You are on page 1of 35

Chương 3

Các quá trình nhiệt động cơ bản của môi chất

3.1 Các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng
3.1.1 Nội dung nghiên cứu các quá trình nhiệt động
Khi tiến hành một quá trình nhiệt động thì trạng thái của chất khí luôn thay đổi. Sự
thay đổi đó phụ thuộc vào điều kiện tiến hành quá trình và sẽ gây ra hiệu quả biến hóa
năng lượng nhiệt và công khác nhau. Mục đích của việc nghiên cứu các quá trình nhiệt
động là thiết lập mối quan hệ giữa các dạng năng lượng đó.
Sau đây chúng ta nghiên cứu các quá trình cho khí lý tưởng. Nội dung nghiên cứu
gồm những vấn đề sau:
- Định nghĩa quá trình, lập phương trình biểu diễn quá trình, vẽ đường biểu diễn
trên đồ thị p-v
- Xác định mối quan hệ giữa các thông số cơ bản ở trạng thái đầu và trạng thái cuối.
- Xác định độ biến thiên nội năng
- Xác định công mà chất khí thực hiện
- Xác định nhiệt lượng tham gia vào quá trình
- Xác định lượng biến đổi entanpi
- Xác định lượng biến đổi entropi và xây dựng trên đồ thị T-s đường biểu diễn của
quá trình.
3.1.2 Quá trình đẳng tích
Là quá trình thay đổi trạng thái của chất môi giới trong điều kiện thể tích không đổi
v = const, dv = 0

p T

p2 2 T2

T1
p1 1

v1 = v2 0 s1 s2 s
v

Hình 3-1: Đồ thị p-v và T-s của quá trình đẳng tích
Giả sử quá trình đốt nóng hay làm lạnh chất trong bình kín. Trên đồ thị p-v quá
trình được biểu diễn bằng một đoạn thẳng song song với trục tung.
Ta có: pv = RT (3.1)

50
p R
Khi v = const, ta có: = = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
T v
p1 p2 p T
Hay   1  1 (3.2)
T1 T2 p2 T2
 Lượng biến đổi nội năng: du = cvdT
𝑇
∆𝑢 = ∫𝑇 2 𝑐𝑣 𝑑𝑇 = 𝑐v |𝑇𝑇2 (𝑇2 − 𝑇1 )
1 1
} (3.3)
= 𝑐v |𝑡𝑡2 (𝑡2 − 𝑡1 )
1
 Công thay đổi thể tích:dl = pdv = 0 vì dv = 0  l = 0 (3.4)
 Nhiệt lượng tham gia vào quá trình: dq = cvdT
𝑞 = 𝑐v (𝑡2 −𝑡1 ) (𝑐v = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡)
} (3.5)
𝑞 = 𝑐v |𝑡𝑡2 (𝑡2 − 𝑡1 ) (𝑐v = 𝑓 (𝑡 ))
1

Phương trình định luật I: q = Δu + l = Δu vì l = 0, điều này có nghĩa là nhiệt lượng


tham gia vào quá trình chỉ dùng để làm thay đổi nội năng chất khí.
 Biến thiên entanpi của quá trình:di = cpdT
∆𝑖 = 𝑐𝑝 (𝑡2 −𝑡1 ) (𝑐𝑝 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡)
=> } (3.6)
∆𝑖 = 𝑐𝑝 |𝑡𝑡2 (𝑡2 − 𝑡1 ) (𝑐𝑝 = 𝑓 (𝑡 ))
1
𝑝
Hoặc theo phương trình định luật thứ I: 𝑞 = ∆𝑖 − ∫𝑝 2 v𝑑𝑝 = ∆𝑢
1

 Δi = Δu + v(p2 - p1) (3.7)


 Biến thiên entropi của quá trình
𝑑𝑞v 𝑐v 𝑑𝑇
𝑑𝑠v = =
𝑇 𝑇
𝑇2
𝑑𝑇
∆𝑠 = ∫ 𝑐v (3.8)
𝑇
𝑇1
𝑇2 𝑝2
Nếu coi cv = const thì ∆𝑠v = 𝑐v 𝑙𝑛 = 𝑐v 𝑙𝑛 (3.9)
𝑇1 𝑝1

Công thức (3.9) chứng tỏ rằng trên đồ thị T-s quá trình đẳng tích được biểu diễn
bằng đường cong logarit. Hệ số góc của đường cong
𝑑𝑇 𝑇
𝑡𝑔𝛼v = ( ) = (3.10)
𝑑𝑠 v 𝑐v
Từ (3.10) ta thấy T tăng thì tgv tăng do đó đường cong quay bề lồi về phía trục
hoành. Đường đẳng tích càng lên cao càng dốc. Độ dốc của các đường đẳng tích còn
phụ thuộc vào trị số nhiệt dung riêng cv. Đối với những chất có cv càng nhỏ thì đường
cong càng dốc.
Ví dụ 3-1: Trong một bình kin thể tích V = 0,015 m3 chứa lượng không khí với áp
suất dầu p1 = 2 bar, nhiệt độ t1 = 30 oC. Nhiệt độ và áp suất sẽ thay đổi ra sao nếu ta
cấp cho không khí lượng nhiật 16 kJ. Xác định lượng biến đổi nội năng, entanpi và
entropi. Khi coi không khí là khí lý tưởng.

51
Giải

Khối lượng không khí trong bình

p1 . V 2.105 x0.015
p1 . V = G. R. T1 ; G = = = 0,0345 kg
R. T1 273. (30 + 273)

Vì đây quá trình đẳng tích nên nhiệt độ cuối quá trình: Q v = G. cv . (t 2 − t1 )
cμv 20,9 kJ
Với cv = = ( )
μ 29 kgo K

Qv 16.103
t2 = + t1 = + 30 = 674o C
G. cv 20,9
0.0345. . 103
29
T2 674+273
Áp suất cuối quá trình: p2 = p1 . = 2x = 6,25 bar
T1 30+273

Lượng biến đổi nội năng: qv = ∆u; Q v = ∆U = 16kJ

Lượng biến đổi Entanpi: ∆𝐼 = 𝐺∆𝑖 = 𝐺. 𝑐𝑝 . (𝑡2 − 𝑡1 )

cμv 29,3 kJ
cv = = ( )
μ 29 kg o K

29,3
∆𝐼 = 𝐺∆𝑖 = 0,0345𝑥 𝑥 (674 − 30) = 22,44 𝑘𝐽
29
p2 0.0345x10.20,9 6,25
Lượng biến đổi entropi: ∆s = Gcv ln. = . 103 . ln ( ) = 28,3 J/K
p1 29 2

3.1.3 Quá trình đẳng áp


Là quá trình thay đổi trạng thái của chất môi giới trong điều kiện áp suất không đổi.
p = const, dp = const

1 2
p1 = p2

0
v1 v2 v

Hình 3-2: Đồ thị p-v của quá trình đẳng áp


Trên đồ thị p-v, quá trình đẳng áp được biểu diễn bằng đoạn thẳng song song và
trục hoành. Quan hệ giữa các thông số: pv = RT

52
V 𝑅
Khi p = const  = = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝑇 𝑝

𝜈1 𝜈2 𝜈1 𝑇1
→ = hay = (3.11)
𝑇1 𝑇2 𝜈2 𝑇2
Quan hệ này chứng tỏ trong quá trình đẳng áp thể tích thay đổi tỷ lệ thuận với nhiệt
độ tuyệt đối.
 Lượng biến thiên nội năng: du = cvdt
∆𝑢 = 𝑐v (𝑡2 −𝑡1 ) (𝑐v = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡)
=> } (3.12)
∆𝑢 = 𝑐v |𝑡𝑡2 (𝑡2 − 𝑡1 ) (𝑐v = 𝑓(𝑡 ))
1
 Công thay đổi thể tích: dl = pdv
𝜈2

=> 𝑙 = ∫ 𝑝𝑑𝑣 = 𝑝(𝜈2 − 𝜈1 ) = 𝑅(𝑇2 − 𝑇1 ) (3.13)


𝜈1

Từ (3.14) ta thấy khi T=1o thì l = R. Nói cách khác hằng số chất khí R bằng công
của 1 kg chất khí thực hiện trong quá trình đẳng áp khi nhiệt độ thay đổi 10.
 Nhiệt lượng của quá trình: dq = cpdT
𝑞 = 𝑐p (𝑡2 −𝑡1 ) (𝑐𝑝 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡)
} (3.14)
𝑞 = 𝑐p |𝑡𝑡2 (𝑡2 − 𝑡1 ) (𝑐𝑝 = 𝑓 (𝑡 ))
1

Phương trình định luật I: q = u + l


Trong quá trình đẳng áp, nhiệt lượng cung cấp cho quá trình một phần dùng để thay
đổi nội năng của chất môi giới, một phần để thực hiện công.
Ta có thể chứng minh được: cp(T2 - T1) = cv(T2 - T1) + R(T2 - T1) (3.15)
 cp = cv + R hay cp - cv = R
 Biến thiên entanpi của quá trình: i = Cp(T2 – T1), i = q (3.16)
Trong quá trình đẳng áp, nhiệt lượng của quá trình bằng lượng thay đổi entanpi của
chất khí.
 Biến thiên entropi của quá trình
dq p cp dT
dsp = =
T T
𝑇2
𝑑𝑇
∆𝑠𝑝 = ∫ 𝑐𝑝
𝑇
𝑇1
𝑇2 v2
Nếu cp = const ∆𝑠𝑝 = 𝑐𝑝 𝑙𝑛 = 𝑐𝑝 𝑙𝑛 (3.17)
𝑇1 v1

Trên đồ thị T-s đường đẳng áp biểu diễn bằng đường cong logarit với hệ số góc
 T 
tg   
 s  p

53
𝑑𝑇 𝑑𝑇 𝑇
𝑀à 𝑑𝑠𝑝 = 𝑐𝑝 => ( ) =
𝑇 𝑑𝑠 𝑝 𝑐𝑝
𝑇
=> 𝑡𝑔𝛼𝑝 = (3.18)
𝑐𝑝
Đường đẳng áp quay bề lồi về phía trục hoành. Vì cp > cv  tgv > tgp nên đường
đẳng tích dốc hơn đường đẳng áp.
Ví dụ 3-2
Người ta gia nhiệt cho 1 kg không khí trong điều kiện áp suất không đổi p = 2 bar từ
nhiệt độ t1 = 20oC đến t2 = 110oC. Xác định thể tích cuối, nhiệt lượng cần cấp, công
thay đổi thể tích, lượng thay đổi nội năng, lượng biến thiên entropi.

