You are on page 1of 69

CHƯƠNG I:

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI

1.1 Các nhà máy điện


Nhà máy điện được định nghĩa ngắn gọn là nhà máy sản xuất điện năng ở quy
mô công nghiệp. Nó có nhiệm vụ biến đổi năng lượng sơ cấp như than, dầu, khí đốt,
thủy năng, gió, sóng biển, … thành điện năng và trong một số trường hợp là nhiệt năng.
Căn cứ vào dạng năng lượng cung cấp cho nhà máy điện mà người ta phân loại chúng
thành nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, phong điện, quang điện,…
1.1.1 Nhà máy nhiệt điện

Hình 1.1 Nhà máy nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện thực hiện việc biến đổi nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ
năng rồi biến đổi lần nữa thành điện năng, quá trì biến đổi được thực hiện nhờ tiến
hành của một số quá trình liên tục ( một chu trình) trong một số thiết bị của nhà máy.
Nhà máy nhiệt điện có thể được phân loại dựa trên 2 tiêu chí: loại nhiên liệu
được sử dụng và phương pháp tạo ra động năng quay.
 Dựa vào loại nhiên liệu
- Nhà máy nhiệt điện hạt nhân dùng nhiệt tạo bởi phản ứng hạt nhân để quay
tuabin hơi.
- Nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch (khí đồng hành, dầu diesel...) có
thể dùng tuabin khí (khi dùng khí đồng hành) hoặc hơi (khí dùng dầu).
- Nhà máy địa nhiệt lấy sức nóng từ những tầng sâu của trái đất.
- Nhà máy điện lấy nhiệt dư thừa từ các khu công nghiệp, sức nóng của người
và động vật, lò sưởi. Tuy nhiên các nhà máy này có sông suất thấp.
 Dựa vào phương pháp tạo dộng năng quay
- Nhà máy tuabin hơi: làm sôi nước và dùng áp suất do hơi phát ra làm quay
cánh tuabin.
- Nhà máy tuabin khí: dùng áp suất do lòng khí di chuyển qua cánh tuabin
làm quay tuabin. Do nó làm cho tuabin khởi động nhanh nên nó có thể được dùng cho
việc tạo động năng đầu cho tuabin trong các nhà máy điện mặc dù tốn kém hơn.
- Nhà máy tuabin kết hợp hơi - khí: kết hợp của hai loại tuabin trên.
a. Ưu điểm
- Có thể xây dựng gần khu công nghiệp và nguồn cung cấp nhiên liệu để giảm
chi phí xây dựng đường dây tải điện và chuyên chở nhiên liệu.
- Thời gian xây dựng ngắn (3~4) năm.
- Có thể sử dụng nguồn nhiên liệu rẻ tiền như than cám, than bìa ở các khu
khai thác than, trấu của các nhà máy xay lúa…
b. Nhược điểm
- Giá thành điện cao.
- Khói thải làm ô nhiễm môi trường.
- Khởi động chậm từ 6 ~ 8 giờ mới đạt công suất tối đa, điều chỉnh công suất
khó, khi giảm đột ngột công suất phát thải hơi nước ra ngoài và vừa mất năng lượng
vừa mất nước.
- Hiệu suất thấp.
1.1.2 Nhà máy thủy điện

