You are on page 1of 17

Chương 2

Chất môi giới


Chương 2 chủ yếu giới thiệu về các loại chất môi giới như hơi nước và không khí ẩm.
Các trạng thái của nước gồm lỏng chưa sôi, lỏng sôi, hơi bão hòa ẩm, hơi bão hòa khô
và hơi quá nhiệt. Tương ứng với điều đó, bảng nước và hơi nước được chia thành 2 loại:
Bảng nước và hơi nước trên đường bão hòa: trình bày các thông số trạng thái cần
thiết của lỏng sôi và hơi bão hòa khô khi đã biết áp suất hay nhiệt độ. Ở trường hợp này,
áp suất và nhiệt độ là 2 thông số phụ thuộc nhau.
Bảng nước chưa sôi và hơi quá nhiệt: trình bày các thông số trạng thái cần thiết của
nước chưa sôi và hơi quá nhiệt. Trong trường hợp này thì áp suất và nhiệt độ độc lập
với nhau.
Ngoài ra, trong các thiết bị động lực hơi nước, lò hơi, … chất môi giới được sử dụng là
nước và hơi nước; trong các hệ thống lạnh và điều hòa không khí, chất môi giới là
amoniac (NH3) hay một loại freon nào đó như R12, R22, R134a, R143a, R410A, …
Phần này sẽ được trình bày ở chương 4 của giáo trình này.
Không khí ẩm là một chất môi giới được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ
trong kỹ thuật sấy, không khí ẩm đóng vai trò là chất tải ẩm. Trong nhiều lĩnh vực khác
như kỹ thuật điều khiển bằng khí nén, kỹ thuật thông gió vệ sinh công nghiệp, kỹ thuật
điều hòa nhiệt độ, … đều có liên quan chặt chẽ với đặc tính xử lý của không khí ẩm. Do
đó, việc nghiên cứu về không khí ẩm là rất có ý nghĩa.
2.1 Hơi nước
2.1.1 Khái niệm chung
Hơi nước được sử dụng rộng rãi trong ngành năng lượng cũng như trong nhiều ngành
công nghiệp khác vì nó có rất nhiều tính ưu việt so với các môi chất khác. Nước có rất
nhiều trong tự nhiên, rẻ tiền, không độc đối với người và không ăn mòn các thiết bị.
Ngoài ra, hơi nước có đầy đủ mọi tính chất nhiệt động cần thiết đối với vai trò một chất
môi giới trong các thiết bị nhiệt như trạng thái lỏng chưa sôi, lỏng sôi, hơi bão hòa ẩm,
hơi bão hòa khô và hơi quá nhiệt.
Hơi nước thường dùng ở trạng thái bão hòa hay không xa trạng thái bão hòa, cho nên
không thể bỏ qua lực tương tác giữa các phân tử cũng như thể tích bản thân các phân tử.
Vì vậy không thể dùng phương trình trạng thái của khí lý tưởng để tính toán được. Hiện
nay phương trình Vucalovich - Novikov được sử dụng làm cơ sở để tính toán hơi nước,
phương trình này có xét đến hiện tượng kết hợp và phân ly các phân tử nước và có dạng:
a c
(p + ) (v − b) = RT. (1 − 3+2m ) (2.1)
v2
v. T 2
a, b, c, m là những hệ số không đổi xác định bằng thực nghiệm.
Nước có thể biến thành hơi nước nhờ bay hơi hay sôi, được gọi chung là quá trình
hóa hơi. Nếu quá trình hóa hơi chỉ xảy ra trên bề mặt chất lỏng ở nhiệt độ bất kỳ thì gọi
đó là quá trình bay hơi ... Cường độ bay hơi phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất

32
lỏng. Nhiệt độ tăng thì cường độ bay hơi tăng. Trong không gian vô hạn, chất lỏng có
thể bay hơi hoàn toàn.
Khi cung cấp nhiệt cho chất lỏng thì nhiệt độ và cường độ bay hơi của chất lỏng tăng.
Khi đến nhiệt độ hoàn toàn xác định nào đó, tùy theo bản chất chất lỏng và áp suất của
chất lỏng thì hiện tượng tạo thành hơi nước không chỉ thực hiện trên bề mặt mà còn
trong toàn bộ thể tích chất lỏng. Hiện tượng này gọi là sự sôi. Trong quá trình sôi, nếu
giữ áp suất không đổi thì nhiệt độ cũng không đổi, được gọi nhiệt độ sôi hay nhiệt độ
bão hòa, ký hiệu tS (TS).
tS = f(p) (2.2)
Quá trình ngược với quá trình sôi (trong đó hơi nhả nhiệt và biến thành chất lỏng) gọi
là quá trình ngưng tụ ở nhiệt độ không đổi nếu giữ cho áp suất không đổi.
Nếu chất lỏng sôi trong không gian có hạn như trong lò hơi thì khi đó xảy ra 2 quá
trình đồng thời là quá trình sôi và quá trình ngưng tụ. Đến một lúc nào đó, tốc độ hóa
hơi bằng tốc độ ngưng tụ thì hệ thống này đạt tới trạng thái cân bằng động. Hơi ở trạng
thái đó có mật độ lớn nhất, được gọi là hơi bão hòa và đặc tính quan trọng của nó là
nhiệt độ.
Đối với hơi bão hòa, có thể phân biệt hơi bão hòa khô và hơi bão hòa ẩm. Hơi bão
hòa khô là hơi bão hòa nhưng trong hơi không còn lẫn những hạt nước nhỏ chưa kịp bay
hơi hết. Trạng thái hơi bão hòa khô được xác định bằng áp suất p hay nhiệt độ sôi TS.
Hơi bão hòa ẩm là hơi bão hòa mà trong đó còn lẫn những hạt nước nhỏ chưa kịp bay
hơi hết, và có thể xem nó như hỗn hợp của hơi bão hòa khô và nước sôi.
Trong thực tế, khi tạo thành hơi nước thường nhận được hơi ẩm vì quá trình tách bọt
hơi khỏi bề mặt thoáng luôn luôn kéo theo một phần hơi nước vào không gian. Hơi ẩm
có tính năng kỹ thuật không cao lại còn có thể gây ra hư hỏng các chi tiết của động cơ
nhiệt, do đó hơi quá nhiệt thường được sử dụng hơn.
Hơi quá nhiệt là hơi có cùng áp suất với hơi bão hòa nhưng có nhiệt độ cao hơn hay
ở cùng nhiệt độ với hơi bão hòa thì hơi quá nhiệt có áp suất thấp hơn.
Hiệu số giữa nhiệt độ của hơi quá nhiệt và nhiệt độ của hơi bão hòa ở cùng áp suất
được gọi là độ quá nhiệt, kí hiệu Tqn
Tqn = T - TS (2.3)
2.1.2 Quá trình hóa hơi đẳng áp
Giả thiết trong xy lanh có chứa 1 kg nước áp suất p, nhiệt độ 0 oC. Sự di chuyển của
piston trong xylanh có thể thực hiện dễ dàng để bảo đảm cho áp suất trong xylanh không
đổi và bằng p (p = const).
Trạng thái ban đầu của nước được biểu thị bằng điểm a, ứng với thể tích riêng v0.
Nếu cung cấp nhiệt cho nước mà vẫn giữ cho áp suất trong xi lanh không đổi thì nhiệt
độ tăng lên. Khi nhiệt độ của nước đạt đến TS thì nước trong xi lanh sẽ sôi, được biểu
diễn bằng điểm b. Nếu tiếp tục cung cấp nhiệt thì nước sôi trong xylanh sẽ bắt đầu hóa
hơi và quá trình hóa hơi kết thúc khi toàn bộ nước trong xylanh đã hoàn toàn biến thành
hơi bão hòa khô, trạng thái đó được đặc trưng bằng điểm c. Thực nghiệm chứng tỏ rằng
quá trình hóa hơi được thực hiện ở nhiệt độ không đổi (TS) nếu vẫn giữ nguyên áp suất
p không đổi.

33
p K
a’ b’ c’
p’
p a b d
c
a0

0 v
v0 v’ v’’ v

Hình 2-1: Đồ thi p-v


Sau đấy, nếu vẫn tiếp tục cung cấp nhiệt thì nhiệt độ và thể tích riêng của hơi nước
tăng lên, hơi nước biến thành hơi quá nhiệt. Trạng thái hơi quá nhiệt ở áp suất p được
đặc trưng bằng những điểm nằm bên phải điểm c (ví dụ điểm d).
Như vậy quá trình hóa hơi đẳng áp tiến hành giai đoạn kế tiếp nhau:
ab: gia nhiệt cho nước từ 0 oC (273 K) đến nhiệt độ bão hòa tS (TS).
bc: hóa hơi ở nhiệt độ TS không đổi.
cd: quá nhiệt cho hơi T > TS.
Kí hiệu các chỉ số của các thông số v, u, i như sau: “0”: nước ở 0 oC; “ ‘ “: nước sôi;
“ ‘’ “: hơi bão hòa khô; Không có chỉ số: hơi quá nhiệt.
Nếu thực hiện các quá trình hóa hơi đẳng áp khác nhau và nối những điểm của nước
ở 0 oC (a, a’, a’’, ...), của nước sôi (b, b’, b’’, ...), của hơi bão hòa khô (c, c’, c’’, ...) thì
sẽ nhận được các đường cong đặc tính:
- Đường cong aoaa’a’’ ... là những đường đẳng nhiệt của nước ở 0 oC. Đường này
hầu như song song với trục tung vì nước ít chịu nén.
- Đường aobb’b’’ ... biểu thị trạng thái nước sôi ở những áp suất khác nhau gọi là
đường giới hạn dưới.
- Đường cc’c’’ ... đặc trưng cho trạng thái hơi bão hòa khô với những áp suất khác
nhau gọi là đường giới hạn trên.
Đường giới hạn dưới và đường giới hạn trên gặp nhau ở điểm K, gọi là điểm tới hạn.
Các thông số của mọi chất ở điểm tới hạn gọi là thông số tới hạn. Chúng là những thông
số nhiệt động quan trọng của vật chất.
Nước có: pK =221,29 bar; tK = 374,15 oC (TK = 647,3 K); vK = 0,00326 m3/kg
iK = 2156,2 kJ/kg; sK = 4,43 kJ/kg.độ
Ở nhiệt độ lớn hơn trị số tới hạn chỉ tồn tại hơi quá nhiệt.
Hai đường giới hạn trên và dưới chia đồ thị p- ra làm 3 vùng: vùng nước chưa sôi,
vùng hơi quá nhiệt và vùng hơi bão hòa ẩm.

