You are on page 1of 48

Chương 1.

VẬN HÀNH LÒ HƠI

1.1. CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH LÒ HƠI

Nhiệm vụ chủ yếu khi vận hành lò hơi là đảm bảo sự làm việc tin cậy, an toàn
của lò hơi trong một thời gian dài với việc đạt được độ kinh tế cao nhất khi sản xuất đủ
lượng hơi yêu cầu và tuân thủ đồ thị phụ tải.
Việc vận hành lò hơi phải thực hiện đúng quy trình vận hành. Trong quy trình
vận hành cho biết các thông số của hơi, nước, khói và không khí ở công suất định
mức, công suất tối thiểu, tối đa, trung gian và độ chênh lệch cho phép của các thông số
ấy.
Phụ tải định mức là phụ tải tính toán dùng để xác định kích thước của các bề
mặt truyền nhiệt trong lò hơi ứng với các thông số của hơi và hiệu suất của lò đã cho
trước.
Phụ tải tối thiểu của lò hơi phụ thuộc kiểu lò hơi, dạng nhiên liệu và biện pháp
đốt. Ở lò hơi có bao hơi, tuần hoàn tự nhiên phụ tải tối thiểu bằng 30  40% phụ tải
định mức do phải đảm bảo sự tuần hoàn tin cậy của môi chất (nước và hỗn hợp hơi
nước) và sự cháy ổn định của nhiên liệu. Ở lò hơi trực
lưu phụ tải tối thiểu được chọn theo điều kiện làm việc
tin cậy của các dàn ống sinh hơi và thường bằng
25  30% phụ tải định mức.
Chế độ làm việc của lò hơi được đặc trưng bởi giá
trị của phụ tải và tổ hợp các thông số xác định mức độ
kinh tế của quá trình sản xuất hơi.
Chế độ làm việc ổn định là chế độ mà giá trị của
mọi thông số xác định sự làm việc của lò hơi không thay
đổi trong một thời gian dài. Tuy nhiên trong chế độ làm
việc ổn định vẫn cho phép các thông số có sự chênh lệch
ít nhiều so với giá trị trung bình vì có sự thay đổi nhiệt
Hình 1.1. Quan hệ giữa tổn thất
nhiệt trong lò hơi và hệ số không
khí thừa.

5
lượng sinh ra trong buồng lửa, lượng không khí cấp vào
lò.
Nếu sự chênh lệch của các thông số nói trên không nhiều so với chế độ ổn định
thì ta có chế độ không đổi. Vì thế chế độ không đổi được coi là gần với chế độ ổn
định.
Trong chế độ làm việc ổn định của lò hơi, quan hệ giữa các thông số ra và vào
được thể hiện qua các đặc tính tĩnh. Ví dụ một trong các đặc tính tĩnh là quan hệ giữa
các tổn thất nhiệt và hệ số không khí thừa (hình vẽ 1.1).
Ở đây các thông số như: chất lượng nhiên liệu, phụ tải của lò hơi được coi là
không thay đổi.
Khi tăng  bl" thì thể tích và nhiệt độ của khói trên đường khói đi trong lò sẽ tăng

lên, do đó q2 tăng lên. Nhiệt độ khói tăng khi tăng  bl" vì mức nhiệt độ trong buồng lửa
giảm và đương lượng nước của khói Wk tăng lên dẫn đến giảm độ chênh nhiệt độ và vì
vậy giảm lượng nhiệt hấp thu của các bề mặt truyền nhiệt.
Tổn thất nhiệt q4 lúc đầu giảm sau đó tăng lên. Sở dĩ q4 tăng mặc dù  bl" lớn là
do giảm mức nhiệt độ trong buồng lửa và giảm thời gian lưu lại của các hạt nhiên liệu
trong buồng lửa. Tổng các tổn thất nhiệt có giá trị cực tiểu ứng với  bl" tối ưu. Giá trị

của  bl" tối ưu phụ thuộc vào phụ tải của lò hơi.
Các đặc tính tĩnh cho phép xác định chế độ tối ưu của quá trình cháy nhiên
nhiên liệu và do đó cho ta khả năng đảm bảo sự làm việc kinh tế nhất của lò hơi. Trên
cơ sở các đặc tính tĩnh ta xác định được phạm vi điều chỉnh cần thiết các thông số
chính của lò hơi đồng thời các đặc tính tĩnh cũng cho những số liệu ban đầu để tính
toán các đặc tính động lực học của lò hơi.
Chế độ làm việc thay đổi là chế độ mà lò hơi làm việc với các công suất hơi của
lò khác nhau. Do công suất hơi của lò phải thay đổi phù hợp với phụ tải của hộ tiêu
thụ.
Muốn thay đổi công suất hơi của lò hơi ta phải thay đổi lưu lượng nước cấp,
lượng nhiên liệu, lượng không khí cấp vào lò và lượng khói thải ra khỏi lò.
Có thể coi chế độ làm việc thay đổi gồm nhiều chế độ làm việc không đổi nối
tiếp nhau.

6
Quá trình quá độ hay không ổn định là quá trình mà khi chuyển từ một chế độ
ổn định này sang một chế độ ổn định khác thì các thông số làm việc của nó lớn cũng
thay đổi từ giá trị ổn định lúc đầu sang giá trị ổn định lúc sau. Ví dụ quá trình khởi
động và quá trình ngừng lò hơi là các quá trình quá độ.
Hiểu biết đầy đủ các quy luật xảy ra trong quá trình quá độ là cần thiết để đưa
ra được các hệ thống điều chỉnh tự động và đánh giá mức độ làm việc tin cậy của các
phần tử lò hơi.
Các công việc khi vận hành lò hơi bao gồm: chuẩn bị và khởi động lò hơi vào
làm việc; trông coi, điều khiển và điều chỉnh sự làm việc của lò hơi khi vận hành bình
thường; ngừng lò, bảo quản và bảo dưỡng lò hơi trong thời gian lò ngừng làm việc.

1.2. CÁC QUÁ TRÌNH KHÔNG ỔN ĐỊNH TRONG LÒ HƠI CÓ BAO HƠI

Chế độ làm việc không ổn định của lò hơi xảy ra khi mất cân bằng vật chất và
cân bằng năng lượng do thay đổi lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa, thay đổi nhiệt
độ, lưu lượng nước cấp, thay đổi chế độ không khí của lò hơi, khi mất cân bằng giữa
lượng hơi do lò hơi sản ra và lượng hơi tiêu thụ tại hộ tiêu thụ.
Ở lò hơi có bao hơi đường hơi nước được phân thành ba phần: phần hâm nước
(xảy ra trong bộ hâm nước), phần sinh hơi (xảy ra trong các dàn ống sinh hơi), phần
quá nhiệt (xảy ra trong bộ quá nhiệt). Bao hơi là khâu liên hệ về thủy lực giữa ba phần
nói trên.

1.2.1. Sự thay đổi phụ tải nhiệt hay lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa

Khi thay đổi lượng nhiên liệu cấp vào buồng lửa sẽ làm thay đổi lượng nhiệt
sinh ra trong buồng lửa. Khi tăng lượng nhiệt sinh ra trong buồng lửa sẽ làm tăng phụ
tải nhiệt của tất cả các bề mặt truyền nhiệt (bề mặt đốt), do đó công suất hơi của lò
tăng lên. Khi thay đổi phụ tải nhiệt thì nhiệt độ của hơi quá nhiệt cũng thay đổi nhưng
giá trị và hướng thay đổi có thể khác nhau tùy thuộc vào quan hệ giữa phần đối lưu và
phần bức xạ của bộ quá nhiệt. Hình vẽ 1.2 chỉ ra sự thay đổi các thông số khi tăng
lượng nhiên liệu cấp vào buồng lửa lò hơi có bộ quá nhiệt đối lưu.

7
Nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng lên tương ứng với sự tăng của lưu lượng hơi nhưng
có độ chậm trễ. Nếu bộ quá nhiệt có phần bức xạ lớn thì độ quá nhiệt có thể bị giảm
khi tăng phụ tải. Nói chung sự gia tăng nhiệt độ của hơi quá nhiệt phụ thuộc dạng bề
mặt truyền nhiệt của bộ quá nhiệt (bức xạ hai đối lưu) nhưng không lớn lắm. Ví dụ khi
tăng phụ tải nhiệt lên 10% sự thay đổi nhiệt độ hơi quá nhiệt sau bộ quá nhiệt đối lưu
nhỏ hơn 5  10 0C.
Khi tăng phụ tải nhiệt và lưu lượng nước cấp không thay đổi thì mức nước
trong bao hơi thay đổi là do tăng công suất hơi và do thải thêm một phần nước từ các
ống sinh hơi vào bao hơi.

Hình 1.2. Sự thay đổi công suất hơi, nhiệt độ hơi quá nhiệt và mức nước trong bao hơi
khi thay đổi đột ngột lượng nhiên liệu cấp vào buồng lửa.
1-mức nước khối lượng; 2-thành phần sôi bồng; 3-mức nước trong bao hơi.

Mỗi giá trị của phụ tải nhiệt tương ứng với một tỉ lệ nhất định giữa thể tích
nước và thể tích hơi trong các ống sinh hơi. Thể tích hơi trong các ống sinh hơi tăng
lên khi tăng phụ tải nhiệt điều này dẫn đến thải thêm một lượng nước từ ống sinh hơi
vào bao hơi, vì thế trong thời kỳ đầu sau khi có thay đổi phụ tải nhiệt thì mức nước
trong bao hơi tăng lên, sau đó giảm xuống do lượng hơi lấy đi lớn hơn lưu lượng nước
cấp.
Thể tích nước được thải ra từ các ống sinh hơi vào bao hơi khi chuyển từ chế độ
làm việc này sang chế độ làm việc khác bằng gia số thể tích của hơi, độ gia tăng này
có thể xác định từ biểu thức sau:
V  n f 2 l2  1 l1  , (1-1)
8
trong đó: n và f là số ống và tiết diện của ống;
1 và  2 là hàm lượng hơi của hỗn hợp hơi nước trong ống có chiều dài
tương ứng bằng l1 và l2.
Khi tăng phụ tải nhiệt thì V  0 và mức nước trong bao hơi ở thời điểm đầu
tăng lên, ngược lại khi giảm phụ tải nhiệt thì V  0 và mức nước giảm xuống.

1.2.2. Sự thay đổi lưu lượng nước cấp

Khi lò hơi làm việc bình thường thì mức nước trong bao hơi dao động trong
phạm vi rất nhỏ xung quanh mức nước trung bình. Mức nước trong bao hơi được điều
chỉnh bằng cách thay đổi lưu lượng nước cấp. Vì thể tích nước được điều chỉnh trong
bao hơi của các lò hơi công suất trung bình và lớn là rất nhỏ nên không cho phép lưu
lượng nước cấp chênh lệch nhiều so với lưu lượng trung bình. Khi lưu lượng nước cấp
thay đổi ít thì lượng nhiệt hấp thu của bộ hâm nước thay đổi trong phạm vi nhỏ và có
thể coi như không đổi vì hệ số truyền nhiệt k thực tế chỉ phụ thuộc vào hệ số tỏa nhiệt
1 .

Sự thay đổi lưu lượng nước cấp cũng ít ảnh hưởng đến độ chênh nhiệt độ trung
bình t , vì t được xác định chủ yếu bởi độ chênh nhiệt độ ở chỗ vào bộ hâm
nước tvhn nhưng tvhn thực tế là không thay đổi. Bởi vậy lượng nhiệt do nước cấp mang
vào bao hơi không phụ thuộc vào sự dao động của lưu lượng nước cấp.
Lượng hơi do bề mặt sinh hơi sản ra phụ thuộc vào phụ tải nhiệt của bề mặt đó
và vào mức độ đốt nóng nước chưa đến sôi ics . Nhưng ics thay đổi rất nhỏ nên toàn
bộ công suất hơi được xác định bởi phụ tải nhiệt của các dàn ống sinh hơi chứ không
phụ thuộc vào lưu lượng nước cấp.
Từ những phân tích trên đây ta thấy khi thay đổi lưu lượng nước cấp ở lò hơi có
bao hơi thì chỉ có mức nước trong bao hơi bị thay đổi còn các thông số khác như công
suất hơi, nhiệt độ của hơi thực tế không thay đổi.
Nếu không khôi phục lưu lượng nước cấp phù hợp với phương trình cân bằng
vật chất thì mức nước có thể không nằm trong giới hạn cho phép, đồng thời các thông
số còn lại như: công suất hơi, nhiệt độ hơi quá nhiệt được giữ không đổi cho đến khi
bắt đầu xảy ra sự cố.
9
1.2.3. Sự thay đổi nhiệt độ nước cấp

Khi thay đổi nhiệt độ nước cấp tức là thay đổi nhiệt lượng do nước mang vào lò
thì công suất hơi của lò giảm xuống, nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng lên, mức nước trong
bao hơi giảm xuống ( V  0 ). Trong thực tế sự dao động nhỏ của nhiệt độ nước cấp
không ảnh hưởng đến các thông số của lò hơi.
1.2.4. Sự thay đổi độ ẩm của nhiên liệu

Độ ẩm của nhiên liệu thay đổi sẽ làm ảnh


hưởng nhiều đến đặc tính làm việc của lò hơi
(hình vẽ 1.3).
Khi tăng độ ẩm của nhiên liệu thì nhiệt độ
cháy lý thuyết giảm xuống, cường độ của quá
trình cháy giảm và các tổn thất nhiệt của buồng
lửa q3, q4 tăng lên. Tổn thất nhiệt q2 cũng tăng do
tăng thể tích và nhiệt độ của khói. Phần nhiệt do
bề mặt truyền nhiệt đối lưu hấp thu tăng lên (bởi tốc
độ khói tăng) và phần nhiệt do bề mặt truyền nhiệt Hình 1.3. Quan hệ giữa nhiệt độ
cháy lý thuyết, các tổn thất nhiệt của
bức xạ hấp thu giảm xuống (bởi mức nhiệt độ trong lò hơi với độ ẩm quy dẫn của nhiên
liệu.
buồng lửa giảm).