Hình 1.2 Nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện sản suất điện từ năng lượng nước. Đa số là năng lượng
thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một
tuabin nước và MF điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực
của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập như năng lượng thủy triều.
a. Ưu điểm
- Lợi ích lớn nhất của thủy điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu khi sử
dụng nguồn nước vốn có của tự nhiên. Giá thành thấp chỉ bằng 1/5 ÷ 1/10 nhiệt điện.
- Có tuổi thọ lớn hơn nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thủy điện đang
hoạt động hiện nay được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước.
- Có khả năng tự động hóa cao nên số nhân lực làm việc cho một đơn vị công
suất chỉ bằng 1/10 ÷ 1/15 của nhiệt điện.
- Khởi động nhanh chỉ cần 3-5 phút là có thể khởi động xong, điều chỉnh
công suất đơn giản.
- Kết hợp các vấn đề khác nhau như công trình thủy lợi, du lịch, chống lũ lụt,
hạn hán, giao thông vận tải, hồ thả cá...
- Hiệu suất cao η = 85 ÷ 90 %.
b. Nhược điểm
- Vốn đầu tư xây dựng một nhà máy rất lớn.
- Thời gian xây dựng lâu.
- Công suất phụ thuộc vào lượng nước.
- Thường ở xa hộ nên phải xây dựng đường dây cao áp tốn kém.
- Có nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường.
1.1.3 Nhà máy phong điện
Ánh sáng mắt trời chiếu xuống bề mặt trái đất không đồng đều làm cho khí
quyển, nước và không khí nóng lên không đều nhau. Kết quả là, không khí nóng sẽ di
chuyển lên trên, không khí lạnh sẽ di chuyển xuống dưới. Sự chuyển đổi vị trí giữa
không khí nóng và không khí lạnh sẽ tạo thành gió. Gió làm quay tuabin gió và phát
điện.
a. Ưu điểm
- Là nguồn năng lượng tái tạo. Sử dụng năng lượng gió sẽ làm giảm các nguồn
không thế tái tạo, cải thiện môi trường sống cho hiện tại và tương lai.
- Tiêu tốn diện tích xây dựng ít. Sau khi các tuabin được lắp đặt, khu vực vẫn
có thể làm nông nghiệp.
- Không tốn chi phí vận chuyển năng lượng.
b. Nhược điểm
- Nhược điểm lớn nhất của gió là nó không liên tục. Điện có thể được sản
xuất và cung cấp đầy đủ khi gió đủ mạnh, cũng có thời điểm gió tạm lắng, việc sản
xuất điện bằng năng lượng gió là không thể.
- Sự nguy hiểm của các cối xay giáo với các loài chim do chiều cao đáng kể
của các cối xay gió nên thường gây ra sự va chạm với các loài chim đang bay, và một
số lượng lớn các loài chim chết vì lý do này.
- Lắp đặt cối xay gió phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ những người
sống trong khu vực lân cận, nơi mà các nhà máy điện gió đã được dự kiến xây dựng.
Các yếu tố như tốc độ của gió và tần số của nó được đưa vào để tính toán trước khi
lựa chọn nơi để lắp đặt một cối xay gió và đôi khi người dân địa phương kiên quyết
phản đối kế hoạch này. Một trong những lý do chính gây ra sự phản đối của họ là cối
xay gió sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng tua-bin gió làm
ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của một thành phố và ngành công nghiệp du lịch trong
khu vực của họ.
- Đòi hỏi chi phí xây dựng khá cao và đội ngũ vận hành có chuyên môn cao.
Hình 1.3 Nhà máy phong điện

