDC ................................................................................................4
Hình 2.4. Transistor S8050 .........................................................................................5
Hình 2.5. Phần mềm Proteus 8 ....................................................................................6
Hình 2.6. Phần mềm Arduino .....................................................................................6
Hình 2.7. Ứng dụng Blynk ..........................................................................................7
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc mô hình ...............................................................................8
Hình 3.2. Lưu đồ thuật toán ........................................................................................9
Hình 3.3. Mô phỏng mạch hạ áp 220VAC-5VDC ....................................................13
Hình 3.4. Sơ đồ mạch nguyên lý của mô hình ..........................................................14
Hình 3.5. Sơ đồ mạch in của mô hình .......................................................................14
Hình 3.6. Sơ đồ mạch 3D của mô hình .....................................................................15
Hình 4.1. Thiết lập bảng điều khiển trên web sever .................................................17
Hình 4.2. Thiết lập bảng điều khiển trên điện thoại thông minh ..............................17
Hình 4.3. Mạch in của mô hình .................................................................................18
Hình 4.4. Mô hình thực tế .........................................................................................18
Hình 4.5. Hoàn thành việc nạp code .........................................................................19
Hình 4.6. Thử nghiệm mô hình .................................................................................20
Hình 4.7. Mô hình hoàn thiện ...................................................................................22

SVTH: Trần Đức Hiển iii


Đồ án Điện công nghiệp

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thông số kĩ thuật ESP8266 ........................................................................3


Bảng 2.2. Thông số kĩ thuật mạch hạ áp .....................................................................4

SVTH: Trần Đức Hiển iv


Đồ án Điện công nghiệp

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN


QUA SÓNG WIFI

1.1. Công nghệ wifi

1.1.1. Giới thiệu về wifi

Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity là hệ thống truy cập internet không dây.
Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Wifi là
công cụ kết nối không thể thiếu trên điện thoại, laptop, máy tính bảng và một số
thiết bị thông minh khác như smartwatch .

1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của mạng Wifi

Để tạo được kết nối Wifi nhất thiết phải có Router (bộ thu phát), Router này
lấy thông tin từ mạng Internet qua kết nối hữu tuyến rồi chuyển nó sang tín hiệu vô
tuyến và gửi đi, bộ chuyển tín hiệu không dây (adapter) trên các thiết bị di động thu
nhận tín hiệu này rồi giải mã nó sang những dữ liệu cần thiết. Quá trình này có thể
thực hiện ngược lại, Router nhận tín hiệu vô tuyến từ Adapter và giải mã chúng rồi
gởi qua Internet.

1.1.3. Ưu điểm của mạng Wifi

Ưu điểm của kết nối wifi là tính tiện dụng, và đơn giản gọn nhẹ so với kết
nối trực tiếp bằng cable truyền thống qua cổng RJ45. Người sử dụng có thể truy cập
ở bất cứ vị trí nào trong vùng bán kính phủ sóng mà tại đó Router Wifi làm trung
tâm. Ưu điểm thứ hai của mạng sử dụng Wifi là dễ dàng sửa đổi và nâng cấp, người
sử dụng có thể tăng băng thông truy cập, tăng số lượng người sử dụng mà không
cần nâng cấp thêm Router hay dây cắm như các kết nối bằng dây vật lý. Tính thuận
tiện: người truy cập có thể duy trì kết nối kể cả khi đang di chuyển, một ví dụ cụ thể
là các Router Wifi đặc lắp trên các xe khách đường dài. Bên cạnh đó, tính bảo mật
của mạng Wifi tương đối cao.

SVTH: Trần Đức Hiển 1


Đồ án Điện công nghiệp

1.1.4. Nhược điểm của mạng Wifi

Bên cạnh những ưu điểm, mạng Wifi cũng tồn tại nhiều nhược điểm chưa thể
khắc phục như: phạm vi kết nối của mạng Wifi tới thiết bị có giới hạn, đi càng xa
router kết nối càng yếu dần đi. Giải pháp cho vấn đề này là trang bị thêm các
Repeater hoặc Access point. Tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn do giá thành cao.
Nhược điểm tiếp theo của mạng Wifi là về vấn đề băng thông, càng nhiều người kết
nối vào mạng thì tốc độ truy cập giảm rõ rệt.