34
Ở vùng hơi bão hòa ẩm thì áp suất và nhiệt độ không còn là 2 thông số độc lập nữa.
Vì vậy với hơi bão hòa ẩm còn được dùng thêm một thông số nữa gọi là độ khô x.
Độ khô là thành phần khối lượng của hơi bão hòa khô trong hơi ẩm:
Gkhô Gkhô
x= = (2.4)
Gẩm Gkhô + Gnước
Như vậy đường giới hạn trên có x = 1, đường giới hạn dưới có x = 0, còn khu vực
giữa hai đường giới hạn có 0 < x < 1.
Đôi khi còn dùng đại lượng độ ẩm, kí hiệu: y. Độ ẩm là thành phần khối lượng của
nước trong hơi ẩm.
Gnước Gnước
y= =
{ Gẩm Gnước + Gkhô (2.5)
y=1−x

p TK p
G T
G E K
E
III
K I
III V lỏng
V I II
IV
IV II S C
S C A rắn hơi
F VI
D
A VI
F D
0 0 0
v S T
I: hơi quá nhiệt IV: rắn + lỏng
II: hơi bão hòa + lỏng V: rắn
III: lỏng VI: hơi bão hòa + rắn
Hình 2-2: Đồ thị p-, T-s và p-T

2.1.3 Tính toán các thông số trạng thái của hơi nước
Tính các thông số trạng thái của hơi nước nói riêng và của khí thực nói chung theo
phương trình trạng thái của chúng thì rất phức tạp. Vì vậy trong kỹ thuật thường dùng
bảng và đồ thị được thành lập từ lý thuyết và thực nghiệm để tính toán.
Điểm ao trên đồ thị p-v biểu thị trạng thái nước sôi ở 0 oC có po = 0,006108 bar và vo
= 0,001 m3/kg.
Quy ước nội năng, enthalpy và entropy của nước ở 0 oC với áp suất bất kỳ bằng 0.
Uo = 0, io = 0, so = 0
 Bảng nước và hơi nước trên đường bão hòa (BNVHNBH)
Có thể tra các các thông số trạng thái của nước sôi (v’, i’, s’) và hơi nước bão hòa khô
(v”, i”, s”) theo áp suất hoặc nhiệt độ sôi. Ngoài ra, bảng này còn cho biết được nhiệt
lượng cần dùng để bay hơi 1 kg nước sôi thành hơi bão hòa khô khi p = const, được gọi
là nhiệt hóa hơi (nhiệt ẩn hóa hơi), ký hiệu r.

35
r = q = u + p.v = u” - u’ + p(v” - v’) = i”-i’ (2.6)
t p v’ v’’ ” i’ i” r s’ s”
0
C bar m3/kg m3/kg kg/m3 kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg.độ kJ/kg.độ
(trích từ BNVHNBH theo nhiệt độ)
p t v’ v’’ ” i’ i” r s’ s”
bar 0
C m3/kg m3/kg kg/m3 kJ/kg kJ/kg kJ/kg kJ/kg.độ kJ/kg.độ
(trích từ BNVHNBH theo áp suất)
Khi sử dụng bảng trên, chỉ cần biết áp suất hay nhiệt độ sôi là có thể xác định được
các thông số còn lại của nước sôi hay hơi bão hòa khô. Nếu biết áp suất (hay TS) dựa
vào BNVHNBH sẽ tìm được các giá trị v’, v”, i’, i”, s’, s” rồi dựa vào công thức sau đây
để tìm các thông số vx, ix, sx của hơi bão hòa ẩm.
x = x.” + (1-x).’ (2.7)
Trong đó:
x: thông số của hơi bão hòa ẩm (vx, ix, sx, ux)
’, ”: thông số tương ứng của nước sôi và hơi bão hòa khô ở cùng áp suất.
Nếu biết áp suất (hay TS) và một thông số bất kỳ của hơi bão hòa ẩm x, có thể tính
được độ khô của nó theo công thức:
(ϕx − ϕ′ )
x= (2.8)
(ϕ" − ϕ′)
 Bảng nước và hơi quá nhiệt (BNVHQN)

Bảng này cho các thông số v, i, s của nước chưa sôi và hơi quá nhiệt theo p và t. Để
xác định các thông số trạng thái của nước chưa sôi và hơi quá nhiệt, ta phải biết 2 thông
số độc lập (thường là p và t).
Thông t 0C
P (bar)
số 20 40 60 80
v
i
0,04
s
v
i Vùng nước chưa sôi
0,08
s
Trong cả 2 bảng và đồ thị, hơi nước đều không cho giá trị nội năng u. Muốn xác định
u, có thể tính theo công thức: u = i - pv (2.9)
Để biết hơi nước là hơi bão hòa khô hay hơi quá nhiệt, hay nước chưa sôi khi biết
thông số p(tS) và  bất kỳ của nó, thì tra bảng BNVHNBH theo p (hay TS), sau đó so