1.1.4 Nhà máy điện năng lượng mắt trời


Điện mặt trời là việc đổi ánh sáng mặt trời thành điện, hoặc trực tiếp bằng cách
sử dụng quang điện (PV), hoặc gián tiếp bằng cách sử dụng điện mặt trời tập trung
(CPS). Hệ thống CSP sử dụng ống kính, gương và các hệ thống theo dõi để tập trung
một khu vực rộng lớn của ánh sáng mặt trời vào một chùm nhỏ. PV chuyển đổi ánh
sáng thành dòng điện bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện.
a. Ưu điểm
- Là một nguồn năng lượng tái tạo, theo tính toán của NASA, mặt trời còn
có thể cung cấp năng lượng cho chúng ta trong khoảng 6,5 tỉ năm nữa.
- Năng lượng mặt trời rất dồi dào và phong phú. Tiềm năng của năng lượng
mặt trời là rất lớn - mỗi ngày, bề mặt trái đất được hưởng 120.000 terawatts (TW) của
ánh sáng mặt trời, cao gấp 20.000 lần so với nhu cầu của con người trên toàn thế giới
(1TW = 1.000 tỉ W).
- Năng lượng mặt trời có thế được tiếp nhận và sử dụng ở mọi nơi trên thế
giới - không chỉ ở vùng gần xích đạo trái đất mà còn ở các vĩ độ cao thuộc phía bắc
và phía nam.
- Ít gây ô nhiễm cho môi trường. Theo xu hướng phát triễn gần đây trong
cuộc đấu tranh cho việc làm sạch môi trường trái đất, năng lượng mặt trời là lĩnh vực
hứa hẹn nhất, có thể thay thế một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu không tái
tạo được và do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường từ
sự tăng nhiệt toàn cầu. Việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt và vận hành các nhà máy
điện mặt trời về cơ bản không phát thải các loại khí độc hại vào khí quyển.
- Không gây tiếng ồn, việc sản xuất năng lượng mặt trời không sử dụng các
loại động cơ như trong MF điện, vì vậy việc tạo ra điện không gây tiếng ồn.
- Hiệu quả cao, chi phí hoạt động thấp. Việc chuyển sang sử dụng pin mặt
trời, các hộ gia đình sẽ có được một khoản tiết kiệm đáng kể trong ngân sách chi tiêu.
Việc bảo trì, duy tu hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời cho hộ gia đình đòi hỏi
chi phí rất thấp - trong 1 năm, bạn chỉ cần một vài lần lau chùi sạch các tấm pin năng
lượng mặt trời và chúng luôn được các nhà sản xuất bảo hành trong khoảng thời gian
lên tới 20-25 năm.
b. Nhược điểm
- Chi phí cao đòi hỏi sự đầu tư lớn vào ban đầu
- Hoạt động không ổn định trong những ngày tắt nắng không có mặt trời hay
vào buổi đêm
- Chi phí lưu trữ năng lượng cao, giá thành của bộ nguồn hay ắc quy tích trữ
điện mặt trời để lấy điện sử dụng vào ban đêm hay khi trời không có nắng hiện nay
vẫn còn khá cao so với túi tiền của đại đa số người dân. Vì thế, ở thời điểm hiện tại,
điện mặt trời chưa có khả năng trở thành nguồn điện duy nhất ở các hộ gia đình mà
chỉ có thể là nguồn bổ sung cho điện lưới và các nguồn khác.
- Vẫn gây ô nhiễm môi trường nhưng rất ít. So sánh với việc sản xuất các
loại năng lượng khác, điện mặt trời thân thiện với môi trường hơn, nhưng một số quy
trình công nghệ để chế tạo các tấm pin mặt trời cũng đi kèm với việc phát thải các
loại khí nhà kính, nitơ trifluoride và hexaflorua lưu huỳnh. Ở quy mô lớn, việc lắp
đặt những cánh đồng pin mặt trời cũng chiếm rất nhiều diện tích đất nhẽ ra được dành
cho cây cối và thảm thực vật nói chung.
Hình 1.4 Nhà máy điện năng lượng mặt trời
1.2 Trung tâm điện lực Duyên Hải
Trung tâm điện lực Duyên Hải, được xây dựng tại xã Dân Thành, thị xã Duyên
Hải tỉnh Trà Vinh. Cách trung tâm Thành phố Trà Vinh 60 km về hướng Đông Nam
và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km. Được xây dựng trên sát bờ biển với
diện tích khu đất chính 240 hecta, và 80 hecta cho bãi thải xỉ.
Trung tâm điện lực Duyên Hải hiện đang quản lí: Nhà máy nhiệt điện Duyên
Hải 1, Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 và 3 mở rộng và một khu vực cảng biển.

