You are on page 1of 114

LÒ HƠI NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN

TS. NGUYỄN XUÂN QUANG


Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt Lạnh
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
Tel:0916127468; email: nguyenserious@gmail.com
MỤC LỤC
Chương I: Cấu trúc của lò hơi và các thiết bị phụ trợ của nhà máy nhiệt điện đốt than
1.1. Giới thiệu về lò hơi
1.2. Các bộ phận cấu thành lò hơi
Chương II: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của lò hơi nhiệt điện
2.1. Hiệu suất lò hơi, các khái niệm và phương pháp xác định
2.1.1. Pháp pháp cân bằng thuận
2.1.2. Phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp
2.1.3. Phương pháp cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.1. Suất tiêu hao nhiên liệu của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi
Chương III: Hiệu chỉnh lò hơi nhằm tang cường hiệu suất vận hành lò
3.1. Sự cần thiết của việc hiệu chỉnh lò hơi
3.2. Quy trình cần thiết để thực hiện hiệu chỉnh tối ưu lò hơi
3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh
Chương I: Cấu trúc lò hơi và các thiết bị phụ trợ
1.1. Khái niệm về lò hơi và lò hơi nhà máy nhiệt điện
• Lò hơi là một hệ thống thiết bị sản xuất hơi nước bằng việc đốt nhiên liệu và truyền nhiệt cho nước
để sinh hơi. Hơi sinh ra:
- Trong công nghiệp: là hơi bão hòa
- Trong nhà máy Nhiệt điện: là hơi quá nhiệt có nhiệt độ và áp suất định trước phù hợp với thông số
hơi cần thiết đầu vào tua bin (lò hơi cần có bộ quá nhiệt và giảm ôn)

Nhiên liệu Đốt trong Truyển nhiệt Công nghiệp


Nước Hơi bão hòa
buồng đốt

NM Nhiệt điện
Hơi quá nhiệt
1.1. Giới thiệu về lò hơi
• Lò hơi nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 2x600MW do công ty Babcock & Wilcox Bắc Kinh sản xuất, thuộc loại lò 1 bao hơi, tuần
hoàn tự nhiên, thông gió cân bằng, quá nhiệt trung gian 1 cấp và áp lực dưới tới hạn (áp lực tới hạn khoảng 220.6 bar), lắp đặt
ngoài trời. Lò hơi được thiết kế để đốt than bột với hệ thống phun than trực tiếp (không có kho than bột trung gian và các
máy cấp than bột). Ngọn lửa buồng đốt hình “W”,vòi đốt tập trung phát thải NOx thấp HALF-PAX.
• Nhiên liệu than được lựa chọn sử dụng thuộc loại antraxit có hàm lượng chất bốc thấp, cốc cao, nhiều tro khó bắt lửa, cháy
kém ổn định và khó cháy kiệt. Nguyên lý cháy cho loại nhiên liệu này cần đảm bảo tăng thời gian lưu của than bột trong vùng
có nhiệt độ cao nhưng không cao quá nhiệt độ chảy của xỉ, tăng cường tái tuần hoàn khói đến chân vòi đối và tăng cường trao
đổi nhiệt bằng bức xạ giữa sản phẩm cháy / vách lò đến than bột. Nhiên liệu này cũng là loại nhiên liệu cứng, khó nghiền nên
đòi hỏi hệ thống nghiền phải là hệ thống nghiên bi và nhiên liệu phải được nghiền mịn tới cỡ hạt 90 m để có thể giảm được
thời gian cháy kiệt. Các thông số than tiêu thụ như sau
• Lượng than tiêu thụ thực tế(t/h) 268
• Lượng than tiêu thụ tính toán(t/h) 259
• Tro bay(t/h) 68.5
• Xỉ đáy(t/h) 12.5
• Tro bay bộ Eco(t/h) 2.5
• Tro bay theo khí thải(g/Nm3) 34.1
Lò hơi nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng ĐƠN
THAN THIẾT KẾ THAN XẤU NHẤT
VỊ
Qnet,ar(Nhiệt trị thấp) KJ/Kg 21792 21520
Q gr,ar(Nhiệt trị cao) KJ/Kg
Mt(Độ ẩm toàn phần) % 8.20 12.30
Mad(Độ ẩm trong) % 1.1 2.23
TroVdaf(Chất bốc) % 7.5 6.0
Aar(Độ tro) % 28.74 29.9
Car (Cacbon làm việc) % 57.34 53.70
Har (Hyđô làm việc) % 1.95 2.30
Oar (Oxy làm việc) % 2.45 0.40
Nar (Nitơ làm việc) % 0.74 0.40
St,ar (Lưu Huỳnh làm việc) % 0.58 1.00
HGI(Chỉ số nghiền) 42 38
ĐẶC TÍNH HÓA HỌC TRO XỈ
SiO2 % 60.15
Al2O3 % 24.20
Fe2O3 % 6.70
CaO % 0.73
TiO2 % 0.90
K2O % 4.30
Na2O % 0.3
MgO % 1.20
SO3 % 0.60
Các chất khác % 0.92
T1 (Nhiệt độ biến dạng) O C 1220
T2 (Nhiệt độ mềm hóa) O C 1300
T3(Nhiệt độ rão) OC 1300
Lò hơi nhà máy điện Vũng Áng
• Đặc tính thiết kế của lò:
Thông số BMCR 100%RO
Kiểu lò B&WB-2028/17.43-M
Kiểu buồng đốt DOWNSHOOT (VÒI ĐỐT PHUN XUỐNG)
Lưu lượng hơi quá nhiệt (t/h) 2028 1853
Áp suất hơi quá nhiệt (MPa) 17.43 17.29
o
Nhiệt độ hơi quá nhiệt ( C) 541 541
Lưu lượng hơi tái nhiệt (t/h) 1658 1529
Áp suất hơi vào tái nhiệt (Mpa) 4.031 3.733
Áp suất hơi ra tái nhiệt (Mpa) 3.837 3.560
Nhiệt độ hơi vào tái nhiệt (oC) 335 325
Nhiệt độ hơi ra tái nhiệt(oC) 541 541
o
Nhiệt độ nước cấp ( C) 291 285
Nhiệt độ nước phun giảm ôn (oC) 185 181
1.1. Giới thiệu về lò hơi
• Đặc tính thiết kế của lò (tiếp):
Áp suất bao hơi thiết kế (MPa) 19.65 19.65
Áp suất thiết kế bộ Economizer (MPa) 20.06 20.06
Áp suất thiết kế bộ tái nhiệt (MPa) 5.00 5.00
Áp suất hơi vào Tuabin (Mpa) 16.7 16.7
Hiệu suất tính toán của lò 88.54% 88.67%
Công suất hơi lớn nhất của lò (BMCR) 2028t/h
Hiệu suất lò 88.2%
- Tổng tổn thất bộ sấy không khí không đến 7% trong năm đầu, không lớn hơn 8% những năm tiếp
theo(100%RO).
- Khi cắt dầu khởi động, tải ổn định thấp nhất của buồng đốt kiểu “W” sẽ là 45%RO.
- Áp suất tổn thất lớn nhất của hệ thống tái nhiệt không vượt quá 0.22MPa.
- Nhiệt độ biến đổi của hơi chính/hơi tái nhiệt ở tải ổn định không quá ±50C
- Nox khói thải không đến 650mg/Nm3 (sau hệ thống SCR).
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
• (2) Buồng đốt và vòi đốt Vách
Bao hơi ngăn Vách ngăn
Buồng đốt:
• Buồng đốt được cấu tạo từ các dàn ống sinh hơi được hàn với nhau ở
các góc tạo thành buống đốt kín khí. Mỗi dàn bao gồm nhiều ống có Ống nước
rãnh xoắn trong hàn với nhau bằng màng. xuống
• Phần dưới buồng đốt được mở rộng ra phía trước và phía sau tạo Bộ quá
thành hai vòm lò làm nơi bố trí vòi đốt than bột. Bên trong phần này nhiệt
mành
được phủ vật liệu chịu lửa để hạn chế sự hấp thụ nhiệt cho vách lò
nhờ đó than bột sớm bắt lửa và cháy ổn định hơn. Lỗ bố Ngực lò

• Quá trình cháy than chủ yếu diễn ra ở phần dưới của buồng đốt, phần trí vòi
đốt Phần
trên buồng đốt chủ yếu là thu hồi nhiệt từ sản phẩm cháy. Các dàn trên
ống sinh hơi được tăng cứng bằng các dầm thép để chịu được sự dao
động của áp suất buồng đốt (tối thiểu là 70 mbar). Phía trên buồng Phần
dưới
đốt đặt bộ quá nhiệt mành, đoạn ra nằm ngang đặt bộ quá nhiệt cuối Ống cấp
và bộ tái nhiệt cấp 2 Ống cấp

Buồng đốt
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò
hơi
Vòi đốt
• Bao gồm vòi đốt than bột và vòi đốt dầu được bố trí 1. Vòm lò;

2. Tường đứng
theo nhiều cách khác nhau quanh buồng đốt để cấp
3. Tường vát;
than bột trong quá trình cháy bình thường và đốt dầu 4. Tường bên
trong trường hợp đốt phụ tải thấp hoặc khởi động lò 5. Phần trên phễu
hoặc khi than quá xấu khó cháy. Trong trường hợp nhà tro

máy điện Vũng Áng, vòi đốt được bố trí trên hai vòm lò 6. Phần dưới phễu
tro
theo hướng chúc xuống dưới tạo ra đường lửa kéo dài
theo hình chữ W nhằm tăng khả năng cháy kiệt than
Antraxit.

