You are on page 1of 13

TỔNG HỢP NỘI DUNG CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ

 LÝ THUYẾT
A. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
1. Đặc điểm lực tương tác phân tử
 Độ lớn lực tương tác phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.
 Khoảng cách giữa các phân tử nhỏ => lực đẩy > lực hút
Khoảng cách giữa các phân tử lớn => lực đẩy < lực hút.
Khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn rất nhiều so với kích thước phân tử
=> lực tương tác coi như không đáng kể.
2. Cấu tạo chất
Nội dung Thể khí Thể lỏng Thể rắn
Thành phần cấu tạo Phân tử Phân tử Phân tử

Khoảng cách giữa các phân tử Rất lớn Lớn Rất nhỏ

Tương tác phân tử Rất nhỏ Khí<Lỏng<Rắn Rất lớn

Chuyển động phân tử Tự do theo mọi hướng Dao động quanh một vị Dao động quanh một
trí cân bằng di chuyển vị trí cân bằng cố định
Hình dạng và thể tích Không xác định Có hình dạng và thể tích Hoàn toàn xác định
của một bình chứa
3. Thuyết động học phân tử chất khí
 Chất khí cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước nhỏ so với khoảng
cách của chúng.
 Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động càng
nhanh -> nhiệt độ của vật tăng cao.
 Khi chuyển động của các phân tử chất khí va chạm với nhau và va chạm với
thành bình -> gây áp suất.
4. Khí lí tưởng
 Khí lí tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và
chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
(PHẦN BÀI TẬP NÀY PPT THÊM SAU PHẦN LÍ THUYẾT MỖI PHẦN
NHÉ/ CÓ THỂ CẮT BỚT NHỮNG J CẢM THẤY K HỢP LÍ NẾU MUỐN)
Dạng 1: Cấu tạo chất, Thuyết động học phân tử chất khí.

I. Phương pháp
- Khối lượng phân tử - số mol – số Avogadro:

Khối lượng phân tử (hay nguyên tử): 

Trong đó: μ là khối lượng của một mol phân tử (hay nguyên tử).

NA = 6,02.1023 phân tử/mol : là số Avogadro

II. Bài tập vận dụng


Bài 1: Tính số lượng phân tử H2O trong 1g nước.

Hướng dẫn giải:


1g nước có n = 1/18 mol H2O

Số phân tử H2O trong 1g nước là :

Bài 2. Trong các câu sau đây, câu nào sai?

A. Các chất được cấu tạo một cách gián đoạn.

B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.

C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân
tử ở thể lỏng và thể khí.

D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng
không cố định.

Bài 3. Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể
lỏng?

A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.

B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

C. Chuyển động hoàn toàn tự do.


D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

B. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT – ĐỊNH LUẬT BÔI LƠ-MA RI ỐT


 Quá trình đẳng nhiệt: quá trình biến đổi trạng thái của chất khí, trong đó
nhiệt độ của chất không đổi, áp suất và thể tích của chất thay đổi.
 Định luật Bôi lơ-Mariốt: ở nhiệt độ không đổi, áp suất của 1 lượng khí xác
định tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.
 Biểu thức:
p1 V 2
= hay p 1 V 1=p 2 V 2
p2 V 1
1
P ~ V hay pV =hằng số
 Đường đẳng nhiệt: đường biểu diễn sự biến thiến của áp suất theo thể tích
khi nhiệt độ không đổi.

Dạng 2: Định luật Bôi- lơ Ma-ri-ốt

I. Phương pháp

Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với
thể tích:

pV = const hay p1.V1 = p2.V2.

II. Bài tập vận dụng


Câu 1:Một lượng khí ở nhiệt độ 18°C có thể tích 1m 3 và áp suất 1 atm. Người ta
nén đẳng nhiệt khí với áp suất 3,5atm. Tích thể tích khí nén.
Hướng dẫn giải:
Câu 2: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Boyle-Marriot?
A. p1.V2 = p2.V1.

B. pV = const.

C. p/V = const.

D. V/p = connst.

Câu 3: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất lên
4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Thể tích ban đầu
của khối khí là:

A. 4 lít.

B. 8 lít.

C. 12 lít.

D. 16 lít.

Giải: Theo đề bài ta có: V1 - V2 = 3.      (1)

Áp dụng định luật Bôi lơ – Mariot ta được:

p1. V1 = p2.V2⇔ V1 = 4V2.      (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra: V1 = 4 lít, V2 = 1 lít.

C. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH – ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ


 Qúa trình đẳng tích: quá trình biến đổi trạng thái của chất khí trong đó thể
tích không đổi, áp suất và nhiệt độ thay đổi.
 Định luật Sác-lơ: ở thể tích không đổi, áp suất của 1 lượng khí xác định tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
 Biểu thức:
P1 T 1
=
P2 T 2
, trong đó: P1, T1: áp suất, nhiệt độ tuyệt đối của khí ở trạng
thái 1.
P2, T1: áp suất, nhiệt độ tuyệt đối của khí ở trạng
thái 2.
P
=hằng số
T

P~T
 Đường đẳng tích: đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ
tuyệt đối khi thể tích không đổi.
P
=hằng số =a=¿ p=a . T
T
hay y = a.x

 Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi
qua gốc tọa độ.
Dạng 3: Định luật Sác-lơ

1. Phương pháp

Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận
với nhiệt độ tuyệt đối:

p
T
= const hay p1
p2
= T1
T2

2. Bài tập vận dụng


Câu 1: Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20°C và áp
suất 2 atm. Hỏi săm có bị nổ không khi để ngoài nắng nhiệt độ 42°C ? Coi
sự tăng thể tích của săm là không đáng kể và biết săm chỉ chịu được áp
suất tối đa là 2,5 atm.
Hướng dẫn giải:

TT1: p1 = 2atm TT2: p2 = ?

T1 = (20+273)K = 293K T2 = (42+ 273)K = 315K

Vì sự tăng thể tích của săm là không đáng kể (đề bài)


p1 T1
=> AD định luật Sác lơ ta có: p 2 = T2

=>Khi để ngoài nắng nhiệt độ 42℃, săm không bị nổ

Câu 2: Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của
khối khí từ 100°C lên 200°C thì áp suất trong bình sẽ:

A. Có thể tăng hoặc giảm

B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ

C. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ

D. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ

Câu 3: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Sác lơ

A. B.
C. D.

D. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG – QUÁ


TRÌNH ĐẲNG ÁP – ĐỊNH LUẬT GAY-LUYT XĂC
 Phương trình trạng thái của khí lí tưởng:
p 1 V 1 p 2V 2
= (¿)
T1 T2
p.V
=hằng số
T

+ Quá trình đẳng nhiệt: T1 = T2 (*) => p1V1 = p2V2


p1 p2
+ Quá trình đẳng tích: V1 = V2 (*) => T 1 = T 2
- Quá trình đẳng áp: quá trình biến đổi trạng thái của khí trong đó áp suất chất
khí không đổi.
-Ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí là áp suất p, thể tích V và nhiệt
độ T. Trong quá trình biến đổi trạng thái, ba thông số phụ thuộc lẫn nhau theo các
định luật (1), (2), (3) và theo các phương trình (5), (6) sau:

Dạng 4: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

1.Phương pháp
2.Bài tập vận dụng

Câu 1: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định
là

    A. áp suất, thể tích, khối lượng.

    B. áp suất, nhiệt độ, thể tích.

    C. nhiệt độ, áp suất, khối lượng.

    D. thể tích, nhiệt độ, khối lượng.

Câu 2: Công thức không mô tả phương trình trạng thái của khí lí tưởng là?
pv
A. T =const
P 1 v1 P2 v 2
B. T = T
1 2

C. pV =T
pT
D. v =const

Câu 3: Một xilanh cso pit-tông đóng kín chứa một khối khí ở 30oC, 750
mmHg. Nung nóng khối khí đến 200oC thì thể tích tăng 1,5 lần. Áp suất khí
trong xilanh lúc này xấp xỉ bằng?

    A. 760 mmHg.

    B. 780 mmHg.

    C. 800 mmHg.

    D. 820 mmHg.

Hướng dẫn giải:


 Định luật Gay-Luyt xăc: trong quá trình đẳng áp của một lượng khí xác
định, thể tích khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
 Biểu thức:
V1 V2
=
T 1 T2
V
=hằng số
T
V~T
 Đường đẳng áp: đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ
tuyệt đối khi áp suất không đổi.
V
=hằng số =a=¿ V =a. T
T
hay y = a.x
 - Nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K gọi là độ không tuyệt đối. Nhiệt độ thấp
nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm là 10-9 K
Dạng 5: Quá trình đẳng áp

1. Phương pháp:
V1 V2
=
T1 T2
= const (hằng số)
2. Bài tập vận dụng:

Câu 1: Trong hệ toạ độ (V,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp

A. Đường thẳng song song với trục hoành


B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường hypebol
D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ

Câu 2: ở 27 độ C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở
nhiệt độ 127 độ C khi áp suất không đổi là bao nhiêu?

A. 5 lít
B. 8 lít
C. 11 lít
D. 14 lít

Hướng dẫn giải:


Trạng thái 1: V1= 6(l) T1= 27+ 273= 300K

Trạng thái 2: V2= ? T2= 127+ 273= 400K

Áp dụng:
V1 V2 T 2.V 1 400.6
= => V2= = = 8 (l)
T1 T2 T1 300

You might also like