Giải

Đây là quá trình đẳng áp của khí lý tưởng, thể tích cuối được tính:

RT2 287(110 + 273)


v2 = = = 0,549 m3 /kg
p 2.105

Lượng nhiệt cần cung cấp cho 1kg không khí:

29,3 J
q b = c p . (t 1 − t 2 ) = . 103 . (110 − 20) = 90,9.103 ( )
29 kg

Lượng thay đổi nội năng:

29.3
∆u = cv . (t 2 − t1 ) = . 103 . (110 − 20) = 64,8.103 J/kg
29
Công thay đổi thể tích:

𝑞𝑝 = ∆𝑢 + 𝑙12

l12 = qp − ∆u = (90,9 − 64,8). 103 = 26,1.103 J/kg

Lượng biến thiên entropi:

T2 29,3 ln(10 + 273)


∆s = cp . ln ( ) = . 103 . = 271 J/kgK
T1 29 20 + 273

3.1.4 Quá trình đẳng nhiệt


Là quá trình thay đổi trạng thái của chất môi giới trong điều kiện nhiệt độ không đổi
T = const, dt = 0
const
pv = RT = const => p =
v

54
p T
1
p1

2 1 2
p2 T1 = T2

0 v v v s1 s2 s

Hình 3-3: Đồ thị p-v và T-s của quá trình đẳng nhiệt
Vậy đường biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v là đường hypecbon cân. Quan hệ giữa
các thông số
p1 v 2
p1v1 = p2v2 = const hoặc  ( 3.20 )
(3.19)
p 2 v1

Quan hệ này chứng tỏ trong quá trình đẳng nhiệt áp suất thay đổi tỉ lệ nghịch với thể
tích.
 Biến thiên nội năng: du = 0 vì dT = 0  Δu = 0 (3.20)
 Công thay đổi thể tích
v2 v2
𝑑v
𝑙 = ∫ 𝑝𝑑v = ∫ 𝑅𝑇
v
v1 v1
𝑉2
Vì RT = const, nên 𝑙 = 𝑅𝑇𝑙𝑛 (3.21)
𝑉1

 Nhiệt lượng của quá trình đẳng nhiệt: q = l + Δu = l vì Δu = 0  q = l (3.22)


Nghĩa là trong quá trình đẳng nhiệt, nhiệt lượng tham gia vào quá trình chỉ dùng để
thực hiện công.
 Lượng biến đổi entanpi: di = cpdT = 0 vì dT = 0  Δi = 0 (3.23)
 Biến thiên Entropi của quá trình
𝑠2 2
𝑑𝑞 𝑞
∆𝑠𝑇 = ∫ 𝑑𝑠 = ∫ =
𝑇 𝑇
𝑠1 1
v2 𝑝2
∆𝑠𝑇 = 𝑅𝑙𝑛 = 𝑅𝑙𝑛 (3.24)
v1 𝑝2
Ví dụ 3-3: Không khí trong xylanh giản nở đẳng nhiệt ở t = 20℃ từ thể tích V1 = 1,5
m3, áp suât p1 = 5 bar đến V2 = 5,4 m3. Tính lượng nhiệt cung cấp, công thay đổi thể
tích và công kỹ thuật, biến đổi nội năng entanpi và entropi. Đây là quá trình đẳng nhiệt
của khí lí tưởng.
Giải

Áp suất cuối:

55
V1 1,5
p2 = p1 . = 5. = 1,39 bar
V2 5.4

Biến đổi nội năng và entanpi trong quá trình đẳng nhiệt của khí lý tưởng ∆U = ∆I = 0
vì ∆T = 0

Nhiệt cung cấp trong quá trình:

Q T = ∆U + L12 = L12

Công kỹ thuật bằng công thay đổi thể tích:

Lkt12 = L12

V2 1,5
L12 = p1 . V1 . ln ( ) = 5.105 x1,5xln ( ) = 9,6.103 J
V1 5.4

Lượng biến thiên entropi:

V2 QT 9,6.103
∆s = GR. ln ( ) = = = 3280 J/K
V1 T 20 + 273

3.1.5 Quá trình đoạn nhiệt


Là quá trình thay đổi trạng thái của chất môi giới trong điều kiện không có sự trao
nhiệt với môi trường xung quanh. dq = 0, q = 0 (3.25)
Từ các phương trình định luật I của khí lý tưởng, ta có
dq = cpdT - vdp = 0
dq = cvdT + pdv = 0
 cpdT = vdp
cvdT = - pdv
𝑐𝑝 v𝑑𝑝
=> =− =𝑘
𝑐v 𝑝𝑑v
𝑑𝑝 𝑑v
Hay +𝑘 =0
𝑝 v
Lấy tích phân, ta được: lnp + klnv = const  lnp. vk = const hay pvk = const (3.26)
Đó chính là phuơng trình của quá trình đoạn nhiệt, với k được gọi là số mũ đoạn
nhiệt.
Trên đồ thị p-v, quá trình đoạn nhiệt được biểu diễn bằng một đường hypecpon
nhưng dốc hơn đường đẳng nhiệt vì k > 1.
Dựa vào (3.26) ta có: p1v1k = p2v2k

56
𝑝1 v2 𝑘
=> =( ) (3.27)
𝑝2 v1
1
v2 𝑝1 𝑘
( )=( ) (3.28)
v1 𝑝2
RT
Từ phương trình trạng thái p  , thay biểu thức này vào phương trình đoạn nhiệt
v
RT k
ta rút ra v  const hay Tv k 1  const .
v
T1 v2 𝑘−1
Hay T1 v1 𝑘−1 = T2 v2 𝑘−1 => =( ) (3.29)
T2 v1
𝑘−1
T1 𝑝1 𝑘
=( ) (3.30)
T2 p2
Từ các đẳng thức này, ta thấy rằng quá trình đoạn nhiệt của khí lý tưởng nếu nhiệt
độ của chất khí tăng thì áp suất tăng và thể tích giảm.
p T
1
p1 T 1
T=const 1
q =0 T 2
p2 2T
2q 2

0 0 s1=s2 s
v1 v2v v2T v

Hình 3-4: Đồ thị p-v và T-s của quá trình đoạn nhiệt

 Lượng biến đổi nội năng của quá trình


∆𝑢 = 𝑐v (𝑡2 −𝑡1 ) (𝑐𝑉 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡)
} (3.31)
∆𝑢 = 𝑐v |𝑡𝑡2 (𝑡2 − 𝑡1 ) (𝑐𝑉 = 𝑓 (𝑡 ))
1
v2

 Công thay đổi thể tích l  pdv


v1

k
p1v1
Từ phương trình đoạn nhiệt pvk = p1v1k => p 
vk
Do đó
𝑣2
𝑑v 𝑝1 v1 𝑘 𝑝1 v1 𝑘 1 1
𝑙 = ∫ 𝑝1 v1 𝑘 𝑘
= ( v2
1−𝑘
− v1
1−𝑘 )
= − ( 1−𝑘 − 1−𝑘 )
v 1−𝑘 1 − 𝑘 v1 v2
𝑣1

57
1 𝑝1 v1 𝑘 𝑝2 v2 𝑘 1
𝑙= ( 1−𝑘 − 1−𝑘 ) = (𝑝 v − 𝑝2 v2 ) (3.32)
𝑘 − 1 v1 v2 𝑘−1 1 1
𝑅
𝑙= (𝑇 − 𝑇2 ) (3.33)
𝑘−1 1
𝑅𝑇1 𝑇 } (3.34)
𝑙= (1 − 2 )
𝑘−1 𝑇1
Từ (3.33), (3.34) và (3.29), (3.30) ta có:
𝑅𝑇1 v1 𝑘−1
𝑙= [1 − ( ) ] (3.35)
𝑘−1 v2
𝑘−1
𝑅𝑇1 𝑝2 𝑘
𝑙= [1 − ( ) ] (3.36)
𝑘−1 𝑝1
Hay q = Δu + l = 0  l = - Δu
𝑅
𝑙 = −𝑐𝑣 (𝑇2 − 𝑇1 ) = 𝑐𝑣 (𝑇1 − 𝑇2 ) = (𝑇 − 𝑇2 )
𝑘−1 1
𝑅𝑇1 𝑇2
𝑙= (1 − ) (3.37)
𝑘−1 𝑇1
Trong quá trình đoạn nhiệt công thay đổi thể tích thực hiện được là do sự giảm nội
năng của chất khí.
 Công kỹ thuật
𝑣𝑑𝑝 𝑑𝑙𝑘𝑡
𝑘=− => 𝑘 =
𝑝𝑑𝑣 𝑑𝑙
 dlkt = kdl, lkt = kl (3.38)
 Lượng biến thiên Entropi của quá trình
𝑑𝑞
𝑑𝑠 = =0
𝑇
∆s = 0
=> { q (3.39)
s2 = s1
Ví dụ 3-4: Không khí dược nén đoạn nhiệt từ trạng thái ban đầu có t1 = 15 oC, p1 = l at
đến trạng thái cuối có p2 = 8 at. Hãy xác định các thông số trạng thái cuối t2, v2 của
không khí nén, công thay đổi thể tích, công kỹ thuật, hướng biến đổi nội năng và
entanpi.
Giải

Nhiệt độ sau khi nén:


k−1 1,4−1
p2 k 8 1,4
T2 = T1 . ( ) = (15 + 273). ( ) = 522K = 2490 C
p1 1

Thể tích cuối:

58
1 1 1
p1 k RT1 p1 k 287.288 1 1,4
v2 = v1 . ( ) = .( ) = .( )
p2 p1 p2 1.0,98.105 8

