You are on page 1of 73

Công ty Cổ phần thép Hòa Phát

Dung Quất

Báo cáo học nồi hơi


Người thực hiện: Nguyễn Thành Ninh
NỘI DUNG HỌC
I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NỒI HƠI NHIỆT DƯ HẢI DƯƠNG
1. Đặc điểm chung của nồi hơi tận dụng nhiệt dư
2. Cấu tạo chi tiết từng bộ phận hệ thống nồi hơi nhiệt dư
3. Sản lượng, công suất, nhiệt độ áp suất đầu ra của nồi hơi.
II. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ NỒI HƠI NHIỆT DƯ
1. Lưu trình hơi nước
2. Nguyên lý hoạt động
3. Hệ thống khí khói
3.1. Hệ thống khí khói nồi hơi nhiệt dư lò 3,4
3.2. Hệ thống khí khói nồi hơi nhiệt dư 5.
3.4. Các thiết bị chính trong hệ thống nồi hơi nhiệt
III. VẬN HÀNH ỔN ĐỊNH NỒI HƠI
1. Điều chỉnh lưu lượng nước cấp
2. Điều chỉnh lưu lượng, nhiệt độ khí khói
3. Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt
4. Điều chỉnh kiểm soát nhiệt độ, áp suất hơi quá nhiệt
5. Điều chỉnh, kiểm soát quạt hút
6. Vấn đề vận hành kiểm soát chất lượng nước bên trong nồi hơi nhiệt dư.
6.1. Chống ăn mòn và điện hóa
6.2. Chống ăn mòn
6.3. Chống bám bẩn các bề mặt truyền nhiệt
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG NỒI HƠI
V. CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUẨN BỊ, QUI TRÌNH KHỞI ĐỘNG, QUI TRÌNH DỪNG.
VI. HƯỚNG DẪN CÁCH KHẮC PHỤC CÁC SỰ CỐ NỒI HƠI
I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NỒI HƠI NHIỆT DƯ HẢI DƯƠNG
Hệ thống nồi hơi nhiệt dư Hải Dươngt tại nhà máy Nhiệt điện khu liên hợp gang thép Hòa Phát Hải Dương thuộc Công Ty

Cổ phần thép Hòa Phát có chức năng tận dụng khí lò COKE để gia nhiệt nước sinh hơi quay tuabin để phát ra điện.

• 1. Đặc điểm chung của nồi hơi nhiệt dư Hải Dương.

Lò hơi nhiệt dư lấy khí khói nhiệt độ cao sau khi đã chưng khô của lò Coke (950-1050 oC) làm nguồn nhiệt để gia nhiệt cho

nước cấp sinh ra lượng hơi nước chạy taubin và phát ra điện.

Khi khói từ lò Coke được đưa vào nồi hơi thông qua van tập khí, ban đầu nhiệt độ khí khói cao đến gia nhiệt hơi nước ở các

đường ống của bộ quá nhiệt nồi hơi, bởi vì bộ quá nhiệt nhiệt độ cao của nồi hơi nhiệt dư trực tiếp tiếp xúc với khí khói nhiệt

độ cao của hệ lò coke, Cho nên khi khởi động để tránh tổn hại đến đường ống của bộ quá nhiệt cần nhanh chóng tạo ra lưu

lượng hơi nước và đảm bảo đủ lưu lượng làm mát là điều rất quan trọng.

Khí khói sau khi đi qua bộ quá nhiệt đi đến bộ phận trao đổi nhiệt đối lưu, sau đó qua bộ tiết kiệm than gia nhiệt tăng nhiệt độ

nước, đi ra bộ phận lọc bụi qua bộ khử lưu huỳnh và đi ra ngoài ống khói thông qua quạt hút.

Khí khói đi ra ngoài ống khói khoảng 160 độ.


Sơ đồ nồi hơi nhiệt dư.
2. Cấu tạo từng bộ phận trên nồi hơi nhiệt dư( Hải Dương):

Dàn ống sinh Bao hơi


hơi trên

Hơi quá
Chiều
Bộ quá nhiệt nhiệt
khói đi

Đường Bộ hâm
Khói vào nước

Khói đi ra

Van tập khí Bao nước dưới


3. Sản lượng hơi nước định mức đầu ra của nồi hơi nhiệt dư Hải Dương

Sản lượng hơi nước nồi hơi nhiệt dư Hải Dương Giá trị Đơn vị

Sản lượng hơi nước nồi hơi số 5 40 tấn/h

Áp lực hơi nước nồi hơi nhiệt số 5 3.41 MPa

Nhiệt độ hơi nước nồi hơi số 5 441 0C

Lưu lượng hơi nước nồi hơi số 3 32 tấn /h

Áp lực hơi nước nồi hơi số 3 3.75 MPa

Nhiệt độ hơi nước nồi hơi số 3 442 0C


II. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ NỒI HƠI NHIỆT DƯ
1. Nguyên lý hoạt động lưu trình đường đi của nước, hơi trong hệ thống nồi hơi nhiệt dư.

Bơm
cấp Bộ quá Bộ quá Ống
Nước Đến
Bộ nhiệt nhiệt góp hơi
từ Bao hơi Tuabin
TKT thấp cao vào TB
BKK

Nước Nước WD
ngưng bù vào

Nước ngưng từ tuabin được đưa lên bình tách oxi và 1 phần nước khử khoáng( đã qua xử lý)
cấp bù vào và được bơm cao áp bơm nước từ bình tách oxi cấp đến bộ tiết kiệm than, ở bộ tiết
kiệm than nước được gia nhiệt tiếp tục đi đến bao hơi trên, nước từ bao hơi nhận nhiệt của khí
khói ở trong các dàn ống đối lưu sinh ra hơi bảo hòa có nhiệt độ thấp áp suất thấp, hơi bảo hòa
đi đến bộ quá nhiệt cấp 1, 2 quá nhiệt hơi thành hơi quá nhiệt và cấp vào tuabin.
a) Tham số lưu lượng, nhiệt độ khí khói vào nồi hơi 3.

STT Tên tham số Đơn vị Thông số

1 Lưu lượng khí khói Nm3/h 90000

2 Nhiệt độ khí khói vào lò ℃ 1050

4 Nhiệt độ khí khói ra ống khói ℃ 167


4. Các bộ phận chính:
1) Bộ quá nhiệt:
a) Cấu tạo:
Van xả hơi
khẩn cấp
Hơi quá
nhiệt đến
tuabin

Nước giảm nhiệt đến BQN cấp 1

Xả nước đọng
Hơi bảo hòa từ
bộ quá nhiệt
bao hơi vào bộ
quá nhiệt cấp 1

Công tác vệ sinh BQN: Dùng khí nén để vệ sinh sạch bộ quá nhiệt để tăng khả năng trao đổi
nhiệt ở bộ phận này, định kỳ dùng khí nén khi đang vận hành( hay có kế hoạch sửa chữa).
b.Mục đích: Gia nhiệt cho hơi bão hòa trở thành hơi quá nhiệt, dùng phổ biến cho các lò hơi công suất lớn
vì nó có thể làm tăng hiệu suất nhiệt, giảm độ ẩm ở các tầng cuối của tuabin cũng làm giảm được tổn thất
nhiệt và môi chất dọc theo đường ống dẫn.