1.3. KHỞI ĐỘNG LÒ HƠI CÓ BAO HƠI

Khởi động và ngừng lò hơi kèm theo sự thay đổi đáng kể của các ứng suất
trong các phần tử của lò dưới tác dụng của biến dạng nhiệt và sự thay đổi của các lực
cơ học. Những ứng suất phụ sinh ra có thể đạt đến giới hạn nguy hiểm. Vì vậy khởi
động và ngừng lò hơi là những thời kỳ quan trọng nhất trong vận hành lò, nguời vận
hành phải biết thao tác chính xác đảm bảo độ tin cậy và an toàn cao cho lò hơi, đồng
thời phải đảm bảo độ kinh tế của lò hơi nhất là các lò hơi công suất lớn và việc khởi
động và ngừng lò hơi được lặp lại nhiều lần.

10
Khi khởi động lò hơi từ trạng thái lạnh (lò đã ngừng hoạt động lâu ngày) phải
tiến hành kiểm tra và xem xét kỹ mọi thiết bị chính và phụ của lò hơi, nếu khởi động
sau khi sửa chữa thì còn phải tiến hành những công việc khác nữa như kiềm lò.
Tiến hành kiểm tra buồng lửa và đường khói sau buồng lửa để biết tình trạng
của lò hơi đã sẵn sàng làm việc hay chưa. Công nhân vận hành lò hơi phải kiểm tra các
bề mặt truyền nhiệt của lò hơi, tường lò, các cửa người chui, cửa thăm lửa, van phòng
nổ, các vòi phun nhiên liệu, máy cấp bột than, quạt gió, quạt khói, các trang bị khác
của hệ thống nghiền than, van an toàn, ống thủy, áp kế và các bộ điều chỉnh tự động sự
làm việc của lò hơi, các dụng cụ kiểm tra đo lường. Trước khi đốt lò phải mở các van
xả khí, phải đóng các van xả đáy, phải mở van xả bộ quá nhiệt và van trên đường tái
tuần hoàn giữa bao hơi và bộ hâm nước.

1.3.1. Cấp nước vào lò

Cấp nước vào lò có chất lượng cần thiết và có nhiệt độ bằng 50  90 0C. Nếu cấp nước
có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn thì các chi tiết như: bao hơi, ống sinh hơi sẽ được
đốt nóng hay làm lạnh nhanh và không đều do đó có thể gây ra ứng suất nhiệt trong
các phần tử đó. Các ống của bộ hâm nước và các ống sinh hơi tương đối mỏng nên
việc đốt nóng nhanh, bao hơi có vách dày nên được đốt nóng chậm hơn nhiều. Các lớp
bên trong của kim loại vách bao hơi được đốt nóng nhanh hơn những lớp bên ngoài.
Hiệu số nhiệt độ trong vách bao hơi
được xác định theo công thức sau:

tv  x 2 , 0C (1-2)
2a
trong đó:
dt
 là tốc độ nâng nhiệt độ của môi
d
trường nóng hay nói cách khác là tốc độ
đốt lò, 0C/h;
 Hình 1.4. Sự thay đổi nhiệt độ
a là hệ số dẫn nhiệt độ, m2/h;
c theo chiều dày bao hơi.
x là chiều dày bao hơi, m.

11
Như vậy sự thay đổi nhiệt độ trong chiều dày vách bao hơi xảy ra theo đường
parabol bậc hai (hình vẽ 1.4).
Hiệu nhiệt độ giữa bề mặt trong và
bề mặt ngoài của vách bao hơi tỉ lệ với  , cụ thể là:
 2
tmax  , 0C, (1-3)
2a
Khi độ chênh nhiệt độ trong vách bao hơi được xác định bởi tốc độ đốt nóng
kim loại thì việc cấp nước vào lò hơi phải tiến hành trong khoảng thời gian từ 1  1,5h
đối với lò hơi trung áp và từ 1,5  2,5h đối với lò hơi cao áp để tránh sinh ra những ứng
suất lớn bên trong kim loại.

1.3.2. Sự đốt nóng bao hơi và bề mặt đốt sinh hơi trong thời gian đốt lò
.
Ở các lò hơi lớn vách bao hơi
sẽ bị đốt nóng không đều trong thời
kỳ đầu của quá trình đốt lò. Vách
phía trên bị đốt nóng nhiều hơn
vách phía dưới ( ttr  td ). Do đó bao
hơi có thể bị biến dạng uốn và trong
vách có ứng suất nén và kéo bổ
Hình 1.5. Cấu trúc bao hơi
sung.
Giá trị của các ứng suất nói trên được xác định theo công thức:
 n,k   Et , N/m2 (1-4)

trong đó:  = 1.10-6 mm/mmK là hệ số giãn nở nhiệt của thép;


E = (2,0  2,1).104 N/mm2 là modul dàn hồi của thép;
ttr  td 0
t  , C.
2
Những biến dạng của bao hơi chỉ sinh ra trong thời kỳ có trạng thái nhiệt chưa
ổn định. Khi trạng thái nhiệt đã ổn định thì những biến dạng ấy mất đi hoặc chỉ còn rất
nhỏ.
Trong lò hơi có tuần hoàn tự nhiên hiện tượng đốt nóng và biến dạng cũng xảy
ra không đều trong các dàn ống sinh hơi và ống góp do nhiệt lượng hấp thu của chúng
12
khác nhau và do đó tuần hoàn ở trong chúng khác nhau. Sự đốt nóng không đồng đều
các vòng tuần hoàn là nguyên nhân hạn chế tốc độ đốt lò, để gia tốc việc đốt nóng các
ống được đốt nóng yếu ta phải tiến hành xả các ống góp dưới của chúng.
Mặt khác khi khởi động lò nửa trên và nửa dưới của bao hơi cũng có nhiệt độ
khác nhau, nửa trên sẽ có nhiệt độ cao hơn ở dưới, do đó phần giữa bao hơi sẽ bị cong
lồi lên phía trên, vì vậy khi khởi động cũng phải điều chỉnh chế độ đốt để đảm bảo độ
chênh lệch nhiệt độ của nửa trên và nửa dưới bao hơi không vượt quá 40 0C. Đối với
dàn ống sinh hơi và dàn ống đối lưu cũng sẽ giãn nở dài rất nhiều.

1.3.3. Bảo vệ bộ quá nhiệt trong thời gian đốt lò

Trong lúc đốt lò lượng nhiệt để sinh hơi tương đối nhỏ vì phải tiêu thụ một
lượng nhiệt lớn để đốt nóng nước và kim loại lò hơi. Tuy rằng lượng nhiệt do khói
truyền trong bộ quá nhiệt khi đốt lò nhỏ hơn so với khi lò làm việc ở phụ tải định mức
nhưng lưu lượng hơi qua bộ quá nhiệt cũng nhỏ nên mức độ đốt nóng ống quá nhiệt
tăng lên nhanh hơn áp suất.
Nhiệt độ kim loại ống bộ quá nhiệt tv được xác định gần đúng theo công thức
sau:
1
tv  tqn  (qn'  tqn ) , 0C (1-5)
1   2

trong đó:  qn' là nhiệt độ của khói ở phía trước bộ quá nhiệt, 0C;

tqn là nhiệt độ của hơi đi trong bộ quá nhiệt, 0C.

1: Hệ số toả nhiệt đối lưu từ khói đến bề mặt vách ống,
2: Hệ số toả nhiệt đối lưu mặt trong của ống đến hơi quá nhiệt.
Ở điều kiện làm việc bình thường có 1  70  90 W/m2K; 1  1700  3500
1
W/m2K; như vậy  0, 02  0, 05 .
1   2
Trong quá trình làm việc ở phụ tải định mức ta có t  tv  tqn  12  30 0C, nhưng

trong khi đốt lò thì nhiệt độ sản phẩm cháy tăng tỉ lệ với nhiệt lượng sinh ra trong
buồng lửa. Các ống quá nhiệt bị đốt nóng mạnh và nếu trong ống không có hơi nước
thì nhiệt độ vách ống tăng lên nhanh. Để tránh đốt nóng quá mức ống bộ quá nhiệt
13
người ta cho hơi đi qua các ống quá nhiệt và xả ra ngoài trời. Lượng hơi xả từ bộ quá
nhiệt trong thời gian đốt lò bằng khoảng 10  15% công suất hơi của lò, khi đó tốc độ
hơi đi trong các ống quá nhiệt đạt đến 2  3 m/s.
Để làm mát các ống bộ quá nhiệt khi khởi động lò, người ta dùng một số biện
pháp sau:
- Cho hơi đi qua các ống của bộ quá nhiệt và xả ra ngoài trời;
- Đối với bộ quá nhiệt nằm ngang người ta cho nước lò hay nước ngưng đi qua
các ống của bộ quá nhiệt do đó giảm được tổn thất nhiệt do xả và gia tốc được
quá trình đốt lò;
- Đối với bộ quá nhiệt đặt đứng, khi ngừng lò có nước ngưng đọng lại trong nửa
dưới của các ống đứng, khi đốt lò nước đọng này bốc hơi và được xả ra ngoài
trời do đó các ống được làm mát.
- Khi đã mở van cấp hơi từ lò hơi vào ống góp hơi chung thì ngừng xả bộ quá
nhiệt.

1.3.4. Làm mát bộ hâm nước trong thời gian đốt lò

Khi đốt lò nếu những đoạn ống ở cuối bộ hâm nước không được làm mát tin
cậy thì có thể sinh ra hơi quá nhiệt trong các ống này và ống sẽ bị đốt nóng quá mức.
Trong khi đốt lò thường cấp nước theo định kỳ, lượng nước cấp lúc đó được xác định
bởi lượng xả từ bộ quá nhiệt và xả bởi các ống góp dưới của dàn ống sinh hơi. Để làm
mát các ống bộ hâm nước người ta đặt đường tái tuần hoàn giữa bao hơi và ống góp
vào của bộ hâm nước. Nước từ bao hơi chảy theo đường tái tuần hoàn về bộ hâm nước
rồi đi theo các ống của bộ hâm nước để trở về bao hơi (hình 1.6a,b).

a) b)

14
Hình 1.6. Các biện pháp làm mát bộ hâm
nước. a- đặt đường tái tuần hoàn;
b-đặt đường tái tuần hoàn và ejectơ;
c-bơm nước liên tục qua bộ hâm nước.
c)

Ở những lò hơi lớn người ta bơm nước liên tục qua bộ hâm nước trong lúc đốt
lò và nước được xả về bình khử khí, như vậy không cần đường tái tuần hoàn nữa (hình
1.6c).
Tốc độ đốt lò bị hạn chế do các ứng suất nhiệt sinh ra trong các chi tiết của lò
hơi và phải bảo đảm để tốc độ tăng nhiệt độ bão hòa trong bao hơi không lớn hơn
1,5  20C/phút. Thời gian đốt lò hơi có bao hơi trung áp thường là 2  4h, lò hơi cao áp
và siêu cao áp tương ứng là 3  4h và 8  12h, lò hơi trực lưu là 1  2h.
Trên hình vẽ 1.7 biểu diễn một ví dụ đồ thị đốt lò hơi cao áp.

Hình 1.7. Đồ thị đốt lò hơi cao áp. 1- áp suất hơi; 2- nhiệt độ hơi quá nhiệt;
3- nhiệt độ khói thải; a - thời điểm cho vòi phun mazút làm việc; b- khởi động quạt
gió; c- cho quạt nghiền và máy cấp bột làm việc; d- mở van hơi chính; e- nối lò hơi
vào ống góp hơi chung; f- cho lò hơi mang tải.

- Khi lò đạt được thông số quy định thì tiến hành cấp hơi cho bộ quá nhiệt, khi
đó đóng van của đường tái tuần hoàn và mở van để cấp nước vào cho bộ hâm nước.

15
1.3.5. Bảo vệ bộ sấy không khí:
Đối với bộ sấy không khí khởi động lò nhiệt độ khói thoát đi qua bộ sấy thấp
hơn nhiều so với vận hành bình thường, đặc biệt ở phần đầu của bộ sấy không khí cấp
1 (phần không khí lạnh đi vào) khói có nhiệt độ rất thấp, còn không khí có nhiệt độ 30
0
C, do đó nhiệt độ vách ống có thể thấp hơn nhiệt độ đọng sương nên rất dễ xẩy ra quá
trình ăn mòn ở nhiệt độ thấp. Để tránh hiện tượng này, khi đó cần phải nâng nhiệt độ
của không khí đi vào phần đầu bộ sấy không khí lên bằng cách mở đường tái tuần
hoàn một phần không khí nóng ra khỏi bộ sấy không khí đưa vào đầu hút của quạt gió
pha trộn với không khí lạnh làm tăng nhiệt độ không khí vào.