Phủ vật liệu cách nhiệt


buồng đốt
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
• Các vòi đốt:
• Việc cung cấp gió cho quá trình cháy bao gồm gió cấp 1 để thổi nhiên
liệu vào buồng đốt, gió cấp 2 để làm phân tán nhiên liệu tạo điều kiện
hòa trộn tốt nhiên liệu – Không khí, gió cấp 3 để bổ sung làm cháy kiệt
nhiên liệu Than bột và
• Cấu tạo buồng đốt, vòi đốt than bột và phương pháp cấp gió nêu trên có gió cấp 1
các ưu điểm là: Gió
cấp 3
• Ngọn lửa hình chữ W có chiều dài lớn, bằng cách đó kéo dài thời gian
lưu của than bột trong vùng có nhiệt độ cao, làm tăng mức cháy kiệt.
• Cấu tạo “nửa kín” của buồng đốt, kết hợp với việc phủ vật liệu chịu lửa Gió làm
mát vòi
làm tăng cường sự trao đổi nhiệt bằng bức xạ từ khói nóng và vách đốt
buồng đốt đến than bột, đồng thời cũng tăng cường tái tuần hoàn khói
nóng đến miệng vòi đốt, nhờ đó than bột bắt lửa nhanh và cháy ổn định
hơn.
• Vòi đốt cyclone làm giàu nồng độ than bột đến gần 1.000g/m3. Việc đưa
gió cấp 2 phân cấp tránh được việc cấp gió quá nhiều đến hỗn hợp bột
than vào thời điểm quá trình cháy mới bắt đầu. Khi quá trình cháy đã
đạt được nhiệt độ cao mới cấp nhiều gió cấp 2 để than cháy kiệt. Tất cả Gió cấp 2
những yếu tố này đều giúp than bắt lửa sớm và giảm sự hình thành khí
NOx Bố trí vòi đốt và cấp gió cấp 2
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(4) Bao hơi
Bao hơi là bộ phận siêu trường siêu trọng lớn nhất
của lò hơi. Bao hơi ngoài nhiệm vụ nhận nước cấp,
tách hơi bão hoà. Bên trong bao hơi đặt 392 thiết
bị tách hơi / nước kiểu cyclone. Phía trên khoang
hơi đặt các tấm lượn sóng để tách thêm các giọt
nước nhỏ cuốn theo dòng hơi bão hoà. Mức nước
bao hơi được khống chế trong phạm vi +/-25mm
quanh mức nước trung bình bằng hệ thống điều
khiển mức nước kiểu ba xung. Bao hơi được lắp đặt
đường xả sự cố để giảm mức nước trong trường
hợp khẩn cấp
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(4) Bao hơi (tiếp):
• Vòng tuần hoàn tự nhiên hơi –
nước:
Nước vào bộ hâm nước -->bao hơi
--> ống xuống đặt ngoài lò--> dàn
ống sinh hơi bao quanh buồng lửa
--> hỗn hợp hơi-nước đi vào bao
hơi --> bộ quá nhiệt
Hỗn hợp hơi-nước trong dàn ống
sinh hơi cho ta một trạng thái gọi
là dòng 2 pha (pha lỏng-pha hơi)
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò
hơi
(5) Các bộ quá nhiệt và tái nhiệt
(a) Các bộ quá nhiệt
• Hơi đi ra từ bao hơi sẽ đến các bộ quá nhiệt nhằm nâng nhiệt độ đến nhiệt
độ quá nhiệt định trước
• Tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, gồm có bộ quá nhiệt trần, lồng, cấp 1,
mành và bộ quá nhiệt cuối. Tại ống góp ra bộ quá nhiệt cuối, hơi đạt thông số
175kg/cm2a và nhiệt độ 541oC
• Nhiệt độ hơi quá nhiệt cần được điều chỉnh bởi hệ thống giảm ôn để đảm
bảo đáp ứng đúng với nhu cầu của Tuabin
• Với nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, hệ thống giảm ôn là kiểu phun hai cấp.
Phương pháp này đơn giản, quán tính điều chỉnh nhỏ, dải điều chỉnh rộng,
tự động hóa dễ dàng, được ứng dụng rộng rãi
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(b) Các bộ tái nhiệt
• (b) Các bộ tái nhiệt
• Các bộ tái nhiệt có chức năng gia nhiệt cho hơi trở về sau
khi đi qua phần cao áp của tua bin lên nhiệt độ cao mới và
sau đó quay trở lại phần trung áp của Tua bin để tiếp tục
dãn nở sinh công.
• Điều chỉnh nhiệt độ hơi tái nhiệt bằng cách thay đổi độ mở
tấm chắn dòng khói qua bộ tái nhiệt cấp 1. Mặc dù thiết bị
phức tạp và có quán tính điều chỉnh lớn (đáp ứng chậm),
nhưng đây là biện pháp an toàn để loại trừ khả năng hơi
tái nhiệt bị ẩm do nước phun trong trường hợp dùng
phương pháp điều chỉnh bằng giảm ôn kiểu phun.
• Tuy vậy, ở đầu vào bộ tái nhiệt cấp vẫn bố trí giảm ôn kiểu
phun để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, nước phun
cho giảm ôn này được cấp từ cấp trung gian của bơm cấp.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(6) Bộ hâm nước
• Các bộ hâm nước được sử dụng phổ biến trong tất cả các lò hơi nhà máy
Nhiệt điện với nhiệm vụ tận dụng nhiệt còn dư trong khói thải sau các bộ
quá nhiệt để nâng nhiệt độ nước cấp vào bao hơi của lò.
(7) Hệ thống hơi nước ngoài lò
(a) Đường nước cấp
• Đường ống nước cấp bắt đầu của lò hơi từ đầu ra bộ gia nhiệt nước cấp
cao áp đến đầu vào của bộ hâm nước. Các ống phun đo lưư lượng cấp
nước cấp chính, điểm đấu nối đường vệ sinh bằng hoá chất và điểm đấu
nối để lấy mẫu được bố trí trên đường ống này.
• (b) Đường hơi chính
• Đường hơi chính lò hơi bắt đầu từ ống góp ra bộ quá nhiệt cuối cùng đến
đầu vào của van stop chính (stop valve) của tuabin cao áp. Các van an toàn,
các van an toàn kiểu lò xo và các van xả áp suất được lắp đặt trên hệ thống
đường ống này. Đường ống rẽ nhánh tuabin cao áp (HP bypass) được rẽ
nhánh từ đường ống này đến đường ống quá nhiệt trung gian lạnh, sử
dụng khi khởi động và ngừng máy.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(7) Hệ thống hơi nước ngoài lò (tiếp)
(c) Đường ống hơi tái nhiệt lạnh
Đường ống hơi tái nhiệt lạnh bắt đầu từ đầu ra tuabin cao áp đến đầu vào của bộ tái nhiệt. Đường ống rẽ nhánh tuabin cao áp (HP
bypass) được đấu nối đến đường ống này. Đường ống hơi tự dùng được trích từ đường ống này để phục vụ các mục đích sử dụng khác
nhau trong nhà máy.
(d) Đường ống hơi tái nhiệt nóng
Đường ống hơi tái nhiệt nóng bắt đầu từ đầu ra bộ tái nhiệt tới đầu vào van stop đầu vào của tuabin trung áp. Các van an toàn ở đầu ra
bộ tái nhiệt được lắp đặt trên đường ống này. Đường ống rẽ nhánh tuabin hạ áp (LP bypass) được bắt đầu từ đường ống này.
e) Đường ống nước phun giảm ôn hơi quá nhiệt
Đường ống nước phun cao áp từ đường ống chung đầu đẩy của bơm nước cấp lò hơi đến các bộ giảm ôn của các bộ quá nhiệt.
(f) Đường ống nước phun giảm ôn bộ tái nhiệt
Đường ống nước phun hạ áp được trích cấp trung gian của bơm cấp. Nước phun giảm ôn hơi tái nhiệt chỉ được sử dụng trong trường
hợp khẩn cấp hoặc trong các giai đoạn quá độ.
(g) Đường ống hơi tự dùng
Đường ống hơi tự dùng cấp hơi phục vụ cho các bộ gia nhiệt dầu, các bộ sấy không khí bằng hơi (khi khởi động), để phun mù dầu từ các
vòi đốt, cho các máy nghiền than,v.v, được nối từ đường ống tái nhiệt lạnh. Để khởi động, hơi tự dùng sẽ được cấp từ lò phụ.
(h) Hơi thổi bụi
Hơi thổi bụi được trích từ đường ống nối tới đầu vào của bộ quá nhiệt cuối cùng để cấp cho các bộ thổi bụi của lò hơi và các bộ sấy
không khí. Hơi cấp cho các bộ thổi bụi của bộ sấy không khí được lấy từ đường ống hơi tự dùng. Nước đọng trong quá trình sấy nóng
đường ống hơi sẽ được xả về bể chứa nước đọng lò hơi được lắp đặt trong khu vực lò hơi.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(8) Hệ thống khói gió
(a) Hệ thống khói
Sau bộ hâm nước, đường khói được chia làm hai (2) nhánh đi qua bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt, bộ
khử bụi tĩnh điện, qua quạt khói đến bộ khử lưu huỳnh.
Sử dụng hai (2) quạt khói công suất 50% kiểu hướng trục, điều chỉnh góc đặt cánh kết hợp với bộ cánh
hướng đầu vào.
(b) Hệ thống gió
Hệ thống gió bao gồm hệ thống gió cấp 1 và hệ thống gió cấp 2. Hệ thống gió cấp 1 đảm bảo nhu cầu
không khí nóng để sấy than trong máy nghiền và vận chuyển than bột đến vòi đốt, hệ thống gió cấp 2
đảm bảo phần lớn nhu cầu không khí nóng để đốt cháy than bột.
Mỗi hệ thống bao gồm hai (2) quạt gió công suất 50% cấp không khí qua bộ sấy không khí hồi nhiệt ba
vùng đến ống góp chung tương ứng bố trí bao quanh phần dưới của buồng đốt.
Các quạt gió đều sử dụng kiểu hướng trục điều chỉnh góc đặt cánh kết hợp với cánh hướng đầu vào.
Ngoài ra, còn có hệ thống gió chèn bao gồm hai (2) quạt công suất 100% cung cấp không khí lạnh có áp
suất cao để chèn các đầu máy nghiền than.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(9) Bộ sấy không khí
• Nhiệm vụ làm nóng không khí trước khi cấp vào cho quá
trình cháy. Có 2 loại:
- Bộ sấy không khí kiểu ống: thường cồng kềnh và đắt tiền
- Bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt: kích thước nhỏ gọn và
giá thành thấp hơn nhưng độ lọt gió lớn hơn đồng thời
cũng giảm khả năng chịu ăn mòn nhiệt độ thấp. Hiện nay
các nhà máy điện mới thường dùng bộ sấy không khí kiểu
hồi nhiệt
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(10) Hệ thống chế biến than bột
Để đảm bảo cháy ổn định và đạt hiệu suất cao, than sẽ được Than thô Than thô
Gió nóng Than nghiền
nghiền đạt độ mịn tương đương với tỷ lệ lọt rây 200 mesh (theo
tiêu chuẩn ASTM) trên 90%, và nhiệt độ sản phẩm nghiền ra khói
máy nghiền đạt 110oC. Với than Antraxit có độ cứng cao, máy
nghiền nhìn chung ở Việt Nam sử dụng là máy nghiền bi Giảm tốc
Thiết kế điển hình của máy nghiền bi nằm ngang gồm một thùng Động cơ
Than
nghiền bằng thép hình trụ bên trong lót bằng các tấm lót thép nghiền Gối đỡ
hợp kim chịu mòn. Bi thép hoặc hợp kim đặc biệt đường kính từ
25 đến 50mm chiếm khoảng 1/3 thể tích thùng nghiền. Khi máy
nghiền quay, bi nghiền được tấm lót nâng và trượt hoặc rơi xuống Máy nghiền bi nằm ngang 2 đầu
đáy thùng. Than được nghiền nhỏ do chà xát vào nhau và do tác
động va đập của bi. Gió nóng từ bộ sấy không khí được thổi vào
thùng để sấy và vận chuyển than trong hệ thống..
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(10) Hệ thống chế biến than bột (tiếp):


• Với nhà máy điện Vũng Áng, hệ thống chế biến than bột của
mỗi lò hơi bao gồm sáu (6) máy nghiền bi hai đầu nằm ngang.
Ở chế độ làm việc bình thường cả sáu (6) máy cùng vận hành,
nhưng nếu một (1) máy bất kỳ ngừng vì lý do nào đó, các máy
còn lại vẫn đủ khả năng cung cấp than nghiền cho lò làm việc
với công suất lớn nhất (BMCR).
• Mỗi máy nghiền được cấp than thô bằng hai (2) máy cấp
than băng tải kiểu trọng lực, mỗi máy cấp xuống một đầu.
• Than từ bunke than thô được máy cấp đưa xuống máy
nghiền, được nghiền nhỏ do tác động va đập của bi nghiền và
được sấy nóng bởi gió cấp 1. Than nghiền đi qua hai (2) phân
ly đặt ở hai đầu máy nghiền, phần than có cỡ hạt không đạt
yêu cầu cho quá trình cháy được tách ra đưa trở lại máy
nghiền để nghiền lại, phần đạt yêu cầu được gió cấp 1 vận
chuyển bằng đường ống đến vòi đốt. Từ mỗi phân ly có ba (3)
đường ống than bột đến vòi đốt.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(11) Hệ thống dầu đốt lò


• Dầu nặng (FO) là nhiên liệu phụ dùng khởi động lò và đốt kèm than bột ở phụ tải thấp dưới 60% hoặc
trong trường hợp than xấu (ướt, tắc, khó cháy, v.v).
• Dầu nặng từ bể chứa được gia nhiệt đến khoảng 55oC để giảm độ nhớt và được bơm lên lò bằng các
bơm chuyển dầu, áp lực dầu tại đầu đẩy bơm đạt tới 38  40 kg/ cm2. Dầu tiếp tục đi qua bộ gia
nhiệt bằng hơi nâng nhiệt độ lên khoảng 130  1400C sau đó tới các vòi đốt dầu, được phun mù vào
lò bằng hơi tự dùng.
• Để các vòi dầu có thể phun dầu vào lò bất cứ lúc nào cần thiết và đạt hiệu quả phun mù tốt, hệ thống
dầu đốt lò được bố trí thành một mạch vòng, trong đó dầu luôn luôn tuần hoàn liên tục giữa bể chứa
và lò hơi. Trước khi trở lại bể chứa, dầu được làm nguội đến nhiệt độ khoảng 50oC để đảm bảo yêu
cầu về phòng cháy và chống hao hụt (bốc hơi do nhiệt độ cao). Hơi gia nhiệt dầu được lấy từ hệ
thống hơi tự dùng của tổ máy.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(12) Hệ thống lấy mẫu và định lượng hoá chất
(a) Hệ thống lấy mẫu
• Hệ thống lấy mẫu được trang bị để giám sát chất lượng nước trong chu trình nhiệt của nhà máy.
• Hơi / nước sẽ được lấy mẫu tại các vị trí sau:
Các điểm lấy mẫu Thông số giám sát
Đầu vào của bộ hâm nước Độ dẫn điện (qua bộ trao đổi cation), pH, hyđrazin
Nước trong bao hơi Độ dẫn điện, pH, silica
Hơi bão hoà Silica, độ dẫn điện (qua bộ trao đổi cation)
Hơi quá nhiệt Silica, độ dẫn điện (qua bộ trao đổi cation)
Đầu đẩy bơm nước ngưng Độ dẫn điện (qua bộ trao đổi cation), pH, ô-xy hoà tan
Đầu vào của bộ khử khí Độ dẫn điện (qua bộ trao đổi cation), pH, hyđrazin
Đầu ra của bộ khử khí Ôxy hoà tan, pH, độ dẫn điện

Nước làm mát phụ trợ cho các chu trình lò hơi và tuabin pH
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(b) Hệ thống định lượng hoá chất
• Hệ thống định lượng hoá chất cao áp:
- Cung cấp dung dịch phốt phát Na3PO4 vào bao hơi của lò, được điều khiển bằng tay từ phòng điều
khiển tại chỗ
- Thiết bị chính gồm thùng chứa phốt phát canxi, thiết bị khuấy chạy điện, thiết bị hoà tan; hai (2) bơm
phốt phát kiểu màng
- Bể chứa hoá chất có dung tích đảm bảo đủ cấp dung dịch hoá chất cấp trong 24 giờ
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(b) Hệ thống định lượng hoá chất (tiếp)