Công thay đổi thể tích:


k−1
RT1 p2 k
l12 = . [1 − ( ) ] = −168 kJ/kg
k−1 p1

Công kỹ thuật của quá trình: lkt12 = kl12 = -1,4.168 = -235,2 J/kg

3.1.6 Quá trình đa biến


Là quá trình thay đổi trạng thái của chất môi giới trong điều kiện nhiệt dung riêng
không đổi, cn = const
dq
Quá trình đoạn nhiệt: c  0
dt
q
Quá trình đẳng nhiệt: c  lim  
T  0 T
Quá trình đẳng tích, đẳng áp: cv = const, cp = const
Đây là những trường hợp riêng của quá trình đa biến.
Từ những phương trình định luật I đối với khí lý tưởng
dq = cpdT - vdp
(3.40)
dq = cvdT + pdv
cn dT = cp dT − vdp
=> {
cn dT = cv dT + pdv
𝑐𝑛 − 𝑐𝑝 −v𝑑𝑝
=> =
𝑐𝑛 − 𝑐𝑣 𝑝𝑑v
𝑐𝑛 − 𝑐𝑝
Đặ𝑡 = 𝑛 (3.41)
𝑐𝑛 − 𝑐𝑣
−v𝑑𝑝
𝑛=
𝑝𝑑v
Tương tự như trong quá trình đoạn nhiệt, ta có: pvn = const (3.42), n: số mũ đa biến.
Đối với một quá trình cụ thể số mũ n có giá trị không đổi. Đối với những quá trình
khác nhau n có giá trị khác nhau nằm trong phạm vi -  +.
Dạng của phương trình đa biến giống dạng của phương trình đoạn nhiệt. Do đó các
công thức của quá trình đa biến có thể suy từ những công thức của quá trình đoạn nhiệt
chỉ cần thay k bằng n.
Quan hệ giữa những thông số:

59
p1  v 2 
n 
  
p 2  v1  
n 1

T1  v 2  
   (3.43)
T2  v1  
n 1 
T1  p1  n 
  
T2  p 2  
 Sự thay đổi nội năng trong quá trình đa biến: Δu = cv(t2 - t1) (3.44)
 Công thay đổi thể tích 


l
1
 p1v1  p 2 v 2  
n 1

RT1   v1  
n 1

l 1      (3.45)
n  1   v 2   
 

 n 1
 
RT1   p1  n  
l 1  
n  1   p 2   
  

 Nhiệt lượng tham gia vào quá trình: q = cn(t2 - t1) (3.46)
𝐶𝑛 −𝐶𝑝
Từ (3.41) ta có 𝑛 = => 𝑛(𝐶𝑛 − 𝐶v ) = 𝐶𝑛 − 𝐶𝑝
𝐶𝑛 −𝐶v
𝑐𝑝
𝐶𝑛 (𝑛 − 1) = 𝑛𝐶v − 𝐶𝑝 = 𝐶v (𝑛 − ) = 𝐶v (𝑛 − 𝑘)
𝑐𝑣
𝑛−𝑘
=> 𝐶𝑛 = 𝐶v
𝑛−1

𝑛−𝑘
Do đó 𝑞 = 𝐶v (𝑡2 − 𝑡1 ) (3.47)
𝑛−1
Nhiệt lượng cũng có thể xác định từ định luật I: q = Δu + l
 Biến thiên entanpi của quá trình

Δi = i2 - i1 = (u2 + p2v2) - (u1 + p1v1)


Δi = u2 - u1 + p2v2 - p1v1 (3.48)
Δi = cp. ΔT
 Lượng biến đổi entropi của quá trình
dq cn . dT
ds =
=
T T
𝑇2
=> ∆𝑠 = 𝑠2 − 𝑠1 = 𝑐𝑛 𝑙𝑛 (3.49)
𝑇1

60
cv dT  pdv c dT dv
Từ định luật I, ta có dq  cv .dT  pdv nên ds   ds  v R
T T v
2 2 2
𝑑𝑞 𝑑𝑇 𝑑𝑣
∆𝑠 = ∫ = ∫ 𝑐𝑣 . + 𝑅. ∫
𝑇 𝑇 𝑣
1 1 1
𝑇2 𝑣2
∆𝑠 = 𝑐𝑣 . ln ( ) + 𝑅. ln ( ) (3.50)
𝑇1 𝑣1
Mặt khác, từ pv = RT  pdv + vdp = RdT
𝑑𝑇 𝑑v 𝑑𝑝
=> = + (∗)
𝑇 v 𝑝
𝑑v 𝑑𝑝 𝑑v 𝑑v 𝑑𝑝 𝑑v 𝑑𝑝
Do đó : 𝑑𝑠 = 𝑐v ( + )+𝑅 = (𝑐v + 𝑅) + 𝑐v = 𝑐𝑝 + 𝑐v
v 𝑝 v v 𝑝 v 𝑝
𝑣2 𝑝2
=> ∆𝑠 = 𝑐𝑝 𝑙𝑛 + 𝑐v 𝑙𝑛 (3.51)
𝑣1 𝑝1

𝑑v 𝑑𝑇 𝑑𝑝
Từ (∗)ta có: = −
v 𝑇 𝑝
𝑑𝑇 𝑑𝑇 𝑑𝑝 𝑑𝑇 𝑑𝑝
Nên 𝑑𝑠 = 𝑐v + 𝑅 ( − ) = (𝑐v + 𝑅) −𝑅
𝑇 𝑇 𝑝 𝑇 𝑝
𝑇2 𝑝2
=> ∆𝑠 = 𝑐𝑝 𝑙𝑛 − 𝑅𝑙𝑛 (3.52)
𝑇1 𝑝1

Quá trình đa biến là quá trình tổng quát nhất. Các quá trình cơ bản mà chúng ta xét
ở trên chỉ là các trường hợp riêng của quá trình đa biến khi số mũ đa biến lấy các giá
trị khác nhau.
1
Từ phương trình pv = const
n
hay p v  const
n

n = 0  p = const: quá trình đẳng áp


n = 1  pv = const: quá trình đẳng nhiệt
n = k  pvk = const: quá trình đoạn nhiệt
n =    v = const: quá trình đẳng tích
Vị trí của quá trình đa biến được biểu diễn trên đồ thị p-v và T-s tùy theo trị số của
mũ đa biến.

T
p n = -
 n =
A n=0 0B
n =
B A
n = 1
n = n=k
n 1=
n = k +
0  0
v s

61
Hình 3-5: Đồ thị p-v và T-s của quá trình đa biến
Từ đồ thị p-v và T-s ta có thể thấy sự thay đổi của số mũ đa biến từ - theo chiều
kim đồng hồ tăng lên 0, 1, rồi k (k > 1) và cuối cùng là +. Như vậy nếu có quá trình
bất kỳ nào xuất phát từ A, ta có thể biết số mũ đa biến của nó nằm trong khoảng nào
và quá trình đó nhận công hay sinh công, nhận nhiệt hay thải nhiệt, nội năng tăng hay
giảm.
- Trong hình quá trình AB có số mũ n nằm trong khoảng 0 < n < 1
- Độ biến thiên nội năng Δu: trên đồ thị T-s lấy đường đẳng nhiệt làm mốc giới hạn
(Δu = 0 vì du = cvdT = 0), các quá trình có dT > 0  du > 0, các quá trình có dT <
0  du < 0. Như vậy quá trình đẳng nhiệt Δu = 0 là ranh giới giữa hai khu vực Δu
> 0 và Δu < 0. Đối chiếu kết quả này sang đồ thị p-v ta cũng có 2 khu vực Δu > 0
và Δu < 0.
- Nhiệt lượng q: đường đoạn nhiệt có dq = Tds = 0 vì ds = 0 sẽ phân đồ thị T-s ra
làm 2 vùng. Bên phải có ds > 0  dq > 0, q > 0. Bên trái ds < 0  dq < 0, q < 0.
Đối chiếu sang đồ thị p-v ta cũng có 2 khu vực q > 0 và q < 0.
- Công: trên đồ thị p-v, đường đẳng tích có dl = pdv = 0 vì dv = 0. Bên phải dv > 0
 dl > 0, l > 0. Bên trái dv < 0  dl < 0  l < 0. Đối chiếu sang đồ thị T-s ta
cũng có hai khu vực l > 0 và l < 0.
Ví dụ 3-5:1 kg không khí được nén đa biến (n = 1,2) trong máy nén từ nhiệt độ t1=
20℃, áp suất p1 = 0,98 bar đến áр suất p2 =7,845 bar. Xác định nhiệt độ cuối quá trình
nén, lượng biến đổi nội năng, entanpi, công kỹ thuật của quá trình.
Giải
Nhiệt độ cuối của quá trình nén:

n−1 1,2−1
p2 n 7,845 1,2
T2 = T1 . ( ) = (20 + 273). ( ) = 4140 K = 1410 C
p1 0,98

Lượng biến đổi nội năng:


20,9
∆u = cv . (t 2 − t1 ) = . 103 . (141 − 29) = 87,2 J/kg
29

Lượng biến đổi entanpi:


∆i cp
∆i = cp . (t 2 − t1 ); = = k = 1,4
∆u cv
∆i = 1,4∆u. 87,2 = 122,08 J/kg
Lượng nhiệt thải ra trong quá trình nén:
n−k 1,2 − 1,4
q n = c n . (t 2 − t 1 ) = c v . . (t1 − t 2 ) = 0,72.103 . . (141 − 120)
n−1 1,2 − 1
= −87,2 j/kg
Công thay đổi thế tích:

62
n−1
RT1 p2 n
l12 = [1 − ( ) ] = −174 J/kg
n−1 p1
Công kỹ thuật: lkt = nl12 = 1,2.(-174,4) = -209 J/kg
3.2 Các quá trình nhiệt động cơ bản của hơi nước