1.3.6. Sấy các ống dẫn hơi:


Khi lò hơi ở trạng thái nghỉ, trong các ống dẫn sẽ có nước đọng. Khi lò làm việc
trở lại, hơi bắt đầu đi qua ống dẫn, đốt nóng nước đọng này làm cho nước bốc hơi trở
lại và nhiệt độ hơi trong ống bắt đầu tăng lên và sẽ đạt thông số qui định sau khi kết
thúc giai đoạn sấy ống. Bởi vậy, trước khi tiến hành cấp hơi bão hoà cho bộ quá nhiệt
cần phải sấy đường ống dẫn hơi để đảm độ khô của hơi cấp cho bộ quá nhiệt. Trước
hết mở các van xả nước đọng trong các đường dẫn ống sau đó mở từ từ các van hơi để
sấy nóng ống dẫn. Quá trình sấy nóng được tiến hành chậm để tránh hiện tượng các
ống bị dãn nở đột ngột hoặc tránh hiện tượng thuỷ kích làm rung động mạnh các ống
có thể làm vỡ các mối hàn.
* Chú ý: Không được khởi động lò khi có một trong các hiện tượng sau:
+ Khi có hiện tượng xỉ hở trong các ống sinh hơi, trong các ống của bộ quá
nhiệt, bộ hâm nước hoặc bộ sấy không khí;
+ Không thể điều khiển từ xa bằng thiết bị điều khiển các van điều chỉnh xử lý
sự cố;
+ Hỏng một trong các van an toàn;
+ Hỏng đồng hồ đo mức nước từ xa của bao hơi;
+ Chất lượng nước cấp quá kém.

1.4. VẬN HÀNH LÒ HƠI KHI LÀM VIỆC BÌNH THƯỜNG

16
Khi lò hơi làm việc bình thường người vận hành có nhiệm vụ điều chỉnh công
suất hơi của lò hơi phù hợp với nhu cầu của hộ tiêu thụ và đảm bảo các thông số hơi
theo quy định cũng như độ kinh tế của quá trình cháy nhiên liệu.
Các đại lượng và thông số dưới đây cần phải được điều chỉnh và duy trì: công
suất hơi của lò hơi, độ kinh tế của quá trình cháy, mức nước trong bao hơi, nhiệt độ
hơi quá nhiệt.

1.4.1. Điều chỉnh công suất hơi của lò hơi

Khi nhu cầu tiêu thụ hơi của hộ tiêu thụ thay đổi thì áp suất của hơi ở lò hơi
cũng thay đổi theo. Áp suất của hơi ở lò hơi sẽ tăng lên khi giảm lượng hơi tiêu thụ và
ngược lại. Người vận hành phải điều chỉnh sự làm việc của lò hơi để đảm bảo sự cân
bằng giữa lượng hơi do lò hơi sản ra và lượng hơi sử dụng ở hộ tiêu thụ nhằm giữ cho
áp suất của hơi ở lò hơi không thay đổi.
Muốn tăng công suất hơi của lò hơi cần phải tăng cường quá trình cháy nhiên
liệu để sinh ra đủ nhiệt lượng cung cấp cho nước sinh hơi tức là tăng lượng nhiên liệu
và không khí cấp vào lò với một tỉ lệ thích hợp. Ngược lại khi giảm công suất hơi phải
đồng thời giảm lượng nhiên liệu và không khí cấp vào lò. Xung lượng để điều chỉnh
p
trong trường hợp này là công suất (lưu lượng) hơi và tốc độ thay đổi áp suất hơi .

Các xung lượng này sẽ tác động lên các bộ điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu và lưu
lượng không khí cấp vào buồng lửa lò hơi.
Việc thay đổi phụ tải của lò sẽ đáp ứng bằng cách thay đổi chế độ cung cấp
nhiên liệu và không khí vào buồng đốt (hệ số không khí thừa ).
RO 2 max 21
 
RO 2 21  O 2
v kk
  suy ra: v kk  vkk  vokk
v okk

1.4.2. Điều chỉnh độ kinh tế của quá trình cháy

17
Để điều chỉnh độ kinh tế của quá trình cháy phải duy trì hệ số không khí thừa
tối ưu ở cuối buồng lửa (  bl" ) và phân phối không khí tại các vòi phun phù hợp với lưu

lượng nhiên liệu cấp đến vòi phun. Giá trị tối ưu của  bl" được xác định trên cơ sở đảm
bảo giá trị tối thiểu của các tổn thất nhiệt q3 , q4 . Khi phân phối đều nhiên liệu và
không khí cho các vòi phun sẽ góp phần làm giảm nhiệt độ vách ống sinh hơi trong
buồng lửa và giảm sự “vênh” (không đồng đều) của nhiệt độ khói ở cửa ra buồng lửa
và tạo điều kiện thuận lợi để không có hiện tượng đóng xỉ trong buồng lửa.

1.4.3. Điều chỉnh và duy trì mức nước trong bao hơi.
Khi lò làm việc ổn định thì lượng nước cấp vào cho lò sẽ đúng bằng lượng hơi
lò cấp cho bộ tiêu thụ nhiệt và khi đó mức nước trong lò luôn ở 1 vị trí cố định. Khi
mà lượng hơi cấp cho hệ tiêu thụ nhiệt tăng lên thì mức nước trong lò sẽ hạ xuống, khi
đó cần thiết tăng lượng nước cấp vào lò để đảm bảo cho mức nước trong lò trở lại vị trí
ổn định, ngược lại khi mà lượng hơi cấp cho hộ tiêu thụ giảm xuống thì cần giảm bớt
lượng nước cấp vào cho lò.

H×nh 1.8. èng thñy dÑt. H×nh 1.9. èng thñy trßn.
1-tÊm thñy tinh; 2-hép kim lo¹i; 1. èng thñy tinh; 5-hép kim lo¹i;
2, 3, 4 van nèi èng thñy víi lß;

18
Nếu mức nước trong lò cao hơn mức nước cho phép thì sẽ làm ảnh hưởng đến
chất lượng hơi, làm tăng trong độ ẩm của hơi nghĩa là tăng lượng cáu cặn mà hơi mang
theo.
Nếu mức nước thấp hơn mức cho phép (lò bị cạn nước) thì có thể gây ra nguy
hiểm sau:
- Làm rối loạn tuần hoàn của nước và hơi trong dàn ống sinh hơi hoặc có thể
gây ra hiện tượng ngừng tuần hoàn, khi đó có thể hơi sẽ tập trung ở phần trên ống sinh
hơi còn nước tập trung ở phía dưới (hình thành mức nước tự do) và như vậy thì phần
trên của ống sinh hơi sẽ bị đốt nóng quá mức có thể gây ra hiện tượng nổ ống. Trong
vận hành cho phép điều chỉnh mức nước thực có thể chênh lệch mức trung bình
50mm.
Khi mức nước tăng lên sẽ làm tăng các giọt nước lò bị cuốn theo hơi vào các
ống của bộ quá nhiệt, điều này không những làm giảm chất lượng (độ sạch) của hơi
mà còn xảy ra bám muối trên vách ống kim loại bộ quá nhiệt dẫn đến tăng nhiệt độ
vách ống và ống sớm bị hư hỏng.
+ Chế độ xả lò: Xả lò nhằm mục
đích làm giảm lượng nước lò có nồng
độ tạp chất cao đồng thời thải bớt
lượng cáu bùn trong lò ra khỏi lò bằng
cách mở van xả lò.
- Đối với lò hơi lớn: vừa xả liên
tục vừa xả định kỳ,
- Đối với lò hơi nhỏ: xả định kỳ.
Việc xả lò luôn luôn thực hiện
đúng theo quy định nhưng phải đảm
bảo mức nước trong lò. H×nh 1.10. èng thñy d-íi.

1.4.4. Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt

19
Ở lò hơi có bao hơi nhiệt độ của hơi quá nhiệt bị thay đổi khi thay đổi phụ tải
của lò hơi, hệ số không khí thừa trong buồng lửa, nhiệt độ nước cấp, độ ẩm của nhiên
liệu, có đóng xỉ trong buồng lửa,…
Trong quá trình làm việc nhiệt độ hơi quá nhiệt luôn luôn thay đổi vì các
nguyên nhân sau:
- Do thay đổi phụ tải hơi: khi phụ tải hơi của lò tăng lên (hộ tiêu thụ yêu cầu
nhiều hơi hơn) có nghĩa là khi đó lượng hơi đi qua bộ quá nhiệt tăng lên làm nhiệt độ
hơi giảm xuống và ngược lại
- Do dao động áp suất trong đường góp hơi chung của các lò: Khi áp suất trên
đường hơi chung giảm xuống thì lượng hơi từ lò đi vào đường hơi chung sẽ tăng lên
(phụ tải cuả lò tăng lên), khi đó nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm xuống và ngược lại,
- Do thay đổi chất lượng nhiên liệu: Nhiên liệu chất lượng tốt hơn thì nhiệt độ
hơi quá nhiệt tăng lên nếu chất lượng nhiên liệu xấu đi thì nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm
xuống và ngược lại,
- Do thay đổi nhiệt độ của nước cấp vào lò: khi nhiệt độ của nước cấp đưa vào
lò tăng lên thì nhiệt độ hơi quá nhiệt cũng tăng lên và ngược lại,
- Do bám bẩn dàn ống của bộ quá nhiệt: Khi bám bẩn phía ngoài dàn ống của
bộ quá nhiệt, hơi trong ống sẽ hấp thu nhiệt kém đi do đó nhiệt độ hơi sẽ giảm xuống,
- Do bám bẩn dàn ống sinh hơi: Khi bám bẩn phía ngoài các ống của dàn ống
sinh hơi, các ống sinh hơi sẽ nhận nhiệt kém đi do đó lượng hơi bão hoà sinh ra sẽ
giảm xuống, tức là lượng hơi qua bộ quá nhiệt sẽ giảm. Mặt khác lượng nhiệt dàn ống
sinh hơi nhận ít đi thì nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa đi qua bộ quá nhiệt sẽ tăng lên
do đó nhiệt độ hơi quá nhiệt sẽ tăng lên,
- Do thay đổi hệ số không khí thừa trong buồng lửa: Khi hệ số không khí thừa
tăng lên quá lớn, nhiệt độ của buồng lửa sẽ giảm do đó lượng nhiệt trao bằng đổi bức
xạ giữa ngọn lửa và dàn ống sinh hơi giảm xuống, tức lượng nhiệt các ống sinh hơi
nhận được sẽ giảm đi do đó lượng hơi bão hoà sinh ra sẽ giảm xuống, tức là lượng hơi
qua bộ quá nhiệt sẽ giảm. Mặt khác lượng nhiệt dàn ống sinh hơi nhận ít đi thì nhiệt độ
khói ra khỏi buồng lửa đi qua bộ quá nhiệt sẽ tăng lên do đó nhiệt độ hơi quá nhiệt sẽ
tăng lên.
- Do hiện tượng cháy lại trong bộ quá nhiệt: Các hạt nhiên liệu chưa cháy hết
do tỏn thất cháy không hoàn toàn về mặt cơ học có thể đọng lại trên các kẽ ống hoặc
20
trên vách lò vùng đặt bộ quá nhiệt. Khi oxy thừa trong khói vớI lượng nhiên liệu thừa
này tạo nên hỗn hợp có nồng độ phù hợp với tỷ lệ bốc cháy thì sẽ bùng cháy tạI vùng
này gọI là hiện tượng cháy lại. Khi đó bộ quá nhiệt sẽ nhận thêm dược một lượng nhiệt
nữa do đó nhiệt độ hơi quá nhiệt sẽ tăng lên.
BởI vậy người vận hành phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ hơi quá nhiệt để
kịp thời điều chỉnh nhằm ổn định nhiệt độ đó trong phạm vi cho phép.
Nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt là duy trì để nhiệt độ này dao động
trong phạm vi quy định, chỉ cho phép chênh lệch với giá trị định mức từ +10 0C  -150C
đối với các lò hơi trung áp và từ +50C  -100C đối với lò hơi cao áp và siêu cao áp.
+ Đối với về phía hơi:
Khi điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía hơi người ta đặt bộ giảm ôn kiểu
bề mặt hoặc kiểu phun nước thành sương trực tiếp vào hơi.

Hình 1.11. Bộ giảm ôn kiểu bề mặt

Để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt đối với bộ giảm ôn kiểu bề mặt ta thay đổi
lưu lượng nước chảy trong ống chữ U của bộ giảm ôn, đối với bộ giảm ôn kiểu phun
nước vào hơi ta thay đổi lưu lượng nước phun. Người ta thường lấy tốc độ thay đổi
t
nhiệt độ hơi quá nhiệt và bản thân nhiệt độ của hơi sau bộ quá nhiệt tqn làm xung

lượng để điều chỉnh.
+ Điều chỉnh về phía khói:
Để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía khói: có thể điều chỉnh lưu lượng
khói đi qua bộ quá nhiệt bằng cách sử dụng đường khói đi tắt; điều chỉnh nhiệt độ khói
đi qua bộ quá nhiệt bằng cách thay đổi góc nghiêng của vòi phun hoặc thay đổi số
lượng vòi phun phụ trợ nhằm làm cho nhiệt độ khói đi qua bộ quá nhiệt cũng thay đổi
21
theo hoặc có thể điều chính đồng thời cả nhiệt độ khói và lưu lượng khói đi qua bộ
quá nhiệt bằng cách trích một phần khói nóng sau bộ hâm nước cấp một đưa vào phía
dưới đáy buồng lửa lò hơi.

Đồng thời trong ca vận hành người công nhân vận hành lò hơi phải tiến hành
thông rửa ống thủy, thử van an toàn để chứng minh van không bị kẹt, xả đáy (xả định
kỳ), thổi tro bụi bám trên các dàn ống sinh hơi trong buồng lửa và các ống của bề mặt
truyền nhiệt đối lưu phía sau buồng lửa, vận hành hệ thống thải xỉ, hệ thống thiết bị lọc
bụi, lọc các chất khí độc hại có trong khói trước khi thải khói vào khí quyển, ghi nhật
ký vận hành và xử lý các sự cố xảy ra trong ca vận hành theo đúng quy trình.

1.5. NGỪNG LÒ HƠI

Quá trình ngừng lò hơi là quá trình không ổn định, người vận hành phải thực
hiện việc ngừng lò hơi đúng quy trình, bảo đảm độ tin cậy, độ an toàn cao và độ kinh
tế của lò hơi.
Tùy theo công dụng kỹ thuật người ta phân chia việc ngừng lò hơi thành 3 kiểu sau
đây:
- Ngừng lò để dự phòng (nóng hay lạnh);
- Ngừng lò để sửa chữa;
- Ngừng lò sự cố.