1.2. Tổng quan mô hình

Việc điều khiển thiết bị điện từ xa bằng điện thoại hay bằng internet đang là
một nhu cầu lớn của cuộc sống hiện đại. Khi smartphone trở thành một vật bất ly
thân với hầu hết mọi người thì smarthome đang dần trở thành xu hướng lớn trong
tương lại.
Dưới đây là danh sách các thiết bị có thể sử dụng tính năng điều khiển từ xa:
Thiết bị giải trí (tivi, loa, âm ly, đầu đĩa,…), máy điều hòa không khí, máy lạnh, hệ
thống đèn chiếu sáng, hệ thống phun tưới (máy bơm, máy phun sương,…), thiết bị
nhà bếp: (nồi cơm điện, máy đun nước, nồi áp suất, tủ lạnh,…), hệ thống an ninh
báo trộm, các thiết bị điện khác như (cửa cuốn, máy quạt,…)
Điều khiển từ xa qua điện thoại đã không còn xa lạ với mọi người. Kinh tế
phát triển nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện thông minh cũng tăng lên. Nhiều
người nghĩ rằng muốn sở hữu một hệ thống điều khiển thiết bị điện từ xa thì cần
phải trang bị nhiều thiết bị đắt tiền hoặc các thiết bị sử dụng trong nhà phải là thiết
bị hiện đại bậc nhất. Hiện trên thị trường trong và ngoài nước có khá nhiều đơn vị
cung cấp các thiết bị điều khiển từ xa qua điện thoại nhưng giá thành vẫn còn rất
cao. Và trong đồ án này em đã tìm hiểu xây dựng và thiết kế được một mô hình đơn
giản bằng cách sử dụng module wifi node MCU ESP8266 (CH340) và với các linh
kiện điện tử thông dụng trên thị trường như relay, transistor,… Mô hình đã giải
quyết được bài toán kinh tế với giá thành cực kì hợp lý bên cạnh đó mô hình còn
đáp ứng tính năng thông minh như: điều khiển bật tắt thiết bị điện từ xa bằng ứng
dụng trên điện thoại thông minh, hẹn giờ bật tắt tự động cho thiết bị ( hẹn giờ hàng
ngày, hẹn giờ lùi, hẹn giờ tuần hoàn), kiểm tra được trạng thái đang bật hay tắt của
thiết bị dù ở đâu, chia sẻ cho nhiều người cùng dùng.

SVTH: Trần Đức Hiển 2


Đồ án Điện công nghiệp

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN


QUA SÓNG WIFI

2.1. Các linh kiện điện tử

2.1.1. Module wifi node MCU ESP8266 (CH340)

Kit thu phát wifi ESP8266 NodeMCU Lua V3 CH340 là phiên bản
NodeMCU sử dụng IC nạp giá rẻ CH340 từ Lolin với bộ xử lý trung tâm là module
wifi SoC ESP8266, kit có thiết kế dễ sử dụng và đặc biệt là có thể sử dụng trực tiếp
trình biên dịch của Arduino để lập trình và nạp code, điều này khiến việc sử dụng
và lập trình các ứng dụng trên ESP8266 trở nên rất đơn giản.
Kit thu phát wifi ESP8266 NodeMCU Lua V3 CH340 được dùng cho các
ứng dụng cần kết nối, thu thập dữ liệu và điều khiển qua sóng wifi, đặc biệt là các
ứng dụng liên quan đến IoT. Giá thành dao động từ 80.000 - 150.000VNĐ.
Bảng 2.1. Thông số kĩ thuật ESP8266

IC chính ESP8266
Wifi SoC
Phiên bản Node MCU
firmware
Chip giao CH340
tiếp UART
Cấp nguồn 5VDC
Tương thích Trình biên
dịch Arduino
Dòng điện ≈70mA
định mức (200mA
MAX)
Nhiệt độ hoạt - 40 ℃ ~ +
động 125 ℃
Kích thước 59 x 32mm