• Hệ thống định lượng hoá chất hạ áp:
- Bao gồm hệ thống định lượng amôniắc và hyđrazin cho nước ngưng và nước cấp, được điều khiển
bằng tay từ phòng điều khiển tại chỗ
- Thiết bị chính gồm thùng chứa hoá chất, thiết bị khuấy chạy điện, thiết bị hoà tan; hai (2) bơm hoá
chất kiểu màng
- Bể chứa hoá chất có dung tích đảm bảo đủ cấp dung dịch hoá chất cấp trong 24 giờ
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(13) Hệ thống xả nước và xả đọng lò hơi


Chức năng:
• Hạ mức nước bao hơi trong trường hợp khẩn cấp, qua đường xả sự cố.
• Liên tục xả bớt một lượng nhỏ nước lò hơi để duy trì chất lượng nước lò, qua đường xả liên tục.
• Xả cặn trong lò qua đường xả định kỳ.
• Xả đọng hệ thống nước và hơi của lò.
• Xả không khí và các khí không ngưng từ hệ thống nước và hơi của lò hơi sinh ra trong khi điền đầy và
khởi động.
• Phòng mòn bằng nitơ cho hệ thống nước và hơi của lò hơi.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(14) Hệ thống thổi bụi


• Hệ thống thổi bụi sẽ được trang bị để làm sạch các bề mặt truyền nhiệt của lò, tránh cho hiệu suất của lò
bị suy giảm. Các bề mặt truyền nhiệt được làm sạch bởi hệ thống thổi bụi bao gồm: phần trên của buồng
lửa, các bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt.
• Hơi thổi bụi được trích từ đường ống hơi tái nhiệt lạnh và được giảm ôn giảm áp trong thiết bị giảm ôn
giảm áp tới nhiệt độ áp suất thấp thích hợp để cấp cho các bộ thổi bụi của lò hơi. Nước đọng trong quá
trình sấy nóng đường ống hơi sẽ được đưa đến bể chứa nước đọng lò hơi được lắp đặt trong khu vực lò
hơi.
• Vách buồng đốt và vách bộ quá nhiệt lồng được làm sạch bằng vòi thổi bụi ngắn có thể thò ra thụt vào
được lắp đặt trên dàn ống vách ở cả bốn mặt. Các vòi thổi bụi này được thiết kế để có thể xoay 3600.
• Các bộ quá nhiệt, tái nhiệt và bộ hâm nước được làm sạch bằng các vòi thổi bụi dài có thể thò ra thụt vào
được lắp đặt trên hai vách ở hai phía. Các bộ thổi bụi này có khả năng xoay bằng một nửa chiều rộng phần
bề mặt trao đổi cần làm sạch.
• Bộ sấy không khí hồi nhiệt được làm sạch bằng các vòi thổi bụi lắp bên hông phần khói đi qua.
• Hệ thống thổi bụi được vận hành bằng điểu khiển trình tự tự động nhờ một hệ thống điều khiển PLC.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(15) Ống khói


• Chiều cao là 180m.
• Kết cấu: vỏ bên ngoài bằng bê tông cốt thép, bên trong có hai ống thép đường kính 6.500 mm, mỗi
ống cho một lò hơi
• Bên trong: có hệ thống kết cấu thép đỡ ống thép, thang máy và thang bộ, các sàn thao tác phục vụ
cho việc vận hành và bảo dưỡng
• Bên ngoài: lắp đặt hệ thống chống sét và đèn tín hiệu
• Trên ống thép trong lắp đặt các thiết bị giám sát nồng độ phát thải trong khói
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(16) Lò phụ khởi động


• Lò phụ đảm bảo cấp hơi cho các nhu cầu sau:
- Hơi cho sấy dầu FO,
- Hơi cho khử khí nước cấp,
- Phun mù vòi đốt dầu của lò hơi chính,
- Cho êjếctơ khởi động,
- Các nhu cầu khác.
• Công suất lò phụ 20t/h, với thông số hơi (20kg/cm2, 255oC).
• Lò phụ khởi động là loại lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà máy chế tạo
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(17) Hệ thống hơi tự dùng


Trong vận hành bình thường hơi tự dùng được cấp từ đường tái nhiệt lạnh qua thiết bị giảm
ôn giảm áp đến áp suất và nhiệt độ yêu cầu tại ống góp chung, từ đó cấp đến các nơi sử dụng.
Hơi tự dùng được sử dụng cho các nhu cầu:
- Sấy dầu FO,
- Phun sương (hoá mù) dầu FO,
- Khử khí nước cấp trong giai đoạn khởi động,
- Chạy thiết bị êjếctơ rút khí bình ngưng,
- Chèn đầu trục tua bin,
- Các nhu cầu khác.
Hệ thống hơi tự dùng của các lò được đấu nối liên thông với nhau và đấu nối với lò phụ khởi
động. Trong trường hợp khởi động lạnh lò hơi, hơi tự dùng được cấp từ lò hơi khác (nếu lò
này đang làm việc) hoặc từ lò phụ khởi động (trường hợp khởi động lạnh toàn nhà máy
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(18) Hệ thống cung cấp khí nitơ


• Được cung cấp phục vụ rửa hoá chất và phòng mòn lò hơi.
• Trong giai đoạn rửa a-xít lò hơi, ni tơ được cấp vào các ống góp dưới của dàn ống sinh hơi để tạo
hiệu quả sục
• Trong giai đoạn lò ngừng không vận hành, nitơ được cấp vào trong lò tạo áp suất dương tránh không
khí lọt vào trong, nhờ đó tránh được hiện tượng ăn mòn kim loại lò khi nghỉ.
• Hệ thống bao gồm các chai chứa nitơ cao áp đấu nối vào một ống góp chung, từ đó có hệ thống
đường ống đến các điểm cấp vào lò. Áp suất cấp khí được khống chế bằng một bộ điều chỉnh áp suất
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(19) Các thiết bị chính
(a) Lò hơi
- Số lượng : Một (1)
- Kiểu : Kết cấu treo, đốt than bột (PC) trực tiếp, buồng đốt kiểu hai vòm
(ngọn lửa hình chữ W), một bao hơi, tuần hoàn tự nhiên, có quá
nhiệt trung gian một lần, thông số cận tới hạn, khói gió cân bằng.
- Sản lượng hơi : 1742 t/h (định mức), 186 t/h (BMCR)
- Thông số hơi chính : 175 kg/cm2, 541oC
- Thông số hơi tái nhiệt : 39,8 kg/cm2, 541oC
- Nhiệt độ nước cấp : 246,8oC
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi
(19) Các thiết bị chính (tiếp):
(a) Lò hơi
- Tiêu hao nhiên liệu : 242,54 t/h (định mức)
261,49 t/h (BMCR)
- Hiệu suất (HHV) : 88,25%
- Điều chỉnh nhiệt độ hơi : Phun nước giảm ôn
quá nhiệt

- Điều chỉnh nhiệt độ hơi : Điều chỉnh tấm chắn dòng khói, phun nước giảm ôn trong
tái nhiệt trường hợp khẩn cấp
- Vòi đốt than bột : 36 bộ kiểu cyclone làm giàu
- Vòi đốt dầu : 18 bộ, hoá mù bằng hơi tự dùng, đánh lửa bằng điện cao thế.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(19) Các thiết bị chính (tiếp):


(b) Hệ thống gió
- Quạt gió cấp 1 : Số lượng 2x50%, kiểu hướng trục điều chỉnh góc đặt cánh kết hợp
cánh hướng đầu vào
: Năng suất 250.000m3/h @33,13oC
: Cột áp 250mmH2O
- Quạt gió cấp 2 : Số lượng 2x50%, kiểu hướng trục điều chỉnh góc đặt cánh kết hợp
cánh hướng đầu vào
: Năng suất 1.255.000m3/h @33,13oC
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(19) Các thiết bị chính (tiếp):


(c) Hệ thống khói
Quạt khói : Số lượng 2x50%, kiểu hướng trục điều chỉnh góc đặt cánh kết hợp
cánh hướng đầu vào
: Năng suất 1.770.000m3/h @118oC
: Cột áp 5 50mmH2O
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(19) Các thiết bị chính (tiếp):


(d) Hệ thống chế biến than
- Máy nghiền than : Số lượng 6x20%, kiểu máy nghiền bi nằm ngang hai đầu
: Năng suất một máy 55t/h
- Máy cấp than : Số lượng 12, kiểu trọng lực
: Năng suất một máy 32t/h
- Bunke than : Số lượng 12, vật liệu thép tấm các bon, thân hình trụ, phần dưới
hình nón
: Thể tích một bunke 350m3
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(19) Các thiết bị chính (tiếp):


(e) Bộ khử NOx có xúc tác : Số lượng 2x50%
(f) Bộ sấy không khí : Số lượng 2x50%, kiểu hồi nhiệt ba vùng
(g) Hệ thống đốt dầu FO
- Bơm chuyển dầu : Số lượng 2x100%, kiểu trục vít
: Năng suất bơm 50m3/h
- Gia nhiệt dầu đầu hút : Số lượng 2x100%, kiểu ống xoắn, dùng hơi tự dùng
- Gia nhiệt dầu chính : Số lượng 2x100%, kiểu ống - vỏ, dùng hơi tự dùng
- Bộ làm nguội dầu : Số lượng 1x100%, kiểu ống - vỏ.
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(19) Các thiết bị chính (tiếp):


(h) Hệ thống thổi bụi : Một (1) hệ thống
(i) Hệ thống cấp phốt phát : Một (1) hệ thống
(j) Hệ thống cấp amôniắc và : Một (1) hệ thống
hyđrazin
(k) Hệ thống chuẩn bị và phun Một (1) hệ thống, để khử NOx không dùng xúc tác.
dung dịch urea
(l) Hệ thống lấy mẫu hơi / nước : Một (1) hệ thống
1.2. Các bộ phận cấu thành của lò hơi

(19) Các thiết bị chính (tiếp):


(m) Hệ thống hơi tự dùng : Một (1) hệ thống
(n) Lò phụ khởi động (dùng : Số lượng 1 x 20t/h
chung cho cả hai tổ máy) Thông số hơi 20kg/cm2, 265oC
Đốt dầu DO
(o) Hệ thống cấp khí nitơ : Một (1) hệ thống
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi nhiệt điện
Chương II: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của lò hơi nhiệt điện
2.1. Hiệu suất lò hơi, các khái niệm và phương pháp xác định
2.1.1. Pháp pháp cân bằng thuận
2.1.2. Phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp
2.1.3. Phương pháp cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.1. Suất tiêu hao nhiên liệu của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi
Nhiệt sinh ra do đốt cháy nhiên liệu _Lượng nhiệt đưa vào(QrF)

2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và Nhiệt của không khí khô đưa vào
Nhiệt trong hơi ẩm của không khí khô đưa vào
Nhiệt nhận được trong nhiên liệu

phương pháp xác định Nhiệt tăng do sunfat hóa


Nhiệt từ thiết bị điện tự dùng
Nhiệt vật lý (QpB)

Nhiệt nhận được trong chất hấp thụ


Nhiệt trong hơi ẩm đưa vào

Nhiệt của hơi sơ cấp


Nhiệt của hơi tự dùng và xả
Nhiệt của bộ giảm ôn và nước
phun của bơm tuần hoàn
• Hiệu suất lò hơi Nhiệt của nước cấp Nhiệt hữu ích (QrO)
𝑁ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎữ𝑢 í𝑐ℎ đầ𝑢 𝑟𝑎 Nhiệt tại đầu ra của hơi quá nhiệt trung gian
𝑙ò ℎơ𝑖 = % Nhiệt của nước giảm ôn bộ quá nhiệt
𝑁ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣à𝑜 𝑙ò Đường bao quanh Nhiệt của hơi quá nhiệt trung gian
giới hạn Nhiệt của khói
𝑁ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣à𝑜 𝑙ò − 𝑡ổ𝑛 𝑡ℎấ𝑡 𝑛ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 Nhiệt của nước trong nhiên liệu
= (%) Nhiệt của nước từ hydro đang cháy
𝑁ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣à𝑜 𝑙ò Nhiệt từ hơi ẩm trong không khí
Nhiệt trong cacbon chưa cháy hết và các chất đốt khác
Nhiệt trong tro
Nhiệt trong thiết bị điều khiển lượng không khí
Nhiệt của không khí lọt
Nhiệt của NOx sinh ra Tổn thất nhiệt (QpL)
Nhiệt của bức xạ và đối lưu
Nhiệt trong hơi ẩm đưa vào
Nhiệt từ canxi hoá và khử nước của chất hấp thụ
Nhiệt của nước trong chất hấp thụ
Nhiệt bức xạ tới phễu thải xỉ ướt
Tổn thất nhiệt từ nhiên liệu rắn tái sử dụng và khói
Nhiệt trong nước làm mát
Nhiệt của bộ trao đổi nhiệt trong bộ sấy không khí kiểu quay
. Hình 2.1 Cân bằng nhiệt của lò hơi
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