36
sánh  với ’, ”. Nếu  > ”: hơi quá nhiệt;  = ”: hơi bão hòa khô; ’ <  < ”: hơi
bão hòa ẩm;  = ’: nước sôi;  < ’: nước chưa sôi.
2.1.4 Đồ thị i - s và T- s của hơi nước
Việc dùng các bảng hơi nước để tính toán các quá trình biến đổi trạng thái của hơi
nước cũng gặp nhiều khó khăn vì phải qua nhiều tính toán. Do đó, trong kỹ thuật phương
pháp đồ thị được sử dụng phổ biến vì có thể xác định nhanh chóng các thông số trạng
thái ban đầu, cuối và trung gian của quá trình, thuận tiện trong việc phân tích định tính
các quá trình công tác của động cơ nhiệt.
Hiện nay các đồ thị được dùng phổ biến là đồ thị T-s và i-s của hơi nước.
 Đồ thị T-s của hơi nước
T K
x = const v = const
p = const
x=0
x=1
273 K
A B
i’ r qqn = cptb(t - ts)
0
S
AK: đường giới hạn dưới; KB: đường giới hạn trên.
Hình 2-3: Đồ thị T-s của hơi nước
Vùng giới hạn bởi AK và KB là vùng hơi bão hòa ẩm, phía trái đường AK là pha
lỏng, phía phải đường KB là hơi quá nhiệt. Trên đồ thị còn biểu diễn các đường:
- Đường đẳng áp của hơi nước ở nhiệt độ không cao lắm có thể xem gần đúng như
trùng với đường x = 0. Trong vùng hơi ẩm, đường đẳng áp trùng với đường đẳng nhiệt,
trong vùng hơi quá nhiệt, đường đẳng áp có dạng logarithm
- Đường đẳng tích (v = const) dốc hơn đường đẳng áp ở cả hai khu vực bão hòa
ẩm và quá nhiệt.
 Đồ thị i-s của hơi nước
i p = const
v = const t= const
K
x=1
x=0 C
x = const
0 S
OK: đường giới hạn dưới; KC: đường giới hạn trên.
Hình 2-4: Đồ thi i-s của hơi nước
Chùm các đường cong xòe ra từ điểm K xuống dưới là những đường có độ khô không
đổi. Các đường đẳng áp trong vùng nước ở những áp suất không cao làm chúng có thể
xem như trùng với đường giới hạn dưới. Trong vùng hơi ẩm, các đường đẳng áp trùng
với đường đẳng nhiệt và là những đoạn thẳng đi lên từ trái sang phải. Trong vùng hơi

37
quá nhiệt, những đường đẳng áp có dạng đường cong (logarit) bề lồi hướng về trục
hoành.
- Đường đẳng nhiệt trong vùng hơi quá nhiệt là những đường cong, bề lồi hướng
về phía trên.
- Đường đẳng tích dốc hơn đường đẳng áp một chút ở cả hai khu vực bão hòa ẩm
và quá nhiệt.
Vì phần bên trái đồ thị i-s các đường cắt nhau dưới góc rất nhỏ và tại đường này giá
trị Enthalpy rất nhỏ, khó sử dụng nên thường bị cắt bỏ.
Ví dụ 2-1: Hơi bão hòa ẩm có áp suất p = 2 bar, độ khôi x= 0,9. Hãy xác định thể tích
riêng vx; enthalpy ix; entropi sx; nội năng ux?
Giải
Từ BNVHNBH theo áp suất p = 2 bar, tra được các thông số sau:
v’ = 0,0010605 m3/kg; v” = 0,8854 m3/kg; i’ = 504,8 kJ/kg; i” = 2707 kJ/kg; s’ = 1,5302
kJ/kgK; s” = 7,127 kJ/kgK
Từ công thức tính các thông số của hơi bão hòa ẩm, ta có:
vx = v ′ + x(v" − v_2 ) = 0,797 m3 /kg
ix = i′ + x(i" − i′) = 2486,8 kJ/kg
sx = s′ + x(s" − s′) = 6,567 J/kg. K
ux = ix − p. vx = 2326,6 kJ/kg

2.2 Không khí ẩm


2.2.1 Khái niệm cơ bản
 Không khí khô và không khí ẩm
Trong kỹ thuật không khí được sử dụng rất nhiều như để đốt cháy nhiên liệu, sấy,
sưởi, ... vì thế việc nghiên cứu tính chất của không khí là rất cần thiết.
Không khí được sử dụng trong kỹ thuật là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước,
được gọi là không khí ẩm. Không khí khô là hỗn hợp của một số khí, trong đó thành
phần chủ yếu là nitrogen (78%), oxygen (20,93 %), ngoài ra còn có một số chất khí khác
như CO2, một số khí trơ (1%) các chất khí này có thành phần nhỏ nên ta xem như không
khí gồm Nitrogen và oxygen.
Hơi nước trong không khí ẩm có phân áp suất rất nhỏ (15-20 mmHg). Ở điều kiện
khí quyển, hơi nước thường ở trạng thái hơi quá nhiệt và có thể xem hơi nước trong
không khí là khí lý tưởng để tính toán. Còn các khí oxygen, nitrogen và các chất khí
khác có trong không khí ẩm, trong điều kiện vật lý bình thường, không phải ở trạng thái
bão hòa nên có thể xem như là các chất khí lý tưởng cho không khí ẩm.
p = pn + pk (2.10)
p: áp suất không khí ẩm.
pn: phân áp suất hơi nước chứa trong không khí ẩm.
pk: phân áp suất không khí khô chứa trong không khí ẩm.

38
t = tn = tk (2.11)
t, tn, tk: nhiệt độ không khí ẩm, hơi nước, không khí khô.
Khối lượng không khí ẩm bằng tổng khối lượng hơi nước và không khí khô
G = Gn + G k (2.12)
 Các loại không khí ẩm
Tùy theo lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm mà có thể chia ra làm ba loại
không khí ẩm.
- Không khí ẩm chưa bão hòa: là không khí còn có thể cho thêm hơi nước vào. Hơi
nước trong trường hợp này là hơi quá nhiệt.
- Không khí ẩm bão hòa: là không khí ẩm trong đó hơi nước đã đạt đến lượng tối
đa. Trong không khí ẩm bão hòa, hơi nước ngưng lại thành những hạt nước nếu
hơi nước được thêm vào. Hơi nước trong trường hợp này ở trạng thái hơi bão hòa
khô.
- Không khí quá bão hòa: là không khí trong đó đã có một phần hơi nước
ngưng lại thành những hạt nước nhỏ lơ lững, trong không khí quá bão hòa thì hơi
nước là hơi bão hòa ẩm. Đây là trạng thái không bền vững vì lượng hơi nước dư
sẽ bị ngưng tụ và tách ra khỏi không khí ẩm và như vậy không khí trở lại trạng
thái bão hòa.
Để đưa không khí ẩm chưa bão hòa thành bão hòa ta phải đưa hơi nước trong không
khí ẩm từ trạng thái hơi quá nhiệt thành trạng thái hơi bão hòa khô.
p