Hình 2.1. Module ESP8266 (CH340)

SVTH: Trần Đức Hiển 3


Đồ án Điện công nghiệp

2.1.2. Mạch hạ áp 220VAC-5VDC

Nguyên lý hoạt động: Dòng điện đi từ nguồn 220 qua máy biến áp, máy biến
áp sẽ chuyển đổi điện áp từ 220VAC sang 12VAC. Sử dụng diode cầu kết hợp với
tụ chỉnh lưu để tạo ra điện áp 15VDC.Và sử dụng IC 7805 để chuyển điện áp từ
15VDC sang 5VDC.

Bảng 2.2. Thông số kĩ thuật mạch hạ áp

Điện áp vào 220VAC


Điện áp ra 5VDC
Tần số 50Hz
Dòng điện 2A (3A
định mức MAX)
Công suất 150W

Hình 2.2. Mạch hạ áp 220VAC-5VDC

2.1.3. Relay 5VDC

Relay 5 chân 5VDC là loại linh kiện đóng ngắt điện cơ đơn giản. Nó gồm 2
phần chính là cuộn hút và các tiếp điểm. Dòng điện tối đa qua tiếp điểm 10 A, thời
gian tác động 10 ms nhiệt độ hoạt động −45C đến 75C . Giá thành dao động từ
5000 – 12000VNĐ.

Hình 2.3. Relay 5VDC

SVTH: Trần Đức Hiển 4


Đồ án Điện công nghiệp

2.1.4. Transistor S8050

Transistor S8050 là một transistor NPN. Điện áp tối đa mà transistor này có


thể hoạt động là VCEO = 25V . Điện áp kích VBE = 1V . Dòng định mức I C = 1.5V . Công
dụng khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động.
Giá thành dao động từ 500 – 1000VNĐ.

Hình 2.4. Transistor S8050

2.1.5. Các linh kiện khác

- Tụ điện 2200  F 16V công dụng lọc nguồn đầu vào 5VDC.
- Diode công dụng kiểm soát điện áp vào cuộn dây của relay.
- Điện trở 150  công dụng điều chỉnh điện áp cấp nguồn transistor .
- Led công dụng báo trạng thái hoạt động của thiết bị điện.
- Button 12x12 công dụng tác động vật lý cấp nguồn kích relay.
- Domino 3 chân công dụng tiếp điểm đóng ngắt thiết bị điện.
- Hàng rào cái công dụng kết nối ESP8266 với mạch.

2.2. Các phần mềm mô phỏng và thiết kế mạch

2.2.1. Phần mềm Proteus

Phần mềm Proteus là phần mềm khả năng mô phỏng hoạt động của các mạch
điện tử bao gồm phần thiết như kế mạch và viết trình điều khiển cho các loại vi điều
khiển. Có 2 chương trình trong phần mềm đó là: ARES dùng trong vẽ mạch in và
ISIS sử dụng cho mô phỏng mạch.

SVTH: Trần Đức Hiển 5


Đồ án Điện công nghiệp

Hình 2.5. Phần mềm Proteus 8

2.2.2. Phần mềm Arduino

Arduino là một nền tảng mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các dự án
điện tử. Arduino bao gồm cả bảng mạch lập trình và một phần mềm hoặc IDE chạy
trên máy tính, được sử dụng để viết và tải mã máy tính lên bo mạch. Các chương
trình Arduino được viết bằng C hoặc C++.

Hình 2.6. Phần mềm Arduino

SVTH: Trần Đức Hiển 6


Đồ án Điện công nghiệp

2.2.3. Ứng dụng Blynk

Blynk là một nền tảng với các ứng dụng điện thoại thông minh cho phép ta
có thể dễ dàng tương tác với bộ vi điều khiển như: Arduino, ESP8266, ESP32 qua
Internet.
Blynk Server – chịu trách nhiệm về tất cả các giao tiếp giữa điện thoại thông
minh và phần cứng. Thư viện Blynk – dành cho tất cả các nền tảng phần cứng phổ
biến – cho phép giao tiếp với máy chủ và xử lý tất cả các lệnh đến và lệnh đi. Mỗi
khi ta nhấn một nút trong ứng dụng Blynk, thông điệp sẽ truyền đến không gian của
đám mây Blynk, và tìm đường đến phần cứng của ta.