1.5.1. Ngừng lò bình thường để dự phòng hay sửa chữa


* Khi phụ tải hơi giảm xuống thấp mà các lò hơi khác có thể đáp ứng được nhu
cầu hơi của hộ tiêu thụ nhiệt thì có thể dừng lò để dự phòng nóng và lò luôn ở trạng
thái khởi động làm việc ngay, ta gọi là ngừng lò bình thường.
Khi ngừng lò bình thường cần phải điều khiển các thiết bị của lò để giảm dần
sản lượng hơi, giảm dần áp suất nhưng phải đảm bảo an toàn và kinh tế. Quá trình
công việc ngừng lò và điều khiển nó giống như khởi động lò nhưng với chiều hướng
ngược lại, nghĩa là phải giảm dần nhiên liệu và không khí để giảm áp suất của lò
xuống theo 1 tốc độ quy định.
+ Công việc này được tiến hành theo kế hoạch với thứ tự thao tác như sau:
22
- Thải hết bột than ra khỏi phễu chứa, ở lò ghi cần đốt cháy hết than còn nằm
trên ghi;
- Ngừng quạt gió, sau đó ngừng quạt khói;
- Sau khi ngừng quá trình cháy trong buồng lửa thì lò hơi được ngắt khỏi ống
góp hơi chung và mở van xả ở bộ quá nhiệt khoảng 30  50 phút để làm mát ống
bộ quá nhiệt;
- Làm nguội lò từ từ trong thời gian 4  6h, khi đó phải đóng kín các cửa ở
buồng lửa và các lá chắn khói ở sau lò hơi;
- Sau 4  6h tiến hành thông gió các đường khói bằng cách hút tự nhiên và xả lò;
- Khoảng 8  10h sau khi ngừng lò tiến hành xả lò lần nữa và khi cần làm nguội
nhanh thì cho quạt khói làm việc và xả thêm.
- Qua 18  24h sau khi ngừng, lúc ấy nhiệt độ nước trong lò hơi bằng 70  800C
tiến hành xả từ từ nước ra khỏi lò, các van xả không khí được mở ra.
Trong lúc ngừng lò hơi phải liên tục theo dõi mức nước trong bao hơi và cung
cấp nước vào bao hơi.
* Ngừng lò bảo dưỡng theo kế hoạch ngừng lò dự phòng lạnh hoặc ngừng lò
khi kế hoạch sản xuất ngừng nghỉ thời gian lâu dài.
Ngừng lò dự phòng lạnh thì tiến hành như là ngừng lò bình thường sau đó để
cho lò nguội hẳn, trong trường hợp cần phải sửa chữa gấp thì người ta tăng tốc độ làm
nguội lò khi mà áp suất của lò đã về không hoàn toàn bằng cách thay nước cho lò bằng
cách bơm nước lạnh vào lò đồng thời xả đáy lò. Quá trình thay nước được tiến hành
cho đến khi nhiệt độ của nước trong lò chỉ còn khoảng 70  800C thì có thể xả hoàn
toàn nước ra khỏi lò.
- Trong trường hợp ngừng lò lâu dài mà không phải sửa chữa thì cần thiết baro
dưỡng lò để tránh hiện tượng ăn mòn khi nghỉ khi đó cần thiết phải đề phòng kim loại
bị ăn mòn về phía khói. Trong trường hợp hợp này người ta dùng vôi cục đưa vào
trong buồng lửa và trong đường khói để hút ẩm tránh hiện tượng ăn mòn do hơi ẩm khi
bề mặt ngoài của các ống đang bị các tạp chất do tro bụi bám vào. Để bảo vệ phía
trong các ống thì có thể tháo hết nước rồi làm khô bề mặt trong của ống và đậy kín các
cửa lại hoặc cho nước đầy hết cả bao hơi.

23
1.5.2. Ngừng lò sự cố
Khi có sự cố nghiêm trọng, lò không thể hoạt động bình thường được thì cần
phải ngừng lò cấp tốc (khi đó yêu cầu phải có lệnh của cấp trên), khi có lệnh ngừng lò
sự cố thì phải ngay lập tức phải ngừng việc cung cấp không khí và nhiên liệu vào lò
đồng thời phải mở van xả hơi sự cố để xả hơi ra ngoài cho áp suất giảm xuống càng
nhanh càng tốt cắt điện ngừng quạt gió, quạt khói và đóng tất cả các cửa lò nhằm
không cho không khí lạnh ở ngoài lọt vào.
Ngừng lò sự cố trong các trường hợp sau:
- Do tăng áp suất quá mức cho phép, áp suất vẫn tiếp tục tăng mặc dù đã giảm
việc cấp nhiên liệu, giảm việc hút khói và cung cấp không khí và tăng cường
cấp nước cho lò;
- Khi mức nước tăng hay giảm quá mức cho phép;
- Khi mọi ống thủy, áp kế, bơm cấp nước đều không hoạt động được;
- Khi nổ ống, phồng ống, có các vết rạn nứt hay rò rỉ ở các phần tử của lò hơi;
- Khi có các tình trạng bất thường như: tiếng động lớn, rung động mạnh, có va
đập mạnh, tường lò bị hỏng, khung bị nóng đỏ.
- Khi cháy lại nhiên liệu trong đường khói của lò hơi.
Cách xử lý sự cố:
Phải nhanh chóng ngắt lò hơi ra khỏi ống góp chung, ngừng cấp nhiên liệu và
không khí vào lò, giảm hút khói, thải nhanh chóng nhiên liệu đang cháy trên ghi ra
ngoài hoặc dùng nước dập tắt nhiên liệu đang cháy trên ghi.
Khi ngừng lò hơi lâu ngày (trên 1 tuần lễ) phải có những biện pháp tốt để bảo
quản lò hơi khỏi bị ẩm và ôxy ăn mòn như: bảo quản khô, bảo quản ẩm, dùng áp suất
dư trong lò hơi.

24
Chương 2.
VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ PHỤ

2.1 Vận hành quạt gió, quạt khói


2.1.1. Nhiệm vụ
- Quạt gió có nhiệm vụ cung cấp đủ không khí cho quá trình cháy nhiên liệu
trong lò theo lượng không khí thực tế đã tính toán trong phần tính hệ số không khí
thừa . Đối với các lò hơi lớn không khí trước khi được cấp vào lò đã được sấy nóng ở
bộ sấy không khí do đó áp lực đầu đẩy của quạt gió phải khắc phục được trở lực của
bộ sấy không khí của các ống dẫn không khí và của vòi phun. Chính vì vậy mà quạt
gió còn gọi là quạt đẩy.
- Nhiệm vụ của quạt khói là hút khói và không khí lạnh lọt vào đường khói ra
khỏi lò, như vậy thì áp suất đầu hút của quạt khói phải khắc phúc được trở lực của tất
cả các thiết bị nằm trên đường khói tính từ cửa ra buồng lửa đến quạt khói. Quạt khói
làm việc tốt thì quá trình cháy xảy ra tốt và lò đạt được hiệu suất cao.

2.1.2. Các thông số vận hành của quạt


- Năng suất của quạt: Q đo bằng: Q, m3/h
- Cột áp (áp suất) đầu đẩy và đầu hút: H, mmH2O
- Công suất điện của động cơ kéo quạt: N, KW
- Hiệu suất của quạt 

2.1.3. Khởi động, trong coi khi vận hành bình thường và ngừng quạt
Việc khởi động, trong coi vận hành và ngừng quạt gió, quạt khói liên quan chặt
chẽ đến hoạt động của lò hơi. Quạt gió, quạt khói làm việc liên tục từ khi khởi động
cho đến lúc ngừng lò. Khi khởi động quạt gió, quạt khói phải chú ý kiểm tra và đo đạc
các thông số sau:
- Độ rung của quạt do các bulông bị hỏng
- Nhiệt độ của các ổ trục

25
- Cường độ dòng điện của động cơ kéo quạt nếu các chỉ số này lớn hơn trị số
cho phép thì cần phải dừng lại để kiểm tra tìm nguyên nhân để sửa chữa. Khi khởi
động đặc biệt chú ý chiều quay của quạt.
- Khi khởi động quạt thì phải đóng lá chắn điều chỉnh gió ở đầu hút của quạt để
giảm lưu lượng gió nhằm giảm cường độ dòng khởi động cho động cơ. Khi quạt đạt
tớI tốc độ định mức thì từ từ mở lò chắn gió điều chỉnh đủ lượng gió vào cho lò.
- Khi khởi động lò thì quạt khói phải được khởI động trước và phải ngừng sau
quạt gió từ 5 đến 10 phút. Mục đích để hút các tro bụi và các khí cháy và hỗn hợp khí
còn tích tụ lại trong lò ra khỏi lò.
- Trong quá trình vận hành bình thường thì phải chú ý nhiệt độ dầu làm mát ra
khỏi ổ trục của quạt phải không quá 600C.
- Không được để cạn dầu vì nếu cạn thì ổ trục không được bôi trơn và không
được làm mát do đó sẽ bị hỏng.
2.1.4. Điều chỉnh lưu lượng gió của lò theo chế độ làm việc của quạt
 Có 3 cách:
- Điều chỉnh độ mở cửa vào đầu hút của quạt,
- Thay đổi tốc độ quay của quạt,
- Bố trí các cánh hướng gió.
Trong thực tế vận hành thường áp dụng biện pháp thứ nhất, đơn giản và an toàn
còn 2 biện pháp sau thường áp dụng thiết kế hoặc cải tạo quạt.

2.2 Vận hành bơm nước cấp cho lò


Bơm nước cấp cho lò là 1 thiết bị hết sức quan trọng đối với lò hơi. Bơm nước
cấp phải được đảm bảo làm việc ở chế độ rất ổn định và với độ tin cậy cao nhất, thông
thường thì phải đặt 2 bơm song song với nhau một bơm làm việc và một bơm dự
phòng. Lưu lượng và áp suất của bơm phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho lò khi lò
làm việc với phụ tải lớn nhất.
Bơm nước cấp có thể được kéo bằng động cơ điện hoặc là bằng tua bin hơi và
trong các lò hơi lớn thì bơm nước cấp thường đặt thấp hơn bình khử khí từ 7 đến 20m
để tránh hiện tượng âm thực trong bơm.
* Các thông số vận hành của bơm:

26
- Năng suất của bơm: V, [m3/h],
- Cột áp của bơm: H, [mH2O],
- Công suất của động cơ điện kéo bơm,
- Hiệu suất của bơm.
* Một số điểm chú ý khi vận hành bơm
- Khi khởi động bơm thì phải mở hoàn toàn van đầu đẩy và hé mở van đầu hút.
Khi tốc độ bơm đạt đến tốc độ định mức thì mở hoàn toàn van hút,
- Khi khởi động bơm cần phải theo dõi độ rung của bơm và tiếng kêu của bơm.
Nếu có tiếng kêu lạ, cọ sát của kim loại hoặc độ rung vượt quá trị số cho phép thì phải
dừng lạI,
- Chú ý kiểm tra nhiệt độ các ổ trục của bơm và nhiệt độ của động cơ.
Đối với các lò hơi nhỏ thì nước được cấp vào lò là không liên tục do đó bơm
làm việc bị gián đoạn.
- Đối với cái lò hơi lớn lò được cấp nước liên tục nên bơm nước cấp luôn làm
việc liên tục và để tạo ra áp suất cao thì bơm thường được chế tạo là bơm li tâm nhiều
cấp.

2.3. Vận hành thiết bị thải tro xỉ

Việc thải xỉ ra khỏi buồng lửa có thể thực hiện bằng thủ công hay cơ khí hóa.
Đối với các lò hơi nhỏ, việc thải xỉ thực hiện thủ công, xỉ ra khỏi phểu tro lạnh được
tập trung ở phần chứa xỉ dưới đáy lò, Khi đầy thì mở cử phía dưới đáy lò để thải xỉ rơi
xuống gòng đặt phía dưới và đẩy ra bãi chứa xỉ. Việc tháo xỉ thực hiện định kỳ. Thải
xỉ bằng thủ công tuy cấu tạo thiết bị thải xỉ đơn giản, nhưng vận hành vất vả, nhiều bụi
và mất vệ sinh.
Đối với buồng lửa đốt than công suất lớn thì việc thải xỉ được cơ khí hóa hoàn
toàn. Xỉ được thải ra khỏi lò có thể liên tục hoặc thải định kỳ bằng giếng thải xỉ.
Giếng thải xỉ được đặt ở dưới đáy lò (dưới phễu tro lạnh). Giếng thải xỉ định kỳ
được biểu diễn trên hình 2.1. Đáy giếng nằm nghiêng. Nếu buồng lửa thải xỉ khô thì
các ống nước được bố trí xung quanh thành giếng phun vào giếng, khi xỉ nóng rơi
xuống gặp lạnh đột ngột sẽ vỡ vụn ra và bị nước cuốn tập trung xuống phía thấp của
giếng rồi thải ra ngoài. Theo định kỳ người ta mở cửa tháo xỉ ra, xỉ và nước chảy
27
xuống cống và được dòng nước phun mạnh cuốn đi. Những viên xỉ lớn được giữ lại
nhờ tấm lưới và sẽ được đập nhỏ rồi cũng được thải xuống cống. Giếng xỉ có thể đặt
một bên hoặc hai bên (hai giếng quay lưng vào nhau). Nếu buồng lửa thải xỉ lỏng thì
để làm nguội xỉ, nước được chứa sẵn tương đối nhiều trong giếng do đó yêu cầu giếng
có chiều cao tương đối so với thải xỉ khô.
Thải xỉ định kỳ bằng giếng xỉ
cũng đã cơ khí được việc thải xỉ, hạn
ché được gió lạnh lọt vào qua đáy
buồng lửa, tuy nhiên khi mở cửa giếng
xỉ để thải xỉ thì gió lạnh vẫn lọt vào.
Khi vận hành phải lưu ý tránh hiện
tượng lọt không khí lạnh vào buồng lửa
luôn tăng hệ số không khí thừa. Khi
vận hành nếu mở cửa đáy buồng lửa để
thải tro xỉ thì phải tiến hành nhanh rồi Hình 2.1. Giếng thải xỉ định kỳ
đóng lại.