Để tính toán các quá trình nhiệt của hơi nước, ta phải xác định các thông số trạng
thái đầu và cuối của quá trình, sự thay đổi nội năng, entanpi, entrôpi, công và nhiệt
trong quá trình.
Việc xác định các thông số trạng thái của hơi nước có thể hoàn toàn bằng phương
pháp giải tích. Tuy nhiên phương pháp này gặp nhiều khó khăn vì phương trình trạng
thái của hơi nước có dạng phức tạp, hơn nữa cần phải biết rõ sự thay đổi thể thái của
hơi nước trong quá trình vì các công thức xác định các đại lượng vật lý của từng loại
thể thái có dạng khác nhau. Do đó, trong thực tế người ta thường áp dụng phương pháp
đồ thị mà phổ biến là đồ thị i-s của hơi nước.
Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là đơn giản, khá chính xác, có thể dùng cho
bất kỳ quá trình nào mà không cần biết rõ sự thay đổi thể thái của hơi nước trong quá
trình đó. Ta tính:
- Căn cứ vào số liệu đã cho của bài toán mà biểu diễn quá trình lên đồ thị i-s, rồi từ
đó xác định các thông số đầu và cuối của hơi nước trong quá trình.
- Xác định u, nhiệt lượng và công trong quá trình.
3.2.1 Quá trình đẳng tích (v = const)

p i
p1

K T v = const v = const 1 p2
t1
K p1
1
T1 K t2
p2
2
2
T2
2 q

0 0 s 0 s
v

Hình 3-6: Đồ thị p-v, T-s và i-s của hơi nước trong quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng tích được biểu diễn bằng đường v = const. Nếu cho biết trạng thái
ban đầu 1 (p1, t1) và nhiệt cuối t2 thì trên đồ thị, ta xác định các thông số còn lại như
sau:
Xác định điểm 1 bằng cách tìm giao điểm của hai đường đẳng áp p = p1 và đường
đẳng nhiệt t = t1. Từ điểm 1 xác định v1, i1, s1. Điểm 2 xác định bằng cách theo đường v
= v1 = const cho cắt đường t = t2 = const. Từ điểm 2 ta xác định các thông số p2, i2, s2.
Công thay đổi thể tích: dl = p.dv = 0 (vì dv = 0)  l = 0 (3.53)
Biến đổi nội năng: u = (i2 - p2v2) - (i1 - p1v1) = i2 - i1 - v(p2 - p1) (3.54)
Nhiệt lượng: q = u + l = u (3.55)

63
3.2.2 Quá trình đẳng áp (p = const)

p T i
K K T2 2 2 T2
i2
T1
1 2 1 K
x=1
i1
X1 1
l x1
q
0 v 0 s 0 s

Hình 3-7: Đồ thị p-v, T-s và i-s của hơi nước trong quá trình đẳng áp
Cách xác định các thông số trạng thái tương tự như quá trình đẳng tích, có điều
trạng thái 2 ta biết p2 = p1 = const và một thông số khác đã cho (ví dụ t2).
v
Công của quá trình: I = ∫v 2 p. dv = p(V2 − V1 ) (3.56)
1

Biến đổi nội năng: u = i2 - i1 - p(v2 - v1) (3.57)


Nhiệt lượng: q = u + l = i2 - i1 (3.58)
3.2.3 Quá trình đẳng nhiệt (T = const)
p T i
K p1 p2
p1 p2
x t1=t2
1 1 1
K 2
2
2 1
l
q
0 v 0 s 0 s

Hình 3-8: Đồ thị p-v, T-s và i-s của hơi nước trong quá trình đẳng nhiệt
Biến đổi nội năng: u = i2 - i1 - (p2v2 - p1v1) (3.59)
S
Nhiệt lượng: q = ∫S 2 T. ds = T. (s1 − s2 ) (3.60)
1

Công của quá trình: l = q - u (3.61)

3.2.4 Quá trình đoạn nhiệt (s = const)

64
p T p1 i
K 1 T p1
1 1 t1
p2 p2
1
2 2

l 2
0 v 0 p
s1 = s2 s s1 = s2 s

Hình 3-9: Đồ thị p-v, T-s và i-s của hơi nước trong quá trình đoạn nhiệt
dq
dq = 0  ds   s = const (3.62)
T
Nhiệt lượng của quá trình: q = 0 (3.63)
Biến đổi nội năng: u = (i2 - p2v2) - (i1 - p1v1) = i2 - i1 - (p2v2 - p1v1) (3.64)
Công của quá trình: l = - u; lkt = - i, do dq = di + dlkt = 0 => dlkt = - di
Đối với quá trình đoạn nhiệt của hơi nước đôi khi người ta còn áp dụng phương
trình: pvk = const. Nhưng khác với khí lý tưởng ở chổ trị số k không có ý nghĩa vật lý
Cp
gì mà chỉ là con số thực nghiệm ( k  )
Cv
Ví dụ 3-6: Người ta đốt nóng 1 kg hơi nước ở áp suất P = 10 bar, nhiệt độ t1 = 240°C
đến t2 = 350°C trong điều kiện áp suất không đổi. Xác định lượng nhiệt mà hơi nhận
được, công thay đổi thể tích và lượng thay đổi nội năng.
Giải
Đây là quá trình đẳng áp của khí thực, nhiệt trong quá trình đẳng áp được tính:
𝑞𝑝 = ∆𝑖 = 𝑖2 − 𝑖1
Từ bảng nước và hơi nước bão hòa với p = 10 bar, ta tra được nhiệt độ sôi
tương ứng ts = 179,88℃. Ở đây t1 = 240 ℃ > ts. Vậy hơi ở trạng thái đầu là hơi quá
nhiệt. Từ bảng nước chưa sôi và hơi quá nhiệt tìm được.
𝑝1 = 10 bar; t1 = 240℃. Ta có i1 = 2918 kJ/kg
𝑝2 = 10 bar; t2 = 350℃. Ta có i2 = 3156 kJ/kg
Vậy nhiệt mà hơi nhận được: qp = 3156-2918 = 238 kJ/kg
Công thay đổi thể tích trong quá trình đẳng áp: l12 = p. (v2 − v1 )
Từ bảng nước chưa sôi và hơi quá nhiệt: p1 = 10 bar; t1 = 240℃.
Ta có: v1 = 0,2274 m3/kg; p2 = 10 bar; t2 = 350℃; v2 = 0,2822 m3/kg
Vậy l12 = 10.105.(0,2822-0,2274) = 54,8.103 (J/kg)

65
3.3 Quá trình lưu động của khí và hơi

Lưu động là chuyển động có gia tốc của khí và hơi qua ống tương đối ngắn.
3.3.1 Các giả thiết khi nghiên cứu
Để đơn giản ta đưa ra các giả thiết:
1) Quá trình lưu động là đoạn nhiệt, nghĩa là trong quá trình lưu động không có sự
trao đổi nhiệt giữa môi chất và môi trường xung quanh.
2) Tốc độ trên mọi điểm của cùng một tiết diện ngang đều bằng nhau.
(Thực ra tốc độ môi chất trên một tiết diện rất khác nhau. Lớp môi chất sát vách có
tốc độ bằng 0, ở tâm ống có tốc độ lớn nhất).
3) Lưu lượng của môi chất qua mọi tiết diện ngang đều bằng nhau và không đổi
theo thời gian.
Đó chính là điều kiện lưu động liên tục và ổn định, có thể biểu diễn bằng phương trình
𝑓1 𝜔1 𝑓2 𝜔2 𝑓𝜔
𝐺= = =. . . . = = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (3.69𝑎)
v1 v2 v
Lấy logarit rồi vi phân ta có:
𝑙𝑛𝑓 + 𝑙𝑛𝜔 − 𝑙𝑛v = const
𝑑𝑓 𝑑𝜔 𝑑v
+ − =0
𝑓 𝜔 v
𝑑𝑓 𝑑v 𝑑𝜔
=> = − (3.69𝑏)
𝑓 v 𝜔
Với:
G: lưu lượng dòng khí (kg/s)
f : tiết diện ngang của ống (m2)
v: thể tích riêng ở tiết diện tương ứng (m3/kg)
 : tốc độ chất lỏng ở tiết diện tương ứng (m/s)
3.3.2 Quan hệ giữa áp suất, hình dáng ống với tốc độ lưu động
 Quan hệ giữa áp suất và tốc độ lưu động
Theo định luật I nhiệt động học ta có công kỹ thuật của dòng khí: dlkt = -vdp
d 2
Nếu công này chỉ làm tăng động năng của dòng khí, ta có: dlkt = -vdp =
2
Hay 𝜔𝑑𝜔 = −v𝑑𝑝 (3.70)
Vì  > 0, v > 0 nên d và dp luôn ngược dấu nhau. Ta có 2 trường hợp:
- Khi lưu động tốc độ của dòng khí tăng thì áp suất giảm ( d >0, dp<0): ta có
ống tăng tốc (hay ống phun).

66
- Khi lưu động tốc độ của dòng giảm thì áp suất tăng ( d <0, dp>0): ta có ống
tăng áp (hay ống khuếch tán).
 Quan hệ giữa hình dáng ống với tốc độ
1
Nhân cả 2 vế của phương trình (7.2) với , ta được:
2
𝑑𝜔 v𝑑𝑝 𝑘 v 𝑝𝑑𝑝 𝑘𝑝v 𝑑𝑝
=− 2 =− = − (3.71)
𝜔 𝜔 𝑘 𝜔2 𝑝 𝑘𝜔 2 𝑝
Đặt𝑎 = √𝑘𝑝v , a chính là tốc độ âm thanh cục bộ (tốc độ âm thanh trong môi
trường được đặc trưng bằng các thông số p, v).
Tỉ số giữa tốc độ của dòng và tốc độ âm thanh cục bộ gọi là tốc độ chuyển động
tương đối hay tiêu chuẩn Mak, ký hiệu bằng chữ M
𝜔
𝑀= (3.72)
𝑎
𝑑𝜔 𝑎2 𝑑𝑝 1 𝑑𝑝
=> =− = −
𝜔 𝑘𝜔 2 𝑝 𝑘𝑀2 𝑝
𝑑𝑝 𝑑𝜔
=> = −𝑘𝑀2 (3.73)
𝑝 𝜔
Từ phương trình của quá trình đoạn nhiệt pv k  const , lấy logarit và vi phân, ta được:
𝑑𝑝 𝑑v
𝑙𝑛𝑝 + 𝑘𝑙𝑛v = const => +𝑘 =0
𝑝 v
𝑑v 1 𝑑𝑝
=> =− (3.74)
v 𝑘 𝑝
dv d
Thế (3.73) vào (3.74) ta có:  M2 .
V 
Thay giá trị này vào phương trình liên tục (3.69b)
𝑑𝑓 𝑑𝜔
= (𝑀 2 − 1) (3.75)
𝑓 𝜔
Phương trình (3.75) cho ta quan hệ giữa hình dáng ống và tốc độ.
d
*Đối với ống tăng tốc 0

- Khi (M2-1) > 0 tức M > 1 hay ω > a khi đó df > 0
- Khi (M2-1) < 0 tức M < 1 hay ω < a khi đó df < 0
Như vậy khi tốc độ chuyển động của môi chất ω < a muốn tăng tốc phải có tiết diện
nhỏ dần. Khi ω > a muốn tăng tốc phải có tiết diện lớn dần.
d
*Đối với ống tăng áp 0