Van an toàn bao


hơi

Hơi từ bao hơi đi đến bộ quá nhiệt cấp 1


Hơi quá nhiệt ở bộ quá nhiệt đi đến tuabin

Van hơi
chính BQN

Van an toàn
ống góp bộ quá
nhiệt
Van cơ xả nước đọng bộ quá nhiệt( van này chỉ mở xả khi sấy lò, khi áp suất lò hơi đạt 2MPa thì đóng
lại)

Van cơ xả bộ
quá nhiệt
b. Vận hành kiểm soát các thông số ở bộ quá nhiệt:
+ Điều chỉnh đóng/mở van điều tiết cấp nước giảm nhiệt để đảm bảo duy trì nhiệt độ, áp suất
hơi quá nhiệt đầu ra ổn định cấp cho tuabin.
+ Vận hành theo dõi nhiệt độ khí khói đầu vào bộ quá nhiệt trong dãy cho phép đảm bảo an
toàn cho thiết bị bộ quá nhiệt.
+ Vận hành theo dõi áp suất âm quạt hút tại vị trí ở bộ quá nhiệt.( trường hợp nếu áp âm quạt
hút tại bộ quá nhiệt dương bất thường thì khả năng bục nỗ ống quá nhiệt rất cao, lúc đó áp suất
ở sau bộ quá nhiệt âm sâu, ở bộ tiết kiệm than).
+ Vận hành theo dõi nhiệt độ khí khói tại bộ quá nhiệt.
+ Vận hành theo dõi lưu lượng hơi, nhiệt độ, áp suất hơi đầu ra bộ quá nhiệt trong dãi cho phép.
Trường hợp sư cố khác:
+ Thao tác mở van xả hơi ở bộ quá nhiệt để đảm bảo an toàn cho thiết bị nồi hơi và con người.
Trường hợp sấy lò:
+ Mở van xả hơi quá nhiệt cho đến khi cấp hơi hòa hơi cho tuabin thì thao tác đóng các van xả
hơi quá nhiệt lại.
c. Các sự cố liên quan đến bộ quá nhiệt
• 1. Sự cố bục bộ quá nhiệt:
• a) Dấu hiệu nhận biết:
• - Lưu lượng sau van hơi chính giảm( bục nhỏ thì giảm ít, nếu nỗ ống thì lưu lượng
giảm rõ rệt: khoảng 10 tấn.
• - Áp suất hơi quá nhiệt sau van hơi chính giảm xuống( với tần số quạt hút không
đổi).
• - Áp suất quạt hút ở bộ quá nhiệt dương lên
• - Nhiệt độ khí khói tại bộ quá nhiệt giảm xuống( con đo nhiệt độ khí khói).
• a) Sự cố bục nhỏ bộ quá nhiệt:( Áp suất, nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm nhỏ, lưu lượng
có giảm nhưng rất ít).
• - Vẫn duy trì chạy lò, vận hành chú ý theo dõi thông số nhiệt độ, áp suất ổn định.
b) Sự cố bục lớn bộ quá nhiệt:
- Giảm tần số quạt hút.
- Đóng bớt van khí khói vào nồi hơi.
- Mở van xả hơi quá nhiệt( tiến hành tách lò cos 4m).
- Giảm dần tần số quạt hút, đóng van nồi hơi, mở van ống khói, dừng quạt hút.
- Điều chỉnh nhiệt độ, áp suất hơi trong giới hạn cho phép an toàn.
- Để lò hơi nguội hoàn toàn mới tiến hành mở nắp lò và công tác sửa chữa.
d. Công tác vệ sinh bộ quá nhiệt:
+ Vệ sinh định kỳ thường xuyên bằng khí nén( lò 5) trong khoảng thời gian 2 giờ/lần để làm sạch bụi bẩn bám bề mặt
của bộ quá nhiệt.
+ Vệ sinh khi dừng sửa chữa: Dùng khí nén xịt sau đó cạo sạch bề mặt lưu huỳnh bám trên bề mặt bộ quá nhiệt ( vệ
sinh dừng khi nồi đã nguội hẳn, khi vệ sinh phải đeo mắt kính để tránh trường hợp dính vào mắt, ít nhất phải có 2
người tham gia vệ sinh.

Đồng hồ đo
áp khí nén
2. Bộ tiết kiệm than:
Mục đích: Để tận dụng nhiệt độ khí khói nhiệt độ cao đi ra ở đuôi lò ra ống khói, người ta lắp thêm bộ tiết
kiệm than bố trí ở đuôi lò nhằm để tận dụng nhiệt độ khí khói ra khỏi lò để gia nhiệt nâng cao nhiệt độ nước
cấp vào lò hơi, tăng hiệu suất nồi hơi.
a) Cấu tạo:

Nước từ đầu ra bộ TKT đến bao hơi

Đường nước tái tuần hoàn từ bao nước


quay về bộ TKT để làm mát dàn ống TKT Bộ
TKT
Nước đến giảm
nhiệt BQN 1

VP
Bơm cấp nước
đến bộ TKT VC
V cơ
Van điện cấp nước chính và van cấp nước phụ bao hơi số 5,

Đường sục rửa


ngược bộ quá
nhiệt

Van cấp nước


chính nồi hơi

Van cấp
nước phụ
nồi hơi
Van cấp nước chính, phụ cấp nước nồi hơi 3

Đường cấp nước


chính điều chỉnh
cấp nước bằng
van điện

Đường cấp nước phụ


điều chỉnh cấp nước
bằng van điện
Đường cấp nước phụ
không sử dụng van
điện
Nước từ bơm nước cấp đi vào bộ tiết kiệm than

Nắp cửa vệ sinh


Van xả cặn
bộ tiết kiệm than
vệ sinh bộ
TKT
Nồi hơi 5 bố trí 2 bộ tiết kiệm than cấp 1 và cấp 2
Nước cấp ở đầu ra bộ TKT đi đến bao hơi, chia làm 2 đường vào 2 phía bao hơi
b) Vận hành theo dõi điều chỉnh các thông số nhiệt độ, áp suất ở tiết kiệm than, các van cấp nước vào bộ
tiết kiệm than.
• - Điều chỉnh phần trăm van điện cấp nước chính đến bộ tiết kiệm than rồi đến nồi hơi( Van cấp nước
chính, van điện cấp nước phụ, van cơ đi tắt).

• - Theo dõi nhiệt độ khí khói ở bộ tiết kiệm than có bình thường không.

• - Theo dõi áp suất âm ở bộ tiết kiệm than có bình thường không.

• - Theo dõi áp suất âm, nhiệt độ khí khói trước bộ tiết kiệm than và sau bộ tiết kiệm than có thay đổi hay
không.

• - Quan sát ngoài hiện trường bộ tiết kiệm than có bị bục chảy nước ra ngoài không, các nắp cửa có bị
hở xì khí khói ra ngoài không.
c) Các sự cố liên quan bộ tiết kiệm than:
• 1. Sự cố bục bộ tiết kiệm than:
• a ) Dấu hiệu nhận biết:
• - Mực nước nồi hơi giảm( dù tăng phần trăm độ mở van cấp nước).
• - Nhiệt độ khí khói ở bộ tiết kiệm than giảm.
• - Dòng điện quạt hút tăng.
• - Áp âm ở trước bộ tiết kiệm than dương lên.
• - Áp âm sau bộ tiết kiệm than âm sâu.
• - Ngoài hiện trường có hiện tượng chảy nước ra ngoài.
• b) Cách khắc phục:
• - Sự cố bục lớn bộ quá nhiệt bằng cách dừng lò để sửa chữa tránh trường hợp gây ảnh hưởng đến thiết
bị bên trong bộ tiết kiệm than.
• - Dừng lò để sửa chữa sự cố bục bộ tiết kiệm than
• c ) Công tác vệ sinh bộ tiết kiệm than:
• - Vệ sinh bụi bẩn bám ở bộ tiết kiệm than bằng cách xịt khí nén đến bề mặt ngoài của bộ tiết kiệm than.
3. Bao hơi

a) Cấu tạo: Nước từ TKT đến bao hơi

Đo mực Đo mực
nước BH nước bao hơi
bằng tín hiệu
tiếp điểm
điện, và tiếp
điểm cơ
Dàn ống quan sát trên
đối lưu Xả khẩn
camera
nồi hơi cấp bao
hơi