Bảng 2.1. Sự khác nhau trong xác định hiệu suất lò hơi bằng phương pháp cân bằng thuận
và cân bằng nghịch
Cân bằng thuận Cân bằng nghịch
Nguyên lý tính toán
Xác định theo đúng nguyên lý là tính toán lượng nhiệt hữu ích để sinh hơi Xác định bằng cách lấy 100% trừ đi các tổn thất có thể xác định được
và chia cho lượng nhiệt đầu vào từ nhiên liệu
Ưu điểm
Các thông số chính từ việc xác đinh hiệu suất (lượng ra và lượng vào) - Đo các thông số chính (phân tích đường khói và nhiệt độ đường khói)
được đo trực tiếp có thể thực hiện một cách chính xác
- ít các phép đo hơn - Cho phép hiệu chỉnh các kết quả thí nghiệm để tiêu chuẩn hoá hay đảm
- Không yêu cầu ước tính các tổn thất không đo được bảo các điều kiện chế độ
- Sai số đo hiệu suất thấp hơn bởi vì số lượng đo (tổn thất) đã đưa ra
một thành phần nhỏ trong tổng lượng nhiệt đó
- Những tổn thất lớn được xác định
Nhược điểm
- Lượng nhiên liệu và nhiệt trị, lưu lượng hơi, và các đặc tính của hơi cần - Yêu cầu nhiều phép đo hơn
được đo rất chính xác để giảm đến mức tối thiểu sai số - Không tự động đưa ra dữ liệu về năng suất hơi và lượng nhiệt sinh ra
- Yêu cầu sử dụng phương pháp tính toán cân bằng nghịch để hiệu chỉnh - Một số tổn thất nhiệt trên thực tế không thể đo được và giá trị đó phải
các kết quả thí nghiệm để tiêu chuẩn hoá và để đảm bảo các chế độ mà chỉ được ước lượng
có thể thực hiện được trong phương pháp cân bằng nghịch
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

• Tuy nhiên, có 2 phương pháp xác định hiệu suất theo phương pháp cân bằng nghịch bao gồm:
- Cân bằng nghịch trên cơ sở nhiệt trị thấp của nhiên liệu
- Cân bằng nghịch trên cơ sở nhiệt trị cao của nhiên liệu
• Về định nghĩa, nhiệt trị của nhiên liệu được phân thành:
- Nhiệt trị cao: là lượng nhiệt sinh ra khi đốt 1 kg nhiên liệu có tính đến lượng nhiệt thu hồi được khi
ngưng tụ hơi nước tạo thành trong quá trình cháy của nhiên liệu đơn vị tính là kJ/kg nhiên liệu hoặc
kcal/kg nhiên liệu.
- Nhiệt trị thấp: là lượng nhiệt sinh ra khi đốt 1 kg nhiên liệu không tính đến lượng nhiệt thu hồi được
khi ngưng tụ hơi nước tạo thành trong quá trình cháy nhiên liệu đơn vị tính là kJ/kg nhiên liệu hoặc
kcal/kg nhiên liệu.
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

Bảng 2.2. Xác định hiệu suất lò hơi bằng phương pháp cân bằng nghịch theo nhiệt trị thấp và
nhiệt trị cao của nhiên liệu
Cân bằng nghịch theo nhiệt trị thấp của nhiên liệu Cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao của nhiên liêu
Giá trị nhiệt lượng đầu vào nhỏ hơn Giá trị nhiệt lượng đầu vào lớn hơn
Không tính đến nhiệt tổn thất do bốc hơi nước trong nhiên liệu do lượng Có tính đến nhiệt tổn thất do bốc hơi nước trong nhiên liệu
ẩm này đã làm giảm nhiệt trị trong nhiên liệu rồi
Không tính đến nhiệt tổn thất do nước tạo thành từ cháy Hydro trong nhiên Có tính đến nhiệt tổn thất do không ngưng tự được nước tạo thành từ
liệu. hydro trong nhiên liệu.
Tính chính xác bị hạn chế trong trường hợp nhiên liệu sử dụng có độ ẩm Tính chính xác cao trong mọi trường hợp
cao và nhiều Hydro như biomass, khí thiên nhiên CH4 mà có sử dụng công
nghệ ngưng hơi nước từ khói
Phương pháp tính không rõ ràng và chi tiết, chủ yếu do các tài liệu kế thừa Phương pháp tính rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong tiêu chuẩn ASTM
của Liên xô cũ để lại. PTC4 2008 và được nhiều nước phương tây và Mỹ áp dụng.
Tính toán đơn giản hơn phù hợp cho lò hơi cỡ nhỏ trong công nghiệp Tính toán phức tạp hơn tuy nhiên khi đi theo tiêu chuẩn nó dễ dàng có tình
trao đổi trên diện rộng và được công nhận rộng rãi hơn
Giá trị hiệu suất xác định được cao hơn Giá trị hiệu suất xác định được thấp hơn
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

• Hiệu suất tính được bằng phương pháp thuận hay phương pháp nghịch theo các cách tính trên là
hiệu suất thô. Khi hiệu suất thô này trừ đi lượng năng lượng tự dùng (qtd) thì ta có hiệu suất tinh.
Lượng tự dùng này có thể là hơi sử dụng cho các loại bơm chạy bằng động cơ hơi nước hoặc điện sử
dụng cho các loại bơm, quạt của lò
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.1. Hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng thuận.

• Công thức xác định hiệu suất cho lò hơi sản xuất hơi quá nhiệt của nhà máy Nhiệt điện

𝑡𝑞𝑛 " ′
𝐷σ ℎℎ − ℎ𝑛𝑐 + 𝐷σ ℎ𝑡𝑞𝑛 − ℎ𝑡𝑞𝑛 − 𝐷𝑥 ℎ′ − ℎ𝑛𝑐 + 𝐷𝑔𝑜 (ℎ𝑔𝑜 − ℎ𝑛𝑐 )
= 𝑡
𝐵σ 𝑄𝑙𝑣

• Trong đó:

- 𝑄𝑡𝑙𝑣 là nhiệt trị thấp của nhiên liệu, tính bằng kJ/kg đối với nhiên liệu rắn và nhiên liệu lỏng, tính bằng

kJ/m3 đối với nhiên liệu khí ở điều kiện tiêu chuẩn;

- D, Dtqn là tổng lượng hơi và lượng hơi tái quá nhiệt mà lò hơi sản xuất ra trong thời gian thử

nghiệm, kilogram;
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.1. Hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng thuận (tiếp):
- B là tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ trong thời gian thử nghiệm, tính bằng kilogram (kg) đối với
nhiên liệu rắn hoặc lỏng, tính bằng mét khối (m3) đối với nhiên liệu khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn;
- hnc là entalpy của nước cấp, theo nhiệt độ trung bình của nước cấp và áp suất trong lò hơi, tính bằng
kilojoule trên kilogram (kJ/kg);
- h'tqn, h"tqn là entalpi của hơi quá nhiệt vào và ra bộ quá nhiệt, tính bằng kJ/kg;
- h’ là Entanpy hơi bão hòa khô ở áp suất bao hơi
- hh là entalpi của hơi bão hòa hay hơi quá nhiệt, tính bằng kilojoule trên kilogram (kJ/kg)
- 𝐷𝑥 : lượng nước xả lò, thường được tính theo phần trăm so với sản lượng của hơi:
𝑝 𝐷𝑥
𝐷𝑥 = 𝐷 hay 𝑝 = 100
100 𝐷
Bài tập
• Hãy xác định hiệu suất lò hơi nhà máy điện Vũng Áng theo cân bằng
thuận với các thông số đầu vào như thiết kế định mức
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp
Phương trình cân bằng nhiệt ứng với 1 kg nhiên liệu rắn, lỏng hay 1 m3 tc nhiên liệu khi cháy trong lò hơi:
𝑄𝑑𝑣 = 𝑄1 + 𝑄2 + 𝑄3 + 𝑄4 + 𝑄5 + 𝑄6 , kj/kg (4-1)
Trong đó:
𝑄𝑑𝑣 – lượng nhiệt đưa vào lò ứng với 1 kg nhiên liệu rắn, lỏng kj/kg; hoặc 1m3 nhiên liệu khí, kJ/m3
𝑄1 -lượng nhiệt hữu ích dùng để sản xuất hơi,kj/kg;
𝑄2 – tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài, kj/kg;
𝑄3 – tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt hoá học, kj/kg;
𝑄4 – tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học, kj/kg;
𝑄5 – tổn thất do nhiệt toả ra môi trường, kj/kg ;
𝑄6 – tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài ,kj/kg;
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp (tiếp):
• Tổn thất do khói thải mang đi:
- Là phần chi phí nhiệt lượng để đốt nóng không khí từ trạng thái lạnh đến nhiệt độ khói thải
- Để xác định được tổn thất này, ta cần tính Entanpy khói thải theo trình tự sau:
Xác định lượng không khí lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy theo công thức
V0 = 0,0889( Car + 0,375Sar ) + 0,265Har – 0,033Oar , m3 tc/kg
Lượng khói khô lý thuyết sinh ra trong quá trình cháy
𝑉𝑘0,𝑑 = 0,01866 𝐶𝑎𝑟 + 0,375𝑆𝑎𝑟.𝑐 + 0,79𝑉0 , m3 tc/kg
Lượng hơi nước lý thuyết sinh ra trong quá trình cháy
𝑉𝐻02 𝑂 = 0,112𝐻𝑎𝑟 + 0,0124𝑀𝑎𝑟 + 0,0161𝑉0 + 1,24𝐺𝑝ℎ , m3 tc/kg
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất do khói thải mang đi (tiếp):
Lượng khói lý thuyết sinh ra trong quá trình cháy:

𝑉𝑘 = 𝑉𝑘0,𝑑 + 𝑉𝐻2 𝑂 , m3 tc/kg hay m3 tc/ m3 tc


Trong thực tế vận hành lượng không khí cấp vào cần nhiều hơn lượng lý thuyết cần thiết để đảm bảo
cháy kiệt nhiên liệu. Theo định nghĩa hệ số không khí thừa là:
𝑉𝑘𝑘
𝛼= (3-40)
𝑉0

Hệ số không khí thừa sẽ được xác định bởi hàm lượng oxi khói thải đo được theo công thức:
21
𝛼=
21−𝑂2
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp (tiếp):
• Tổn thất do khói thải mang đi:
Entanpy khói thải được tính theo công thức
𝐼𝑘 = 𝐼𝑘0 + 𝛼 − 1 𝐼𝑘𝑘
0
+ 𝐼𝐻𝛼2 𝑂 + 𝐼𝑡𝑟 ,kJ/kg hay kJ/Nm3
Trong đó:
0
- 𝐼𝑘𝑘 − entanpi của không khí lý thuyết, kj/kg;
0 0
- 𝐼𝑘𝑘 = 𝑉𝑘𝑘 𝐶𝑘𝑘 𝑡 , 𝑘𝑗/𝑘𝑔 hay kj/m3 tc; (3-58)
- 𝐼𝐻𝛼2 𝑂 − entanpi của phần hơi ẩm do không khí đưa vào:
0
- 𝐼𝐻𝛼2 𝑂 = 0,0161 𝛼 − 1 𝑉𝑘𝑘 𝐶𝐻2𝑂 𝑡 , kj/kg;
𝐴 𝑎𝑟
- 𝐼𝑡𝑟 − entanpi của tro bay theo khói: 𝐼𝑡𝑟 = 𝑎𝑏 . 100 𝐶𝑡𝑟 𝑡 , kj/kg;
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất do khói thải mang đi (tiếp):
Trong đó:
- 𝐶𝑘𝑘 , 𝐶𝐻2𝑂 , 𝐶𝑡𝑟 - tỷ nhiệt của không khí , hơi nước và tro ở nhiệt độ t, tra theo bảng .
- Entanpi của tro bay theo khói chỉ tính đến khi độ tro trong khói tương đối lớn tức là khi