Hình 1.5 Trung tâm điện lực Duyên Hải

1.2.1 Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1


Tổng thầu: Tập đoàn Điện khí Đông Phương (DEC) – Trung Quốc bao gồm 2
tổ máy 2x622.5 MW.
Nhà máy sử dụng công nghệ ngưng hơi truyền thống cận tới hạn, nhiên liệu
chủ yếu là than cám 6A được vận chuyển từ Hòn Gai, Cẩm Phả.
Cấu hình cơ bản cho một toor máy là 01 lò hời, 01 tuabin, 01 máy phát điện,
đấu nối vào lưới điện quốc gia thống qua trạm 220kV Duyên Hải.
1.2.2 Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3
Tổng thầu EPC: công ty Chengda - Trung Quốc gồm 2 tổ máy 2x622.5 MW.
Công nghệ ngưng hơi truyền thống cận tới hạn, đốt than phun, dầu DO/HFO
kèm khởi động, nhiên liệu chính là than Bituminous và SubBituminous được nhập
khẩu trực tiếp từ Indonesia.
Cấu hình cơ bản cho 1 tổ máy bao gồm 01 lò đốt, 01 tuabin, 01 máy phát điện.
Nhà máy được đấu nối vào lưới điện quốc gia thống qua trạm 500kV Duyên Hải.
Nhà máy phát điện thương mại vào tháng 02/2017.
1.2.3 Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng
Tổng thầu EPC: Công ty Sumitomo - Nhật Bản, nhà máy bao gồm 1 tổ máy
680MW.
Công nghê siêu tới hạn, đốt than phun, dầu DO/HFO kèm khởi động, nhiên
liệu chính là than Bituminous và Sub-Bituminous được nhập khẩu trực tiếp từ
Indonesia.
Cấu hình cơ bản cho 1 tổ máy bao gồm 01 lò đốt, 01 tuabin, 01 máy phát điện.
Nhà máy được đấu nối vào lưới điện quốc gia thống qua trạm 500kV Duyên Hải.
1.2.4 Cảng biển trung tâm điện lực Duyên Hải
Cảng biển có cầu dẫn dài khoảng 1500m, được bao bọc bởi 2 đê chắn sóng.
Đê phía bắc dài 3.9km và đê phía nam dài 2.4km.
Cảng biển bao gồm 3 bến cảng than 30.000 tấn và 1 bến tàu 1.000t.
Cảng biển được xây dựng và hoàn thành tháng 12/2015.
Than từ tàu được bốc dỡ liên tục bằng thiết bị bốc dỡ chuyên dụng. Năng suất
bốc dỡ than của hệ thống bốc dỡ và băng chuyển là 1.500 t/h.
Hình 1.6 Cảng biển Duyên Hải

Hình 1.7 Cảng biển Duyên Hải


1.2.5 Tình hình vận hành của trung tâm nhiệt điện Duyên Hải

Hình 1.8 Trung tâm điện lực Duyên Hải

Từ đầu năm 2016, Trung tâm điện lực Duyên Hải đã nỗ lực duy trì vận hành
ổn định các tổ máy đáp ứng nhu cầu điện thiếu hụt khu vực Miền Tây Nam Bộ, đặc
biệt là mùa khô, cung cấp 5,6 tỷ kWh đạt 17.7 % kế hoạch quý IV và đạt 92.2% kế
hoạch năm 2016.
Trong quá trình thi công từ 2010 – 2018 đóng góp ngân sách tỉnh khoảng 500
tỷ/năm
Từ năm 2019 các nhà máy của EVN/GENCO1 quản lý sẽ nộp ngân sách 1.000
tỷ/nắm, nếu tính cả nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2–1.500 tỷ/năm.
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ (doanh thu khoảng
3.000 tỷ/năm).
Phát triển môi trường đào tạo thực tiễn chuyên nghiệp về khoa học kỹ thuật và
quản trị;
Nhà máy có hơn 3800 công nhân viên (khoảng 40% là người địa phương) với
các phân xưởng chính sau:
- Phân xưởng vận hành: quản lý và vận hành toàn bộ thiết bị lò máy và thủy
lực.
- Phân xưởng điện tự động: vận hành và sửa chữa thiết bị tự động ( kiểm
nhiệt).
- Phân xưởng cơ nhiệt: Sữa chửa, đại tu toàn bộ thiết bị cơ, nhiệt của lò và
máy trong nhà máy.
- Phân xưởng cơ khí: sữa chữa gia công các thiết bị cơ khí vừa và nhỏ phụ vụ
nhà máy.
- Phân xưởng hóa: Kiểm tra, lấy mẫu toàn bộ các chất có sử dụng để phục vụ
trong dây chuyền nhà máy điện. Điều chế bổ sung nước sạch cho phục vụ lò hơi.
- Phân xưởng nhiên liệu: Quản lý, vận hành toàn bộ hệ thống cung cấp nhiên
liệu như băng chuyền tải than, khu vực biển.
1.3 Quá trình sản xuất điện năng tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1