Tái tuần hoàn


về bộ TKT

Xả định kỳ
bao nước
Thiết bị mực nước bao hơi, tiếp điểm điện và tiếp điểm cơ( quan sát từ camera)

Đường xả
khẩn câp, liên
tục bao hơi
Nước từ bao nước dưới tái tuần hoàn về bộ tiết kiệm than, khi dừng lò ngừng cấp nước nồi hơi mở van
cơ đưa nước từ bao nước đến làm mát bộ tiết kiệm than
b) Vận hành kiểm soát mực nước bao hơi:
• - Điều chỉnh đóng mở phần trăm van cấp nước chính bao hơi duy trì mực nước bao hơi ổn
định.
• - Theo dõi mực nước bao hơi thông qua con đo mực nước tiếp điểm điện bao hơi và camera
quan sát ống thủy thiết bị đo cơ mực nước bao hơi, dao động từ (-20 ÷ +20)mm.
• - Quan sát theo dõi đồng hồ đo áp suất hơi nước bao hơi, đồng hồ đo nhiệt độ hơi nước
trong bao hơi.
• - Quan sát ngoài hiện trường các mặt bích van có bị xì hở, rò rỉ hơi ra ngoài.
• - Quan sát ngoài hiện trường các nắp cửa bao hơi có bị xì hở làm không khí lọt vào gây
giảm nhiệt độ khí khói.
• - Định kỳ xả đáy bao hơi mỗi ca 2 lần, mỗi lần 10 giây, khi xả phải tăng độ mở phần trăm
lưu lượng nước cấp vào bao hơi.
• - Khi dừng lò ngừng bơm cấp nước lò hơi lúc đó mở van cơ từ bao nước bao hơi đến bộ tiết
kiệm than để tránh trường hợp bốc hơi ảnh hưởng đến thiết bị bên trong bộ tiết kiệm than.
C. Các sự cố liên quan đến bao hơi:
• 1. Sự cố mực nước bao hơi tăng cao
• a) Nguyên nhân: - Do van điện cấp nước chính tự động mở hoàn toàn không kiểm soát được.
• b) Cách xử lý: - Đàm xuống hiện trường đóng van cơ trước và sau van điện, kiểm soát mực nước bao
hơi với lưu lượng vừa đủ, duy trì mực nước bao hơi.
• - Tiến hành đổi van cấp nước phụ để cấp nước cho bao hơi.
• 2. Sự cố mực nước bao hơi giảm thấp
• a) Nguyên nhân: - Do van điện cấp nước chính bị sự cố tự động đóng đột ngột làm cho mực nước bao
hơi đột ngột giảm xuống.
• b) Khắc phục: - Nhân viên DCS điều chỉnh van cấp nước phụ để cấp nước cho bao hơi duy trì mực
nước bao hơi ổn định.
• Ngoài ra sự cố mực nước bao hơi giảm thấp còn liên quan đến bục bộ tiết kiệm than trường hợp
này duy trì cấp nước cho bao hơi bằng cách tăng độ mở phần trăm van cấp nước và tiến hành
dừng lò để sửa chữa.
• 3. Sự cố nhãy van an toàn bao hơi nhưng không tác động đóng lại gây thất thoát lượng hơi lớn.
• a) Khắc phục: - Dùng búa gõ vào đầu của van để van tự động đóng lại.
• - Hoặc mở đầu van và dùng cle siết chặc vành roăn trên đầu van 1 vòng để van tác động đóng lại.
• Sơ đồ đường đi của khói gia nhiệt cho nước trong hệ thống nồi hơi nhiệt dư.

Khói
nóng Bao hơi
từ lò
COKE

Bộ quá nhiệt
cao, thấp
KLH Lọc
Dàn bụi
VTC ống TĐ

VTC

Ống khói Quạt hút


Bao nước Bộ Tiết
kiệm than
Khí khói từ bên COKE sang lò hơi 3, 5 và van ra ống khói

Van tấm
chặn ra
ống khói

Khí khói
sang lò KHí khói vào
5 nồi 3


coke
sang
Khói từ lò COKE qua van tập khí nồi hơi đến bộ quá nhiệt nồi hơi 3

Van tập khí nồi hơi


Trong quá trình vận
hành khi bị sự cố bục bộ
quá nhiệt, trường hợp
dừng là khẩn cấp thao
tác đóng van nồi hơi và
mở van ống khói.
Trong trường hợp sấy lò:
Mở từ từ van nồi hơi để
nâng nhiệt độ khí khói
đầu vào bộ quá nhiệt lên
từ từ tránh trường hợp
hỏng bộ quá nhiệt
Khí khói từ 2 nhánh lò hơi 3, 4 vào lò 5

Van tập khí


Van tập khí

Van tập
khí
Khi nhiệt độ khí khói từ lò Coke vào nồi hơi quá cao gây ảnh hưởng đến thiết bị bộ quá nhiệt người
ta mở van gió lạnh để giảm nhiệt độ khí khói xuống cho phù hợp < 1030 độ.

Van gió lạnh


• Bảng chất lượng nước khử khoáng cấp cho nồi hơi nhiệt dư Hải Dương:

STT Hạng mục Đơn vị Trị số Ghi chú

1 Silica µg/L ≤20

2 Độ dẫn điện ở (25℃) µS/cm ≤10

3 Oxy hòa tan µg/L ≤15

4 Đồng µg/L ≤0,01mg/l

5 Sắt µg/L ≤50


6 Độ cứng µmol/L ≤2.0
7 PH 8.8-9.3
Hệ thống bơm nước cấp cho nồi hơi:
a) Công dụng: Bơm nước từ bình khử khí đến cấp cho các nồi hơi, đầu đẩy bơm cấp nước
được nối thông với các nồi hơi, khi chạy nồi hơi nồi thì chỉ việc mở van cơ cos 4m đến các
nồi hơi đó, khi dừng nồi hơi nào thì chỉ việc khóa đường nước đi đến nồi hơi đó, khi dừng
nồi hơi thì bơm cấp nước vẫn chạy bình thường cấp nước đến các nồi hơi khác.

Đ/C áp
suất
bơm
Bơm

Áp Suất Van đầu


đầu đẩy đẩy bơm Nước đến
bơm bao hơi
Hệ thống bơm cấp nước nồi hơi cho các giai đoạn, nồi hơi 3, 4, 5

Van cơ để tách các giai


đoạn khi sửa chữa
bơm
Van điều
chỉnh áp
lực bơm
nước cấp

Vận hành DCS: Kiểm tra nhiệt độ cuộn dây động cơ bơm, dòng điện bơm, áp lực bơm nước
cấp, lưu lượng bơm nước cấp đến từng nồi hơi
Đầu đẩy của các bơm cấp nước đến các nồi hơi được nối thông với nhau, khi dừng nồi hơi nào thì chỉ việc
tách khóa van cơ cos 4m đến giai đoạn đó lại.
Các sự cố liên quan bơm cấp nước: 1. Bơm không đủ áp lực do xì roăn chổ nối mặt bích dẫn đến không đủ
áp lực nước cấp cho bao hơi dẫn đến mực nước bao hơi giảm xuống.
Khắc phục: Lập tức tiến hành chạy ngay bơm dự phòng để tiến hành cấp nước cho bao hơi, sau khi bơm dự
phòng hoạt động ổn định thì dừng bơm sự cố và khắc phục sửa chữa.