𝑎𝑏 .𝐴𝑎𝑟
100 ≥ 1,5
𝑄𝑎𝑟.𝑛𝑒𝑡.𝑝

Trong đó:
- 𝐼𝑅𝑂2 = 𝑉𝑅𝑂2 . 𝐶𝑅𝑂2 . 𝑡 , kj/kg hay kj/ m3 tc;
- 𝐼𝑁02 = 𝑉𝑁02 . 𝐶𝑁2 . 𝑡 , kj/kg hay kj/ m3 tc;
- 𝐼𝐻02𝑂 = 𝑉𝐻02𝑂 . 𝐶𝐻02𝑂 . 𝑡 , kj/kg hay kj/ m3 tc;
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất do khói thải mang đi (tiếp):
Hệ số C.t của các thành phần khí khác nhau theo nhiệt độ
(C.t)kk, (𝐶. 𝑡)𝐶𝑂2 (𝐶. 𝑡)𝑁2 (𝐶. 𝑡)𝐻2 𝑂 (𝐶. 𝑡)𝑡𝑟
Nhiệt độ, C0
kj/ m3 tc kj/ m3 tc kj/ m3 tc kj/ m3 tc kj/ m3 tc
100 129,95 170,03 129,58 151,02 81,0
200 261,24 357,46 259,92 304,46 169,8
300 394,89 558,81 392,01 462,72 264
400 531,20 771,88 526,52 626,16 360
500 670,90 994,35 683,80 794,85 458
600 813,36 1224,66 804,12 968,88 560
700 958,86 1431,07 947,52 1148,84 662,5
800 1090,56 1704,88 1093,60 1334,40 768
900 1256,94 1952,28 1239,84 1526,13 825
1000 1408,70 2203,50 1391,70 1722,90 985
1100 1562,55 2458,39 1543,74 1925,11 1092
1200 1718,16 2716,56 1697,16 2132,28 1212
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất do khói thải mang đi (tiếp):
Hệ số C.t của các thành phần khí khác nhau theo nhiệt độ
(C.t)kk, (𝐶. 𝑡)𝐶𝑂2 (𝐶. 𝑡)𝑁2 (𝐶. 𝑡)𝐻2 𝑂 (𝐶. 𝑡)𝑡𝑟
Nhiệt độ, C0
kj/ m3 tc kj/ m3 tc kj/ m3 tc kj/ m3 tc kj/ m3 tc
1300 1874,86 2976,74 1852,76 2343,64 1360
1400 2032,52 3239,04 2028,72 2559,20 1585
1500 2191,50 3503,10 2166,00 2779,05 1758
1600 2351,68 3768,80 2324,48 3001,76 1880
1700 2512,26 4035,31 2484,04 3229,32 2065
1800 2674,26 4304,70 2643,66 3458,34 2185
1900 2836,32 4573,98 2804,02 3690,57 2385
2000 3000,00 4844,20 2965,00 3925,60 2514
2100 3163,02 5115,39 3127,32 4163,04 2640
2200 3163,02 5115,39 3127,32 4163,04 2640
2300 3492,32 5658,46 3452,30 4643,47 -
2400 3658,08 5930,40 3615,36 4887,6 -
2400 3658,08 5930,40 3615,36 4887,6 -
2500 3823,00 6202,75 3778,50 5132,00 -
Bài tập 2
• Với tông số than của nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng, và thông số nhiệt
độ khói thải và hàm lượng oxy khói thải xác định được, hãy tính Entanpy
khói thải tính theo kJ/kg nhiên liệu.
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất do khói thải mang đi (tiếp):
Qua biểu thức (3-57) ta thấy hệ số không khí thừa 𝛼 càng lớn thì entanpi của sản phẩm cháy càng lớn
𝑙 𝑞4
𝑄2 = 𝐼𝑡ℎ − 𝐼𝑘𝑘 1 − , kj/kg
100

Trong đó:
𝐼𝑡ℎ - entapi khói thải;
𝐼𝑡ℎ = 𝑉𝑡ℎ . 𝐶𝑡ℎ . 𝑡𝑡ℎ , kj/kg
Với:
𝑉𝑡ℎ , 𝑡𝑡ℎ - thể tích và nhiệt độ khói thải, m3/kg và 0C;
𝐼𝑡ℎ - entan pi của không khí lạnh đưa vào lò, kj/kg;
𝑙 0 𝑙 0
𝐼𝑘𝑘 = 𝛼𝑡ℎ . 𝑉𝑘𝑘 𝐶𝑘𝑘 . 𝑡𝑘𝑘 = 𝛼𝑡ℎ .𝐼𝑘𝑘𝑙
𝑞4 - tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học,%
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất do khói thải mang đi (tiếp):
- Hai yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến q2 là nhiệt độ khói thải và hệ số không khí thừa ở đầu ra lò hơi
- Nếu nhiệt độ khói thải thấp thì q2 giảm song phải tăng chi phí kim loại chế tạo bề mặt đốt phần đuôi,
tăng trở lực đường khói. Mặt khác còn dễ gây ngưng đọng hơi nước và sẽ hoà tan SO3 thành axit
H2SO4 làm ăn mòn kim loại. Nhiệt độ mà hơi nước trong khói bắt đầu ngưng đọng gọi là nhiệt độ
điểm sương. Độ ẩm và lưu huỳnh trong nhiên liệu càng cao thì nhiệt độ điểm sương càng cao nghĩa
là yêu cầu nhiệt độ khói thải phải càng cao để tránh ăn mòn.
- Hệ số không khí thừa càng lớn làm q2 tăng lên. Vì vậy trong vận hành người ta phấn đấu để giảm α
tới trị số tối thiểu, q2 là tổn thất lớn trong lò hơi, nó thay đổi vào khoảng 4- 8%.
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác địnhk
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp (tiếp):
• Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hoá học
𝑞4
𝑄3 = 𝑉𝑘𝑘ℎ𝑜 (126 𝐶𝑂 + 108 𝐻2 + 358 𝐶𝐻4 + σ 𝑄𝐶𝑚 𝐻𝑛 . 𝐶𝑚 𝐻𝑛 )(1- ) , kj/kg
100

Trong đó 12.600, 10.800, 35.800, 𝑄𝐶𝑚 𝐻𝑛 - nhiệt trị của 𝐶𝑂, 𝐻2 , 𝐶𝐻4 , 𝐶𝑚 𝐻𝑛

𝐶𝑂, 𝐻2 , 𝐶𝐻4 , 𝐶𝑚 𝐻𝑛 - tỷ lệ phần trăm của các khí 𝐶𝑂, 𝐻2 , 𝐶𝐻4 , 𝐶𝑚 𝐻𝑛 . Thông thường trong khói khi
cháy không hoàn toàn chủ yếu là 𝐶𝑂
100 − 𝑞4
Vậy 𝑄3 = 𝑉𝑘𝑑 . 𝐶𝑂𝑥126 Thay công thức tính khói khô vào ta có:
100

235 𝐶𝑎𝑟 +0,375 𝑆𝑎𝑟 𝐶𝑂 100 − 𝑞4


𝑄3 = 𝑥 , kj/kg (4-20)
𝑅𝑂2 +𝐶𝑂 100
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hoá học (tiếp):
Hoặc có thể dùng công thức gần đúng sau
Q3 = 3,2αCO, kj/kg (4-21)
Trong đó α hệ số không khí thừa tại điểm xác định CO
- Yếu tố ảnh hưởng đến q3 bao gồm: hệ số không khí thừa, nhiệt độ buồng lửa và phương thức xáo
trộn giữa không khí và nhiên liệu trong buồng lửa
- Phải chọn α sao cho tổng tổn thất q2 + q3 là bé nhất. Nhiệt độ của buồng lửa thấp cũng làm cho q3
tăng, nhiên liệu càng nhiều chất bốc thì q3 càng lớn, lò hơi đốt madut thì q3 sẽ lớn hơn
- Các buồng lửa đều có α >1 song vẫn có q3 vì trong buồng lửa có sự phân bố không khí không đều
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học:
- Nhiên liệu đưa vào lò có một phần chưa tham gia vào sự cháy đã bị thải ra ngoài gây nên tổn thất do
cháy không hoàn toàn về cơ học (dưới dạng thể rắn) Q4 (kj/kg). Nhiên liệu lọt ra ngoài bằng ba
đường: lẫn theo xỉ, lọt qua ghi, bay theo khói.
- Lượng tro xỉ ra khỏi lò hơi là:
G = Gb + G1 + Gx , kg/h
Ứng với 1 kg nhiên liệu ta có:
g = gb + g1 + gx , kg/kg (4-23)
𝐺𝑏 𝐺𝑥 𝐺1
Với 𝑔𝑏 = 𝑔𝑥 = 𝑔1 =
𝐵 𝐵 𝐵
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học (tiếp):
Trong đó: B - lượng nhiên liệu tiêu hao, kg/h
Gb , Gx , Gl - lượng tro bay theo khói, lượng xỉ thải đáy lò, lượng than lọt qua ghi, kg/h
Trong cả ba loại tro xỉ nói trên đều hàm chứa những chất chưa cháy kiệt, tương ứng ký hiệu là Kb , Kl , Kx
là tỷ lệ phần trăm thành phần cháy trong tro bay, lọt và xỉ (%). Như vậy khối lượng chất cháy được bị
thải ra ngoài sẽ là:
𝐾𝑔 = 𝑔𝑏 𝐾𝑏 + 𝑔𝑙 𝐾𝑙 + 𝑔𝑥 𝐾𝑥 , kg/kg
Coi nhiệt trị của chất cháy được trong tro bằng nhiệt trị cacbon, bằng 32600kj/kg. Như vậy ta có:
𝑄4 = 32600(𝑔𝑏 𝐾𝑏 + 𝑔𝑙 𝐾𝑙 + 𝑔𝑥 𝐾𝑥 ), kj/kg (4-24)
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học (tiếp):
- Đối với lò nhỏ thì Gx , G1, Kb , Kx , K1 xác định được, còn Gb thì không. Phải dùng phương pháp gián tiếp
để tìm Gb hay gb :
Ta biết rằng:
𝐴𝑎𝑟 100 − 𝐾𝑥 100 − 𝐾𝑏 100 − 𝐾𝑙
= 𝑔𝑥 + 𝑔𝑏 + 𝑔𝑙 , kg/kg
100 100 100 100

Do đó:
𝐴𝑎𝑟 −[𝑔𝑥 100 − 𝐾𝑥 + 𝑔1 100 − 𝐾1 ]
𝑔𝑏 = (4-25)
100 − 𝐾𝑏
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học (tiếp):
- Đối với lò lớn thì Gx , G1 , Gb đều rất khó xác định vì vậy phải thông qua con đường gián tiếp để tìm q4
Biết rằng quy luật phân bố tro xỉ, tro bay và lọt trong một loại lò hơi thay đổi không lớn, do đó bằng
thực nghiệm người ta tìm ra được quy luật phân bố giữa ba phần trên và biểu thị bằng phần trăm:
𝑎𝑥 + 𝑎1 + 𝑎𝑏 = 1
Trong đó 𝑎𝑥 , 𝑎1 , 𝑎𝑏 – tỷ lệ độ tro của nhiên liệu phân phối theo đường xỉ, lọt và bay theo khói
𝐴𝑎𝑟 100 𝐴𝑎𝑟 100
Vậy: 𝑔𝑥 = 𝑎𝑥 = 𝑎𝑥
100 100−𝐾𝑥 100 100 − 𝐾𝑥

𝐴𝑎𝑟 100
𝑔𝑏 = 𝑎𝑏
100 100 − 𝐾𝑏
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về cơ học (tiếp):
𝐴𝑎𝑟 100
𝑔𝑙 = 𝑎𝑙 ;
100 100 − 𝐾𝑙

𝐾𝑥 𝐾𝑏 𝐾1 𝐴𝑎𝑟
=> 𝑄4 = 32600 𝑎𝑥 + 𝑎𝑏 + 𝑎𝑙
100 − 𝐾𝑥 100 − 𝐾𝑏 100 − 𝐾𝑙 100

Với lò phun thành phần lọt bằng không hoặc đối với lò ghi người ta cũng cho phần lọt vào xỉ cho nên:
𝑎𝑥 + 𝑎𝑏 = 1
Vậy:
𝐴𝑎𝑟 𝐾𝑥 𝐾𝑏
𝑄4 = 32600 𝑎𝑥 + 𝑎𝑏 , kj/kg (4-26)
100 100 − 𝐾𝑥 100 − 𝐾𝑏
Bài tập
• Với hàm lượng carbon trong tro bay và trong xỉ thải của nhà máy điện
Vũng Áng, đồng thời với ước tính % lượng tro bay, xỉ thải ở đây, hãy xác
định tổn thất nhiệt Q4 của nhà máy.
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân
bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do toả nhiệt ra môi trường xung quanh:
- Bề mặt xung quanh lò luôn luôn có nhiệt độ cao hơn
môi trường xung quanh, gây nên sự toả nhiệt từ lò hơi
đến không khí lạnh, nghĩa là gây nên tổn thất nhiệt do
toả nhiệt ra môi trường xung quanh Q5 (kj/kg).
- Tổn thất nhiệt Q5 tỷ lệ thuận với nhiệt độ và diện tích
Xác định Q5 theo sản lượng D
xung quanh của lò 1 – cho lò có bề mặt đốt phần đuôi lò
2 – cho lò không có bề mặt đốt phần đuôi lò
- Lò hơi tăng kích thước nhưng lại chậm hơn độ tăng sản
lượng nên trị số Q5 ứng với 1 kg nhiên liệu sẽ giảm dần
-

2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do toả nhiệt ra môi trường xung quanh (tiếp):
Khi phụ tải của lò hơi khác với phụ tải định mức thì tổn thất q5 được xác định như sau:
𝐷
𝑞5𝑥 = 𝑞5 ,%
𝐷𝑥