Hình 1.9 Sơ đồ miêu tả quá trình sản xuất điện năng tại nhà máy nhiệt điện Duyên
Hải 1
CHƯƠNG II:
CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN DUYÊN HẢI 1

2.1 Lò hơi và các thiết bị phụ trợ


2.1.1 Lò hơi chính
Lò hơi sử dụng cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 là lò hơi hơi thông số cận
tới hạn, đốt than phun, tuần hoàn tự nhiên, ngọn lửa cháy hình W, tái nhiệt 1 cấp, và
vận hành khói gió cân bằng. Lò hơi có cấu trúc hoàn toàn từ thép được bố trí ngoài
trời có mái che, và được treo trên kết cấu khung thép, lò có hình dạng chữ π

Bảng 2.1 Đặc tính kĩ thuật của lò hơi chính ở điều khiển đầy tải
Hình 2.1 Màn hình DCS điều khiển lò hơi

2.1.2 Hệ thống xử lý khói thải

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống xử lý khói thải


a. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 sử dụng công nghệ lọc bụi tĩnh điện để loại bỏ
các hạt bụi trong khói thải của lò hơi. Khói chứa bụi được dẫn qua điện trường có
điện thế cao (các bản cực tích diện trái dấu)

Hình 2.3 Mô hình lọc bụi tĩnh điện

Dưới tác dụng của điện trường các hạt bụi trong khói bị ion hóa. Các hạt bụi
trở thành những hạt mang điện tích. Các hạt sau khi tích điện đi qua các tấm bản cực
trái dấu, chúng sẽ bị hút về các tấm cực này và bị giữ lại. Phương pháp này dùng để
thu hồi các hạt bụi nhỏ có kích thước bất kỳ.
Hệ thống này có ưu điểm: Hiệu suất khử bụi cao có thể đạt hơn 99%, tổn thất
áp lực dòng nhỏ, có thể lọc được bụi có kích thước rất nhỏ khoảng 0.1́µm, tiêu hao
điện năng thấp, lưu lượng khói đi qua thiết bị lớn, chịu được nhiệt độ cao lên đến
4500C.
Hình 2.4 Hệ thống lọc bụi tĩnh điện ở nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1

b. Hệ thống khử NOX trong khói thải (SCR)


Hệ thống SCR được thiết kế để giảm lượng khí NOx trong khói thải thoát ra
ngoài môi trường, bằng phương pháp hòa trộn khói thải với NH3 sau đó cho đi quá
các lớp chất xúc tác TiO2, V2O5→NOx sẽ chuyển đổi thành nitrogen(N2) và hơi
nước (H2O) trong khói:
Nguyên lý xử lý SCR:
4NO + 4NH3 + O2 + Chất xúc tác → 4N2 + 6H2O 6NO2 + 8NH3 + Chất
xúc tác →7N2+ 12H2O

Hình 2.5 nguyên lý xử lý NOX trong khói thải


Hình 2.6 Mô hình hệ thống xử lý NOx trong khói thải

Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống khử NOx trong khói thải (SCR)


Hình 2.8 Hệ thống SCR nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1

c. Hệ thống khử khử SOX trong khói thải (FGD)


Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 sử dụng công nghệ khử lưu huỳnh trong
khói thải bằng nước biển. Đây là một trong những công nghệ khử lưu huỳnh tiên tiến
nhất hiện nay.

Hình 2.9 Sơ đồ hệ thống khử SOx trong khói thải (FDG)


SOx Trong khói thải lò hơi được loại bỏ bằng cách cho khói tiếp xúc với nước
biển. SOx được hấp thụ trong nước biển và bị oxy hóa thành dạng sulfat vô hại trong
hệ thống xử lý nước biển sau đó được thải ra biển.
Các phản ừng diễn ra trong quá trình hấp thụ:
SO2 (khí) → SO2 (nước)
SO2 + H2O → H2SO3
H2SO3 → H+ + HSO3- →2H+ + SO32- SO 2- + O (nước) → 2SO 2-
3 2 4

Hình 2.10 Hệ thống khử SOx trong khói thải (FDG)