Vận hành hiện trường: Kiểm tra động cơ bơm có nóng không, dầu các gối đỡ có đủ không,
cuộn dây có nóng không, tiếng kêu lạ
• Thiết bị châm muối phốtphát cho nồi hơi nhiệt thừa:
• Thông số bơm hóa chất:
• Số lượng: 02 cái(chạy 01 cái, dự phòng 01 cái).
• Trang bị một bộ thêm muối phốt phat cho nồi hơi. Một bộ sẽ gồm một thùng và 2
ống bơm, 1 cái chạy và 1 cái dự phòng.
• Trong quá trình vận hành nhân viện vận hành chính nồi hơi lấy kết quả phân tích
chất lượng nước nồi hơi sau mỗi giờ, xem thành phần nồng độ PO4 sau mỗi giờ để
tiến hành bơm hóa chất dung dịch PO4 bổ sung vào nồi hơi, đảm bảo yêu cầu nồng
độ PO4 nước nồi hơi trong phạm vi cho phép.
• Nồng độ pha hóa chất vào bồn chứa theo tỉ lệ qui định.
• Định kỳ hằng giờ kiểm tra xem nồng độ PO4 nước lò hơi để tiến hành bơm hóa chất
bổ sung vào bao hơi, tránh hiện tượng bơm thừa hoặc nồng độ hóa chất giảm quá
sâu ảnh hưởng đến thiết bị bên trong bao hơi, chất lượng hơi nước.
• Tiến hành định kỳ bơm hóa chất hằng giờ tại chổ có tủ nguồn gần bơm hóa chất
không có hệ thống điều khiển từ xa.
• Khi nồng độ hóa chất PO4 nước bao hơi bơm cáo quá, nhiều thì phải tiến hành xả
nước liên tục bao hơi.
Nước pha hóa chất lấy từ đường nước
Bồn chưa hóa chất cấp lò

Động cơ khuấy

Đường dung dịch


Đường nước cấp vào Đồng hồ đo hóa chất lên bao Tủ nguồn điện
bồn để khuấy hơi

Thiết bị đo mức
dung dịch hóa chất Van chặn đưa hóa chất
lên bao hơi

Máy bơm hóa chất 3 máy, 2 máy


dự phòng, 01 máy làm việc
• Thiết bị lấy mẫu:
• Mỗi nồi hơi sẽ trang bị một thiết bị lấy mẫu bằng tay đem về phân tích chỉ tiêu nồng
độ Ph của nước nồi hơi, độ dẫn điện của hơi quá nhiệt, nồng độ PO4 nước bao hơi
để tiến hành điều chỉnh chất lượng nước bên trong bao hơi.

Nước từ bao
hơi xuống
Nước từ bộ quá
nhiệt

Các bình lấy mẫu


Van Xả thải thường xuyên: Ở trong bao hơi luôn có lớp màng đóng mặt nước của bao hơi, do
vậy NVVH phải xả liên tục nhỏ để không còn lớp màng bám phía trên.
+ Khi sấy lò đóng

Van cơ xả

Van điện xả khẩn cấp,


liên tục
Van Xả thải định kỳ: Mỗi ca tiến hành xả thải 2 đến 4 lần nước ở bao nước dưới để loại bỏ đi bớt
cáu cặn đóng bám dính ở phía dưới đường ống.

Van cơ xả định kỳ
cáu cặn bám
trong bao hơi và
các dàn ống trao
đổi nhiệt
Bình giảm âm thu gom hơi nước xả từ đường xả khẩn cấp và xả định kỳ bao hơi và bao nước nồi hơi
Ống góp hơi chung của các nồi hơi 5,3
NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG NỒI HƠI:
- Kiểm tra lại toàn bộ thiết bi nồi hơi

- Kiểm tra thiết bị chính, kiểm tra thiết bị phụ, hệ thống van, hệ thống đo lường
điều khiển phải ở trạng thái tốt, đúng vị trí như qui trình vận hành quy định.

- Tiếp đến là cấp nước đến mức nước thấp nhất và ổn định, nếu khởi động từ trạng
thái dự phòng lạnh, nhóm lò và nâng thông số của hơi đến trị số định mức. Điều quan
tâm nhất trong quá trình khởi động lò là không cho phép ứng suất nhiệt tác động đến
mức nguy hiểm của tất cả các bộ phận của nồi hơi, đặc biệt chú ý những chi tiết có
chiều dày lớn, có độ dày mỏng không đồng đều, những chi tiết chịu nhiệt không đồng
đều, chịu nhiệt quá mức, những chi tiết có chiều dày lớn.

- Khi cấp nước, nếu là nước nóng thì phải chú ý đến ứng suất nhiệt của các chi tiết
dày như bao hơi.

- Trong công việc nhóm lò vẫn còn chú ý tới những chi tiết nhiệt độ nhưng còn chú
ý thêm về vấn đề khí thải và nước đọng, nếu không có thể xảy ra hiện tượng thủy kích.
Các dàn nóng được đốt nóng sẽ giãn nỡ dài, đối với dàn ống có độ dài lớn cần chú ý để cho ống
góp dưới dịch chuyển hầu như tự do. Trong các dàn ống cần chú ý đến hiện tượng nhận nhiệt
không đều ảnh hưởng đến chế độ tuần hoàn tự nhiên và tạo ứng suất nhiệt, có thể làm nứt các đầu
mối nối.

Bộ hâm nước cũng cần được chú ý vì lúc đầu hơi bốc chưa nhiều, lưu lượng nước bổ sung nhỏ,
trong lúc khói nóng vẫn đi qua nên nước không những bốc hơi mà có thể bị quá nhiệt có thể ảnh
hưởng đến sức bền. Với bộ hâm nước bằng gang thường được đặt đường tái tuần hoàn đưa nước
từ sau bộ hâm về bể nước cấp, không cho phép đạt đến nhiệt độ sôi. Với bộ hâm nước bằng thép,
có thể cho nước bốc hơi đến một tỉ lệ nào đó, có thể lắp đường tái tuần hoàn từ bao hơi về đầu
vào bộ hâm tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên, tác dụng bảo vệ bộ hâm.

Bộ quá nhiệt là rất đáng quan tâm, khi khởi động nồi hơi lưu lượng hơi đi qua bộ quá nhiệt hầu
như bằng không trong khi khói nóng vẫn đi qua liên tục làm cho bộ quá nhiệt dễ bị quá nóng. Khi
khởi động, phải mở van xả bộ quá nhiệt để xả ra ngoài đảm bảo hơi đi qua bộ quá nhiệt có một
tốc độ nhất định, với lượng xả ban đầu khoảng 10%, và cuối giai đoạn nhóm lò khoảng 15% năng
suất hơi định mức.
CÔNG TÁC KIỂM TRA, CHUẨN BỊ KHỞI ĐỘNG, QUI TRÌNH KHỞI ĐỘNG,

QUI TRÌNH DỪNG:

1. Công tác chuẩn bị khởi động:

- Thử áp để kiểm tra sự rò rỉ: mặt bích, roăn các van cơ, van điện, bề
mặt các giàn ống, mối hàn bộ gom, mối hàn khi sửa chữa, thay thế.

- Chuẩn bị kiểm tra cấp nguồn điện sẵn sàng cho công tác chạy lò.