Hình 2.7. Ứng dụng Blynk

SVTH: Trần Đức Hiển 7


Đồ án Điện công nghiệp

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN


QUA SÓNG WIFI

3.1. Cấu trúc của mô hình

Cấu trúc mô hình điều khiển thiết bị qua sóng wifi được được phát triển qua
sơ đồ sau:

Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc mô hình


Trong đó:
Khối cảm ứng điện dung: khi người dùng chạm vào màn hình cảm ứng, tín
hiệu tác động sẽ gửi sang khối sever .
Khối tác động vật lý: khi người dùng nhấn/nhả các nút điều khiển trên mô
hình, tín hiệu tác động sẽ gửi sang khối xử lý trung tâm.
Khối xử lý trung tâm: nhận tín hiệu tác động từ khối cảm ứng điện dung,
khối tác động vật lý, khối sever và xử lý sau đó xuất tín hiệu điều khiển thiết bị cho
khối công suất thực thi, kế đến gửi dữ liệu lên khối server.
Khối công suất: nhận tín hiệu từ khối xử lý trung tâm, để điều khiển thiết bị.
Khối server: nhận dữ liệu điều khiển từ khối xử lý trung tâm, tiến hành lưu
trạng thái của thiết bị vào cơ sở dữ liệu và đồng bộ với điện thoại.
Khối mạch hạ áp 220VAC - 5VDC: nhận điện áp 220V từ điện lưới qua
chỉnh lưu hạ áp xuống 5VDC cấp nguồn cho khối sử lý trung tâm và khối công suất.

SVTH: Trần Đức Hiển 8


Đồ án Điện công nghiệp

3.2. Thiết kế các giải pháp điều khiển cho mô hình

Sự cố xảy ra trong quá trình điều khiển mô hình: khi ta tác động thiết bị 1
nhưng module ESP8266 lại xuất ra kết quả thiết bị 2 ( không đúng mong muốn).
Giải pháp khắc phục: kết nối tất cả chân GND trong module ESP8266 với
nhau nhằm mục đích đồng bộ tín hiệu đảm bảo xuất đúng tín hiệu tác động.
Hiện mô hình có thể được điều khiển qua web server, qua điện thoại thông
minh và có thể tác động vật lý ngoài mô hình thực tế. Đáp ứng tối ưu các tính năng
điều khiển thông minh.

3.3. Lưu đồ thuật toán và lập trình code

3.3.1. Lưu đồ thuật toán

Hình 3.2. Lưu đồ thuật toán

SVTH: Trần Đức Hiển 9


Đồ án Điện công nghiệp

3.3.2. Lập trình code

// Fill-in information from your Blynk Template here


#define BLYNK_TEMPLATE_ID "TMPLe4AoEhmz"
#define BLYNK_DEVICE_NAME "DoAn"

#define BLYNK_FIRMWARE_VERSION "0.1.0"

#define BLYNK_PRINT Serial


//#define BLYNK_DEBUG

#define APP_DEBUG

// Uncomment your board, or configure a custom board in Settings.h


//#define USE_SPARKFUN_BLYNK_BOARD
#define USE_NODE_MCU_BOARD
//#define USE_WITTY_CLOUD_BOARD
//#define USE_WEMOS_D1_MINI

#include "BlynkEdgent.h"

#define led1 14 //D5


#define led2 12 //D6
#define led3 13 //D7
#define led4 15 //D8
#define button1 5 //D1
#define button2 4 //D2
#define button3 0 //D3
#define button4 2 //D4
boolean bt1_state=HIGH;
boolean bt2_state=HIGH;
boolean bt3_state=HIGH;
boolean bt4_state=HIGH;
unsigned long times=millis();
WidgetLED led_connect(V0);

void setup()