Thải xỉ liên tục được thực


hiện nhờ thuyền xỉ đặt dưới đáy
buồng lửa, có chèn thủy lực như hình
2.2. Xỉ rơi xuống thuyền xỉ chứa đầy
nước, bị vỡ vụn ra, được xích có gắn
các thanh gạt chuyển động liên tục
kéo xỉ ra khỏi thuyền xuống máy
đập, sau đó được thải ra cống dẫn
đến bãi xỉ . ở đây giữa đáy buồng lửa
và thuyền xỉ có gắn hộp chèn kín
ngăn ngừa hoàn toàn khôhiện tượng
không khí lạnh lọt vào buồng lửa. Hình 2.1. Giếng thải xỉ liên tục
Hình 2.3 và 2.4. Trình bày một số dạng đáy buồng lửa

28
Hình 2.3. Một số dạng đáy thải xỉ

2.4. Vận hành thiết bị cung cấp nhiên liệu


2.4.1. Bả mía
Thiết bị cung cấp bả mía bao gồm: Băng từ, phễu chứa, máy cấp bã mía kiểu
xích, các thiết bị điều chỉnh lượng bả vào vòi phun:
- Tốc độ chuyển động băng tải và chế độ làm việc của động cơ kéo băng tảI: Để
tránh hiện tượng kẹt bã mía, tốc độ băng tải được đièu chỉnh theo tốc độ của che ép.
Nếu lượng bả mía cấp vào lò không hết thì sẽ được băng tải chuyển vào kho dự trữ.
Việc điều chỉnh lượng bã mía vào lò bằng cách điều chỉnh máy cấp kiểu xích theo phụ
tải của lò.

29
2.4.2. Hệ thống cấp dầu
Nhiệm vụ của hệ thống dầu là để đốt hỗ trợ cùng bả mía khi khởi động. Khi
ngừng lò hoặc khi thay đổi nhanh phụ tải của lò bao gồm các thiết bị chính sau đây:
Bơm dầu: Bơm li tâm, bơm kiểu bánh răng. Bơm li tâm thường có lưu lượng
lớn hơn nhưng áp suất không cao lắm, còn bơm bánh răng thì ngược lại áp suất lớn
nhưng lưu lượng không lớn lắm tuỳ theo hệ thống đốt.
Khi đốt mồi tự động thì dầu mồi phải là dầu diezen và bơm dầu mồi phải dùng
bơm bánh răng khi đó kèm theo hệ thống đánh lửa tự động.
Khi không mồi tự động thì phải mồi bằng tay.
Bơm dầu phải đảm bảo áp lực để phun dầu thành các hạt bụi mịn (sương). Nếu
mồi tự động phải để cho dầu mồi cháy thành ngọn lửa mới phun dầu đốt vào. Đầu hút
của bơm không được hở để tránh không khí lọt vào.
Lọc dầu có lọc thô và lọc tinh, lọc thô được đặt trước hệ thống sấy dầu còn lọc
tinh thì đặt phía sau.
Lọc thô có lưới lọc thưa hơn và lọc các hạt bụi to hơn các bộ lọc này có nhiệm
vụ giữ lại các chất dơ bẩn có trong dầu để tránh hiện tượng tắc vòi phun (các lưới lọc
phai) hoặc mòn các vòi phun. Các lưới lọc phải làm vệ sinh định kỳ để thải các tạp
chất ra ngoài tránh hiện tượng tắc dầu, thường xuyên kiểm tra lưới lọc có bị thủng rách
không nếu bị thủng rách thì phải thay lưới lọc khác để tránh hiện tượng tắc vòi phun.
- Bộ sấy dầu dùng để sấy dầu FO có nhiệm vụ làm giảm độ nhớt của dầu để dễ
bơm và dễ phun thành các tia nhỏ mịn, mặt khác để nâng nhiệt độ dầu lên 90-100 0C
cho dầu bốc cháy và cháy kiệt.
- Bộ sấy có 2 loại: sấy bằng điện và bằng hơi.
- Khi mới khởi động thì bộ sấy điện luôn làm việc khi có hơi thì tắc bộ sấy điện
và dùng bộ sấy hơi
- Trong quá trình vận hành có thể xẩy ra các hiện tượng sau:
Nhiên liệu phun không thành sương thì ta phải kiểm tra bơm dầu xem có đủ áp
lực dầu không, nếu áp lực dầu không đúng qui định thì phải xem bể dầu lưới lọc thô ở
trước bơm dầu xem có bị tắc lọc hay không. Nói tóm lại phải kiểm tra các thiết bị ở
đầu hút của bơm dầu.
- Kiểm tra xem lưới lọc tinh ở phía sau bơm dầu và vòi phun có bị tắc hay không, nếu
bị tắc thì phải làm vệ sinh. Nếu bình thường phải kiểm tra bét phun làm vệ sinh bét
30
phun. Có thể bét phun bị tắc cũng có thể bét phun bị mòn lỗ quá rộng do đó không
phun thành sương.

31
Chương 3.
VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC

3.1. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC


3.1.1. Hệ thống làm việc bình thường
- Bình lọc cơ khí chỉ có tác dụng lọc các tạp
chất cơ học có trong nước.
- Bình trao đổi cation có chứa các hạt lọc
cation, các hạt lọc này trao đổi cation của nó với
cation của các chất gây ra cáu trong lò.
- Khi làm việc bình thường nước cứng đi từ
trên xuống, ra khỏi bình là nước mềm được đưa vào
thùng chứa.
- Khi rửa ngược thì nước đi từ dưới lên, nước
ra khỏi bình được xả ra ngoài.
- Khi hoàn nguyên, dung dich hoàn nguyên
chảy qua lớp hạt lọc từ trên xuống, nước ra khỏi
bình là nuwocs cứng, được xả ra ngoài.
Hình 7.4. cấu tạo bình
trao đổi ion

Hình 7.5. Sơ đồ công nghệ của hệ


thống xử lý nước. 1. bể pha dung dịch
hoàn nguyên; 2- bình lọc dung dich
hoàn nguyên; 3- bể chứ dung dich
hoàn nguyên; 4- bình trao đổi ion; 5-
bơm dd hoàn nguyên; 6- đường nước;
8- đường tái tuần hoàn; 9- đường
dung dich hoàn nguyên; 10- đường
nước cứng; 11- nước rửa ngược; 12-
nước mềm.

3.1.2. Rửa ngược và hoàn nguyên


Khi dùng NaR thì dung dich hoàn nguyên là dung dịch muối NaCl có nòng độ
(6 - 8%) pha ở trong bình nhỏ bơm 1 bơm qua bình lọc nước muối 2 và vào bình 3 để
chuẩn lại nồng độ, sau đó được bơm qua bình trao đổi kation để thực hiện quá trình
32
hoàn nguyên. Phản ứng hoàn nguyên xảy ra:
CaR2 + 2 NaCl  CaCl2 + 2Na
Nước trong quá trình hoàn nguyên có chứa NaCl2 và MgCl2 nên được thải ra
ngoài.
Chu kỳ hoàn nguyên phụ thuộc vào chất lượng của nước cứng (nước nguồn) và
yêu cầu chất lượng của nước mềm.

Chương 4. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT VẬN HÀNH LÒ HƠI

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu đặc trưng chế độ làm việc của lò hơi gồm
có các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu chế độ làm việc.

4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế

1. Hiệu suất của lò hơi


- Hiệu suất thô (brutto):
Qbr
br  , (4-1)
B Qtlv

- Hiệu suất tinh (netto):


Qnet
net  , (4-2)
B Qtlv

trong đó: B là lượng nhiên liệu tiêu thụ của lò hơi, kg/s;
Qbr là nhiệt lượng do lò sản ra, kJ;
Qnet là nhiệt lượng hữu ích của lò hơi sau khi đã trừ tự dùng, kJ;
Qtlv là nhiệt trị thấp của nhiên liệu làm việc, kJ/kg.

2. Suất tiêu hao nhiên liệu quy ước bqu

B Qtlv
bqu  , t/t (4-3)
D 29310

trong đó 29310 kJ/kg là nhiệt trị của nhiên liệu chuẩn.


3. Suất tiêu hao điện năng cho tự dùng của lò hơi
E
e , kWh/t (4-4)
D
33
trong đó E là lượng điện năng tự dùng của lò hơi, kWh.
4. Giá thành sản xuất hơi: là tỉ số giữa giá thành và lượng hơi do lò sản ra
G
g , đồng/t (4-5)
D
đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ảnh tổ hợp mọi điều kiện vận hành lò hơi như: độ
tin cậy, độ kinh tế, mức độ sử dụng công suất đặt, mức độ hoàn hảo của việc vận hành
và sửa chữa thiết bị.

4.2. Một số chỉ tiêu chế độ vận hành lò hơi

1. Hệ số thời gian làm việc là tỉ số giữa thời gian làm việc của lò hơi  lv và thời
gian tính theo lịch (thường tính theo năm):
 lv 
Klv  .100  lv .100 , % (4-6)
l 8760

trong đó  l  8760 h là số giờ của một năm.


Đối với các lò hơi công suất lớn Klv  70  90% .
2. Hệ số sẵn sàng là tỉ số giữa thời gian tổng mà lò hơi làm việc và ở trạng thái
dự phòng với thời gian tính theo lịch:
 lv   dp
K ss  , (4-7)
l

Đối với lò hơi công suất lớn Kss  0,79  0,93 .


3. Hệ số sử dụng công suất đặt của lò hơi là tỉ số giữa lượng hơi do lò sản ra
sau thời gian  lv và lượng hơi mà lò có thể sản ra sau thời gian tính theo lịch  l khi lò
hơi làm việc với công suất định mức:
D
K sd  . (4-8)
Ddm .8760

Thay vì Ksd người ta dùng chỉ tiêu số giờ sử dụng công suất đặt:
D
 cs  . (4-9)
Ddm

4. Thời gian làm việc liên tục trung bình và tối đa


hay theo lý thuyết độ tin cậy đó là thời gian máy hỏng.

34
Chương 5.
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Khi đốt cháy nhiên liệu hữu cơ trong buồng lửa lò hơi sẽ sinh ra các sản phẩm
cháy thể khí bao gồm các khí 2 hoặc 3 nguyên tử như: cacbonoxyt CO, cacbondioxyt
CO2 (khí cacbonic), khí sunfurơ SO2, khí sunfuric SO3, các nitơ ôxyt NOx,…Sản phẩm
cháy của nhiên liệu rắn còn có tro xỉ và tro bụi bay theo khói.
Các chất khí SOx và NOx là những chất rất độc hại không những đối với người,
động vật mà cả đối với thực vật và thiết bị bằng kim loại.
Nguời sử dụng lò hơi phải có trách nhiệm xử lý khí độc hại và bụi có lẫn trong
khói xuống bằng hoặc thấp hơn mức cho phép trước khi thải khói vào khí quyển nhằm
góp phần bảo vệ môi trường.