- Khi (M2-1) > 0 thì ω > a khi đó df < 0

67
- Khi (M2-1) < 0 thì ω < a khi đó df > 0
Như vậy nếu   a , nếu tăng áp ống phải có tiết diện nhỏ dần. ω < a muốn tăng áp
ống phải có tiết diện lớn dần. Như vậy cùng một ống có hình dạng nhất định (to dần
hay nhỏ dần) tùy theo tốc độ chuyển động ở cửa vào ống mà ống đó có thể làm việc
như ống tăng tốc hoặc ống tăng áp.
3.3.3 Xác định tốc độ và lưu lượng
 Xác định tốc độ ở cửa ra
Ta có:
𝑑𝜔2
= −𝜈𝑑p = 𝑑𝑙𝑘𝑡
2
𝑝2
𝜔2 2 − 𝜔1 2
=> = ∫ −𝜈𝑑p = 𝑙𝑘𝑡
2
𝑝1

=> 𝜔2 = √2𝑙𝑘𝑡 + 𝜔1 2
Khi nghiên cứu các quá trình đoạn nhiệt ta có:
𝑘−1
𝑅𝑇1 𝑝2 𝑘
𝑙𝑘𝑡 = 𝑘𝑙 = 𝑘 [1 − ( ) ]
𝑘−1 𝑝1

𝑘−1
2𝑘 𝑝2 𝑘
=> 𝜔2 = √ 𝑅𝑇1 [1 − ( ) ] + 𝜔1 2 (3.76)
𝑘−1 𝑝1

𝜔1
Nếu tốc độ cửa vào ω1 = 0 hay 𝜔2 ( ≪ 1) thì có thể bỏ qua, khi ấy
𝜔2

𝑘−1
2𝑘 𝑝2 𝑘
𝜔2 = √ 𝑝1 v1 [1 − ( ) ] (3.77)
𝑘−1 𝑝1

Công thức (3.77) thường được sử dụng để xác định tốc độ ở cửa ra của ống tăng tốc,
đối với khí lý tưởng trong quá trình lưu động đoạn nhiệt. Trong đó p1, p2 là áp suất môi
chất tại tiết diện vào và ra của ống đo bằng Pa (N/m2); v1: thể tích riêng tại tiết diện
vào (m3/kg).
p2
Từ (3.77) ta thấy ω2 càng lớn nếu càng nhỏ.
p1

Đối với khí thực ta có thể xác định như sau:


Trong quá trình lưu động đoạn nhiệt
𝑑𝜔2 𝑑𝜔2
𝑑𝑞 = 𝑑𝑖 + = 0 => 𝑑𝑖 = −
2 2

68
𝜔22 − 𝜔12
=> = −(𝑖2 − 𝑖1 ) = 𝑖1 − 𝑖2
2

=> 𝜔2 = √2(𝑖1 − 𝑖2 ) + 𝜔12 (3.78)

Ở đây i1 và i2 là entanpi tại tiết diện vào và ra (J/kg)


𝜔2 = 44,72√𝑖1 − 𝑖2 (i tính bằng kJ/kg)
𝜔2 = 91,53√𝑖1 − 𝑖2 (i tính bằng kcal/kg) (3.79)
Công thức (3.79) có thể áp dụng cho khí lý tưởng và khí thực.
 Xác định lưu lượng
f 2 2
Từ (3.69) ta có: G 
v2
1
𝑝1 𝑘
Với khí lý tưởng𝑣2 = 𝑣1 ( )
𝑝2
1
𝑓2 𝜔2 𝑝1 𝑘
=> 𝐺 = ( )
v1 𝑝2

Thay giá trị của ω2 từ (3.77) vào, ta được:

1 𝑘−1
𝑓2 𝑝1 𝑘 2𝑘 𝑝2 𝑘
𝐺= ( ) √ 𝑝1 v1 [1 − ( ) ]
v1 𝑝2 𝑘−1 𝑝1

2 𝑘−1
2𝑘 𝑝1 𝑝2 𝑘 𝑝2 𝑘
𝐺 = 𝑓2 √ [( ) − ( ) ] (3.80)
𝑘 − 1 v1 𝑝1 𝑝1

Công thức (3.80) dùng để xác định lưu lượng của khí lý tưởng. Đối với khí thực:
𝑓2
𝐺= (𝑖 − 𝑖2 ) (𝑖: 𝐽/𝑘𝑔)
v2 √2 1
} (3.81)
𝑓2
( )
𝐺 = 44,72 √ 𝑖1 − 𝑖2 (𝑖: 𝐽/𝑘𝑔)
v2
Công thức (3.81) dùng cho khí lý tưởng và khí thực.
 Trạng thái tới hạn của dòng khí lưu động
Khi lưu động qua ống tăng tốc nhỏ dần, tốc độ sẽ tăng còn áp suất và nhiệt độ của
dòng sẽ giảm. Do đó tốc độ âm thanh cục bộ cũng giảm.
Với giá trị áp suất p2 nào đó hoàn toàn xác định thì tốc độ ở cửa ra hay ở tiết diện
hẹp nhất sẽ bằng tốc độ âm thanh cục bộ tại đó. Trạng thái môi chất khi đó được gọi là
trạng thái tới hạn.

69
𝛼𝑡ℎ = 𝜔𝑡ℎ (3.82)
 Tỉ số áp suất tới hạn
Tỉ số áp suất tới hạn là tỉ số giữa áp suất tới hạn và áp suất của môi chất ở tiết diện
vào
𝑝𝑡ℎ
𝛽𝑡ℎ = (3.83)
𝑝1
Tỉ số áp suất tới hạn có thể tính như sau

𝑘−1
2𝑘 𝑝𝑡ℎ 𝑘
𝛼𝑡ℎ = 𝜔𝑡ℎ = √𝑘𝑝𝑡ℎ v𝑡ℎ = √𝑘𝑅𝑇𝑡ℎ = √ 𝑅T1 [1 − ( ) ]
𝑘−1 𝑝1

𝑘−1
𝑇𝑡ℎ 2
= [1 − 𝛽𝑡ℎ𝑘 ]
𝑇1 𝑘−1
Trong quá trình đoạn nhiệt ta có
𝑘−1 𝑘−1
𝑇𝑡ℎ 𝑝𝑡ℎ 𝑘
=( ) = 𝛽𝑡ℎ𝑘
𝑇1 𝑝1
𝑘−1 𝑘−1
2
=> 𝛽𝑡ℎ𝑘 = [1 − 𝛽𝑡ℎ𝑘 ]
𝑘−1
𝑘−1 𝑘−1
2 2
𝛽𝑡ℎ𝑘 = − 𝛽 𝑘
𝑘 − 1 𝑘 − 1 𝑡ℎ
𝑘 + 1 𝑘−1 2
𝛽𝑡ℎ𝑘 =
𝑘−1 𝑘−1
𝑘
2 𝑘−1
=> 𝛽𝑡ℎ = ( ) (3.84)
𝑘−1
Khí 1 nguyên tử k = 1,6  βth = 0,49
Khí 2 nguyên tử k = 1,4  βth = 0,53
Khí 3 nguyên tử k = 1,3  βth = 0,55
Đối với hơi nước số mũ đoạn nhiệt k xác định bằng thực nghiệm:
Hơi quá nhiệt k = 1,3  βth = 0,55
Hơi bão hòa khô k = 1,135  βth = 0,577
Hơi bão hòa ẩm k = 1,035 + 0,1x.
 Tốc độ tới hạn

𝑘−1
2𝑘 𝑝𝑡ℎ 𝑘
𝜔𝑡ℎ =√ 𝑝1 v1 [1 − ( ) ]
𝑘−1 𝑝1

70
2𝑘 2
=> 𝜔𝑡ℎ = √ 𝑝1 v1 [1 − ]
𝑘−1 𝑘+1

2𝑘
𝜔𝑡ℎ = √ 𝑝v (3.85)
𝑘+1 1 1

Tốc độ tới hạn còn có thể xác định theo công thức
𝜔𝑡ℎ = √2(𝑖1 − 𝑖𝑡ℎ ) (3.86)
Công thức (3.85) dùng cho khí lý tưởng, công thức (3.86) dùng cho cả khí thực và
khí lý tưởng.
 Lưu lượng cực đại
Lưu lượng cực đại qua các ống tăng tốc nhỏ dần sẽ đạt được khi tốc độ ở cửa ra
bằng tốc độ tới hạn (tức tốc độ cực đại mà ống nhỏ dần có thể).
p 2 pth
Khi đó    th
p1 p1

Do đó
2 𝑘+1
2𝑘 𝑝1 2 𝑘−1 2 𝑘−1
𝐺𝑚𝑎𝑥 = 𝑓2 √ [( ) −( ) ]
𝑘 − 1 v1 𝑘 + 1 𝑘+1

2
2𝑘 𝑝1 2 𝑘−1 2
𝐺𝑚𝑎𝑥 = 𝑓2 √ ( ) (1 − )
𝑘 − 1 v1 𝑘 + 1 𝑘+1
2
2𝑘 𝑝1 2 𝑘−1
= 𝑓2 √ ( )
𝑘 + 1 v1 𝑘 + 1
2
2𝑘 2 𝑘−1 𝑝1
𝐺𝑚𝑎𝑥 = 𝑓2 √ ( ) (3.87)
𝑘+1 𝑘+1 v1
Công thức (3.87) dùng cho khí lý tưởng. Đối với khí thực và khí lý tưởng có thể
dùng công thức sau
𝑓2 𝜔𝑡ℎ
𝐺𝑚𝑎𝑥 = (3.88)
v𝑡ℎ
3.3.4 Khảo sát ống tăng tốc nhỏ dần theo áp suất môi trường đằng sau ống
Đối với ống tăng tốc nhỏ dần, tốc độ và lưu lượng xác định theo công thức (3.77) và
p2 p
(3.80) phụ thuộc vào tỉ số áp suất (ta ký hiệu   2 ).
p1 p1

71
Khi β giảm từ 1 đến 0 thì lưu lượng tăng từ 0 đến G max rồi lại giảm xuống 0, còn tốc
độ tăng từ 0 đến ωth rồi tiếp tục tăng đến giá trị lớn nhất.
Nhưng thực tế β chỉ có thể giảm từ 1 đến βth nên lưu lượng chỉ có thể thay đổi từ 0
đến Gth =Gmax