SVTH: Trần Đức Hiển 10


Đồ án Điện công nghiệp

{
Serial.begin(115200);
delay(100);
pinMode(led1, OUTPUT);
pinMode(led2, OUTPUT);
pinMode(led3, OUTPUT);
pinMode(led4, OUTPUT);
pinMode(button1,INPUT_PULLUP);
pinMode(button2,INPUT_PULLUP);
pinMode(button3,INPUT_PULLUP);
pinMode(button4,INPUT_PULLUP);

BlynkEdgent.begin();
}

void loop() {
BlynkEdgent.run();

if(millis()-times>1000){
Blynk.virtualWrite(V5, millis()/1000);
if (led_connect.getValue()){
led_connect.off();
}else {
led_connect.on();
}
times=millis();
}
check_button();
}
BLYNK_WRITE(V1){
int p = param.asInt();
digitalWrite(led1, p);
}
BLYNK_WRITE(V2){
int p = param.asInt();
digitalWrite(led2, p);
}

SVTH: Trần Đức Hiển 11


Đồ án Điện công nghiệp

BLYNK_WRITE(V3){
int p = param.asInt();
digitalWrite(led3, p);
}
BLYNK_WRITE(V4){
int p = param.asInt();
digitalWrite(led4, p);
}
void check_button(){
if(digitalRead(button1)==LOW){
if(bt1_state==HIGH){
digitalWrite(led1,!digitalRead(led1));
Blynk.virtualWrite(V1,digitalRead(led1));
bt1_state=LOW;
delay(200);
}
}else{
bt1_state=HIGH;
}
if(digitalRead(button2)==LOW){
if(bt2_state==HIGH){
digitalWrite(led2,!digitalRead(led2));
Blynk.virtualWrite(V2,digitalRead(led2));
bt2_state=LOW;
delay(200);
}
}else{
bt2_state=HIGH;
}
if(digitalRead(button3)==LOW){
if(bt3_state==HIGH){
digitalWrite(led3,!digitalRead(led3));
Blynk.virtualWrite(V3,digitalRead(led3));
bt3_state=LOW;
delay(200);
}
}else{

SVTH: Trần Đức Hiển 12


Đồ án Điện công nghiệp

bt3_state=HIGH;
}
if(digitalRead(button4)==LOW){
if(bt4_state==HIGH){
digitalWrite(led4,!digitalRead(led4));
Blynk.virtualWrite(V4,digitalRead(led4));
bt4_state=LOW;
delay(200);
}
}else{
bt4_state=HIGH;
}
}

3.4. Mô phỏng mô hình

3.4.1. Mô phỏng mạch hạ áp 220VAC-5VDC

Module ESP8266 hoạt động được ở điện áp 5VDC nên ta cần sử dụng một
mạch hạ áp từ 220VAC xuống điện áp 5VDC.

Hình 3.3. Mô phỏng mạch hạ áp 220VAC-5VDC

SVTH: Trần Đức Hiển 13


Đồ án Điện công nghiệp

3.4.2. Mô phỏng mô hình

Mô hình được mô phỏng qua phần mềm Proteus

Hình 3.4. Sơ đồ mạch nguyên lý của mô hình

Dựa vào sơ đồ nguyên lý ta chuyển sang chế độ PCB layout để vẽ sơ đồ


mạch in, sắp xếp các linh kiện tối ưu nhất và đi dây chịu tải hiệu quả nhất.

Hình 3.5. Sơ đồ mạch in của mô hình

SVTH: Trần Đức Hiển 14


Đồ án Điện công nghiệp

Sau đó chuyển sang chế độ 3D Visualizer để xem mô hình mạch được mô


phỏng 3D

ESP8266

Hình 3.6. Sơ đồ mạch 3D của mô hình

SVTH: Trần Đức Hiển 15


Đồ án Điện công nghiệp

CHƯƠNG 4

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN


QUA SÓNG WIFI

4.1. Xây dựng mô hình tổng thể

4.1.1. Mạch điều khiển

Trong đó gồm:
Module ESP8266 node MCU V3 (CH340)
Button
LED

4.1.2. Mạch động lực

Trong đó gồm:
Transistor S8050
Relay 5VDC 5 chân

4.1.3. Xây dựng mô hình trên Web Sever và ứng dụng Blynk trên điện thoại

Thiết lập trên Web Sever:


Địa chỉ https://blynk.cloud/dashboard/login.
Sau khi tạo tài khoản thiết lập xong web sever sẽ trả về một giá trị ID, khi đó
ta chỉ cần nhập vào đoạn code chương trình để tiến hành điều khiển thiết bị điện
như ta đã thiết lập.
Thiết lập trên ứng dụng Blynk trên điện thoại:
Đăng nhập tài khoản trên web sever vào ứng dụng Blynk và tiến hành thiết
lập bẳng điều khiển đồng bộ với web sever.
Sau khi thiết lập bảng điều khiển, bất kì điện thoại thông nào chỉ cần đăng
nhập đúng tài khoản thì sẽ có thể điều khiển thiết bị một cách dễ dàng mà không
cần phải thiết lập bảng điều khiển thêm nữa.

SVTH: Trần Đức Hiển 16


Đồ án Điện công nghiệp

Hình 4.1. Thiết lập bảng điều khiển trên web sever

Thiết kế bảng điều khiển tương ứng với các thiết bị điện sao cho đơn giản tối ưu.

Hình 4.2. Thiết lập bảng điều khiển trên điện thoại thông minh

SVTH: Trần Đức Hiển 17


Đồ án Điện công nghiệp

4.2. Lắp ráp phần điện cho mô hình

Dựa vào sơ đồ nguyên lý vẽ mạch in sau đó ta in được mạch như sau:

Hình 4.3. Mạch in của mô hình

Sau khi chuẩn bị đầy đủ linh kiện ta tiến hành làm mạch và đấu nối các thiết
bị điện.

Hình 4.4. Mô hình thực tế

SVTH: Trần Đức Hiển 18


Đồ án Điện công nghiệp

4.3. Thử nghiệm, kiểm tra và hoàn thiện mô hình

4.3.1. Kiểm tra và tiến hành nạp code cho mô hình

Lưu ý khi nạp cần gỡ module ESP8266 ra khỏi mô hình để tránh lỗi trong
quá trình nạp, tiến hành thêm thư viện Blynk cho đoạn code, chọn Board
“NodeMCU 1.0(ESP -12E module)” và cổng Port và bắt đầu nạp chương trình.

Hình 4.5. Hoàn thành việc nạp code

SVTH: Trần Đức Hiển 19


Đồ án Điện công nghiệp

4.3.2. Thử nghiệm mô hình

Tiến hành kết nối wifi và bắt đầu thử nghiệm.