- Chuẩn bị hệ thống nước cấp sẵn sàng phục vụ cho công tác chạy lò.

- Chuẩn bị kiểm tra chạy thử các van điện, van cơ, van xả phục vụ cho
công tác chạy lò.

- Kiểm tra các nắp cửa thăm đã đóng kín hay chưa, các cửa xả tro xỉ đã
đóng hoàn toàn hay chưa.
2) Công tác kiểm tra:

- Trước khi khởi động nồi hơi, cần kiểm tra các thiết bị liên quan:

+ Quạt hút nồi hơi đảm bảo mức dầu bôi trơn 2/3 mắt thăm dầu, đủ nước làm mát các gối đỡ
vòng bi.

+ Các thông số (áp suất, nhiệt độ, lưu lượng), trên màn hình điều khiển trung tâm có gì bất
thường hay không.

+ Mức nước nồi hơi (nhìn qua ống thủy và thiết bị giám sát mức nước trên màn hình hiển thị),
duy trì mức nước ±20mm trước khi khởi động.

+ Nhiệt độ tập khí tổng đảm bảo ở mức trên 8000C thì mới tiến hành sấy nồi hơi.

+ Căn cứ mức nước bể khử muối, bình tách oxy để sấy nồi hơi.

+ Các van điện cấp nước chính, phụ, giảm nhiệt, van xả quá nhiệt, xả nước khẩn cấp bao hơi,
van trước sau quạt hút, van tập khí vào nồi hơi, van tập khí tổng ra ống khói thao tác bình thường.
+ Van xả dọc đường ống hơi chính, bộ gom quá nhiệt mở hoàn toàn.

+ Van tái tuần hoàn bộ tiết kiệm than mở hoàn toàn (van này đóng lại khi cấp
nước vào nồi hơi).

+ Van điều tiết nước giảm nhiệt ở vị trí đóng.

+ Van cơ thải bẩn liên tục ở vị trí mở hoàn toàn.

+ Van cơ thải bẩn định kì ở vị trí đóng.

+ Van cơ và van điện xả áp ở bộ quá nhiệt cao áp ở vị trí mở hoàn toàn.

+ Van hơi chính mở hoàn toàn.

+ Hóa chất bổ sung cho nồi hơi: NaOH, Na3PO4(giảm độ kiềm (pH) và cấu
cặn trong nước hoặc độ dẫn điện) đảm bảo mỗi loại ≥50 kg.
3) Qui trình khởi động hệ thống nồi hơi

1. Qui trình sấy: - Sấy nồi hơi (Quá trình tăng nhiệt):

• Khởi động quạt hút nồi hơi đặt ở mức tần số thấp (Nồi hơi 3-4-5 ở mức 5Hz, nồi hơi 1-2 ở mức 15Hz). Theo dõi các
thông số dòng điện, điện áp, nhiệt độ gối đỡ, nhiệt độ cuộn dây, độ rung trong dải cho phép.

• Van trước quạt nồi hơi 1-2-3-4 mở 15%, nồi hơi 5 mở 100%.

• Quạt hút chạy trong khoảng 10 phút, mở van tập khí tổng vào nồi hơi khoảng 10cm / lần.

• Khoảng thời gian 30 phút từ khi quạt chạy tăng dần nhiệt độ khí nóng đầu vào bộ quá nhiệt lên 100 độ C.

• Tăng nhiệt độ khí nóng đầu vào bộ quá nhiệt bằng cách điều chỉnh mở van trước quạt, van tập khí tổng vào nồi hơi, tăng
tần số quạt hút. Trung bình tăng 100 độ C trong khoảng thời gian 30 phút đảm bảo vách tường, giàn ống giãn nở đồng
đều. Sau 3 tiếng nhiệt độ khí nóng đầu vào bộ quá nhiệt đạt khoảng 450÷500 độ C.

• Tùy theo nhiệt độ khí nóng lò coke điều chỉnh tần số quạt hút phù hợp, trung bình tăng 1Hz cho mỗi lần điều chỉnh.

• Nhiệt độ khí nóng lấy theo điểm đo đầu tiên, quá trình tăng nhiệt diễn ra chậm, đồng đều sao cho nhiệt độ khí nóng đầu
vào – (trừ đi) nhiệt độ hơi quá nhiệt ≤580 độ C.

• Duy trì mức nước cấp nồi hơi ổn định mức ±20mm.

• Khi nhiệt độ hơi chính đạt 280 độ C, tiến hành mở van điều tiết nước giảm nhiệt duy trì nhiệt độ hơi (280 ÷ 300) độ C.

• Trong quá trình sấy nồi hơi thường xuyên kiểm tra các thiết bị liên quan: Bề mặt các van cơ, van điện, bề mặt vách
tường cách nhiệt, các thiết bị đo… có gì bất thường, kịp thời báo cáo tới tổ trưởng phụ trách sửa chữa và khắc phục.
2. Qui trình tăng áp cho nồi hơi

• Thao tác tăng áp nồi hơi:

• Khi nhiệt độ khí nóng đầu vào bộ quá nhiệt đạt 450÷500 độ C, bắt đầu quá trình tăng áp.

• Tăng áp từ 0.2 Mpa lên khoảng 1Mpa trong khoảng thời gian 2 tiếng.

• Tăng áp từ 1 Mpa lên khoảng 2Mpa trong khoảng thời gian 1 tiếng.

• Khi áp lực đạt trên 2Mpa tiến hành cấp nước xả đáy, kết hợp với nhân viên phân tích bổ sung hóa chất
đảm bảo chỉ tiêu phân tích nước nồi hơi.

• Khi áp suất hơi ra bộ quá nhiệt ≥ 3.5 Mpa. Nhiệt độ hơi chính 440÷450 độ C (Kiểm tra dòng hơi xả
điểm cuối không còn màu trắng) đảm bảo hơi không còn lẫn nước được phép đưa vào tuabine.

• Trong quá trình tăng áp chú ý tăng tần số, độ mở van tập khí tổng vào nồi hơi, đóng các van xả dọc
đường ống, duy trì nước cấp nồi hơi, nhiệt độ hơi ổn định 440÷450 độ C, lưu lượng hơi quá nhiệt ≥4
t/h.

• Trong quá trình tăng áp nhân viên vận hành kiểm tra tình trạng các thiết bị van, mặt bích liên kết… có
gì bất thường và kịp thời báo cáo để xử lý sửa chữa đảm bảo vận hành an toàn.
3. Qui trình hòa nồi hơi

• Khi áp suất của nồi hơi cần hòa ≥(0,1 ÷0,2)Mpa so với áp suất của đường ống hơi chính.

• Đối với nồi hơi số 5, điểm hòa tại cos 0m nhà Tuabin 3, khi hòa vào hệ thống có 2 trường hợp:

• + Tuabin 3 vẫn chạy bình thường: Do áp lực trước van hơi chính của Tuabin 3 có sự chênh lệch đáng kể so với
tuabin1, 2 trong quá trình thao tác hòa , cần chú ý áp lực trước van hơi chính của các Tuabin còn lại .

• + Tuabin 3 dừng: Trước khi hòa cần sấy đường ống hơi nối thông sang taubin 3( mở van cơ thông tại cos 4 m nhà
Tuabin 1, xả điểm cuối tại cos 0m gần vị trí hòa của nồi hơi số 5) trước 1 h.

• Các thông số cần chú ý:

• + Nhiệt độ: Nhiệt độ của nồi hơi cần hòa lơn hơn nhiệt độ của đường ống hơi chính vào tuabin khoảng 20 0C để tránh
trường hợp nhiệt độ hòa chung vào đường hòa đến tuabin giảm sâu.( nồi hơi cần hòa ở xa).