2
t = const
pk
x=0

pn = const
1
2’
pnbh

tds
pn

x=1

0
v
Hình 2-5: Đồ thị p-v của không khí ẩm

Trong thực tế có hai cách để đưa không khí từ chưa bão hòa thành bão hòa.
- Nếu vẫn giữ nhiệt độ không đổi (t = const), đưa thêm hơi nước vào không khí
ẩm, tức tăng phần áp suất từ pn đến pnbh. Trên hình vẽ, đường 1-2 biểu diễn sự
thay đổi trạng thái của hơi nước quá nhiệt (điểm 1) thành hơi bão hòa khô (điểm
2) khi nhiệt độ không khí không đổi.
- Nếu vẫn giữ lượng hơi nước trong không khí khí ẩm cố định (pn = const), để biến
không khí ẩm chưa bão hòa thành bão hòa phải hạ nhiệt độ của không khí ẩm từ
nhiệt độ t xuống đến nhiệt độ bão hòa ứng với áp suất pn. Nhiệt độ này được gọi

39
là nhiệt độ đọng sương hay điểm sương, ký hiệu tđs. Trên hình vẽ quá trình này
được biểu diễn bằng đường 1-2’.

2.2.2 Các thông số của không khí ẩm


 Độ ẩm tuyệt đối
Là lượng hơi nước chứa trong 1 m3 không khí ẩm, ký hiệu là n
Gn kg
ρn = ( ) (2.13)
V m3
Gn: khối lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm (kg)
V: thể tích không khí ẩm (m3)

 Độ ẩm tương đối
Là tỉ số giữa độ ẩm tuyệt đối ρn của không khí ẩm và độ ẩm tuyệt đối cực đại ρnmax
mà không khí ẩm có thể có được ở trạng thái ấy (p, t không đổi)
ρn
φ= (2.14)
ρnmax
Vậy độ ẩm tương đối biểu thị cho lượng hơi nước thực có trong không khí so với
lượng hơi nước tối đa có thể có trong không khí ấy ở cùng nhiệt độ.
Nếu  = 1 hay 100% ta có không khí bão hòa
 = 0 ta có không khí khô
 < 1 ta có không khí chưa bão hòa
Nếu xem hơi nước chứa trong không khí ẩm là khí lý tưởng, áp dụng phương trình
trạng thái khí lý tưởng.
1 ρ
pv = RT ⇒ ρ = =
v RT
1 pn
⇒ ρn = =
vn RT
1 pnmax
ρnmax = =
vnmax RT
ρn pn
Do đó: φ = =
ρnmax pnmax
pnmax: phân áp suất cực đại của hơi nước chứa trong không khí ẩm
pnmax = pnbh khi p ≥ pnbh
pnmax = p khi p < pnbh
 Độ chứa ẩm (độ chứa hơi, độ ẩm riêng, hàm ẩm, dung ẩm)
Nếu trong G kg không khí ẩm có chứa Gn kg hơi nước và Gk kg không khí khô thì tỉ
số Gn/Gk gọi là độ chứa ẩm, ký hiệu d

40
Gn
d= kg/kgkk
Gk
Nếu Gk = 1  d = Gn. Vậy độ chứa ẩm chính là lượng hơi nước hỗn hợp với 1 kg
không khí khô để thành (1 + d) kg không khí ẩm.
Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng
p nV n  G n R n T
p k Vk  G k Rk T
G n p n Rk
d  
G k p k Rn
Thay giá trị Rk = 287 J/kg.độ; Rn= 462 J/kg.độ
pn
Ta có d  0,622 kg/kg kk khô
p  pn

pn
d  622 g/kg kk khô (2.15)
p  pn

 Enthalpy của không khí ẩm


Là tổng enthalpy của không khí khô và hơi nước chứa trong nó.
Thông thường, enthapy của một lượng không khí trong đó có chứa 1 kg không khí
khô hay (1 + d) kg không khí ẩm
I = ik +din (kJ/kg kk khô) (2.16)
trong đó:
i k enthalpy của 1 kg không khí khô có thể xác định theo biểu thức

ik  1,006 t kJ/kg (2.17)

i n : enthalpy của hơi nước xác định theo bảng hơi nước hoặc có thể tính gần đúng
theo công thức thực nghiệm
in  2500 ,77  1,84t (kJ/kg) (2.18)
Do đó
I  1,006t  2500,77  1,84t d (kJ/kg kk khô) (2.19)
Có thể tính gần đúng
I  t  2500  2t d (kJ/kg kk khô) (2.20)
2.2.3 Đồ thị I-d
Để đơn giản cho việc tính toán các quá trình liên quan đến không khí như quá trình
sấy, thiết bị thông gió, điều hòa nhiệt độ ... đồ thị I-d của không khí ẩm thường được sử
dụng. Đồ thị này được xây dựng dựa trên enthalpy I (trục tung) và độ chứa ẩm d (trục
hoành), 2 trục tọa độ I và d tạo thành với nhau một góc 135o.