5.1. Xử lý các chất khí độc hại như SOx, NOx có trong khói

1. Khí SO2 sinh ra khi cháy lưu huỳnh (S) của nhiên liệu. Ở nhiệt độ cao và khi có
dư ôxy thì SO2 bị ôxy hóa một phần thành SO3. Đối với nhiên liệu có hàm lượng lưu
huỳnh cao (S > 0,5%) và đặc biệt khi có ôxy nguyên tử trong buồng lửa và ở nhiệt độ
> 11500C thì sẽ sinh ra SO3. Ở các bề mặt truyền nhiệt nhiệt độ thấp phía đuôi lò hơi
như bộ sấy không khí có thể xảy ra hiện tượng SO3 kết hợp với H2O tạo ra axit
sunfuric H2SO4 ăn mòn kim loại. Các hợp chất của lưu huỳnh nếu bay theo khói vào
khí quyển sẽ rất có hại cho thế giới động vật và thực vật.
Có nhiều cách để làm giảm lượng phát thải khí độc hại SO2 như sau:
- Khử lưu huỳnh ra khỏi nhiên liệu trước khi đốt bằng các biện pháp cơ khí hay
hóa học;
- Liên kết các ôxyt của lưu huỳnh trong quá trình đốt nhiên liệu trong tầng sôi;
- Dùng biện pháp hóa học để thu lại SO2 có trong khói (dùng bột đá vôi hay sữa
vôi phun vào buồng đốt và buồng hoạt hóa đặt trên đường khói phía sau bộ sấy không
khí của lò hơi).
2. Các ôxyt của nitơ: ở đây chỉ nói đến NO và NO2, ký hiệu chung là NOx.
Trong buồng lửa lò hơi NO chiếm 90  95%, NO2 chỉ chiếm 5  10%. Hàm
lượng NOx trong khói dao động trong phạm vi từ 0  1g/m3.
35
Khí NO2 được sinh ra do ôxy hóa NO khi khí này lưu lại lâu trong vùng nhiệt
độ cao của buồng lửa theo phản ứng sau:
2NO + O2 = 2NO2 + 124kJ.
NOx được sinh ra từ nitơ của nhiên liệu và nitơ trong không khí cấp cho quá
trình cháy. Tuy vậy khối lượng chính của NOx được tạo ra do ôxy hóa khí nitơ có
trong không khí ở nhiệt độ cháy cao nên được gọi là các nitơ ôxyt nhiệt, phản ứng xảy
ra theo cơ chế dây chuyền và là phản ứng thu nhiệt có dạng sau:
N2 + O2  2NO - 825 kJ
Các yếu tố đóng vai trò quyết định quá trình ôxy hóa nitơ gồm có: sự tạo thành
ôxy nguyên tử ở nhiệt độ cao ( > 1550 0C), nồng độ ôxy cao và thời gian lưu lại lâu
của chất cháy trong vùng cháy.
Có thể dùng các biện pháp sau đây để làm giảm cường độ tạo thành NOx:
- Duy trì nhiệt độ trong vùng cháy mạnh nhiên liệu không cao hơn 1500  1550
0
C bằng cách tái tuần hoàn một phần khói có nhiệt độ thấp được hút ở phía trước bộ
sấy không khí đưa vào buồng lửa để giảm mức nhiệt độ cháy và giảm nồng độ ôxy.
Khi hệ số tái tuần hoàn khói bằng 15  20% thì lượng NOx trong lò hơi đốt bột than
phun giảm được khoảng 25%.
- Duy trì hệ số không khí thừa ở các vòi phun ở mức độ thấp (   1, 0  1, 05 ).
- Giảm đến mức tối thiểu thời gian lưu lại của nhiên liệu trong khu vực buồng
lửa có nhiệt độ cao nhất bằng các biện pháp tổ chức tốt khí động trong buồng lửa.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới áp dụng một số biện pháp như dùng vòi phun
có cấu tạo đặc biệt và tổ chức quá trình cháy theo phân cấp (theo giai đoạn) để giảm sự
tạo thành NOx. Cả hai biện pháp nói trên đều nhằm tổ chức quá trình cháy ở hệ số
không khí thừa nhỏ ở nhiệt độ thấp.
Khi đốt than theo phân cấp thì cung cấp không khí cấp 3 qua các vòi phun đặc
biệt đặt cao hơn trung tâm cháy hoặc cắt việc cấp nhiên liệu vào các vòi phun của dãy
đặt phía trên. Biện pháp này làm giảm nhiệt độ trong vùng cháy mạnh và giảm hệ số
không khí thừa.
Ở các vòi phun tạo ra ít NOx ta phải hoàn thiện quá trình tạo thành hỗn hợp
cháy. Để thực hiện việc này ở Mỹ người ta trang bị máy ghi xoắn kép, ở Nhật người ta
cấp nhiên liệu có nồng độ cao trong hỗn hợp với không khí (hỗn hợp giàu nhiên liệu,

36
nghèo ôxy) vào một số vòi phun và nhiên liệu có nồng độ thấp (hỗn hợp nghèo nhiên
liệu) vào một số vòi phun khác.
Việc hoàn thiện quá trình cháy và khí động trong buồng lửa và ứng dụng các
vòi phun cải tiến đã giảm được lượng phát thải NOx khi đốt nhiên liệu rắn tới 2 lần
(còn  0, 4  0,5% ).
Ở các nước Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc người ta đã tạo ra nhiều kiểu vòi phun
để đốt phân cấp và giảm được lượng phát thải NOx xuống rất thấp, khoảng 100  200
ppm.

5.2. Khử bụi lẫn trong khói

Khi đốt nhiên liệu rắn trong khói bay ra khỏi lò hơi có chứa nhiều hạt bụi, đó là
các hạt tro của nhiên liệu và các hạt cácbon do cháy không hoàn toàn về cơ học. Tùy
theo kiểu buồng lửa mà phần tro bụi bay theo khói có giá trị khác nhau (bảng 5.1).

Bảng 5.1. Phần tro bụi bay theo khói ra khỏi buồng lửa lò hơi.
Kiểu buồng lửa Phần tro bụi bay theo khói, ab ,%
Buổng lửa ghi 15,0  30,0
Buổng lửa phun bột than thải xỉ khô 75,0  95,0
Buổng lửa phun bột than thải xỉ lỏng 40,0  55,0
Buổng lửa xyclon đứng 15,0  20,0
Buổng lửa tầng sôi 20,0  30,0

Tro bụi bay theo khói sẽ mài mòn cánh quạt của quạt khói và ống khói, khi thải
vào khí quyển tro bụi có hại đối với con người và cây cỏ. Để ngăn ngừa tác hại nói
trên ta phải thu gom bụi trong các bộ khử bụi.
Thiết bị khử bụI thường có 3 loại.
* Thiết bị khử bụt tĩnh điện: Dòng không khí hoặc khói qua thiết bị này có chứa
bụi thì các hạt bụi sẽ bị tích điện và được giữ lại các cực của thiết bị.
Thiết bị này có hiệu quả thu hồi bụi rất cao, nhưng đắt tiền, vận hành tốn điện
năng và yêu cầu luôn luôn đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho thiết bị làm việc.

37
* Thiết bị khử bụi Xyclon: Dòng khói đi theo hướng tiếp tuyến vào thiết bị,
dòng khói sẽ đổi hướng chuyển động xoáy, các hạt bụi sẽ va vào vách thiết bị mất
động năng rơi xuống phía dưới còn dòng khói sạch sẽ đi vào giữa đi lên.
Để tăng cường hiệu quả thu hồi điện người ta cho dùng nước phun vào thành
thiết bị, khi hạt bụi va vào thành sẽ bị ướt nặng hơn do đó để rơi xuống hơn.
* Buồng dừng: cho dòng khói đi vào buồng có tiếp diện lớn hơn, tốc độ dòng
khói sẽ giảm xuống đột ngột nên các hạt bụi mất động năng sẽ rơi xuống bị giữ lại
trong buồng đó, khói đi ra sạch hơn. Ở đầu vào của khói thường có màng nước làm
ướt các hạt bụi để tăng cường hiệu quả khử bụi.
* Lưu ý tốc độ của dòng vào và dòng ra: nếu tốc độ dòng lớn hơn giá trị cho
phép thì hiệu quả khử bụi sẽ giảm xuống rất nhiều
Hiện nay thường dùng các kiểu khử bụi như: xyclon đơn (loại khô hay loại ẩm),
xyclon chùm, bộ khử bụi bằng điện.
Các thông số đặc trưng cho sự làm việc của bộ khử bụi là hiệu suất hay hệ số
phân ly (làm sạch bụi và trở lực của bộ khử bụi về phía khói).
Hiệu suất phân ly được xác định theo công thức sau:
Gl
 pl  .100, % (5-1)
Gl  Gr

trong đó: Gl là khối lượng bụi thu


được trong bộ khử bụi, kg/h.
Gr là khối lượng bụi theo
khói đi ra khỏi bộ khử bụi, kg/h.
Nói chung  pl  60  99% và trở

lực của bụi bằng từ 20  30 mmH2O


đến 70  80mmH2O tùy theo kiểu bộ
Hình 5.1. Sơ đồ nguyên lý bộ khử bụi bằng khử bụi.
điện. a-kiểu tấm; b-kiểu ống.1-khói vào; 2-
khói ra; 3-điện cực thu; 4-điện cực phát; 5-
Hình 5.1 trình bày sơ đồ nguyên
cách điện; 6-biến trở; 7-máy biến thế điện. lý của bộ khử bụi bằng điện.

Bộ khử bụi bằng điện gồm có các điện cực phát và các điện cực thu được làm
bằng hợp kim. Dòng khói lẫn bụi với tốc độ 1,5  2 m/s được cho đi qua giữa hai điện

38
cực của điện trường do dòng điện một chiều điện thế cao (50  70kV) tạo ra; các điện
cực phát được nối với cực âm còn các điện cực thu được nói với cực dương của nguồn
điện và điện cực dương được nối đất.
Dưới tác dụng của điện trường cao thế và sự phóng hồ quang điện sẽ xảy ra sự
ion hóa khói. Các hạt bụi trong khói sẽ va chạm với các ion mang điện tích âm và
được tích điện. Dưới tác dụng của lực điện trường các hạt bụi rắn tích điện âm sẽ dịch
chuyển đến điện cực dương và bám lên điện cực này. Bằng cách ngắt điện và dùng cơ
cấu rung để làm cho các hạt bụi bám nói trên rơi vào phễu chứa của bộ khử bụi sau đó
thải ra ngoài.
Hiệu suất của bộ khử bụi bằng điện có thể đạt đến 99% và cao hơn và có
khả năng khử được các hạt bụi nhỏ hơn 2 μm . Trở lực của bộ khử bụi bằng điện vào
khoảng 20  30 mmH2O.

5. 3. Thí nghiệm nghiệm điều chỉnh chế độ làm việc

+ Các thí nghiệm này được tiến hành sau khi lắp đặt hoặc sau khi sửa chữa lớn.
+ Thí nghiệm điều chỉnh chế độ khởi động, chế độ làm việc bình thường và
dừng lò. Trong quá trình thí nghiệm, ở các chế độ vận hành cần phải xác định chính
xác hệ số không khí thừa tại các bộ phận: buồng lửa, bộ qúa nhiệt, bộ hâm nước, bộ
sấy không khí và ở cuối lò (ra khỏi bộ sấy không khí). Thí nghiệm này phải xác định
được chế độ làm việc tối ưu của buồng lửa, sao cho quá trình cháy của nhiên liệu trong
buồng lửa đạt được kết quả mong muốn, vậy cần tiến hành các bước sau đây:
- Thí nghiệm để xác định vị trí hợp lý của trung tâm ngọn lửa.
- Thí nghiệm để xác định các thông số theo hệ số không khí thừa tối ưu cho
buồng lửa, lượng không khí hợp lý theo lượng nhiên liệu cấp vào.
- Xây dựng chế độ làm việc tối ưu cho buồng lửa xác định lượng không khí hợp
lý theo theo lượng nhiên liệu cấp vào.
- Xây dựng chế độ làm việc tối ưu phù hợp với các phụ tải khác nhau. Xác định
phụ tải kinh tế: Dkt để lập chế độ vận hành và đạt độ kinh tế cao nhất.
- Thí nghiệm để xác định các phụ tải giới hạn, phụ tải lớn nhất và phụ tải nhỏ
nhất của lò.

39
Phụ tải lớn nhất của lò là phụ tải mà lò có thể hoạt động được nhưng không gây
ra sự cố lò ảnh hưởng đến tuổi thọ của lò là Pmax.
Phụ tải nhỏ nhất là phụ tải thấp nhất mà lò vẫn hoạt động bình thường, không bị
tắt lò và không bị rối loạn tuần hoàn.
+ Phải xác định quá trình thông gió của quạt gió và khói và xác định trở lực
đường gió và đường khói năng lực làm việc sau một thời gian sử dụng.

40
Chương 6. SỰ CỐ LÒ HƠI VÀ CÁCH XỬ LÝ

6.1. DỪNG LÒ SỰ CỐ
6.1.1. Dừng lò khẩn cấp
(1) Lò thiếu nước: không còn nhìn thấy mức nước qua ống thuỷ.
(2) Lò đầy nước, vượt quá mức trên của ống thuỷ.
(3) Nổ đường ống, không thể duy trì mức nước bình thường.
(4) Cháy lại phía sau buồng đốt, nhiệt độ khói thải tăng cao bất thường.
(5) Tất cả các ống thuỷ bao hơi bị hỏng.
(6) Nổ ống hơi và nước của lò, đe doạ tới sự an toàn.
(7) Nổ hoặc cháy đường ống dầu đe doạ an toàn.

6.1.2. Dừng lò có yêu cầu


(1) Dàn ống sinh hơi, BQN, BHN và bộ giảm ôn bị rò.
(2) Nhiệt độ hơi hoặc tường của bộ quá nhiệt vượt qúa giá trị cho phép, điều chỉnh
và giảm phụ tải mà vẫn chưa khôi phục lại bình thường.
(3) Chất lượng nước cấp, nước lò hoặc hơi thấp hơn tiêu chuẩn, xử lý mà vẫn chưa
khôi phục bình thường.
(4) Khi lò không thể cấp nhiên liệu hoặc tắc trên vòng tuần hoàn.
(5) Khi lò không thể thải tro đáy.
(6) Khi lò bị kết keo, tích tro nghiêm trọng, khó duy trì vận hành.

6.2. TẮT LỬA BUỒNG ĐỐT


6.2.1. Hiện tượng
(1) Cảnh báo tự động tắt lửa buồng đốt tác động (MFT)
(2) Tăng áp âm buồng lửa.
(3) Áp suất và nhiệt độ hơi chính giảm.
(4) Lưu lương hơi giảm .
(5) Mức nước bao hơi lúc đầu tăng lên sau giảm xuống.
(6) Nhiệt độ sàn giảm nhanh.

6.2.2. Nguyên nhân


(1) Áp suất gió cấp 1 quá thấp để thổi lỏng sàn liệu.
(2) Lượng gió cấp 2 quá lớn hoặc quá nhỏ làm sai lệch tỉ lệ gió.
(3) Phụ tải của lò quá thấp hoặc giảm phụ tải quá nhanh.
(4) Nhiệt độ sàn quá thấp khó cháy.
(5) Áp suất sàn quá cao hoặc quá thấp.
41
(6) Bảo vệ đo lường tự động tác động.
(7) Ngắt quạt gió cấp1, cấp 2, quạt gió cao áp hoặc toàn bộ hệ thống quạt hút.

6.2.3. Cách xử lý
(1) Chuyển sang điều chỉnh bằng tay, bảo đảm áp âm buồng lửa và mức nước lò.
(2) Tìm nguyên nhân, xử lý sự cố.
(3) Khác phục được thì khởi động lại lò ; Nếu không khắc phục được thì phải
dừng lò để xử lý, duy trì lò ở trạng thái dự phòng nóng.
(4) Nếu t và p sàn không đủ điều kiện khởi động lại thì xử lý theo quy định.