G w2

Gmax
wmax

0 0 th
th 1  1 =p2/p1

Hình 3-12
Sự khác nhau đó có thể giải thích như sau:
Độ biến thiên áp suất được truyền đi với vận tốc a. Trong ống phun khi tốc độ lưu
động  < a thì sự giảm áp suất dọc theo dòng khí truyền đi với vận tốc (a-  ). Khi  =
a thì sự giảm áp suất không thể truyền theo dòng được nữa và áp suất ở cửa ra vẫn giữ
nguyên bằng áp suất tới hạn pth.
Trong tất cả các công thức tính lưu lượng và tốc độ nêu ở phần trên p 2 là áp suất ở
cửa ra của môi chất, nhưng thông thường lại dễ biết áp suất của môi trường phía sau
ống tăng tốc p’2.
Tùy theo quan hệ giữa p2 và p’2 ta có 3 chế độ làm việc của ống tăng tốc nhỏ dần:
p '2
- Khi p '2  pth    th : chất môi giới giãn nở hoàn toàn trong ống tăng tốc, p2 =
p1
p’2, ω2 < ωth, G2 <Gmax.
p '2
- Khi p '2  pth    th ; chất môi giới giãn nở hoàn toàn trong ống, p2 = p’2 =
p1
pth, ω2 = ωth, G2 =Gmax.
p'2
- Khi p '2  pth hay   th thì chấi môi giới không giãn nở hoàn toàn trong ống
p1
tăng tốc. Khi đó trong ống tăng tốc chất môi giới chỉ giãn nở từ áp suất p 1 ở tiết
diện vào đến áp suất p2= pth ở tiết diện ra. Trong trường hợp này p2 > p’2 , như
vậy chất môi giới sẽ giãn nở tiếp từ p2 xuống p’2 bên ngoài ống ω2 = ωth, G2
=Gmax.
3.3.5 Ống tăng tốc Lavan

72
Như đã nói ở trên, ống tăng tốc nhỏ dần tốc độ ở cửa ra không thể lớn hơn tốc độ
âm thanh cục bộ. Khi ω < a muốn tăng tốc ống phải có tiết diện nhỏ dần, khi ω > a
muốn tăng tốc ống phải có tiết diện lớn dần. Vậy muốn đưa môi chất từ tốc độ nhỏ hơn
tốc độ âm thanh đến tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh ta phải làm ống có 2 đoạn, đoạn
đầu nhỏ dần và đoạn sau lớn dần. Ống tăng tốc có hình dáng như vậy gọi là ống hỗn
hợp hay ống Lavan.

pth

1
2

th
1
2
Hình 3-13: Biểu diễn sự phân bố áp suất và vận tốc trong ống Lavan
Đoạn ống nhỏ dần làm việc với chế độ M < 1, còn ống lớn dần làm việc với chế độ
M > 1. Tại ranh giới của 2 ống, ống có tiết diện nhỏ nhất (fmin) M = 1, tại đó tốc độ
bằng tốc độ tới hạn, áp suất bằng áp suất tới hạn.
Chế độ làm việc hợp lý của ống tăng tốc Lavan là áp suất môi trường sau ống
p '2
p '2  pth hay   th .
p1
Lưu lượng của ống G=Gmax, chú ý trong công thức tính lưu lượng Gmax, f2 ở đây là
tiết diện hẹp nhất của ống f2= fmin
Ví dụ 3-7: Không khí có áp suất 10 bar, nhiệt độ 300 oC lưu động qua ống tăng tốc
hỗn hợp vào môi trường có áp suất 1 bar. Cho biết lưu lượng của dòng là 4kg/s, xác
định tốc động lưu động của không khí ra khỏi ống tăng tốc và các kích thước cơ bản
của ống nếu chọn góc loe phần lớn dần bằng 10o.
Giải
Áp suất và tốc độ của dòng ở cổ ống là tới hạn, tính được
k
pk = β.p1 = 0,528 bar và ωk = √2 p1 v1 = 438 m/s
k+1

73
Diện tích ở cổ ống nhỏ nhất, được tính theo:
G G
fmin = =
k p1 2 2/(k+1) 0,686√p1 /v1
√2 . .( )
k + 1 v1 k + 1
RT1
Trong đó: v1 =
p1

Thay vào được v1= 0,168 m/s. Thay tất cả các đại lượng, tính được fmin = 0,00241 m2
và đường kính dmin = 5,5 cm.
Tốc độ của dòng khí ra khỏi ống, thay trực tiếp vào công thức;

k p2
ω2 = √2 p1 v1 [1 − ( )(k−1)/k = 746 m/s.
k−1 p1
k 2 ω v
Mặt cắt ra được tính theo: f2 = fmin . ω2 . vk ,
p 1 p 1
Thay vk = v1 ( 1 )k = 0,264m3 /kg; v2 = v1 ( 1)k = 0,86m3 /kg
pk p2

được f2 = 0,0046 m2 và d2 = 7,7 cm.


𝑑2 −𝑑𝑚𝑖𝑛
Chiều dài đoạn loe dần: 𝑙 = 𝛼 = 12,6 𝑐𝑚
2 tan
2

3.4 Quá trình tiết lưu của khí và hơi


3.4.1 Quá trình tiết lưu
Quá trình tiết lưu là quá trình giảm áp suất do ma sát và không thực hiện ngoại công
khi môi chất chuyển động qua những chổ có trở lực tăng đột ngột như qua các van, lá
chắn... Quá trình tiết lưu xảy ra rất nhanh nên xem như không trao đổi nhiệt giữa dòng
chảy với môi trường ngoài. Thực nghiệm cho thấy rằng sự thay đổi tốc độ của dòng ở
trước và sau tiết lưu không đáng kể (1  2).

p1 p2

1 2

i1 i2

Hình 3-14: Sự thay đổi của áp suất, vận tốc và entanpi trong quá trình tiết lưu
Từ phương trình năng lượng của dòng khí

74
𝑑𝜔2
𝑑𝑞 = 𝑑𝑖 +=0
2
𝑑𝜔2 𝜔22 − 𝜔12
=> 𝑑𝑖 = − => 𝑖1 − 𝑖2 = =0
2 2
=> 𝑖1 = 𝑖2
Nghĩa là trong quá trình tiết lưu đoạn nhiệt, entanpi của dòng khí ở trạng thái đầu và
cuối bằng nhau. Tuy vậy không nên hiểu rằng trong suốt quá trình tiết lưu i = const.
Thực tế do ảnh hưởng của vật cản nên tiết diện dòng bị thu hẹp, tốc độ tăng do đó
động năng của nó tăng và entanpi sẽ giảm. Sau vật cản tiết diện của dòng sẽ mở rộng,
tốc độ giảm xuống, entanpi lại tăng lên đến giá trị ban đầu.
Sự thay đổi áp suất và tốc độ của môi chất được diễn tả như trên hình vẽ. Tại tiết
diện hẹp nhất áp suất giảm xuống đột ngột và tốc độ tăng lên đột ngột. Sau tiết diện
này áp suất tăng lên một ít do tốc độ giảm nhưng áp suất không phục hồi được hoàn
toàn như cũ, tức p2 < p1 vì rằng một phần động năng tiêu tốn do ma sát và xoáy.
Do entanpi ở trước và sau tiết lưu không đổi nên đối với khí lý tưởng nhiệt độ trước
và sau đối lưu bằng nhau, vì di = cpdt => i2 = i1= cp(t2-t1) = 0 => t2 = t1
Ví dụ 3-8: Do trở lực (tiết lưu) mà áp suất dòng không khí từ 8 bar giảm xuống đến
6 bar. Hãy tính nhiệt dộ cuối cùng và độ biến thiên entropi của không khí biết nhiệt độ
ban đầu bằng 20 oC.
Giải
Enthapi của môi chất trước và sau khi tiết lưu bằng nhau, Δi = i2 - i1 = 0, và không
khí có thể coi là khí lí tưởng nên Δt = t2 – t1 = 0, do đó t2 = t1= 20 oC.
Độ biến thiên entropi
T2 p2 T2 p1
∆s = cp ln − Rln = cp ln + Rln
T1 p1 T1 p2
8 kJ
∆s = 287. ln = 82,6 . độ
6 kg
Ví dụ 3-9: Hơi nước từ áp suất 16 bar và nhiệt độ 300 oC tiết lưu đến áp suất 1,2
bar. Tính và nhận xét về nhiệt độ và độ quá nhiệt của hơi nước qua quá trình tiết lưu.
Giải
Tra bảng 17, i1 = 3033 kJ/kg
Vì quá trình tiết lưu nên i1 = i2, p2 = 1,2 bar nên t2 = 280 oC.
Δt1 = 300- 201,36 = 98,64 oC (201,36 oC là nhiệt độ bão hòa của nước ở áp suất 16
bar)
Δt2 = 280 – 104,81 = 175,19 oC (104,81 oC là nhiệt độ bão hòa của nước ở áp suất
1,2 bar)
Nhận xét: i không đổi; áp suất giảm nhiệt độ giảm, còn độ quá nhiệt tăng lên.
3.4.2 Hiệu ứng Joule-Thomson
Đối với khí thực khi tiết lưu nhiệt độ có thể thay đổi t2  t1.

75
Tỉ số giữa sự thay đổi nhiệt độ khí thực với sự thay đổi áp suất được gọi là hiệu ứng
Joule-Thomson (1852).
Hiệu ứng Joule-Thomson dạng vi phân
𝜕T
𝛼1 = ( ) (3.89) 𝑖 : hệ số của hiệu ứng Joule − Thomson
𝜕𝑝 𝑖
𝜕v
Mà 𝑑𝑖 = 𝑐𝑝 𝑑𝑇 − [𝑇 ( ) − v] 𝑑𝑝
𝜕𝑇 𝑝
𝜕v
Trong quá trình tiết lưu di = 0=> 𝑐𝑝 𝑑𝑇 = [𝑇 ( ) − v] 𝑑𝑝
𝜕𝑇 𝑝

𝜕v
𝑇( ) −v
𝜕T 𝜕𝑇 𝑝
Khi đó 𝛼1 = ( ) = (3.90)
𝜕𝑝 𝑖 𝑐𝑝
Quá trình tiết lưu áp suất giảm nên  i và dT ngược dấu nhau.
* T giảm khi αi > 0
𝜕v v
𝑇( ) − v > 0 => 𝑇 >
𝜕𝑇 𝑝 𝜕v
( )
𝜕𝑇 𝑝
* T tăng khi αi < 0
𝜕v v
𝑇( ) − v < 0 => 𝑇 <
𝜕𝑇 𝑝 𝜕v
( )
𝜕𝑇 𝑝
* Nhiệt độ không đổi khi αi = 0
𝜕v v
𝑇( ) − v = 0 => 𝑇 =
𝜕𝑇 𝑝 𝜕v
( )
𝜕𝑇 𝑝
v
Nhiệt độ T  được gọi là nhiệt độ chuyển biến.
 v 
 
 T  p

Nếu nhiệt độ ban đầu của môi chất lớn hơn nhiệt độ chuyển biến thì qua tiết lưu
nhiệt độ giảm.
Nếu nhiệt độ ban đầu của môi chất nhỏ hơn nhiệt độ chuyển biến thì qua tiết lưu
nhiệt độ tăng.
Nếu nhiệt độ ban đầu của môi chất bằng nhiệt độ chuyển biến thì qua tiết lưu nhiệt
độ không đổi.
Đối với khí lý tưởng nhiệt độ chuyển biến bằng nhiệt độ môi chất nên sau khi tiết
lưu nhiệt độ của khí lý tưởng sẽ không đổi.