41
Hình 2-6: Đồ thị I-d
Bởi vì phần đồ thị nằm giữa trục d và đường nằm ngang không có đường biểu diễn
nào nên phần này không được vẽ nên trị số d tương ứng chuyển lên trục nằm ngang.
Ứng với mỗi áp suất p của không khí ẩm, có thể vẽ được một đồ thị I-d. Thông thường
trong các sổ tay kỹ thuật, đồ thị I-d được biểu diễn ở áp suất khí quyển p = 745 mmHg
(tbh(p)=99,4oC) hay 760 mmHg (tbh(p)=100oC).
Các đường biểu diễn trên đồ thị I-d như sau:
- Các đường đẳng nhiệt t = const là các đường thẳng đi lên, độ nghiêng của nó tăng
dần khi nhiệt độ tăng và được xác định từ biểu thức
∂I
( ) = 2500,77 + 1,84𝑡 (2.21)
∂d t
- Các đường có độ ẩm tương đối không đổi (  = const) có dạng họ đường cong
phân kỳ bị gãy khúc ở nhiệt độ bằng nhiệt độ bão hòa của hơi nước ứng với áp suất
của không khí ẩm và sau đó hầu như song song với trục tung.
- Đường  = 100% chia đồ thị ra làm 2 vùng. Vùng phía trên là vùng không khí
ẩm chưa bão hòa. Vùng phía dưới là vùng không khí quá bão hòa, hơi nước trong đó
1 phần ngưng tụ lại thành trạng thái giọt (còn gọi là vùng sương mù).
- Phía dưới của đồ thị vẽ đường pn= f(d) với hệ tọa độ vuông góc, dạng đường cong
này xác định từ biểu thức
pn
d  0,622 kg/kg kk khô (2.22)
p  pn
- Các đường nhiệt độ bão hòa đoạn nhiệt, ký hiệu  . Cho một lượng không khí ẩm
nhất định tiếp xúc với nước, nếu nước bốc hơi chỉ do nhận nhiệt của không khí ẩm,
đến lúc nào đó không khí ẩm sẽ bão hòa (  = 100%). Nhiệt độ của không khí ẩm bão
hòa đó được gọi là nhiệt độ bão hòa đoạn nhiệt của không khí ẩm.
Điều kiện ban đầu của không khí ẩm khác nhau thì trị số  cũng khác nhau, nên 
là một thông số của không khí ẩm.

42
Hình 2-7: Đồ thị I-d
Trên đồ thị I-d đường  = const dốc hơn đường I = const một chút.
Một điểm trên đồ thị I-d có thể xác định được các thông số sau: I, d,  , t, pn,  , tđs,
pnbh, dmax. Trên hình vẽ khi có điểm 1, tìm các đường biểu diễn đi qua nó ta sẽ được các
thông số I1, d1, t1,  1,  1. Cò n các đại lượng còn lại xét như sau:
- Xác định điểm sương tđs1: điểm sương là nhiệt độ làm cho không khí trở thành
bão hòa trong điều kiện áp suất (p, pn) không đổi hoặc d = const. Do đó từ điểm
1 gióng thẳng xuống cắt đường  = 100% tại điểm 2. Vẽ đường sóng song với
đường thẳng t1, xác định được tđs1.
- Xác định pnbh(t1): kéo dài đường đẳng nhiệt t1 gặp đường  =100% rồi gióng
thẳng xuống gặp đường pn=f(d), chúng ta có pnbh(t1).

I 1
1  = 100%
I1 1

t1 pn = f(d)
2 pnbh1
tđs1

pn1

0
d1 dmax d

Hình 2-8: Cách tra đồ thị I-d

43
Ví dụ 2-2: Không khí ẩm ở áp suất p = 1 bar có nhiệt độ t = 25 oC, độ ẩm tương đối
𝜑 = 0,6. Xác định phân áp suất hơi nước ph, nhiệt độ động sương tds, độ chứa hơi d,
enthalpy I của không khí ẩm, nhiệt độ nhiệt kế ướt tư = 20 oC
Tra đồ thị I-d xác định được các giá trị sau ph = 0,019 bar; ts = tđs = 17 oC; d =
0,012 kg/kgkk; I = 56.6 kJ/kgkk
2.3 Quá trình sấy lý thuyết

Hình 2-9: Sơ đồ nguyên lý thiết bị sấy

1 2 3

Buồng đốt nóng Buồng sấy

Sấy là quá trình lấy bớt nước ra từ vật ướt (làm khô vật ướt). Thông thường dùng
không khí đã đốt nóng hoặc một sản phẩm cháy (ví dụ như khói).
Quá trình sấy có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đốt nóng không khí thực hiện trong thiết bị trao đổi nhiệt (thường gọi
là calorifer). Không khí nhận nhiệt lượng, nhiệt độ của nó tăng lên, độ ẩm tương
đối giảm, còn độ chứa hơi không đổi vì không khí nhận nhiệt mà không nhận
pn
thêm hoặc bớt đi hơi nước. (Độ ẩm tương đối giảm vì   mà pn không
p nbh
đổi còn pnbh tăng lên do t tăng)
Trên đồ thị I-d, quá trình này được biểu diễn bằng đoạn 0-1, song song với trục
tung.
- Giai đoạn được thực hiện trong buồng sấy, không khí nóng truyền nhiệt cho
vật ướt (ẩm), vật ướt nhận được nhiệt lượng làm cho nước trong vật ướt bay
hơi vào không khí làm tăng độ chứa hơi d của không khí. Do đó độ ẩm tương
đối  của không khí tăng, còn nhiệt độ thì giảm xuống.
Đặc điểm của giai đoạn sấy là enthanpy của không khí không đổi (I2 = I3), vì phần
nhiệt lượng không khí truyền cho vật ướt được hơi nước mang trở lại cho không khí.
Vậy quá trình xảy ra trong buồng sấy là quá trình I = const được biểu diễn bằng đoạn 2-
3.
Thông thường để tính toán quá trình sấy, lượng không khí ẩm cần thiết và nhiệt
lượng cấp vào để làm 1 kg nước trong vật ẩm bay ra cần được xác định.
Tính nhiệt lượng để xác định bề mặt truyền nhiệt của thiết bị và xác định lượng
nguyên liệu tiêu hao. Tính lượng không khí cần thiết cho quá trình sấy để thiết kế hay
chọn quạt gió, đường ống, máy nén...