• + Áp suất: Áp suất của nồi hơi cần hòa phải lớn hơn áp suất đường ống hơi chính (0,1÷0,2)Mpa, tùy thuộc vào độ xa
của đường ống mà nâng áp lên để tránh trường hợp tổn thất áp suất.

• +Lưu lượng: Đảm bảo lưu lượng >18 tấn /h để làm mát dàn ống bộ quá nhiệt.
3. Qui trình hòa nồi hơi

• Quá trình thao tác hòa nồi hơi:

• Trước khi hòa cần sấy đường ống hơi nối thông sang tuabin 3( mở van cơ thông tại cos 4 mét nhà
Tuabin 1 từ từ đồng thời mở van cơ xả hơi nước ở điểm cuối cos 0 mét gần vị trí hòa hơi của nồi hơi
số 5) trước 1 giờ.

• Mở van cơ nhỏ( van phụ) để đưa hơi của nồi hơi cần hòa vào theo dõi thông số áp suất, nhiệt độ trên
đường hơi chính, nếu không có sự thay đổi lớn thì tiếp tục mở dần van cơ to từ từ cho đến 100%.

• Đóng các van xả dọc đường ống, đồng thời mở van cơ to tại điểm hòa cho đến 100% và đóng van xả
quá nhiệt, nâng tần số quạt hút nồi hơi cần hòa.

• Kết hợp với nhân viên vận hành tuabin tăng công suất máy phát.
4) Qui trình dừng hệ thống nồi hơi: Khi có kế hoạch dừng nồi hơi để bảo dưỡng,
thay thế, sửa chữa.
+ Quá trình dừng:
- Thông báo các bộ phận liên quan biết để chủ động sắp xếp công việc.
- Kết hợp với nhân viên vận hành tuabin tiến hành giảm công suất máy phát, sau đó
giảm công suất nồi hơi, tính tương đối giảm phụ tải 1 MW thì giảm 5 tấn hơi, trong quá
trình giảm lưu lượng, đảm bảo duy trì nhiệt độ, áp suất hơi quá nhiệt, mức nước định
mức, kết hợp mở dần van TKT ống khói để đảm bảo áp nhánh lò Coke.
- Tiến hành giảm công suất nồi hơi về mức 18 tấn/h sau đó mở van xả quá nhiệt.
- Tách nồi hơi ra khỏi hệ thống.
- Mở van TKT ống khói.
- Đóng van TKT nồi hơi.
- Dừng quạt hút, mở van xả dọc đường ống.
PHẦN II. VẬN HÀNH KIỂM SOÁT NỒI HƠI

• 1. Kiểm soát thông sô khí khói lò COKE đầu vào van tập khí nồi hơi đến bộ quá nhiệt: mục đích đảm bảo
lưu lượng hơi vừa bảo vệ được các thiết bị nồi hơi, đảm bảo được ap suất khí khói bên COKE.

• - Nhiệt độ, nếu nhiệt độ cao hơn 1050 độ thì đóng 10 đến 20 phân van tập khí vào nồi hơi đồng thời giảm
tần số quạt hút và mở van ống khói.( nồi 3,4), nồi hơi 5( chạy quạt gió lạnh để giảm nhiệt độ).

• - Nhiệt độ thấp hơn 1050 độ thì tăng tần số quạt hút đến mức tối đa, để tang lưu lượng khí khói qua các bộ
trao đổi nhiệt tang lưu lương.

2 . Kiểm soát áp lực, lưu lượng, nhiệt độ bơm nước cấp vào bao hơi:

• + Áp lực: Áp lực nước cấp trên 6.0MPa.( nếu thấp hơn giá trị cho phép thì thông báo cho bên tuabin chạy
bơm dự phòng để duy trì áp lực đủ nước cấp cho bao hơi).

• + Lưu lượng: Chênh lệch lưu lượng nước vào bao hơi và lưu lượng hơi sinh ra khoảng 1 đến 2 tấn là
được điều chỉnh bằng cách tang giảm phần trăm độ mở van nước cấp vào bao hơi( van cấp nước chính
hoặc van phụ)

• + Nhiệt độ: Đảm bảo nhiệt độ sau khi khử khí xong mới được cấp vào bao hơi ( trên 100 độ).

• 3. Kiểm soát nhiệt độ hơi quá nhiệt, áp suất hơi quá nhiệt bằng cách đóng mở phần trăm lưu lượng van
nước giảm nhiệt, điều chỉnh bằng van điện hoặc van cơ, đảm bảo nhiệt độ, áp suất hơi quá nhiệt trong
phạm vi cho phép để cấp hơi sang tuabin.
• 4. Kiểm soát lưu lượng hơi sinh ra bao hơi qua bộ quá nhiệt và sau van hơi chính ống góp, nếu lưu
lượng hơi giảm bất thường so với giá trị vận hành bình thường ( từ 30 tấn về 22 tấn thì chắc chắn bục
bộ quá nhiệt là rất lớn khi đó bắt bụt phải kíp thời tách nồi hơi va tiến hành xả hơi ra môi trường, sau
đó dừng lò).

• 5. Kiểm soát mực nước nồi hơi: Điều chỉnh độ mở phần trăm van nước cấp vào bao hơi.( van cấp
nước chính , van cấp nước phụ). Nhìn qua thiết bị camera giám sát mức nước bao hơi từ xa và tín
hiệu mức nước đo bằng tiếp điểm điện trên than bao hơi, duy trì mức nước bao hơi( -20 đến
+20)mm.:Khi không có thể khả năng quan sát được mực nước bao hơi thì thông báo cho trưởng ca để
có kế hoạch sửa chữa hoặc dung lò.

• + Khi mực nước bao hơi lên quá cao: Kiểm tra lại thiết bị đo mực nước tại chổ có bị sai không, thiết bị
đo lưu lượng nước cấp có bị sai lệch gì không, van cấp nước có tự động mở hết hay không, kiểm tra
trên DCS và hiện trường, nếu mực nước cứ tiếp tục lên tiến hành xả lien tục bao hơi duy trì mực nước
bao hơi ổn định phòng tránh trường hợp nước tràn từ bao hơi qua bộ quá nhiệt và vào tuabin.