Trong đó: 𝑞5 , 𝑞5𝑥 - tổn thất tương ứng với phụ tải định mức 𝐷 và phụ tải 𝐷𝑥
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài:
- Nhiệt độ của xỉ thải ra ngoài tương đối cao (lò ghi khoảng 600 - 700o C, lò phun thải xỉ lỏng khoảng 1400 –
1500o C), nhiệt độ của nhiên liệu đưa vào lò hơi khoảng từ 20 - 40o C. Như vậy là đã mất đi một số lượng
nhiệt vật lí của xỉ thải, gọi là tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài kí hiệu Q6 (kj/kg):
𝐴𝑙𝑣
𝑄6 = 𝑎𝑥 100 𝑥𝐶𝑥 𝑡𝑥 , kj/kg (4-28)
Trong đó:
𝐶𝑥 - tỷ nhiệt của xỉ tra theo bảng 4-1
𝑡𝑥 - nhiệt độ của xỉ lấy (lò ghi 𝑡𝑥 = 6000 , lò thải xỉ lỏng 𝑡𝑥 = 𝑡3 + 1000C)
- Đối với lò ghi và lò phun thải xỉ lỏng bắt buộc phải tính 𝑞6 lúc cân bằng nhiệt
- Còn đối với lò phun thải xỉ khô thì chỉ tính 𝑞6 lúc Aqd >1,5
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.2. Xác định hiệu suất lò hơi theo phương pháp cân bằng nghịch sử dụng nhiệt trị thấp:
• Tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài (tiếp):
Nhiệt dung riêng của xỉ:

Nhiệt dung riêng của xỉ Nhiệt dung riêng của xỉ


Nhiệt độ, 0C Nhiệt độ, 0C
Cx (kj/kg 0C) (kj/kg 0C)
100 0,805 1100 0,995
200 0,844 1200 1,002
300 0,876 1300 1,044
400 0,900 1400 1,113
500 0,915 1500 1,117
600 0,933 1600 1,117
700 0,945 1700 1,214
800 0,957 1800 1,214
900 0,970 1900 1,254
1000 0,983 2000 1,254
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.3. Cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao:
Nhiệt trị cao của nhiên liệu khi xác định trong bom nhiệt lượng kế là nhiệt trị cao đẳng tích. Khi đốt
trong lò hơi, nhiên liệu được đốt với điều kiện đẳng áp. Ta cần hiệu chỉnh nhiệt trị đo được theo điều
kiện đẳng áp theo công thức
𝑙𝑣 = 𝑄 𝑝𝑡 + 2.644𝐻
𝑄𝑐𝑝 𝑐𝑣 𝑙𝑣
Trong đó 𝑄𝑐𝑝𝑙𝑣 nhiệt trị cao đẳng áp của nhiên liệu trong điều kiện làm việc
𝑝𝑡
𝑄𝑐𝑣 nhiệt trị cao đẳng tích của nhiên liệu trong điều kiện phân tích

Tổn thất là L, hiệu suất lò sẽ là:


𝜂 = 100 − 𝐿′1 − 𝐿′2 − 𝐿′3 − 𝐿′4 − 𝐿′5 − 𝐿′6 − 𝐿′7 − 𝐿′8 (%)
Trong đó :
L’1 = tổn thất nhiệt do khói khô ; L’2= tổn thất nhiệt do thành phần hơi ẩm trong nhiên liệu ; L’3= tổn thất
nhiệt do nước từ quá trình cháy H2 trong nhiên liệu ; L’4 = tổn thất nhiệt do các bon không cháy hết
trong tro – xỉ; L’5 = tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt từ bề mặt ra môi trường ; L’6 = tổn thất nhiệt do hơi ẩm
trong không khí mang vào; L’7 = tổn thất nhiệt do CO trong khói thải; L8’ = tổn thất nhiệt không tính
toán được
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
• Mkhông khí = 0.1151 Clv + 0.3429 Hlv + 0.0431 Slv – 0,0432Olv (kg/kg nhiên
liệu)
• Mkhói = 0.0367Clv +0.09Hlv+0.02Slv +0.7686Mkhông khí
• L1’ là tổn thất nhiệt do khói khô:
𝑊𝐺′ ∗𝐶𝑃𝐺

𝐿′1 = ∗ (𝑡𝐺15 − 𝑡𝐴8 )(%)
𝑄𝑐𝑙𝑣
Trong đó:
𝑊𝐺′ - Lượng khói khô trên 1 kg nhiên liệu đốt (kg/kg nhiên liệu)

𝐶𝑃𝐺 - Nhiệt dung riêng của khói thải (kJ/kg 0K)
tG15 - Nhiệt độ khói ra khỏi bộ sấy không khí (0C)
tA8 - Nhiệt độ gió trung bình đầu vào bộ SKK thí nghiệm
𝑄𝑐𝑙𝑣 - Nhiệt trị cao làm việc
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.3. Cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao:


- 𝐿′2 là tổn thất nhiệt do thành phần hơi ẩm trong nhiên liệu:
𝑚𝑓
𝐿′2 = ∗ (𝐼𝐺15 − 𝐼𝐴𝑅𝑊 )(%)
𝑄𝑐𝑙𝑣

Trong đó:
mf - Độ ẩm trong nhiên liệu
𝐼𝐺15 - Entanpi của hơi ẩm tại nhiệt độ khói thoát
𝐼𝐴𝑅𝑊 - Entanpi của nước bão hòa tại nhiệt độ gió đầu vào bộ SKK
𝑄𝑐𝑙𝑣 - Nhiệt trị cao làm việc
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.3. Cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao:


- L3’ là tổn thất nhiệt do nước từ quá trình cháy H2 trong nhiên liệu:
𝐻𝑓
𝐿′3 = 8.936 ∗ * (𝐼𝐺15 − 𝐼𝐴𝑅𝑊 )(%)
𝑄𝑐𝑙𝑣

Trong đó:
Hf - Độ ẩm tạo bởi cháy H2 trong nhiên liệu;
𝐼𝐺15 - Entanpi của hơi ẩm tại nhiệt độ khói thoát
𝐼𝐴𝑅𝑊 - Entanpi của nước bão hòa tại nhiệt độ gió đầu vào bộ SKK
𝑄𝑐𝑙𝑣 - Nhiệt trị cao làm việc
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.3. Cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao:


- L4’ là tổn thất nhiệt do các bon không cháy hết trong tro – xỉ:
𝑊𝑑′ 𝑝′ ∗𝐻𝑑′ 𝑝′
𝐿′4 = (%)
𝑄𝑐𝑙𝑣

Trong đó:
𝑊𝑑′ 𝑝′ - Tổng lượng phế thải khô trên 1 kg nhiên liệu đốt;

𝐻𝑑′ 𝑝′ - Nhiệt lượng trên 1 kg phế thải khô;


𝑄�𝑐 - Nhiệt trị cao làm việc
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.3. Cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao:


- L5’ : là tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt từ bề mặt ra môi trường
được xác định theo các bước sau;
▫ Đo nhiệt độ bề mặt của lò bằng máy ảnh hồng ngoại
▫ Tính diện tích bề mặt thường chia thành các vùng
nhỏ.
▫ Sử dụng đồ thị tần suất nếu cần
▫ Lập mô hình truyền nhiệt (3EPlus)
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
• 2.1.3. Cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao:
- L6’ : là tổn thất nhiệt do hơi ẩm trong không khí mang vào:
𝑊𝑚𝐴 ∗𝑊𝐴′
𝐿′6 = ∗ (𝐼𝐺15 − 𝐼𝐴𝑅𝑊 )(%)
𝑄𝑐𝑙𝑣
Trong đó:
𝑊𝑚𝐴 - Độ ẩm trong không khí môi trường xung quanh (kg/kg không khí khô)
𝑊𝐴′ - Khối lượng không khí khô trên 1 kg nhiên liệu
𝐼𝐺15 - Entanpi của hơi ẩm tại nhiệt độ khói thoát
𝐼𝐴𝑅𝑊 - Entanpi của nước bão hòa tại nhiệt độ gió đầu vào bộ SKK
𝑄𝑐𝑙𝑣 - Nhiệt trị cao làm việc
Độ ẩm không khí được xác định theo nhiệt độ bầu khô và bầu ướt và đồ thị trang sau
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định

2.1.3. Cân bằng nghịch theo nhiệt trị cao:


- L7’ là tổn thất nhiệt do CO trong khói thải:
𝐶𝑂
𝐿′7 = ∗ 10160 ∗ 2.32613 ∗ 𝐶𝑏 (%)
𝑄𝑐𝑙𝑣 ∗(𝐶𝑂+𝐶𝑂2 )

Trong đó:
𝐶𝑂 - Thành phân CO đầu ra bộ sấy không khí %;
𝐶𝑂2 - Thành phần CO2 đầu ra bộ sấy không khí%;
𝐶𝑏 - Tổng lượng các bon trong khói từ quá trình cháy
𝑄𝑐𝑙𝑣 - Nhiệt trị cao làm việc
- L8’ là tổn thất nhiệt không tính toán được lấy theo thiết kế: 0,1%.
2.1. Hiệu suất lò hơi, khái niệm và phương pháp xác định
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất lò hơi.
Trong quá trình vận hành, do nhiều điều kiện thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất lò hơi bao gồm:
- Phụ tải vận hành của lò. Do nhu cầu điện được đưa từ điều độ đến nhà máy, quá trình vận hành lò với phụ tải
thấp thường diễn ra. Khi phụ tải thấp, lượng nhiên liệu đưa vào lò phải giảm đi tương ứng, nhiệt độ buồng đốt
thấp hơn khiến quá trình cháy diễn ra chậm hơn đòi hỏi lượng không khí thừa cao hơn. Điều này làm tăng tổn
thất nhiệt do khói thải.
- Do chất lượng than thay đổi. Việc đảm bảo chất lượng than cấp vào lò đúng với yêu cầu thiết kế là khó khăn
việc chất lượng nhiên liệu không đảm bảo dẫn đến giảm hiệu suất lò do quá trình cháy không đảm bảo.
- Khi cỡ hạt than nghiền không đảm bảo và to hơn so với yêu cầu khiến cho thời gian cháy kiệt bị kéo dài.
- Do đóng xỉ buồng đốt.
- Do đóng cáu cặn dàn ống sinh hơi và bám bẩn tại các bộ trao đổi nhiệt.
- Do lọt không khí vào đường khói.
- Do mất hoặc giảm cách nhiệt tường lò và các bộ phận nóng trong quá trình sử dụng mà không sửa chữa.
- Do việc điều chỉnh nhiên liệu-gió chưa tối ưu khiến hàm lượng oxy trong khói thải cao.
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.1. Suất tiêu hao nhiên liệu của lò hơi
• Là thông số thể hiện lượng nhiên liệu tiêu thụ cần thiết để sản xuất 1 đơn vị khối lượng hơi sản xuất ra
tính theo đơn vị có thể là kg than/tấn hơi; kg dầu/tấn hơi; kg than/kg hơi; kg dầu/kg hơi v.v. Ở Việt Nam
hiện nay, nhà máy Nhiệt điện đốt dầu không còn nữa nên lượng dầu tiêu hao chỉ là đốt dầu kèm mà thôi.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do phải hoạt động ở phụ tải thấp trong thời gian dài, lượng dầu đốt
kèm có thể nhiều nên suất tiêu hao dầu có thể lớn.
𝐵𝑡ℎ𝑎𝑛 𝑘𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛 𝐵𝑑ầ𝑢 𝑘𝑔 𝑑ầ𝑢
𝑆𝐸𝑡ℎ𝑎𝑛 = ; 𝑆𝐸𝑑ầ𝑢 =
𝐷ℎơ𝑖 𝑡ấ𝑛 ℎơ𝑖 𝐷ℎơ𝑖 𝑡ấ𝑛 ℎơ𝑖
Trong đó:
𝑆𝐸𝑡ℎ𝑎𝑛 = suất tiêu hao than (kg than/tấn hơi)
𝑆𝐸𝑑ầ𝑢 = suất tiêu hao dầu (kg dầu/tấn hơi)
𝐵𝑡ℎ𝑎𝑛 = lượng than tiêu hao (kg than/giờ)
𝐵𝑑ầ𝑢 = lượng dầu tiêu hao (kg dầu/giờ)
𝐷ℎơ𝑖 = lượng hơi sinh ra (tấn hơi/giờ)
Việc xác định suất tiêu hao than và dầu này có thể thực hiện thông qua đồng hồ đo dầu và đo hơi hoặc nước
cấp đầu vào sau một khoảng thời gian (trong trường hợp đo nước cấp đầu vào thì cần thêm hệ số xả lò)
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.1. Suất tiêu hao nhiên liệu của lò hơi (tiếp):
• Khi xác định hiệu suất lò hơi theo cân bằng nghịch và kết quả đạt được là hiệu suất lò tính theo % sau
khi trừ đi các tổn thất như đã nêu trên, suất tiêu hao nhiên liệu khi này thường tính theo than theo
công thức sau:
𝑡
1000𝜂𝑄𝑙𝑣 𝑘𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛
𝑆𝐸𝑡ℎ𝑎𝑛 = ′′ −ℎ ′
ℎℎ −ℎ𝑛𝑐 +𝑘𝑡𝑞𝑛 ℎ𝑡𝑞𝑛 ′
𝑡𝑞𝑛 −𝑘𝑥 (ℎ −ℎ𝑛𝑐 )
𝑡ấ𝑛 ℎơ𝑖