44
Hình 2-10: Các quá trình sấy trong đồ thị I-d
- Lượng không khí cần thiết: lượng không khí ẩm trong đó có chứa 1 kg không khí
khô, trước khi sấy có d1 = d2, sau khi sấy có d3. Như vậy (d3 - d1) kg chính là lượng
nước lấy ra từ vật ướt ứng với 1 kg không khí khô. Như vậy muốn làm bay hơi 1 kg
nước trong vật ướt thì phải cần một lượng không khí khô là
1
Gk = (kg kk khô/kg nước) (2.23)
d3 −d2

Lượng không khí ẩm cần thiết để làm bốc hơi 1 kg nước khỏi vật ẩm
G = Gk (1 + d1 ) (kg kk ẩm/kg nước) (2.24)
- Nhiệt lượng cần thiết: chỉ trong quá trình đốt nóng không khí ẩm mới nhận nhiệt.
Giai đoạn này áp suất không đổi và không khí không sinh công kỹ thuật nên nhiệt
lượng cần thiết để làm bốc hơi 1 kg nước khỏi vật ẩm là
Q = Gk (I2 – I1) kJ/kg nước (2.25)
(Trong quá trình sấy thực tế, ngoài nhiệt lượng dùng để bốc hơi ẩm còn có nhiệt
lượng mất mát ra môi trường xung quanh, nhiệt lượng để làm nóng vật liệu và các thiết
bị ... cho nên quá trình sấy thực tế có khác đi ít nhiều so với quá trình sấy lý thuyết đã
nêu ở phần trên).
Trong các thiết bị sấy thực tế còn cần phải kể đến những nhiệt lượng khác được bổ
sung hoặc tổn thất trong quá trình sấy. Nhiệt lượng bổ sung trong quá trình sấy bao gồm
nhiệt lượng cung cấp khi cần điều chỉnh (phần nhiệt này có thể có hoặc không) và nhiệt
lượng do nước trong vật ướt được mang vào. Tất cả nhiệt lượng bổ sung này được ký
hiệu Qbs.
Nhiệt lượng tổn thất trong quá trình sấy bao gồm nhiệt lượng dùng để đốt nóng vật
được sấy, những thiết bị chuyển chở vật ướt và nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung
quanh. Tất cả nhiệt lượng này được ký hiệu là Qtt.
- Nếu Qbs = Qtt  quá trình được thực hiện trong buồng sấy đẳng enthanpy (I2 =
I3) giống quá trình sấy lý thuyết.

45
- Nếu Qbs  Qtt thì I = I3 – I2  0, độ chênh lệch enthalpy đó được xác định bằng
trị số  ứng với lượng không khí khô cần thiết làm bay hơi 1 kg nước trong
vật được sấy
 = Qbs - Qtt = Gk(I2 - I1)
Do đó

I 2  I1  (2.26)
Gk

 = 0  I2 = I1: giống quá trình sấy lý thuyết.


 > 0  I2 > I1: Enthalpy không khí tăng.
 < 0  I2 < I1: Enthalpy không khí giảm

Ví dụ 2-3: Một thiết bị sử dụng bơm nhiệt để sấy sản phẩm có các điều kiện như sau:
Không khí vào dàn ngưng của bơm nhiệt có t1= 30 oC, φ1 = 80%, sau khi qua dàn ngưng
không khí được độ đốt nóng đến φ2 = 92 oC rồi đưa vào buồng sấy. Không khí sau khi
ra khỏi buồng sấy có độ ẩm φ3 = 80 oC. Khối lượng tươi của vật sấy là 550 kg, sau thời
gian sấy 4 giờ sản phẩm khồ còn lại 450 kg. Xác định:
a) Lượng không khí và lượng nhiệt cần cho quá trình sấy.
b) Xác định công suất máy nén của bơm nhiệt nếu biết hệ số bơm nhiệt ψ = 4.
c) Xác định lượng không khí cần cấp cho dàn bốc hơi của bơm nhiệt nếu nhiệt độ
không khí vào là 30 oC và ra khỏi dàn bốc hơi là 20 oC.