76
3.5 Quá trình nén khí (và hơi)
Khí nén và hơi nén được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật và sinh hoạt. Muốn nén khí
và hơi người ta dùng máy nén. Máy nén nhận công bên ngoài để nâng áp suất của môi
chất lên. Dựa vào nguyên lý làm việc có thể chia máy nén ra làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các máy nén piston và máy nén roto (bánh răng, cánh gạt): nén khí
bằng sự chuyển động của piston hoặc cánh gạt lắp trên rôto quay để đạt áp suất cao
cần thiết rồi đẩy vào bình chứa.
- Nhóm 2: gồm các máy nén ly tâm, máy nén hướng trục và vòi phun (êjectơ): nén
khí bằng cách truyền cho nó vận tốc lớn, sau đó động năng của dòng khí biến thành
nội năng làm cho nhiệt độ và áp suất tăng lên.
Hai nhóm này khác nhau về cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, kinh tế. Tuy nhiên đứng về
quan điểm nhiệt động lực học các quá trình tiến hành trong máy nén hoàn toàn như
nhau. Nên sau đây ta chủ yếu nghiên cứu máy nén piston.
3.5.1 Máy nén piston 1 cấp
 Những quá trình cơ bản trong máy nén piston 1 cấp
Trong máy nén 1 cấp, chất môi giới chỉ được nén một lần rồi vào bình chứa.
Giả thiết: toàn bộ thể tích xi lanh là thể tích có ích, không có ma sát, ap suất hút vào
xi lanh và ra khỏi xi lanh không đổi.
Sơ đồ của máy nén piston 1 cấp gồm: xi lanh, piston, van nạp và van thải tự động
đóng mở nhờ áp suất khí
Khi piston chuyển động từ trái qua phải van nạp mở, không khí đi vào xi lanh qua
van nạp với áp suất p1 = const. Hành trình ngược lại (từ phải qua trái) các van đều
đóng kín, khí trong xi lanh bị nén.
Khi piston đến vị trí nào đó (điểm 2) áp suất khí trong xi lanh đạt đến trị số xác định
đủ để đẩy van thải mở ra, không khí nén sẽ qua van thải vào bình chứa

p
p2 2’ 2 2”
3

p1
4
1
0 v
Hình 3-15: Máy nén piston 1 cấp
Đồ thị lý thuyết biểu thị những quá trình của máy nén piston 1 cấp gồm có các quá
trình sau:

77
4-1: quá trình nạp đẳng áp không khí vào xi lanh
1-2: quá trình nén
2-3: quá trình đẩy khí nén vào bình chứa
Cần chú ý quá trình 4-1 và 2-3 chất khí không có sự thay đổi trạng thái mà chỉ thay
đổi số lượng chất khí trong xi lanh.
Riêng quá trình nén khí 1-2 có thể xảy ra 3 trường hợp: nén đẳng nhiệt 1-2’, nén
đoạn nhiệt 1-2’’, nén đa biến 1-2. Trong đó nén đẳng nhiệt là tốt nhất vì công tiêu hao
là nhỏ nhất.
 Tính công tiêu hao trong máy nén piston 1 cấp
Công lý thuyết tiêu hao để nén 1 kg khí lý tưởng trong máy nén piston 1 cấp tương
ứng với dt 1234 theo tỉ lệ xích nào đó. Nó phụ thuộc vào quá trình nén 1-2 và được
tính bằng công thức:
𝑝2

𝑙 = − ∫ v𝑑𝑝 (3.91)
𝑝1

a) Quá trình nén khí đẳng nhiệt


RT
Do v  , thay thế vào biểu thức (3.91) ta có:
p
𝑝2
𝑅𝑇 𝑝2 𝑝2 𝑝2
𝑙′ = − ∫ 𝑑𝑝 = −𝑅𝑇𝑙𝑛 = −𝑝1 v1 𝑙𝑛 = −𝑝2 v2 𝑙𝑛 J/kg (3.92)
𝑝 𝑝1 𝑝1 𝑝1
𝑝1

b) Công tiêu hao khi nén G kg khí


𝑝1
𝐿′ = 𝐺𝑙′ = 𝐺𝑅𝑇𝑙𝑛 (𝐽 ) (3.93)
𝑝2
Công suất tiêu hao:
𝑝1
𝐿′ 𝐺𝑅𝑇𝑙𝑛
𝑝2
𝑁′ = = (𝑤) (3.94)
𝜏 𝜏
với τ: thời gian (s)
Hiệu suất nhiệt khi nén đẳng nhiệt:
𝑁′
𝜂′ = (3.95)
𝑁𝑒′
Ne’: công suất tiêu hao thực tế để nén G kg khí trong một đơn vị thời gian. Đối với
máy nén 𝜂’ nằm trong khoảng 0,6  0,76.
c) Quá trình nén khí đoạn nhiệt
1/𝑘
Ta có 𝑝v 𝑘 = 𝑝1 v1𝑘 => v = 𝑝1 . v1 . 𝑝−1/𝑘 , thay vào (3.91):

78
𝑝2 𝑝2
1 1 1 1
𝑙′′ = − ∫ 𝑝1 . v1 . 𝑝−𝑘
𝑘
𝑑𝑝 = 𝑘
−𝑝1 . v1 ∫ 𝑝−𝑘 𝑑𝑝
𝑝1 𝑝1
1 𝑝1
1 1−
𝑝 𝑘
𝑙′′ = −𝑝1𝑘 . v1 [ ]
1
1−
𝑘 𝑝1
𝑘
=− (𝑝 v − 𝑝1 v1 )
𝑘−1 2 2
𝑘−1
𝑘 𝑝2 𝑘
=− 𝑝1 v1 [( ) − 1]
𝑘−1 𝑝1

𝑘−1
𝑘 𝑝2 𝑘
=− 𝑅T1 [( ) − 1] (𝐽/𝑘𝑔) (3.96)
𝑘−1 𝑝1

Đối với G kg khí: L’’= Gl’’ (J) (3.97)

𝐿′′
Công suất tiêu hao để nén đoạn nhiệt: 𝑁 ′′ = (𝑤) (3.98)
𝜏
𝑁 ′′
Hiệu suất nhiệt khi nén đoạn nhiệt: 𝜂 ′′ = (3.99)
𝑁𝑒′′

𝜂’’ đối với máy nén nằm trong khoảng 0,75  0,85.
d) Quá trình nén khí đa biến
Hai trường hợp trên chỉ xảy ra khi được làm mát hoàn toàn (đẳng nhiệt), hoặc khi
không được làm mát (nén đoạn nhiệt). Thực tế quá trình nén xảy ra theo quá trình đa
biến với chỉ số đa biến n thay đổi, ta có công trong quá trình nén đa biến tương tự như
quá trình nén đoạn nhiệt:
𝑛−1
𝑛 𝑝2 𝑛
𝑙=− 𝑝1 v1 [( ) − 1] (𝐽/𝑘𝑔) (3.100)
𝑛−1 𝑝1
Đối với G kg khí
𝑛−1
𝑛 𝑝2 𝑛
𝐿 = 𝐺𝑙 = − 𝑝1 V1 [( ) − 1] (𝐽) (3.101)
𝑛−1 𝑝1
 Tác hại của dung tích thừa trong máy nén
Do thực tế chế tạo mà trong xi lanh của máy có dung tích thừa Vt=V30 bằng thể
tích khoảng hở giữa nắp xi lanh và piston khi ở điểm chết trên. Thường thể tích thừa
chiếm khoảng 3  10% toàn bộ thể tích V1 của xi lanh.

79
Vì vậy thể tích công tác thực tế của máy nén giảm xuống vì trước khi nạp khí mới
vào xi lanh còn có quá trình giãn nở của khí sót trong xi lanh (quá trình 3-4) để áp suất
trong xi lanh bằng áp suất của môi trường ngoài, sau quá trình giãn nở của khí sót là
quá trình nạp khí mới vào xi lanh.

p
k
pgh
2’
3’ p2

3 p2 2
p1
4 4’ 1

V3 V4 V4’ V1 V

Hình 3-16: Đồ thị lý thuyết của máy nén có dung tích thừa
Khi áp suất cuối quá trình nén tăng (p2’ > p2) thì lượng khí nạp vào giảm (V1-V4’ <
V1-V4), do đó sản lượng của máy nén giảm.
Nếu áp suất cuối quá trình nén bằng áp suất giới hạn pgh thì sản lượng máy nén bằng
0, vì lượng khí nạp vào máy bằng 0.
Để đánh giá năng suất của máy nén piston do thể tích thừa gây ra người ta dùng đại
lượng hiệu suất thể tích máy nén, ký hiệu 𝜂n, là tỉ số giữa thể tích công tác thực tế và
công tác lý thuyết
𝑉1 − 𝑉4
𝜂𝑛 = (3.102)
𝑉1 − 𝑉3
Các máy nén thực tế có 𝜂n =0,7÷ 0,9
Áp suất nén càng cao thì 𝜂tt càng thấp, vì vậy dùng máy nén 1 cấp để nén khí đến áp
suất cao là không có lợi. Máy nén 1 cấp nên dùng tỉ số áp suất p2/p1 không quá 10  12
lần.
Ngoài ra khi nén đến áp suất cao nhiệt độ khí nén sẽ cao, ảnh hưởng không tốt đến
nhớt bôi trơn.
Khi có dung tích thừa, công tiêu hao bằng
𝑛−1 𝑛−1
𝑛 𝑝2 𝑛 𝑛 𝑝2 𝑛
𝐿=− 𝑝1 V1 [( ) − 1] + 𝑝1 V4 [( ) − 1]
𝑛−1 𝑝1 𝑛−1 𝑝1
𝑛−1
𝑛 𝑝2 𝑛
𝐿=− 𝑝1 (V1 − V4 ) [( ) − 1]
𝑛−1 𝑝1
𝑛−1
𝑛 𝑝2 𝑛
𝐿=− 𝐺𝑅𝑇1 [( ) − 1] (𝐽) (3.103)
𝑛−1 𝑝1