6.3. CHÁY LẠI TRONG ĐƯỜNG KHÓI


6.3.1. Hiện tượng
(1) Nhiệt độ khói tăng cao bất thường.
(2) Cháy lại trên đường khói nằm ngang, lượng Oxy giảm, t hơi tăng cao bất
thường.
(3) Khi cháy lại trên đường khói xuống, t gió cấp 1, cấp 2 và t’’hn tăng cao.
(4) Áp suất trong buồng lửa và trong đường khói tăng mạnh.
(5) Có khói đen thoát ra từ ống khói.
(6) Có khói lửa thoát ra từ những chố không kín trên đường khói.
(7) Nếu nghiêm trọng cửa phòng nổ sẽ làm việc.

6.3.2. Nguyên nhân


(1) Điều chỉnh cháy không tốt, lượng gió không đủ hoặc phân phối không hợp lý.
(2) Áp âm của buồng đốt quá lớn, hiệu quả cyclon không cao, nhiên liệu chưa
cháy hết tích tụ nhiều.
(3) Phụ tải thấp trong thời gian dài, tốc độ khói thấp, tích nhiều chất cháy.
(4) Vòi phun dầu phun sương không tốt trong thời gian dài.

6.3.3. Cách xử lý
(1) Nếu nhiệt độ khói tăng cao bất thường: phải tìm nguyên nhân, kiểm tra đồng
hồ đo, căn cứ tình hình cụ thể để điều chỉnh cháy.
(2) Nếu phát hiện có cháy lại và t khói vượt quá 2000C, lập tức phải dừng lò. Dừng
quạt gió, đóng tấm chắn khói và các cửa buồng đốt, đường khói. Nghiêm cấm
thông gió.
(3) Dập lửa bằng thổi bụi và hơi thổi dầu.
(4) Sau khi dừng lò, cần xả đọng phù hợp, cấp nước liên tục.
(5) Khi hết cháy lại, khởi động quạt hút, thông gió 5 ~ 10 phút sau đó đánh lửa lại.

42
6.4. ĐẦY NƯỚC BAO HƠI
6.4.1. Hiện tượng
(1) Mức nước cao hơn mức nước bình thường.
(2) Báo mức từ xa có giá trị dương cao.
(3) Bộ cảnh báo mức phát tín hiệu, đèn tín hiệu mức nước cao sáng.
(4) Nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm.
(5) Hàm lượng muối của hơi tăng cao.
(6) Lưu lượng nước cấp lớn hơn lưu lượng hơi một cách bất thường.
(7) Có thể xảy ra thuỷ kích trong ống dẫn hơi khi đầy nước nghiêm trọng.

6.4.2. Nguyên nhân


(1) Bộ điều chỉnh tự động nước cấp không nhạy hoặc có sự cố.
(2) Chỉ thị của thiết bị đo không đúng, do đó người vận hành thao tác sai.
(3) Phụ tải lò tăng nhanh.
(4) Áp suất nước cấp đột nhiên tăng cao.
(5) Người vận hành giám sát không đủ nên đ/c không kịp thời hoặc sai.

6.4.3. Cách xử lý
1. Khi p hơi và nước cấp bình thường mà mức nước vượt quá +50mm thì phải chọn một trong các biện pháp sau:

(1) Kiểm tra thiết bị đo mức từ xa (so với ống thuỷ, phải rửa ống thuỷ).
(2) Nếu bộ điều chỉnh tự động cấp nước kém nhạy thì phải đ/c bằng tay.
(3) Nếu mực nước vẫn tăng thì phải xả sự cố bao hơi hoặc ống góp dưới.
2. Nếu đã xử lý như trên, mức nước vẫn tăng, vượt quá +100mm thì phải chọn những giải pháp:

(1) Hãm hoặc đóng hẳn van điều chỉnh nước cấp.
(2) Tăng cường xả nước lò hơi.
(3) Nếu tqn vẫn giảm, hãm hoặc đóng van nước giảm ôn, mở xả quá nhiệt và
đường hơi chính, báo cho bên Turbine mở các van xả có liên quan.
3. Nếu nước vượt quá mức trên của ống thuỷ, thực hiện các bước sau:
(1)Lập tức dừng lò, đóng van hơi chính.
(2)Dừng cấp nước cho lò.
(3)Tăng cường xả nước lò hơi, đến mức nước trong ống thuỷ.
(4)Sau khi xử lý sự cố khẩn trương khôi phục vận hành lò.
(5)Nếu xuất hiện mức nước trên ống thuỷ, tqn chưa giảm nhiều, tiếp tục vận hành
lò, khôi phục mức nước bao hơi.
6. Nếu do tăng phụ tải lò thì phải tăng phụ tải từ từ.
5. Nếu do áp suất nước cấp thì liên hệ với người trực bơm nước cấp để đ/c.

43
6.5. CẠN NƯỚC LÒ HƠI
6.5.1. Hiện tượng
(1) Nước bao hơi giảm dưới mức bình thường.
(2) Thiết bị đo mức từ xa chỉ âm.
(3) Bộ cảnh báo mức bước phát tín hiệu, đèn tín hiệu mức thấp sáng.
(4) Nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng.
(5) Dnc < Dhơi một cách bất thường (khi nổ ống lò hơi thì ngược lại).

6.5.2. Nguyên nhân


(1) Bộ điều chỉnh tự động nước cấp hỏng, sự cố thiết bị điều chỉnh nước cấp.
(2) Chỉ thị của ống thuỷ . . . không chính xác nên người vận hành phán đoán và
thao tác sai.
(3) Phụ tải lò giảm quá nhanh.
(4) Áp suất nước cấp đột nhiên giảm nhanh.
(5) Đường ống xả, các van lò hơi bị rò rỉ, lượng xả quá lớn.
(6) Nứt ống của dàn ống sinh hơi hoặc bộ hâm.
(7) Người vận hành giám sát mức nước không đủ, không đ/c kịp thời hoặc thao
tác sai.

6.5.3. Cách xử lý
1. Khi áp suất lò và nước cấp bình thường mà mức nước (-50mm) thì phải chọn một
trong các biện pháp sau:
(1) Kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo mức từ xa (so với ống thuỷ).
(2) Nếu bộ điều chỉnh tự động kém nhạy thì đ/c bằng tay mở to van để cấp nước.
(3) Nếu không được thì phải sử dụng đường nước cấp dự phòng.
2. Nếu mức nước vẫn giảm, khi giảm đến -100mm thì tiếp tục tăng nước, đóng tất cả
các van xả, có thể giảm D hơi một cách phù hợp.
3. Nếu mức nước vẫn giảm, không nhìn thấy trên ống thuỷ nữa, lập tức dừng lò, đóng
van hơi chính và tiếp tục cấp nước cho lò.
6. Nếu do người vận hành sai, mức nước trong ống thuỷ biến mất, phải dừng lò, đóng
van hơi chính và van nước cấp, xử lý theo trình tự sau:
(1) Kiểm tra mức nước ống thuỷ, thử mức độ cạn nước.
(2) Nếu cạn nước ít, tăng nước cấp lò và khôi phục mức nước.
(3) Nếu cạn nước nghiêm trọng thì nghiêm cấm cấp nước vào lò.
5 Nếu áp suất nước cấp giảm phải liên hệ với người bơm để tăng áp suât nước cấp.
(1) Nếu không thể khôi phục p nước cấp và mức nước giảm thấp thì phải giảm
Dhơi, giảm p hơi để p hơi thấp hơn p nước, duy trì mức nước.
44
6.6. MỨC NƯỚC BAO HƠI KHÔNG RÕ RÀNG (PHƯƠNG PHÁP GỌI NƯỚC)
1. Khi không nhìn thấy mực nước trên ống thuỷ, không xác định được mức nước từ thiết bị đo mức từ xa, cần dừng lò ngay và dừng cấp
nước cho lò.

2. Sau khi dừng lò, tìm lại mức nước bao hơi bằng cách ống thủy tối:

3. Sau khi kiểm tra rõ mức nước lò hơi, căn cứ vào kết quả để tiến hành xử lý đầy hay thiếu nước lò hơi.

6.7. XỬ LÝ HỎNG ỐNG THUỶ BAO HƠI


1. Khi ống thuỷ hỏng, phải đóng các van cô lập ống thuỷ hỏng.
2. Nếu hỏng 1 cái ống thuỷ, vẫn vận hành, tìm phương pháp sửa ống thuỷ hỏng.

3. Nếu ống thuỷ bao hơi hỏng hết, cho phép vận hành lò hơi ...(2h) khi:
(1) Bộ điều chỉnh tự động nước cấp đáng tin cậy.
(2) Bộ cảnh báo mức nước dùng tốt.
(3) Hai thiết bị đo mức từ xa làm việc tin cậy; duy trì phụ tải lò ổn định.
6. Nếu bộ điều chỉnh tự động và bộ cảnh báo mức nước không tin cậy, mà hỏng toàn
bộ ống thuỷ, chỉ cho phép làm việc trong 20 phút khi thiết bị đo mức từ xa đáng tin
cậy.
5. Nếu thiết bị đo mức từ xa không đáng tin cậy thì phải lập tức dừng lò.

6.8. SÔI BỒNG


6.8.1. Hiện tượng
(1) Hàm lượng muối của nước lò và hơi tăng cao.
(2) Mức nước bao hơi dao động mạnh, không nhìn thấy rõ mức nước ống thuỷ.
(3) Nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm mạnh.
(4) Có hiện tượng thuỷ kích trong đường ống hơi.

6.8.2. Nguyên nhân sôi bồng


(1) Chất lượng nước lò xấu, vật chất phù du hoặc hàm lượng muối quá lớn.
(2) Không tiến hành xả cặn theo quy định.

6.8.3. Xử lý hiện tượng sôi bồng


(1) Giảm công suất hơi của lò một cách thích hợp, và đảm bảo ổn định.
(2) Mở hoàn toàn van xả liên tục, nếu cần mở van xả sự cố hoặc van xả định kỳ.
(3) Ngừng cấp hoá chất.
(4) Duy trì mức nước bao hơi –50mm.
(5) Mở van xả bộ quá nhiệt và báo cho bên Turbine mở cửa xả nước có liên quan.

45
(6) Báo bên hoá phân tích, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng lò hơi.
(7) Khi nước lò hơi chưa được cải thiện, không cho phép tăng phụ tải lò.
(8) Sau khi giải quyết sự cố phải thông rửa ống thuỷ bao hơi.

6.9. HƯ HỎNG DÀN ỐNG SINH HƠI


6.9.1. Hiện tượng
(1) Mức nước bao hơi giảm.
(2) Áp suất hơi và nước cấp giảm.
(3) Dnc lớn hơn D hơi một cách bất thường.
(4) Nhiệt độ khói giảm.
(5) Khi rò nhẹ có âm thanh hơi xì, khi vỡ ống có âm thanh rõ rệt.
(6) Áp suất sàn tăng cao.
(7) Áp suất buồng lửa dương và khói được phun ra từ trong buồng đốt.
(8) Quá trình cháy không ổn định dẫn tới tắt lửa buồng đốt.
(9) Thải tro buồng lửa khó khăn hoặc van côn bị tắc. Có nước trong bộ làm mát tro
nếu sự cố nghiêm trọng.

6.9.2. Nguyên nhân


(1) Chất lượng nước cấp không đảm bảo, tạo cáu cặn và ăn mòn đường ống.
(2) Khi sửa hoặc lắp đặt bị tạp chất làm tắc, tuần hoàn không tốt, ống bị quá nhiệt.
(3) Sai sót trong chế tạo và lắp đặt, vật liệu hay chất lượng mối hàn không đạt.
(4) Bảo vệ ống sinh hơi không tốt, bị mài mòn nhiều bởi vật liệu tạo tầng.
(5) Tường buồng lửa rơi, làm hỏng đường ống.
(6) Lắp đặt vòi dầu không chính xác hoặc hoặc nhiệt độ hơi làm mát vòi dầu quá
cao làm hư hỏng ống sinh hơi.
(7) Đốt lò không đúng qui trình, dãn nở không đều tạo ứng suất gây nứt ống.
(8) Bám bẩn trên bề mặt ống sinh hơi, ăn mòn ống sinh hơi.
(9) Ống không giãn nở tự do được, tạo ứng suất dư.
(10) Có sai sót trong thiết kế, chế tạo hoặc sửa chữa, phụ tải lò quá thấp, kết khối
sàn liệu, các ống hấp thụ nhiệt không đều hoặc D xả quá lớn phá huỷ vòng tuần
hoàn.

6.9.3. Cách xử lý
(1) Ống sinh hơi nổ, phải dừng lò, đóng van hơi chính và xử lý như sau:
(a) Duy trì quạt khói, hút toàn bộ lượng không khí và hơi.
(b) Tăng áp suất và lưu lượng nước cấp. Nếu hỏng nghiêm trọng, không duy
trì được mức nước trong ống thuỷ thì phải dừng cấp nước.
46
(c) Khi cho bơm dự phòng vận hành vẫn không duy trì mức nước bình thường,
phải giảm hoặc dừng cấp nước lò sự cố.
(2) Nếu hư hỏng nhỏ và không lan rộng (không làm hỏng các ống bên cạnh) vẫn có
thể duy trì mức nước và quá trình cháy bình thường, giảm tải lò từ từ, vận hành
trong thời gian ngắn và dừng lò có điều kiện. Nếu sự cố nghiêm trọng thì phải
dừng lò ngay.