Hình 4.6. Thử nghiệm mô hình

SVTH: Trần Đức Hiển 20


Đồ án Điện công nghiệp

Sau khi nạp code cho module ESP8266 và tạo bảng điều khiển trên điện
thông minh ta tiến hành kết nối như sau:
Đầu tiên nhấn giữ nút control khoảng 10s ( từ khi đèn báo trạng thái bắt đầu
chớp nhanh sau đó chớp chậm thì ta nhả nút control).
Tiếp theo ta mở ứng dụng Blynk và chọn lệnh Devices sau đó đăng nhập bất
kì wifi nào hiện có, khi đó lệnh Devices hiện thị trạng thái On thì ta có thể thực hiện
quá trình bật tắt thiết bị điện.
Mở bảng điều khiển trên điện thoại thông minh và bắt đầu thao tác:
Thử nghiệm trên thiết bị 1: khi ta tác động Button 1 trên điện thoại sang vị trí
On cuộn dây relay 1 có điện song đó đèn báo trạng thái thiết bị 1 sáng, và sau
khoảng 0,2s thiết bị 1 có điện (sáng đèn). Tương tự khi ta tác động Button 1 trên mô
hình thực tế hoặc web sever sang vị trí On/Off thì thiết bị 1 cũng chuyển sang vị trí
On/Off khi đó bảng điều khiển trên điện thoại và web sever cùng đồng bộ trạng thái
với nhau. Tiếp theo bắt đầu thử nghiệm chức năng On/Off tự động, ta chọn lệnh
Automations trên điện thoại hoặc web sever đều được và thiết lập một thời gian
On/Off nhất định, thiết bị 1 tác động On/Off khi trải qua đúng thời gian đã thiết lập
trước đó.
Thử nghiệm trên thiết bị 2,3,4 cho kết quả tương tự như trên thử nghiệm thiết
bị 1: khi ta tác động Button 2 trên mô hình thực tế, điện thoại hoặc web sever sang
vị trí On/Off thì thiết bị 2 cũng chuyển sang vị trí On/Off khi đó bảng điều khiển
trên điện thoại và web sever cùng đồng bộ trạng thái với nhau; khi ta tác động
Button 3 trên mô hình thực tế, điện thoại hoặc web sever sang vị trí On/Off thì thiết
bị 3 cũng chuyển sang vị trí On/Off khi đó bảng điều khiển trên điện thoại và web
sever cùng đồng bộ trạng thái với nhau; khi ta tác động Button 4 trên mô hình thực
tế, điện thoại hoặc web sever sang vị trí On/Off thì thiết bị 4 cũng chuyển sang vị
trí On/Off khi đó bảng điều khiển trên điện thoại và web sever cùng đồng bộ trạng
thái với nhau.
Kết luận quá trình thử nghiệm: mô hình hoạt động ổn định đáp ứng các yêu
cầu đặt ra điều khiển bật tắt thiết bị điện từ xa bằng điện thoại thông minh, hẹn giờ
bật tắt tự động cho thiết bị (hẹn giờ hàng ngày, hẹn giờ lùi, hẹn giờ tuần hoàn),
kiểm tra được trạng thái đang bật hay tắt của thiết bị dù ở đâu, chia sẻ cho nhiều
người cùng dùng.

SVTH: Trần Đức Hiển 21


Đồ án Điện công nghiệp

4.3.3. Mô hình hoàn thiện

Sau khi sản phẩm đã được thử nghiệm và tiến hành kiểm tra lắp thêm khung
hộp bảo vệ cho mô hình và bố trí tất cả mạch in, đường dây, phụ tải một cách tối ưu
nhất.

Hình 4.7. Mô hình hoàn thiện

SVTH: Trần Đức Hiển 22


Đồ án Điện công nghiệp

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Sau một thời gian thực hiện đề tài với sự giúp đỡ, góp ý, hướng dẫn tận tình
của thầy Hoàng Đăng Khoa cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay em đã hoàn
thành xong đề tài “ Thiết kế và xây dựng mô hình điều khiển thiết bị điện qua sóng
wifi ” đúng thời gian quy định. Qua đánh giá mô hình hoạt động ổn định chính xác,
mạch điều khiển đơn giản, giá thành thấp, tính ứng dụng cao trong thực tế, có khả
năng mở rộng.

5.2. Kiến nghị

Trong vài năm qua nhu cầu về kết nối của IoT ( Internet of Things) phát triển
rất nhanh chóng. Người dùng có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà
chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm
chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay. IoT có thể sử dụng kết nối ở
nhiều lĩnh vực như: nhà thông minh, thành phố thông minh, chăm sóc sức khỏe di
động, giám sát môi trường, kết nối công nghiệp, nông nghiệp thông minh,…Và mô
hình điều khiển thiết bị điện qua sóng wifi và một ví dụ cụ thể. Có tính ứng dụng rất
cao trong thực tế và cần mở rộng phát triển thêm để bắt kịp thị trường hiện nay.

SVTH: Trần Đức Hiển 23


Đồ án Điện công nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Q. N. Thịnh, Bài giảng Điện tử công suất, Cần Thơ: Đại Học Cần Thơ, 2021.
[2] K. Linh, "Router wifi và modem wifi," Tp Hồ Chí Minh, 2018.
[3] M. F. Ali Al Dahoud, "NodeMCU V3 For Fast IoT Application Development,"
Al-Zaytoonah University , 2018.

SVTH: Trần Đức Hiển 24

You might also like