• + Khi mực nước bao hơi quá thấp: Tiến hành cấp nước cho bao hơi, duy trì mực nước ổn định, nếu
nước cứ tiếp tục giảm, kiểm tra lại van cấp nước chính có hiện tượng tự đóng không, thao tác mở van
cấp nước phụ, duy trì mực nước bao hơi, đồng thời giảm tần số quạt hút.
• 6. Kiểm soát áp suất âm, nhiệt độ, lưu lượng khí khói trong từng bộ phận nồi hơi từ bộ quá nhiệt
đến bộ đối lưu rồi đến bộ tiết kiệm than, bộ khử lưu huỳnh, bộ lọc bui và đến ống khói.
• + Áp suất âm: Dao động trong phạm vi vài chục độ Nếu trường hợp áp ở trong các bộ phân trên
dương lên +100 độ thì khả năng do cửa nắp bị mở, hoặc bị bục bộ quá nhiệt, bộ tiết kiệm than dẫn
đến áp dương lên, kiểm tra lại các cửa thăm có bị mở nắp hay không, có bị bục thiết bị, tường lò bị
vỡ cản trở lực hút quạt khói gây nên.
• + Áp suất âm: Áp lực hút trong các bộ phận nồi hơi tăng lên: Kiểm tra lại sự hoạt động của quạt
hút, có bị rơi gãy cánh quạt..
• + Nhiệt độ: Nhiệt độ khí khói trong các bộ phận nồi hơi dao động trong phạm vi nhỏ, nếu có sự
thay đổi nhiệt độ trong từng bộ phận như bộ quá nhiệt, tiết kiệm than cần kiểm tra lại xem có bị
bục các bộ phận bộ quá nhiệt, bộ tiết kiệm than làm cho nhiệt độ khí khói giảm đi.
• + Lưu lượng: Đảm bảo duy trì lưu lượng khí khói để quá trình sinh hơi diễn ra tốt, liên quan đến sự
hoạt động ổn định của quạt hút.
• 7. Kiểm tra ngoài hiện trường: Kiểm tra dây cáp động cơ kéo, nhã van tập khí có hoạt động bình
thường không, kiểm tra các cửa nắp bộ phận nồi hơi có hoạt động bình thường không, kiểm tra
động cơ bơm cấp nước có nóng không, kiểm tra quạt hút có bị rung động không, quạt hút có thiếu
dầu mở không, có lưu lượng nước vào làm mát và lưu lượng ra không, quạt hút có tiếng kêu lạ bất
thường không, kiểm tra các cửa nắp bộ phận nồi hơi có bị xì hở gì không.
• 7. Kiểm soát vận hành trên màng hình DCS: Kiểm tra dòng điện bơm cấp nước chính nồi hơi,
nhiệt độ cuộn dây bơm, kiểm tra dòng điện quạt hút, tần số quạt hút khói( nếu dòng điện
quạt hút khói giảm đột ngột, nguyên nhân kiểm tra các của nắp bị hơ dẫn đến dòng quạt
giảm đột ngột, tắt bộ phận lọc bụi, khử lưu huỳnh dòng điện quạt hút giảm đột ngột).

• 8. Kiểm tra lưu lượng, áp suất đầu ra hơi quá nhiệt: đảm bảo chênh lệch giữa lượng nước
cấp vào và lượng hơi sinh ra khoảng 1- 2 tấn.

• 9. Công tác ngoài hiện trường: Đình kỳ mỗi ca tiến hành xả đáy vệ sinh lò mỗi ca 4 lần, mỗi
lần 10 giây, tiến hành cấp nước bổ sung cho lò đồng thời mở van xả đáy bao nước để vệ sinh
sạch lò, tránh đóng cáy cặn gây ăn mòn thiết bị bên trong lò.

• 10. Công tác phối hợp giữa bên hóa và nhiệt điện: Tiến hành xả liên tục mức nước bao hơi
khi có chỉ số đo nồng độ PO4 nước bao hơi quá cao, xả đấy để duy trì nồng độ PO4 trong bao
hơi trong phạm vị cho phép.

• 11. Kiểm soát điều chỉnh tăng giảm phần trăm tần số quạt hút để phù hợp với áp bên lò
COKE đảm bảo công suất lò ổn định,

• 12. Kiểm soát giá trị độ rung của quạt hút trên DCS, nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ gối trục
động cơ quạt hút, tín hiệu màu xanh hiển thị đang chạy quạt hút.
HƯỚNG DẪN CÁCH KHẮC PHỤC CÁC SỰ CỐ NỒI HƠI

1) Mục đích: Hướng dẫn nhân viên vị trí vận hành nồi hơi biết trình tự thao tác và công

tác phối, kết hợp cùng nhân viên vận hành các vị trí khác thực hiện trong quá trình xử lí

sự cố đảm bảo an toàn cho hệ thống thiết bị nồi hơi.


2) Sự cố mất điện lưới 6.3kV:( giai đoạn 1, giai đoạn 2 hoặc mất hoàn toàn cả nhà máy), sắp
xếp từng vị trí cho từng công việc để khắc phục xử lý sự cố:

• Nhân viên vận hành nồi hơi phòng điều khiển: Thông báo tới trưởng/phó ca và các vị trí
khác quạt hút nồi hơi đã dừng do mất điện lưới.

• + Chỉ huy thao tác tách các nồi hơi bị mất điện, xả áp nồi hơi.

• + Cấp nước đảm bảo an toàn cho nồi hơi, ra lệnh nhân viên các vị trí thực hiện.

• Nhân viên vận hành nồi hơi ngoài hiện trường:

• + Kết hợp nhân viên vận hành lọc bụi thao tác mở van TKT ra ống khói và đóng van TKT vào
nồi hơi, đảm bảo áp nhánh lò coke. (Liên hệ nhân viên vận hành trạm biến áp 1&2, nhân viên
vận hành điện dùng chung cấp điện tới tủ điều khiển van tập khí tổng của nồi hơi bị sự cố).

• + Xả các van xả dọc đường ống (Theo yêu cầu phó kíp/nhân viên vận hành nồi hơi phòng
điều khiển).

• + Khóa van cơ (tại các điểm hòa) đường ống chính của các nồi hơi bị sự cố tách ra khỏi hệ
thống theo yêu cầu của phó kíp / nhân viên vận hành nồi hơi phòng điều khiển.
2) Sự cố mất điện lưới 6.3kV: :( giai đoạn 1, giai đoạn 2 hoặc mất hoàn toàn cả nhà máy), sắp xếp từng
vị trí cho từng công việc để khắc phục xử lý sự cố:

• Nhân viên vận hành nồi hơi phòng điều khiển trung tâm:

• + Nhanh chóng xả van xả quá nhiệt.

• + Kiểm soát và điều chỉnh các thông số nồi hơi đặc biệt thông số mức nước và áp suất bao hơi trong
giới hạn định mức cho phép.

• + Liên hệ nhân viên nồi hơi ngoài hiện trường tách các nồi hơi bị sự cố khỏi hệ thống.

• + Liên hệ nhân viên nồi hơi ngoài hiện trường điều chỉnh các van cơ cấp nước nồi hơi, cấp nước giảm
nhiệt phù hợp.

• + Các vị trí vận hành các nồi hơi đang hoạt động bình thường phối hợp chặt chẽ nhân viên vận hành
tuabine để điều chỉnh tăng/giảm công suất đảm bảo lưu lương hơi tuabine phù hợp và an toàn.

• - Phó ca:

• + Kiểm soát lại các thông số của nồi hơi bị sự cố cũng như nồi hơi đang hoạt động để bố trí các nhân
viên vận hành nồi hơi điều chỉnh cho phù hợp công suất tuabine.
• 3. Sư cố dừng quạt hút do lỗi nhãy máy cắt, biến tần( không mất điện lưới):

• a) Với nồi hơi 3,4 nhãy máy cắt biến tần.

• - Thông báo với các đơn vị vận hành Tuabin chuẩn bị giảm công suất Tuabin.

• - Ngay lập tức tiến hành cho chạy lại máy cắt biến tần động cơ quạt hút bị sự cố, đồng thời giảm bớt lưu
lượng nước cấp vào bao hơi, duy trì mực nước bao hơi ổn định cho phép.

• - Trong trường hợp không chạy lại được máy cắt biến tần thì phải thực hiện các thao tác như trường hợp
mất điện lưới.

• - Duy trì mực nước bao hơi ổn định.

• - Đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề.

• b) Đối với nồi hơi 1,2 khi vận hành 1 quạt hút mà xảy ra sự cố dừng biến tần.

• - Thông báo cho đơn vị tuabin sẵn sàng giảm công suất tuabin.

• - Chú ý giảm lưu lượng nước cấp vào bao hơi, duy trì mực nước bao hơi ổn định.