6.10. HƯ HỎNG BỘ HÂM NƯỚC


6.10.1. Hiện tượng
(1) D hơi > Dnc một cách bất thường, mức nước bao hơi giảm.
(2) Khi nhiệt độ khói ở bộ hâm và bộ sấy không khí giảm thấp, chênh lệch nhiệt
độ khói trước và sau bộ hâm tăng cao, nhiệt độ khói giảm.
(3) Trở lực khói tăng, cường độ dòng điện quạt khói tăng cao.
(4) Trong đường khói có âm thanh lạ, có hơi bốc ra từ chỗ đường khói bộ hâm.
(5) Ở phễu thu tro cuối đường khói có nước và tro bị tắc trong thiết bị thải tro.

6.10.2. Nguyên nhân


(1) Ống bộ hâm bị mài mòn bởi tro bay.
(2) Chất lượng nước cấp không đạt, gây ăn mòn đường ống.
(3) Chất lượng mối hàn và ống không tốt, hoặc bị tắc dẫn đến quá nhiệt.
(4) Sử dụng bộ thổi bụi không phù hợp, bào mòn đường ống.

6.10.3. Cách xử lý
(1) Giảm tải phù hợp, tăng nước cấp để duy trì mức nước, xin dừng lò sự cố.
(2) Nếu mức nước tiếp tục giảm thì phải dừng lò, duy trì quạt khói để thải hết khói
và hơi. Nếu có ảnh hưởng đến tường lò, sàn liệu thì phải ngừng quạt khói.
(3) Sau khi dừng lò đóng van hơi chính, thải hết tro. Duy trì cấp nước vào lò.
Đóng tất cả các van xả.
6.11. HƯ HỎNG ĐƯỜNG ỐNG BỘ QUÁ NHIỆT
6.11.1. Hiện tượng
(1) Dqn < Dnc một cách bất thường, p hơi giảm.
(2) Chỗ rò rỉ của bộ quá nhiệt có tiếng rò hơi.
(3) Buồng lửa tăng p, hơi và khói phun ra từ các chỗ không kín.
(4) Cường độ dòng điện quạt khói tăng đột ngột.
(5) Nhiệt độ khói sau bộ quá nhiệt giảm, độ chênh nhiệt độ khói tăng cao.
(6) Độ chênh nhiệt độ hơi giữa đầu vào và đầu ra tăng cao.

47
(7) Áp suất tầng lỏng thay đổi bất thường.

6.11.2. Nguyên nhân


(1) Chất lượng hơi không tốt, đóng cặn trong đường ống quá nhiệt.
(2) Tắc tro cục bộ dẫn đến đường ống bị quá nhiệt.
(3) tqn hoặc tv ống bộ quá nhiệt vượt giới hạn trong thời gian dài.
(4) Khi phụ tải lò thấp, đưa nước giảm ôn vào không thích hợp, có nước đọng
trong bộ quá nhiệt dẫn đến quá nhiệt cục bộ đường ống.
(5) Khi tăng tải lò, Dqn qua bộ quá nhiệt không đủ dẫn đến quá nhiệt.
(6) Có sai sót trong chế tạo, lắp đặt bộ quá nhiệt, vật liệu, mối hàn không đạt tiêu
chuẩn, bị tắc ống.

6.11.3. Xử lý
(1) Nếu chỗ rò rỉ tương đối nhỏ, giảm tải phù hợp, giảm p, vận hành trong thời
gian ngắn và thường xuyên kiểm tra chỗ rò, đề nghị dừng lò. Nếu sự cố tăng thì
phải dừng lò sớm.
(2) Nếu bị rò nghiêm trọng thì phải dừng lò, đề phòng hỏng ống bên cạnh.
(3) Duy trì quạt khói, khi xả hết hơi và khói thì dừng. Nếu ảnh hưởng tới vật liệu
chịu nhiệt chống ăn mòn và sàn liệu thì dừng vận hành quạt khói.
(4) Thổi bụi trong phễu tro của bộ khử bụi tĩnh điện và bộ sấy không khí.

6.12. ĐƯỜNG ỐNG HƠI VÀ ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC CẤP BỊ HỎNG


6.12.1. Hiện tượng
(1) Đường ống rò rỉ nhỏ, có tiếng kêu, bảo ôn hỏng hoặc rò hơi, nước.
(2) Đường ống nổ, phát ra âm thanh, và phun hơi, nước ra ngoài.
(3) Dnc hoặc Dhơi thay đổi bất thường, (lưu lượng giảm).
(4) Áp suất hơi và áp suất nước cấp giảm.
(5) Đường ống nước cấp bị vỡ, Dn ứng với phụ tải lò giảm.

6.12.2. Nguyên nhân


(1) Do lắp đặt, chế tạo có thiếu sót; vật liệu, mối hàn không đạt tiêu chuẩn.
(2) Lắp đặt đường ống không chính xác, không giãn nở tự do được.
(3) ống hơi bị quá nhiệt, giãn dài quá mức hoặc làm việc thời gian dài giảm cơ
tính kim loại.
(4) Sấy đường ống dẫn hơi không kỹ, gây thuỷ kích đường ống.
(5) Chất lượng nước cấp không tốt gây ăn mòn đường ống.
(6) Bị ăn mòn cục bộ đường ống làm giảm dần chiều dày.
48
(7) Hệ thống nước cấp vận hành không bình thường, áp suất dao động quá lớn
thuỷ kích hoặc sôi bồng.

6.12.3. Cách xử lý
(1) Nếu nước cấp rò rỉ nhỏ, có thể vận hành một thời gian ngắn sau đó tuỳ tình
hình cụ thể tiến hành dừng lò.
(2) Nếu sự cố tăng thêm, nguy hiểm đến sự an toàn thì phải dừng lò.
(3) Nếu có thể thì tách đoạn ống sự cố với hệ thống hoặc phải dừng lò.

6.13. THUỶ KÍCH ĐƯỜNG ỐNG VÀ LÒ


6.13.1. Hiện tượng
(1) Trong đường ống có tiếng thuỷ kích, bị chấn động.
(2) Chỉ thị của đồng hồ áp suất nước cấp không ổn định (khi thuỷ kích đường ống
nước cấp hoặc chỉ thị của đồng hồ đo áp suất hơi quá nhiệt không ổn định
(thuỷ kích đường hơi).
(3) Khi thuỷ kích bộ hâm nước, có tiếng xung động ở bộ hâm.

6.13.2. Nguyên nhân


(1) Nhiệt độ và áp suất nước cấp thay đổi quá mạnh.
(2) Van một chiều của đường ống nước cấp làm việc không bình thường.
(3) Đường nước cấp hoặc bộ hâm đầy nước không thải hết khí hoặc lưu lượng
nước cấp quá lớn.
(4) Lưu lượng nước vào bộ giảm ôn quá lớn gây thuỷ kích bộ giảm ôn.
(5) Cấp nước ban đầu cho lò quá nhanh, tnc quá cao hoặc làm lạnh lò khi dừng lò
quá nhanh.
(6) Khi khởi động lò, sấy đường ống hơi không kỹ, không xả hết nước đọng.
(7) Nhiệt độ hơi quá thấp hoặc lẫn nước trong hơi.

6.13.3. Xử lý
(1) Khi đường nước cấp bị thuỷ kích, đóng bớt van đ/c nước cấp thích hợp, nếu
không thể xử lý thì thay đổi đường ống cung cấp nước cấp.
(2) Nếu thuỷ kích đoạn ống sau van nước cấp, đóng van nước cấp và sau khi xử lý
mở từ từ van nước cấp.
(3) Nếu thuỷ kích đường hơi, phải đóng van nước giảm ôn, mở van xả nước
ngưng BQN, nếu cần báo người Turbine mở van nước ngưng có liên quan.

6.16. PHỤ TẢI LÒ GIẢM NHANH


6.16.1. Hiện tượng
49
(1) Giảm lưu lượng hơi chính.
(2) Áp suất hơi của lò tăng nhanh.
(3) Mức nước bao hơi đột nhiên giảm rồi sau đó lại tăng cao.
(4) Nhiệt độ hơi chính tăng cao.
(5) Chỉ thị của đồng hồ đo điện áp và đồng hồ đo dòng điện dao động.
(6) Khi nghiêm trọng van an toàn làm việc.
(7) Có thể dẫn tới ngắt thiết bị điện.

6.16.2. Xử lý
(1) Nếu chức năng điều chỉnh tự động không tác động kịp thời thì chuyển sang
chế độ điều chỉnh từ xa.
(2) Căn cứ theo tình hình giảm phụ tải của lò hơi để giảm lượng than cấp, khi cần
thiết đưa vòi phun khởi động vào, đến khi dừng cấp than thì thôi.
(3) Căn cứ vào sự thay đổi thông số hơi và phụ tải của lò, mở van xả quá nhiệt
hoặc báo bên Turbine đưa đường bypass vào làm việc giữ áp suất hơi ổn định.
(4) Căn cứ vào lưu lượng hơi điều chỉnh lưu lượng nước cấp, đảm bảo mức nước
bao hơi giảm thấp hơn mức nước thông thường để đợi tăng nhanh phụ tải lò.
(5) Căn cứ vào tình hình giảm nhiệt độ hơi quá nhiệt đóng bớt van điều chỉnh
nước giảm ôn đến khi ngừng hẳn bộ giảm ôn. Khi cần thiết mở van xả đọng
đường hơi chính.
(6) Nếu áp suất hơi đã vượt quá áp suất làm việc của van an toàn mà van an toàn
vẫn chưa tác động thì phải mở van an toàn bằng tay.
(7) Nếu van an toàn đã tác động, khi áp suất giảm đến mức áp suất làm việc của
van an toàn trở xuống mà van an toàn không thể tự động khôi phục thì phải
đóng van an toàn bằng tay, khi cần thiết thì chọn phương pháp khác để làm cho
nó trở về vị trí cũ.
(8) Điều chỉnh phân phối gió và hệ thống thải tri, bảo đảm nhiệt độ và áp suất
tầng lỏng ở trị số vận hành bình thường.
(9) Nếu ngắt thiết bị điện thì xử lý theo quy định có liên quan.

6.15. SỰ CỐ CÁC QUẠT GIÓ


6.15.1. Điều kiện dừng quạt khẩn cấp
(1) Khi quạt gió bị rung động mạnh, va đập và mài mòn.
(2) Khi nhiệt độ ổ trục động cơ hoặc quạt tăng cao bất thường, đã chọn cách xử lý
nhưng không có kết quả, vượt quá giới hạn cho phép.
(3) Khi nhiệt độ lõi sắt stato của động cơ và sự tăng nhiệt độ vượt quá giới hạn
cho phép.
50
(4) Khi sự cố thiết bị điện bắt buộc phải dừng quạt khẩn cấp.
(5) Khi quạt hoặc động cơ có thiếu sót nghiêm trọng, nguy hiểm đến sự an toàn
của thiết bị và con người.
(6) Có hoả hoạn nguy hiểm đến sự an toàn của con người và thiết bị.
(7) Khi xảy ra tai nạn đối với con người buộc phải dừng quạt để có thể giải cứu.

6.15.2. Hiện tượng


(1) Chỉ thị của đồng hồ đo dòng điện dao động quá lớn.
(2) Áp suất gió ở đầu hút và đầu đẩy của quạt thay đổi.
(3) Quạt hoặc động cơ có tiếng va đập hoặc ma sát bất thường.
(4) Nhiệt độ gối trục quá cao.
(5) Độ rung và độ di trục của quạt hoặc động cơ quá lớn.
(6) Nhiệt độ, áp suất tầng lỏng hoặc hàm lượng SO2 trong khói thay đổi bất
thường.
(7) Có tín hiệu cảnh báo hoặc ngừng quạt.

6.15.3. Nguyên nhân


(1) Các cánh quạt bị mài mòn làm làm cho roto không cân bằng.
(2) Có hơi nước trong khói làm cánh quạt bị ăn mòn và bám bẩn.
(3) Bulông móng của quạt hoặc động cơ bị lỏng.
(4) Chất lượng dầu bôi trơn ổ trục không tốt, lượng dầu bôi trơn không đủ hoặc là
thiết bị bôi trơn và hệ thống bôi trơn có vấn đề.
(5) Chất lượng chế tạo hoặc kiểm tra tu sửa ổ trục, roto, ..v.v không tốt.
(6) Cơ cấu chấp hành của quạt phát sinh sự cố.
(7) Sự cố thiết bị điện.

6.15.6. Cách xử lý
(1) Nếu có hiện tượng rung động va chạm và mài mòn không gây hư hỏng cho
thiết bị thì giảm phụ tải của quạt một cách từ từ để duy trì trạng thái làm việc
của quạt và kiểm tra điều kiện làm việc, tìm nguyên nhân gây sự cố, khắc phục
sự cố nhanh nhất có thể.
(2) Khi nhiệt độ ổ trục quạt tăng cao, phải kiểm tra chất lượng dầu, mức dầu,
lượng nước làm mát và tình trạng làm việc của phớt dầu, khi bắt buộc, có thể
tăng lượng nước làm mát, thêm dầu và thay dầu. Nếu qua các bước xử lý trên,
nhiệt độ ổ trục vẫn tiếp tục tăng cao vượt quá giá trị cho phép thì phải dừng vận
hành quạt.

51
(3) Trước khi dừng quạt sự cố, khởi động quạt dự phòng hoặc tăng phụ tải quạt
làm việc song song tới phụ tải tối đa. Đóng các lá chắn của quạt bị sự cố lại sau
đó dừng quạt.
(4) Khi động cơ phát sinh sự cố khởi động lại quạt gió thì phải có sự đồng ý của
nhân viên điện.
(5) Nếu cơ cấu chấp hành quạt có sự cố, khi cần thao tác bằng tay tại chỗ.
(6) Nếu hệ thống dầu bôi trơn có sự cố, phải kịp thời điều chỉnh và xử lý.
(7) Nếu hai quạt tải đá vôi cùng dừng lập tức dừng hệ thống cấp đá vôi và đóng
đường ống vận chuyển lại, khẩn trương liên hệ xử lý.

52

You might also like