2.2 Tuabin và các thiết bị phụ trợ


2.2.1 Tuabin
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 sử dụng tuabin hơi nước, thông số cận tới
hạn. Mã hiệu N622 – 16.76/538/538 do tập đoàn tuabin Dongfang Trung Quốc sản
xuất, tuabin có quá nhiệt trung gian 1 cấp, trục đơn, Gồm xilanh cao áp, xilanh trung
áp và 2 thân xilanh hạ áp. Hơi thoát ở 2 xilanh hạ áp được đưa xuống hai bình ngưng.
Tại bình ngưng hơi thoát sẽ nhả nhiệt cho nước tuần hoàn (nước biển) qua bề mặt các
ống titan để ngưng tụ thành nước. Tuabin có 8 cửa trích hơi hồi nhiệt để nâng cao hiệu
suất cho chu trình.
Hình 2.11 Hình ảnh mô phỏng của tuabin

Hình 2.12 Tuabin nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1


2.2.2 Tuabin cao-trung áp
Tuabin cao áp và trung áp được lắp liền trục và đối xứng nhau để khử lực dọc
trục. Tuabin cao áp có 9 tầng cánh trong đó có 1 tầng điều chỉnh và 8 tầng áp lực.
Tuabin trung áp có 5 tầng cánh, từ tuabin cao – trung áp sẽ có 4 của trích cấp hơi gia
nhiệt hồi nhiệt cho chu trình ( tuabin cao áp 2 cửa trích, tuabin trung áp 2 cửa trích).

Hình 2.13 Tuabin cao – trung áp

2.2.3 Tuabin hạ áp
Tuabin hạ áp gồm 2 thân được đặt đồng trục, hơi thoát từ hai thân tuabin hạ áp
sẽ thoát xuống hai bình ngưng A, B. Mỗi tuabin hạ áp được thiết kế 14 tầng cánh đặt
đối xứng và có 4 của trích hơi gia nhiệt hồi nhiệt.

Hình 2.14 Tuabin hạ áp


Hình 2.15 Hình ảnh ruột và trục của tubin

2.3 Hệ thống xử lý nước thải

Hình 2.16 Hệ thống phân khu xử lý nước thải


a. Khu 1 – Khu xử lý nước khử khoán

Hình 2.17 Hình ảnh các bể lọc trong hệ thống khử khoán

Khử khoáng( khử ion, deionizer – DI, demineralization ) – đó là quá trình


ngược lại của sự khoáng hóa – mineralization, một quá trình để giảm hàm lượng,
nồng độ các khoáng chất có trong dung dịch hoặc nước.
Quy trình khử khoán trong nước:
Nước sẽ được lắng tại bể chứa thô→ bể lắng và phản ứng→ bồn lọc trọng
lực→ bể lọc than hoạt tính→ bể chứa nước sau lọc→ bể lọc an toàn trước khi qua lọc
RO→ hệ thống RO1→ bể chứa nước sau lọc RO1→ bể lọc an toàn trước khi lọc
RO2→ hệ thống lọc RO2→ tháp khử khí→bể lọc bằng mixedbed → bể lọc Demin
b. Khu 2 – khu xử lý nước thải công nghiệp

Hình 2.18 Hình ảnh các bể lọc trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp của nhà máy sau khi sử dụng sẽ
được thu gom về và xử lý kỹ lưỡng trước khi xả ra môi trường nhằm giảm thiểu tình
trạng ô nhiễm môi trường có thể xảy ra.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp:
Nước sau khi sử dụng→ Bể chứa nước thải công nghiệp→ Bể điều chỉnh xử
lý pH→ Bể lắng và lọc→ Bể trung hòa nước và tái sử dụng→ Bể tích bùn→ Thiết bị
ép bùn → Bể nước thải trung gian.
c. Khu 3 – khu xử lý nước thải nhiễm dầu

Hình 2.19 Hình ảnh các bể lọc trong hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu

Nước thải nhiễm dầu từ khu vực máy biến áp , dầu bôi trơn tubin, rò rĩ dầu
trong quá trình sữa chữa các trang thiết bị hoặc rò rỉ từ các bồn dầu .... được thu gom
về và xử lý theo quy trình:
Bể chứa nước thải nhiễm dầu→ Bình tách dầu trọng lực→ Bể chứa dầu đặc→
Bể chứa nước thải trước khi chảy về bể trung gian của nước thải công nghiệp→ Bể
chứa nước thải trung gian→ khu vực bồn dầu 5000m3.
d. Khu 4 – khu xử lý nước thải sinh hoạt