Giải
Sử dụng đồ thị I-d ta có: Điểm 1: là giao điểm của 2 đường t1 = 300C, 𝜑1 = 0,8
Từ đồ thị tìm được d1 = 22 g/kgkk, I1 = 21 kcal/kgkk.
- Điểm 2: là giao điểm của đường d1 = d2 = const với đường t2 = 920C, từ đó
tìm được I2 = 35 kcal/kgkk.
- Điểm 3 là giao điểm của I2 = I3 = const với đường 𝜑3 = 80%, từ đó tìm
được d3 = 41 g/kgkk
a) Lượng nước cần bốc hơi của vật sấy trong 1 giờ:
550 − 450
Gn = = 25kg/h
4
G
Lượng không khí cần: G = n = 1316 kg/h
∆d
G 1316
V= = = 1097 m3 /h
ρ 1,2
Lượng không khí cần cho quá trình sấy:
I2 − I1 35 − 21 kcal
Q= . Gn = x25 = 18425 = 21,4 kW
d3 − d1 0,041 − 0,022 h
b) Công suất của máy nén:

46
Q Q 21,4
ψ= −→ N = = = 5,35 kW
N ψ 4
c) Nhiệt dàn bốc hơi của bơm nhiệt nhận từ không khí:
Q2 = Q – N = 21,4 -5,35 = 16,05 kW
Lượng không khí cần cho dàn bốc hơi:
Q = Gk . cpk . ∆t k
Q2 16,05 kg kg
Gk = = = 1,59 = 5,721
cpk . ∆t k 1,01 ∗ 10 s h
Gk 5,721
Vh = = = 4,768 m3 /h
ρ 1,2

BÀI TẬP

Bài 2.1 Xác định enthanpy, nội năng của hơi ẩm ở áp suất p = 13 bar, độ khô x = 0,98.
Đáp số: ix = 2748,5 kJ/kg; ux =2541,3 kJ/kg
Bài 2.2 Một bình kín có thể tích V = 0,035 m3 chứa 5kg hơi bão hòa ẩm ở t = 310 oC.
Xác định độ khô, lượng hơi bão hòa và lượng nước trong bình.
Đáp số: Độ khô x = 0,33; Gh = 1,65 kg; Gn = 3,35 kg.
Bài 2.3 Bao hơi của lò hơi có thể tích V = 12 m3 chứa hỗn hợp nước và hơi G = 1800kg
ở áp suất 110 bar. Hãy xác định độ khô, lượng nước và lượng hơi bão hòa, độ khô trong
bao hơi.
Đáp số: x = 0,357; G = 642,6 kg; G = 1157,4 kg
Bài 2.4 Bao hơi có thể tích V = 9 m3, hai phần ba thể tích đó chứa nước sôi ở áp suất p
= 100 bar. Hãy xác định lượng nước sôi, lượng hơi, độ khô và enthanpy của hơi ẩm
trong bao hơi.
Đáp số: Gn = 4132 kg; Gh = 166 kg;
x = 0,0386; ix = 1458,5 kJ/kg
Bài 2.5 Một lượng hơi bão hòa ẩm G =1,4 kg/s với độ khô là x = 0,96, áp suất p = 20
bar chuyển động trong ống với vận tốc ω = 40 m/s. Hãy xác định đường kính trong của
ống.
Đáp số: 65 mm
Bài 2.6 Hơi nước có áp suất p = 16 bar chuyển động trong đường ống với vận tốc  =
30 m/s. Hãy xác định đường kính trong của ống trong hai trường hợp sau:
a) Biết hơi có độ khô x = 0,9
b) Biết hơi có nhiệt độ t = 350°C.
Đáp số: a) d = 75,4 mm b) d' = 94,4 mm
Bài 2.7 10 m3 không khí ẩm ở áp suất p = 1 bar có nhiệt độ t = 20°C, nhiệt độ động
sương ts = 10 °C. Xác định độ ẩm tương đối φ, độ chứa hơi d, enthanpy I và khối lượng
không khí ẩm G, khối lượng riêng của không khí ẩm p.

47
kg
Đáp số: φ = 0,53; d = 0,00775
kgkk

Gh = 0,09 kg hơi nước; Gk = 11,75 kgkk


Bài 2.8 1 kg không khí ẩm ở áp suất p = 1 bar, nhiệt độ t = 15oC, phân áp suất của hơi
nước ph = 1270 N/m 2. Xác định độ ẩm tương đối, nhiệt độ đọng sương tđs, độ chứa hơi
d, enthanpy I và khối lượng riêng của không khí ẩm.
Đáp số: φ = 0,746; tđs = 10,5oC; d = 8 g/kgkk;
I = 35,1 kJ/kgkk; ρ = 1,21 kg/m3
Bài 2.9 100m3 không khí ẩm ở áp suất p = 1 bar, nhiệt độ t = 35 oC, độ ẩm  = 70%.
Xác định độ chứa hơi d, nhiệt độ đọng sương tđs, khôi lượng không khí khô Gk, khối
lượng hơi nước Gh có trong không khí ẩm.
Đáp số: d = 25,5 g/kgkk; tds = 29oC;
Gk = 109 kg; Gh = 2,78 kg
Bài 2.10 Không khí ẩm ở p = 1 bar, nhiệt độ t = 30 oC, độ chứa hơi d = 18 g/kgkk. Xác
định độ ẩm , nhiệt độ đọng sương tds, enthanpy I.
Đáp số:  = 0,66; tds = 22,5oC; I = 76 kJ/kgkk
Bài 2.11 Cho biết khối lượng ban đầu của vật cần sấy Gđ = 300 kg, khối lượng sau khi
sấy Gc = 250 kg, thời gian sấy X = 10 giờ. Không khí được dùng làm tác nhân sấy có t1
= 20 oC, (φ = 60%), sau khi được calorifer đốt nóng có nhiệt độ t2 = 95 oC. Không khí
sau khi qua buồng sấy được thải ở nhiệt độ t3 = 35 oC. Xác định lượng không khí cần
thiết để sấy, lượng nhiệt và lượng nước cần thiết cấp cho calorifer nếu hơi có áp suất p
= 1,5 bar.
Đáp số: G = 210 kg/h; V = 175 m3/h;
Q = 15895 kJ/k; Gh = 7,14 kg hơi/h

48

You might also like