80
p1 V1  V4 
Trong đó: G  : là lượng khí hút vào xi lanh của một hành trình của
RT1
piston.
 n 1

 p2  n
RT1    1

n
Nếu tính cho 1 kg khí nén, công tiêu hao là: l   (3.104)
n 1  p1  
 
So với khi không có dung tích thừa thì công tiêu hao để nén 1 kg vẫn như nhau.
Ví dụ 3-10: Máy nén lý tưởng một cấp, lưu lượng hút không khí là 100 m3/h ở áp suất
p1 = 1at, nhiệt độ t = 27°C. Áp suất cuối p2 = 8at.
Xác định công suất lý thuyết của máy nén và lượng nước làm mát xylanh của máy nén
nếu nhiệt độ của nước tăng lên 13°C, quá trình nén là đa biến với n = 1,2.
Giải
Công suất tiêu hao của máy nén khí được tính
n−1
n p2 n 1.2 1,2−1
Lmn = − . p1 . V1 . [( ) − 1] = − . 0,98.105 100. (8 1.2 − 1)
n−1 p1 1.2 − 1
J
= 2,44.107 ( ) = 6,78.103 W = 6,78 kW
h
Nhiệt thải ra xy-lanh trong quá trình nén:
𝑛−𝑘
𝑄𝑛 = 𝐺. 𝑐𝑛 . (𝑡2 − 𝑡1 ) = 𝐺. 𝑐𝑣 . . (𝑡 − 𝑡1 )
𝑛−1 2
𝑛−1
𝑇2 𝑝2 𝑛 0,2
=( ) = 81,2 = 1,415
𝑇1 𝑝1
𝑇2 = 𝑇1 . 1,415 = 424𝐾
V1 1.0,98.105 . 100
G = p1 . = = 114kg/h
RT1 287.300
114.20,9 1,2 − 1,4
Qn = . 103 . ( ) (151 − 27) = −1,02.107
29 1.2 − 1
Nhiệt thải trong quá trình nén này được nước làm nguội xy-lanh mang đi, nên:
|𝑄𝑛 | = Q nước = Gnước . cp . ∆t
|Q n | 1,02.107 kg
Gnước = = = 187
cp . ∆t 4,18.103 . 13 h
3.5.2 Máy nén piston nhiều cấp
Như đã nêu ở phần trên, máy nén 1 cấp không thể nén với tỉ số áp suất lớn được.
Còn trong máy nén ly tâm, áp suất nén tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ vòng quay.
Nếu nén khí tới áp suất cao thì số vòng quay phải rất lớn, ảnh hưởng đến độ bền của
đĩa quay và trục máy nén. Vì vậy đối với máy nén ly tâm khi cần nén đến áp suất cao
cũng phải dùng nhiều cấp.

81
Một ưu điểm nữa của máy nén nhiều cấp là giữa các cấp ta có thể làm nguội khí
nén, do đó giảm công tiêu hao. Trong máy nén 1 cấp dù làm nguội xi lanh rất tốt cũng
không thể đạt được quá trình nén đẳng nhiệt. Song nếu chia quá trình nén ra nhiều
phần và làm mát sau mỗi cấp nén thì có thể tiến gần tới quá trình nén đẳng nhiệt.

Cấp I p
4
p4 c 4’

Bình làm nguội


p2 b 2
a 3
p1 1
Cấp II
0 V

Hình 3-17: Máy nén pistion nhiều cấp và đồ thị p-v


Sau khi ra khỏi máy nén cấp I, chất môi giới được đưa vào bình làm nguội trung
gian, sau đó được đưa vào máy nén cấp II
a-1: biểu thị quá trình hút vào xi lanh cấp I
1-2: quá trình nén đa biến trong xi lanh cấp I
2-b: quá trình đẩy khí vào bình làm nguội
b-3: quá trình hút khí làm nguội vào xi lanh cấp II
2-3: quá trình làm nguội khí xảy ra trong bình làm nguội, với áp suất p2 không đổi,
nhiệt độ giảm từ t2 xuống t3 (thường lấy t3=t1).
3-4: quá trình nén khí đa biến trong xi lanh cấp II
4-c: đẩy khí vào bình chứa khí nén.
Do có làm nguội trung gian mà thể tích khí nén giảm đi một lượng (V 2-V3) so với
thể tích khí ở cuối quá trình nén cấp I (V2). Điểm 3 biểu thị trạng thái khí trước khi
nén ở cấp II. Như vậy khi nén 2 cấp có là nguội trung gian, công tiêu hao sẽ giảm đi
một lượng bằng dt 2344’ so với nén 1 cấp có cùng áp suất ban đầu và áp suất cuối.
Nếu nén rất nhiều cấp có làm nguội trung gian thì quá trình nén khí trong nó tiến
dần đến quá trình đẳng nhiệt.

BÀI TẬP
Bài 3.1 Xylanh có đường kính d = 400 mm chứa lượng không khí có thể tích V = 0,08
m3 ở áp suất 3 bar; nhiệt độ 15oC. Hỏi lực tác dụng lên piston sẽ tăng lên bao nhiêu
nếu không khí trong xylanh nhận nhiệt lượng 80 kJ trong điều kiện piston không dịch
chuyển.
Đáp số: ∆t = 4,99.104 N

82
Bài 3.2 Một bình kín thể tích 0,6 m3 chứa không khí ở áp suất 5,1 at, nhiệt độ 20 oC.
Để làm lạnh bình người ta lấy đi lượng nhiệt 105 kJ. Xác định nhiệt độ và áp suất
trong bình, lượng thay đổi entanpi sau quá trình làm lạnh đó.
Đáp số: t2= 20,7o C; p2 = 4,2 bar; ∆I = 147 kJ
Bài 3.3 Thể tích không khí trong xylanh có đường kính d = 600 mm, V1= 0,41 m3 ở
nhiệt độ 20oC. Nếu không khí nhận lượng nhiệt 99,5 kJ trong điều kiện áp suất không
đổi và piston dịch chuyển 400 mm. Hỏi nhiệt độ cuối và áp suất trong quá trình là bao
nhiêu.
Đáp số: t 2 = 101℃; p = 2,5 bar
Bài 3.4 1 kg không khí ở áp suất p1 = l at, thể tích riêng v1 = 0,8 m3/kg nhận lượng
nhiệt 100 kcal/kg trong điều kiện áp suất không đổi. Xác định nhiệt độ đầu, nhiệt độ và
thể tích cuối?
Đáp số: t1 = 0℃; t 2 = 416℃; v2 = 2,02 m3 /kg
Bài 3.5 1 kg không khí được nén đẳng nhiệt ở nhiệt độ t = 30°C từ áp suất đầu p1 = 1
bar đến áp suất cuối p2 = 10 bar. Xác định: thể tích cuối, công nén, lượng nhiệt thải.
Đáp số:
a) v2 = 0,087 m3/kg; l12 = -200 kJ/kg = lktl2; q = -200 kJ/kg
b) t2 = 312℃; v2 = 0,168 m3/kg; l12 = -202,2 kJ/kg; lkt12 = -283 kJ/kg
Bài 3.6 Không khí trong xylanh ở trạng thái dầu p1 = 6 at, t1 = 25℃ sau khi giãn nở
đoạn nhiệt thể tích tăng lên gấp hai. Hãy tính ấp suất và nhiệt độ cuối quá trình. Công
thay đổi thể tích của 1 kg không khí.
Đáp số: p2 = 2,22 bar; t2 = - 47℃; l12 = 52,2 kJ/kg
Bài 3.7 1 kg không khí áp suất p1 = l at, nhiệt độ t1 = 30 oC sau khi bị nén đoạn nhiệt
áp suất tăng lên 10 lần. Xác định thể tích, nhiệt độ sau khi nén, công của máy nén.
Đáp số: t 2 = 312 ℃; v2 = 0,171 m3 /kg; lmn = lkt12= 282,8 kJ/kg
Bài 3.8 Cần nén lượng không khí từ v1 = 10 m3, p1 = 0,9 bar, t1 = 17℃ đến p2 = 7,2
bar, v2 = 1,77 m3. Xác định số mũ đa biến, công thay đổi thể tích.
Đáp số: n = 1,2; l12 = 1872 kJ
Bài 3.9 Một khối khí CO2 ở điều kiện ban đầu t1 = 40 °C, p1 = 1,2 bar biến thiên theo
quá trình đa biến đến trạng thái 2 có t2 = 60 °C và p2 = 0,9 bar. Cho biết nội năng cung
cấp cho quá trình là 2,66 kJ. Xác định nhiệt lượng cung cấp cho khối khí Q.
Đáp số: Q = 9,495 kJ
Bài 3.10 Một ống tăng tốc nhỏ dần có mặt cắt cửa ra 500 mm2, trước khi vào ống,
không khí có áp suất 1000 kPa và nhiệt độ 360K. Thử xác định lưu lượng khối lượng
của dòng trong hai trường hợp áp suất môi trường phun vào là 800 kPa và 300 kPa.
Đáp số: G = 0,87 kg/s; G = Gmax = 1,065 kg/s
Bài 3.11 Hãy tính tốc độ và lưu lượng của hơi nước có áp suất 10 bar và nhiệt độ
300oC, qua ống tăng tốc nhỏ dần phun vào môi trường trong hai trường hợp:
a. Có áp suất bằng 6 bar

83
b. Có áp suất bằng 2 bar.
Đáp số: a) ω2 = 500 m/s; G = 3,8 kg/s.
b) ω2 = ωk = 540 m/s; G = Gmax = 3,9 kg/s

84

You might also like