- 𝑘𝑡𝑞𝑛 : là tỷ số giữa lượng hơi tái quá nhiệt từ tua bin trung áp về và lượng hơi quá nhiệt đi đến tua
𝐷𝑡𝑞𝑛
bin cao áp ban đầu: 𝑘𝑡𝑞𝑛 =
𝐷𝑞𝑛
𝐷𝑥
- 𝑘𝑥 : là tỷ số giữa lượng hơi xả lò và lượng hơi quá nhiệt sản xuất ra: 𝑘𝑥 =
𝐷𝑞𝑛
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi:
• Là chi phí cần thiết để sản xuất ra 1 tấn hơi
C hơi = SEthan x Cthan + SE dầu x C dầu (Đồng/tấn hơi)
Trong đó
C than = Giá than (đồng/kg than)
C dầu = Giá dầu (đồng/kg dầu)
Lưu ý giá than ở đây chỉ là giá than thuần túy mua về nhà máy. Mặc dù than mua về và đưa đến lò phải
qua công đoạn nghiền, vận chuyển và một lượng nhiệt sử dụng cho sấy trong quá trình nghiền, tuy
nhiên các chi phí này đã được xác định khi xác định phần điện tự dùng của nhà máy nến ta không tính
vào giá thành sản xuất hơi.
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.3. Các yêu cầu quản lý các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lò hơi
• Suất tiêu hao than, suất tiêu hao dầu là những thông số quan trọng để đánh giá lượng than và dầu
tiêu hao cho sản xuất 1 tần hơi. Thông số này thường được xác định giống như việc xác định hiệu
suất lò hơi theo cân bằng thuận với lưu lượng hơi, lượng than và dầu tiêu hao được xác định theo
những khoảng thời gian cố định (theo ngày, tuần hoặc tháng).
• Việc xác định suất tiêu hao cần được làm thường xuyên để nắm rõ quy luật biến đổi suất tiêu hao và
các yếu tố ảnh hưởng (thời tiết, tỉ lệ vận hành non tải v.v.) để từ đó có được các chiến lược vận hành
tối ưu cho lò.
• Những biến động bất thường về suất tiêu hao than, dầu là những lý do rõ ràng để kiểm tra những vị
trí tổn thất nhiệt không mong muốn trong quá trình vận hành lò.
• Nhìn chung suất tiêu hao này có thể không hoàn toàn thể hiện được hiệu suất hoạt động của lò hơi
theo cân bằng thuận tuy nhiên việc theo dõi biến động của nó đem lại hiệu quả quản lý rõ rệt.
• Suất chi phí than, dầu để sản xuất 1 tấn hơi trong một khoảng thời gian đem lại cái nhìn kinh tế cho
hoạt động sản xuất hơi của lò. Nó cho ta cái nhìn về việc tỉ lệ vận hành non tải phải đốt kèm dầu ảnh
hưởng như thế nào đến lợi nhuận đạt được của nhà máy. Việc theo dõi con số này theo thời gian
giúp nhà máy định hình chiến lược vận hành của mình theo nhu cầu phụ tải.
• Nhìn chung, các chỉ số này nên được theo dõi, tính toán theo ngày và các thông số lưu lượng cần
được lấy tại một giờ cố định.
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI
Phụ tải tổ máy khi thí nghiệm P MW 300 275 250 230
1 Lưu lượng hơi quá nhiệt D Sh T/h 881 808 743 679
2 Nhiệt độ hơi quá nhiệt T ms oC 539 538 538 539
3 Áp lực hơi quá nhiệt P ms Mpa 16.45 16.49 15.25 14.05
4 Entanpi hơi quá nhiệt I ms kJ/kg 3402 3399 3413 3429
5 Lưu lượng hơi quá nhiệt trung gian D Rh T/h 735 679 631 583
6 Nhiệt độ hơi vào bộ quá nhiệt trung gian T Rh1 oC 347 340 336 337
7 Áp lực hơi đầu vào bộ quá nhiệt trung gian P Rh1 Mpa 4.30 4.19 3.82 3.47
8 Entanpy hơi đầu vào bộ quá nhiệt trung gian I Rh1 kJ/kg 3078 3062 3062 3073
9 Nhiệt độ hơi đầu ra bộ quá nhiệt trung gian T Rh2 oC 539 540 537 536
10 Áp lực hơi đầu ra bộ quá nhiệt trung gian P Rh2 Mpa 4 4.12 3.75 3.42
11 Entanpy hơi đầu ra bộ quá nhiệt trung gian I Rh2 kJ/kg 3532 3536 3532 3533
12 Lưu lượng nước giảm ôn quá nhiệt cấp 1 nhánh (A+B) F SHsw T/h 70 62 58 71
13 Lưu lượng nước giảm ôn quá nhiệt cấp 2 nhánh (A+B) F SHsw T/h 28 22 15 15
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI

14 Tổng lưu lượng nước giảm ôn quá nhiệt Ʃ SHsw T/h 98 84 73 86


15 Nhiệt độ nước giảm ôn quá nhiệt T SHsw oC 169 166 162 157
16 Áp lực nước giảm ôn quá nhiệt P SHsw Mpa 18.92 18.68 17.31 15.86
17 Entanpi nước giảm ôn quá nhiệt I SHsw kJ/kg 715 702 684 663
18 Lưu lượng nước giảm ôn quá nhiệt trung gian (A+B) F RHsw T/h 14 22 13 11
19 Nhiệt độ nước giảm ôn quá nhiệt trung gian T RHsw oC 166 164 160 156
20 Áp lực nước giảm ôn quá nhiệt trung gian P RHsw Mpa 10 9.89 9.35 8.66
21 Entanpy nước giảm ôn quá nhiệt trung gian I RHsw kJ/kg 702 693 676 658
22 Lưu lượng nước cấp F fw T/h 798 732 668 586
23 Nhiệt độ nước cấp T fw oC 284 281 276 272
24 Áp lực nước cấp P fw Mpa 18 17.63 16.36 15.11
25 Entanpi nước cấp I fw kJ/kg 1257 1241 1215 1195
26 Lưu lượng xả lò liên tục Dxa T/h 4.50 4.50 4.44 4.24
27 Áp lực hơi bão hòa Pbh Mpa 17 17.32 16.36 14.85
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi

2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI
28 Entanpi nước bão hòa Ibh kJ/kg 1710 1703 1664 1605
29 Lượng nhiệt hấp thụ của lò Qhi MJ/h 2311546 2163998 2000508 1859415
30 Tổng lưu lượng gió vào lò Ʃ gió T/h 1102 1024 956 910
31 Tổng lưu lượng than vào lò Ʃ than T/h 119 107 100 94
32 Nồng độ oxi thực tế trung bình sau buồng lửa %O2 tt % 4.2 4.4 4.5 5.1
3.50 3.7 4.0 4.5
33 Hệ số không thừa sau buồng lửa thực tế α bl - 1.25 1.27 1.27 1.32
Nhiên liệu 4 18 26 32
34 Lưu lượng nhiên liệu vào lò theo lượng nhiệt hấp thụ Wfe T/h 103 96 89 82
35 Độ ẩm mf kg/kg fuel 0.0679 0.0739 0.0758 0.0785
36 Độ tro Af kg/kg fuel 0.2640 0.2604 0.2625 0.2585
37 Chất bốc Vf kg/kg fuel 0.0682 0.0808 0.0687 0.0689
38 Cácbon Cf kg/kg fuel 0.5999 0.5848 0.5931 0.5941
39 Nitơ Nf kg/kg fuel 0.0043 0.0033 0.0035 0.0023
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG
TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI
40 Lưu huỳnh Sf kg/kg fuel 0.0028 0.0049 0.0049 0.0037
41 Oxy Of kg/kg fuel 0.0383 0.0487 0.0371 0.0395
42 Hydro Hf kg/kg fuel 0.0228 0.0239 0.0232 0.0234
43 Nhiệt trị cao nhiên liệu HHVf kJ/kg 22467 22548 22581 22666
Xỉ đáy và tro bay 4 18 26 32
44 Thành phần cacbon còn lại trong xỉ đáy lò Cba kg/kg xỉ 0.00870 0.0085 0.0091 0.0069
45 Thành phần cacbon còn lại trong tro bay trong khói Cfa kg/kg tro bay 0.12350 0.1150 0.1155 0.1260
46 Tỷ lệ xỉ ra khỏi lò α ba - 0.150 0.15 0.15 0.15
47 Tỷ lệ tro bay trong khói ra khỏi lò α fa - 0.850 0.85 0.85 0.85
Gió cung cấp cho quá trình cháy
48 Nhiệt độ môi trường đo bằng bầu nhiệt kế khô Tdb oC 24 22 20 22
49 Nhiệt độ môi trường đo bằng bầu nhiệt kế ướt Twb oC 18 15 13 15
50 Áp lực khí quyển Ba Pa 101337 101330 101327 101325
51 Áp lực hơi bão hòa tại nhiệt độ Tdb Pdb Pa 2982 2642 2337 2642
52 Áp lực hơi bão hòa tại nhiệt độ Twb Pwb Pa 2102 1726 1516 1715
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI
53 Áp lực hơi trong không khí Pwa Pa 1730 1282 1072 1264
54 Độ ẩm không khí tương đối ɸ % 58 49 46 48
55 Độ ẩm trong không khí môi trường xung quanh WmA' kg/kg kk khô 0.01080 0.0080 0.0067 0.0079
56 Nhiệt độ gió trung bình vào bộ sấy không khí t A8 oC 26 26 28 29
Khói lò 4 26 32
57 Nhiệt độ khói thoát T G15 oC 134 129 128 125
58 Thành phần Oxy đầu ra bộ sấy không khí O2'' % 6.13 6.45 6.85 7.48
59 Thành phần CO2 đầu ra bộ sấy không khí CO2'' % 13.7000 13.3100 12.8700 12.2900
60 Thành phần SO2 đầu ra bộ sấy không khí SO2'' % 0.0346 0.0248 0.0198 0.0231
61 Thành phần CO đầu ra bộ sấy không khí CO'' % 0.0030 0.0016 0.0021 0.0021
62 Thành phần N2 đầu ra bộ sấy không khí N2'' % 80.17 80.24 80.28 80.23
63 Thành phần NOx đầu ra bộ sấy không khí NOx'' % 0.0544 0.0399 0.0429 0.0336
64 Nhiệt độ khói đầu vào bộ sấy không khí T G14 oC 376 367 366 357
65 Thành phần Oxy đầu vào bộ sấy không khí O2' % 4.2 4.4 4.5 5.1
66 Thành phần CO2 đầu vào bộ sấy không khí CO2' % 15.27 15.05 14.87 14.43
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi

2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI
67 Thành phần SO2 đầu vào bộ sấy không khí SO2' % 0.03310 0.0345 0.0321 0.0343
68 Thành phần CO đầu vào bộ sấy không khí CO' % 0.00260 0.0018 0.0260 0.0028
69 Thành phần N2 đầu vào bộ sấy không khí N2' % 80 80.52 80.58 80.42
70 Thành phần NOx đầu vào bộ sấy không khí NOx' % 0.05240 0.0398 0.0484 0.0387
71 Độ lọt gió vào bộ sấy không khí Lgio % 10 11.77 13.99 15.67
Phế thải khô
72 Lượng xỉ đáy lò Wba kg/h 4110 3782 3520 3204
73 Lượng tro bay trong khói Wfa kg/h 26340 24008 22347 20627
74 Tổng lượng phế thải khô Wd'p'e' kg/h 30450 27789 25867 23831
75 Tổng lượng phế thải khô trên kg nhiên liệu đốt Wd'p' kg/kg fuel 0.2960 0.2895 0.2920 0.2905
76 Hàm lượng các bon trung bình trong tro (phế thải khô) Ca kg/kg 0.1080 0.1005 0.1010 0.1100
77 Nhiệt lượng trên kg phế thải khô Hd'p' kJ/kg 3643 3390 3407 3710
Tổn thất nhiệt do khói khô
78 Tổng lượng các bon trong khói từ quá trình cháy Cb kg/kg 0.5679 0.5557 0.5636 0.5622
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG
TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI
79 Lượng khói khô trên kg nhiên liệu đốt W G' kg/kg 10.5165 10.5738 11.0690 11.5373
80 Nhiệt dung riêng của khói thải C PG' kJ/kg oC 1.0048 1.0048 1.0048 1.0048
81 Tổn thất nhiệt do khói khô trên kg nhiên liệu đốt L1 kJ/kg 1141 1094 1112 1113
Tổn thất nhiệt do hơi ẩm trong nhiên liệu
82 Entanpy của hơi ẩm tại nhiệt độ tG15 I G15 kJ/kg 2726 2719 2718 2713
83 Entanpy của nước bão hòa tại nhiệt độ tA8 I ARW kJ/kg 109 109 117 122
84 Entanpy của hơi bão hòa tại nhiệt độ tA8 I ARV kJ/kg 2549 2549 2553 2554
Tổn thất nhiệt do hơi ẩm trong nhiên liệu trên kg nhiên liệu
85 đốt L2 kJ/kg 178 193 197 203
Tổn thất nhiệt do nước từ quá trình cháy H trong nhiên liệu
Tổn thất nhiệt do nước từ quá trình cháy H trong nhiên liệu
86 trên kg nhiên liệu đốt L3 kJ/kg 534 558 540 541
Tổn thất nhiệt do thành phần không cháy hết còn lại trong tro - xỉ
Tổn thất nhiệt do các bon không cháy hết trong tro - xỉ trên kg
87 nhiên liệu đốt L4 kJ/kg 1078 982 995 1078
Tổn thất nhiệt do hơi ẩm từ không khí mang vào
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI
88 Khối lượng không khí khô trên kg nhiên liệu W A' kg/kg fuel 10.09 10.17 10.67 11.14