• - Tiến hành các thao tác kiểm tra chuẩn bị để chạy lại sự cố dừng do lỗi biến tần.

• - Trong trường hợp không thể chạy lại ngay được thì phải thực hiện các thao tác tách nồi hơi như trường
hợp mất điện.
• 4. Sự cố dừng Tuabin( không mất điện lưới):
a) Sự cố dừng 01 Tuabin( Tuabin 2,3,4 vẫn hoạt động bình thường):
• Sự cố dừng tuabin( không mất điện lưới).
• Sự cố dừng tuabin căn cứ vào thông số lấy hơi của tuabin đó mà giảm công suất nồi
hơi hay tách nồi hơi đảm bảo vẫn duy trì đảm bào lưu lượng hơi cho các tuabin còn
lại.
• Ưu tiên dừng các nồi hơi đang cần sửa chữa hoặc các nồi hơi có công suất nhỏ.
• Nhân viên vận hành nồi hơi phòng điều khiển tiến hành xả hơi quá nhiệt, giảm tần
số quạt hút, giảm công suất nồi hơi đảm bảo lưu lượng hơi cho các tuabin đang vận
hành.

• Kiểm soát và điều chỉnh ổn định các thông số nồi hơi đặc biệt mức nước bao hơi,
áp suất bao hơi, nhiệt độ hơi quá nhiệt trong giới hạn cho phép.
5. Sự cố bục bộ quá nhiệt:
• Dấu hiệu nhận biết:
• + Lưu lượng hơi quá nhiệt giảm nhanh( lưu lượng nước cấp vào
chêch lệch lớn so với lưu lượng hơi sinh ra).
• + Áp suất hơi quá nhiệt giảm đi ra ống góp.
• + Nhiệt độ khí khói đầu vào bộ quá nhiệt giảm lớn.
• + Áp suất âm ở bộ quá nhiệt tăng về trị dương.
• KHắc phục:
• + Nếu lưu lượng hơi không giảm sâu, áp suất lò vẫn còn cao thì duy
trì chưa dừng lò gấp.
• + Nếu lưu lượng hơi giảm nhiều, áp suất hơi giảm sâu thì tiến hành
mở van xả hơi quá nhiệt và tiến hành tách nồi hơi.
• + Giảm tần số quạt hút, đóng van nồi hơi, mở van ống khói để chuẩn
bị dừng lò.
• 6. Sự cố bục bộ tiết kiệm than:
• Dấu hiệu nhận biết:
• + Nhiệt độ khí khói bộ ở bộ tiết kiệm than giảm.
• + Mực nước nồi hơi giảm, van cấp nước vào bao hơi mở lớn nhưng
mực nước bao hơi vẫn giảm.
• + Áp suất hút ở bộ tiết kiệm than giảm.
• Khắc phục:
• + Mở lớn van cấp nước vào lò hơi, duy trì mực nước nồi hơi( nếu sự
cố bục lớn nước chảy ra ngoài trong bộ tiết kiệm than thì tiến hành
giảm tần số quạt hút và dừng lò khẩn cấp).
• 7. Sự cố van điện cấp nước chính, van điện cấp nước phụ tự động
đóng về mức không.
• Dấu hiệu:
• + Mức nước bao hơi giảm dẫn.
• Khắc phục: Nhanh chóng tiến hành mở bằng tay các van cấp nước
chính, van cấp nước phụ hoặc van cấp nước phụ để duy trì mực nước
bao hơi.
• 8. Sự cố van cấp nước chính, van cấp nước phụ tự động mở hoàn
toàn.
• Dấu hiệu: Xem áp lực bơm nước cấp vào bao hơi có đáp ứng không.
• + Mức nước bao hơi dâng lên bất thường.
• Khắc phục:
• + Điều chỉnh van điện cấp nước chính để xem có giảm mực nước bao
hơi không.
• + Khóa van cơ cấp nước chính trước van điện để giảm lưu lượng
nước vào bao hơi.
• 9. Sự cố van an toàn bao hơi nhảy tác động mở van xả nhưng không đóng lại được.

• Ảnh hưởng: Làm áp suất hơi sinh ra giẩm xuống thấp, không đử lượng hơi nước cấp cho
tuabin, làm thất thoát lượng hơi của nồi hơi.

• Khắc phục: lên chổ van an toàn mở nắp của van ra và dùng cle vặn 1 vòng, sau đó nắp van
an toàn và dùng tay giật mạnh cần gạt để van đóng xuống lại.


• 10. Xì bộ phận quá nhiệt bên trong nồi hơi( hiện tượng hơi giảm bất thường):
• Kiểm soát ổn định các thông số hơi, áp suất và nhiệt độ.
• Thông báo cho các đơn vị Tuabin để biết giảm công suất.
• Đánh giá lại sự cố bục ống quá nhiệt nồi hơi.
• Nếu sự cố bục ống quá lớn thì tiến hành dừng nồi hơi( qui trình dừng).
• 11. Có hiện tượng bất thường như tiếng động lạ, rung động mạnh, có va đập mạnh, tường
lò bị hỏng, khung lò bị nóng đỏ:
• Kiểm soát ổn định các thông số hơi của nồi hơi.
• Đánh giá xem xét khắc phục tiếng động lạ, rung động mạnh, có va đập mạnh, tường lò bị
hỏng.
• 12. Bơm cấp nước dừng đột ngột, không cấp nước vào được bao hơi:
• Tiến hành cho đóng van tập khí vào nồi hơi.
• Cho chạy bơm dầu diezen để cấp nước vào bao hơi.
• Duy trì ổn định mực nước bao hơi.
• Duy trì ổn định các thông số nhiệt độ hơi, áp suất hơi cho phép.
• Kiểm tra đánh giá và cho chạy thử lại bơm nước cấp, nếu chạy được thì ta đưa van tập khí
nồi hơi vào làm việc.
• Duy trì ổn định mực nước bao hơi.
• 13. Van an toàn bao hơi không tác động:
• Đánh giá xem xét thay thế van an toàn( khi có kế hoạch dừng lò).
• 14. Tín hiệu nhiệt độ, lưu lượng bình khử khí không hoạt động được:
• So sánh đánh giá các con đo tại chổ và từ xa của mực nước bình khử khí, xem xét nếu tín
hiệu điều khiển từ xa bị hỏng thì đưa ra biện pháp để khắc phục.
• Duy trì lượng nước cấp vào bình khử khí ổn định.
• 15. Tắt đường xả trọ bụi trong nồi hơi:
• Tiến hành kiểm tra độ chênh áp, xác định bị nghẹt bên trong bộ xả tro xỉ.
• Duy trì ổn định mực nước các thông số của nồi hơi.
• Đưa ra các giải pháp pháp để khắc phục sửa chữa
• 16. Đóng bụi bẩn bên trong bộ trao đổi nhiệt:
• Duy trì ổn định các thông số như lưu lượng hơi, nhiệt độ, áp suất của hơi.
• Thông báo với các đơn vị vận hành tuabin để biết mà giảm công suất tuabin, đảm bảo
tuabin hoạt động an toàn, ổn định.
• Đưa ra các giải pháp để khắc phục.

• 17. Bục đường ống nước cấp vào bao hơi:


• Đưa bơm dầu cấp nước vào bao hơi, duy trì ổn định mực nước trong bao hơi.
• Duy trì ổn định các thông số áp suất hơi, nhiệt độ hơi vào tuabin.
• Cho dừng bơm nước cấp bị bục ra và đưa bơm dự phòng vào hoạt động.
• Đưa ra các biện pháp sửa chữa bơm cấp nước.

You might also like