Tổn thất nhiệt do hơi ẩm trong không khí mang vào trên kg
89 nhiên liệu đốt L6 kJ/kg 19.29 13.78 11.71 13.92
Tổn thất nhiệt do CO trong khói thải
90 Tổn thất nhiệt do CO trong khói thải L7 kJ/kg 2.938 1.579 2.173 2.270
Hiệu suất lò hơi/tổng các tổn thất nhiệt
91 Tổn thất nhiệt do khói khô L1' % 5.08 4.85 4.93 4.91
92 Tổn thất nhiệt do thành phần hơi ẩm trong nhiên liệu L2 ' % 0.79 0.856 0.873 0.897
93 Tổn thất nhiệt do nước từ quá trình cháy H trong nhiên liệu L3' % 2.38 2.48 2.39 2.39

Tổn thất nhiệt do thành phần không cháy hết còn lại trong tro -
94 xỉ L4' % 4.80 4.35 4.41 4.75
95 Tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt từ bề mặt ra môi trường L5' % 0.02 0.02 0.02 0.02
96 Tổn thất nhiệt do hơi ẩm trong không khí mang vào L6' % 0.09 0.061 0.052 0.061
97 Tổn thất nhiệt CO trong khói thải L7' % 0.01 0.01 0.01 0.01
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2.2. Suất chi phí nhiên liệu cho sản xuất hơi (tiếp):
BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT VÀ TIÊU HAO THAN LÒ HƠI SỐ 2 SAU ĐẠI TU NĂM 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

TT TÊN ĐẠI LƯỢNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ THÍ NGHIỆM THEO TẢI
98 Tổn thất nhiệt không tính toán được L8' % 0.10 0.10 0.10 0.10
99 Tổng các tổn thất L total % 13.27 12.73 12.78 13.14
100 Hiệu suất thô của lò theo nhiệt trị cao làm việc η Lò hơi % 86.73 87.27 87.22 86.86
101 Phụ tải nhiệt của lò Qgz MJ/h 2665114 2479540 2293571 2140706
102 Lượng than tiêu hao than tính toán cho lò hơi Bqn T/h 119 110 102 94
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi
Chương III: Hiệu chỉnh lò hơi nhằm tăng cường hiệu suất vận
hành lò
3.1. Sự cần thiết của việc hiệu chỉnh lò hơi

• Lò hơi khi bắt đầu tiếp nhận thường được vận hành thử nghiệm và hiệu chỉnh đồng thời đo đạc đánh
giá hiệu suất lò để bàn giao theo các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
quá trình vận hành thực không đảm bảo được việc cung cấp nhiên liệu theo đúng thông số đặt ra.
Điều này khiến việc vận hành cần điều chỉnh thích hợp.
• Quá trình vận hành lò cần những lần dừng lò cho việc sửa chữa, đại tu và sau khi vận hành trở lại thì
cần hiệu chỉnh chế độ hoạt động tối ưu
• Sự đốt cháy than bột hoàn toàn xảy ra khi các hạt than được đốt cháy hoàn toàn và tất cả các nguyên
tử Carbon chuyển hóa thành CO, tất cả các nguyên tử Hydro thành H2O và tất cả sulfur thành SO2.
• Quá trình cháy không hoàn toàn thể hiện ở hàm lượng C trong tro cao hơn mức mong muốn và hàm
lượng CO trong khí thải.
3.1. Sự cần thiết của việc hiệu chỉnh lò hơi
• Hầu hết lò hơi ở Việt Nam sử dụng nhiên liệu than Antraxit khó bắt cháy, lâu cháy kiệt, hàm lượng
tro cao và việc hiệu chỉnh quá trình cháy để đạt được hiệu suất cháy cao hết sức khó khăn với các
hiện tượng lặp lại là khi hàm lượng carbon trong tro cao thì dễ bị đóng xỉ buồng đốt còn khi hiệu
chỉnh để không đóng xỉ buồng đốt thì hàm lượng carbon trong tro cao dẫn đến tổn thất do cháy
không hết lớn.
• Hầu hết các lò hơi lớn được thiết kế hoạt động với lượng dư thừa không khí 15-20% để bù lại các bất
cân bằng của không khí và năng lượng trong đai lò. Hệ số không khí thừa cao là nguyên nhân tổn thất
Nhiệt rõ ràng đồng thời nó làm giảm nhiệt độ quá trình cháy khiến cho hàm lượng carbon chưa cháy
hết trong tro cao hơn.
• Việc điều chỉnh cấp không khí thường được thực hiện một cách đồng loạt cho các vòi phun mà thiếu
khả năng và chiến lược điều chỉnh cho từng vòi tùy theo trạng thái hoạt động của nó. Điều này khiến
cho hệ số không khí thừa cần lớn để đảm bảo cấp đủ oxy cho quá trình cháy kiệt.
3.1. Sự cần thiết của việc hiệu chỉnh lò hơi
• Trong các lò hơi lớn, không khí nên được phân bố đồng đều giữa các vị trí trong buồng đốt để đảm
bảo sự đốt cháy hoàn toàn của các hạt than mịn. Tuy nhiên, sự phân bổ của không khí thường là
không đồng đều: Một số vùng nhận nhiều không khí, một số ít không khí, gây ra sự cháy không đồng
đều, vùng nóng và tạo ra nhiều NOx tại nơi có nhiệt độ quá cao, và nhiều CO và các hạt than không
cháy hết tại nơi có tỉ lệ không khí/than thấp hơn các giá trị tỉ lượng. Như vậy, quá trình cháy chưa tối
ưu thể hiện ở:
- Sự phân phối không đúng của không khí trong lò đốt
- Sự phân phối không đúng của nhiên liệu trong lò đốt
• Việc đo hàm lượng oxy trong đường khói để hiệu chỉnh lò hầu như chỉ đo tại 1 hoặc 2 vị trí trong một
đường khói có tiết diện rất lớn. Kết quả đo như vậy không đại diện cho một kết quả hệ số không khí
thừa tối ưu do đó các lò thường xuyên phải vận hành ở hệ số không khí thừa lớn hơn cần thiết.
• Việc điều chỉnh dòng khí phù hợp với dòng nhiên liệu cần được thực hiện một cách chi tiết trên từng
vòi phun.
3.2. Quy trình cần thiết để thực hiện hiệu chỉnh tối ưu lò hơi
• Xác định một vài mức phụ tải thường được vận hành của lò hơi
• Phân tích các điều kiện vận hành hiện tại của lò hơi và xác định các thông số không khí đốt hiện tại
• Xác định loại và số lượng của các thử nghiệm và đo đạc để cải thiện các tính chất không khí đốt (và
hiệu quả lò hơi) và giảm đồng thời phát thải có liên quan tới vận hành với các loại than khác nhau
• Thiết lập 1 chương trình cho việc đo đạc, phân tích và tối ưu hóa của các thông số đốt đã nhận dạng,
để cải thiện hiệu suất cháy chung của lò hơi
• Xứ lý dữ liệu và mô phỏng hoạt động hiện tại bằng 1 phần mềm nhiệt động và 1 phần mềm khí động.
• Nhận dạng các vùng có lượng không khí thừa hoặc cao hoặc thấp qua phân tích các kết quả từ đo
đạc bộ hâm nước
• Xác định hiệu quả làm việc của các vòi phun bằng phân tích kết quả từ đo đạc sau bộ hâm nước
• Mô phỏng lại với việc giảm hệ số không khí thừa bằng phần mềm Nhiệt động và phần mềm khí động
tới mức độ tối ưu.
• Điều chỉnh các thông số vòi phun và các bộ phận khác theo kết quả từ mô phỏng
3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh
• Đảm bảo việc đo oxy và CO khói thải theo nhiều điểm trên đường khói để có thể xác định được phân
bố oxy khói thải trên toàn tiết diện làm cơ sở cho việc mô phỏng. Trong một số nhà máy đã thực
hiện. Việc đo oxy đã được thực hiện trên 30 điểm đo mỗi nhánh đường khói sau bộ hâm nước như
thể hiện trên hình 3.1

Hình 3.1 – Phương pháp lấy mẫu đo Oxy và CO khói thải


3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh

Hình 3.2 – Kết quả đo Oxy từ các điểm đo trên hai nhánh đường khói
3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh

Hình 3.3 – Kết quả đo CO từ các điểm trên hai nhánh đường khói
3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh
• Việc mô phỏng được thực hiện trên phần mềm mô phỏng Nhiệt động và khí động như thể hiện trên
hình 3.3. Để thực hiện được việc mô phỏng này, nhiều mô hình tính toán và kinh nghiệm thực tiễn đã
được vận dụng để có thể cung cấp các số liệu phù hợp đầu vào bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh
nghiệm. Các mô hình toán bao gồm:
▫ Tương tác Áp suất-Tốc độ: Sơ đồ SIMPLE
▫ Bức xạ: Mô hình Tung độ rời rạc (DO)
▫ Chảy rối: Mô hình với các chức năng chuẩn, để mô phỏng tốt hơn dòng xoáy trong khu vực lò.
▫ Các phản ứng đồng thể: Mô hình tốc độ hữu hạn/ tiêu tán các mặt gián tiếp
▫ Các phản ứng dị thể: Mô hình động học/ khuyếch tán hữu hạn
▫ Nhiệt phân: Mô hình một-tốc-độ loại Arhenius
▫ Phân bố kích thước-hạt: Phân bố Rosin - Rammler dựa trên thông tin lưới lọc được cung cấp.
3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh

Phần mềm mô phỏng khí động Phần mềm mô phỏng nhiệt động
Hình 3.3 – Các phần mềm mô phỏng
3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh
• Các kết quả mô phỏng có thể cho ta các thông tin sau:
- Phân bổ hàm lượng Oxy và CO theo vùng của buồng đốt làm cơ sở cho việc điều chỉnh từng vòi phun
một cách tối ưu
- Phân bố nhiệt độ theo vùng của buồng đốt nhằm xác định được các điểm nhiệt độ cao, thấp khác
nhau để điều chỉnh quá trình cháy và có thể tận dụng để xác định diện tích đai đốt tối ưu nhằm làm
giảm đóng xỉ buồng đốt đồng thời giảm thiểu được hàm lượng carbon trong tro.
- Xác định được nhiệt lượng trao đổi trong các phần tử trao đổi nhiệt của lò hơi nhằm điều chỉnh tối
ưu lượng nhiệt nhận được của từng bộ phận trong quá trình vận hành lò ở các phụ tải khác nhau
nhờ phần mềm mô phỏng Nhiệt động của lò qua đó đảm bảo được sự an toàn khi thay đổi các chế
độ điều chỉnh nhiên liệu, gió của lò và cũng là điều kiện cần thiết cho việc tìm phương án chống đóng
xỉ buồng đốt.
3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh
• Các hình từ 3.4 đến 3.6 Thể hiện các kết quả có thể có được từ việc mô phỏng. Việc mô phỏng giúp
ta có thể điều chỉnh lò trên phần mềm trước khi thực hiện trong lò thực để qua đó giảm thiểu được
các chi phí của việc thử và sai.

Hình 3.4 – Kết quả mô phỏng phân


bổ nồng độ oxy trong buồng đốt
3.3. Những yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện hiệu chỉnh

Hình 3.5 – Kết quả mô phỏng nồng Hình 3.6 – Kết quả mô phỏng phân bổ nhiệt độ
độ CO trong buồng đốt trong buồng đốt ở các chế độ cháy khác nhau
3.4. Những kết quả đã từng đạt được khi thực hiện hiệu
chỉnh
• Việc thực hiện hiệu chỉnh như vậy thường do những nhóm chuyên gia đặc
biệt thực hiện. Ở đây, nhóm chuyên gia gồm 5 người với 1 chuyên gia Ý, 2
chuyên gia Croatia, 1 chuyên gia Slovenia đã thực hiện việc hiệu chỉnh cho các
nhà máy tại Philipin, Mông cổ, Indonesia với những kết quả như sau:
▫ Hàm lượng oxy trung bình đo bằng phương pháp chi tiết khác nhiều so với hàm
lượng oxy đo được với 1 hoặc 2 thiết bị đo cắm vào đường khói.
▫ Việc mô phỏng và thực hiện chỉnh định từng bước giúp giảm hàm lượng oxy khói
thải từ 3.2% xuống còn 2.6% ở chế độ đầy tải và từ 5,7% xuống 4,3% ở chế độ 2/3
tải qua đó giảm được lượng than tiêu thụ 32500 tấn than/năm tương đương với
khoảng 2,1 triệu USD.
▫ Việc hiệu chỉnh theo mô phỏng cũng giúp giảm đóng xỉ ở bộ quá nhiệt của lò hơi
ở Indonesia và quá trình hiệu chỉnh chi tiết giúp đào tạo vận hành tối ưu cho các
cán bộ của nhà máy.

You might also like