Hình 2.20 Hình ảnh các bể lọc trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của nhân viên, cán bộ nhà máy được thu gom và xử lý
theo quy trình:
Nước sau khi sử dụng→ Bể chứa nước thải→ Bể lắng→ Bể lọc vi sinh→ Bể
chứa nước xới ngược→ Bể khử trùng và tái sử dụng.
e. Khu 5 – khu xử lý nước thải nhiễm than

Hình 2.21 Hình ảnh các bể lọc trong hệ thống xử lý nước thải nhiễm than

Nước sau quá trình dập bụi than tại khu than sẽ được gom và xử lý theo quy
trình:
Nước sau khi sử dụng→ Bể chứa nước thải nhiễm than→ Hệ thống nước thải
nhiễm than→ Bể tái sử dụng
2.4 Hệ thống điện trong nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1
2.4.1 Sơ đồ đơn tuyến

Hình 2.22 Màn hình DCS giám sát sơ đồ đơn tuyến của nhà máy

Trong quá trình vận hành bình thường điện được phát lên từ máy phát S1 qua
MBA T1 (22/220kV) đưa lên lưới thông qua trạm 220kV.
Hệ thống điện tự dùng được lấy từ đầu cực máy phát sau GCB 901 thông qua
TD911 và TD912.
Trong trường hợp S1 ngừng thì điện tự dùng được lấy từ lưới thông qua MBA
T1 (220/22kV) qua TD911 và TD912.
Trong trường T1, TD911 và TD912 sửa chữa thì điện tự dùng được lấy từ lưới
về thông qua TD21.
2.4.2 Hệ thống điện tự dùng 6,6kV
Hệ thống thiết bị phân phối cao áp cho tổ máy 1 NMND Dyên Hải 1 có cấp
điện áp là 6,6KV gồm 3 thanh cái 10BBA, 10BBB, 10BBC được cấp nguồn từ hai
máy biến áp tự dùng TD911,TD912. Máy biến áp tự dùng TD21 cấp nguồn dự phòng
nóng 6,6KV cho nhà máy.
Trong chế độ làm việc bình thường của tổ máy, hệ thống tự dùng được cấp
điện từ hai máy biến áp tự dùng chính TD911, TD912.
Trong chế độ làm việc không bình thường của tổ máy, hệ thống tự dùng của
tổ máy được cấp điện từ nguồn dự phòng nóng từ máy biến áp tự dùng dự phòng
TD21.
Khi xảy ra sự cố bất ngờ bộ chuyển nguồn tốc độ cao high speed tranfer sẽ tác
động nhằm duy trì nguồn điện trên thanh cái tránh mất điện gián đoạn.

Hình 2.23 Sơ đồ nhất thứ tự dùng dự phòng nóng TD21


2.4.3 Hệ thống điện Emergency
Hệ thống thanh cái khẩn cấp gồm có 2 thanh cái 10BMA và 10BMB cấp điện
các phụ tải quan trọng, hệ thống DC và UPS
Thanh cái 10BMA được cấp từ thanh cái 400V Turbine 10BFA và 10BFB
Thanh cái 10BMB được cấp từ thanh cái 400V Boiler 10BFC và 10BFD
Ngoài ra 2 thanh cái trên còn được cấp từ máy phát Diesel trong trường hợp
khẩn cấp.

Hình 2.24 Màn hình DCS giám sát hệ thống Emergency


CHƯƠNG III:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ BẢO VỆ RELAY VÀ
TỔNG QUAN VỀ RELAY KỸ THUẬT SỐ

3.1 Các vấn đề chung của bảo vệ


Trong quá trình vận hành hệ thống điện (HTĐ) có thể xuất hiện các sự cố và
chế độ làm việc không bình thường của các phần tử kèm theo đó là hiện tượng dòng
điện tăng cao và điện áp giảm thấp. Các thiết bị có dòng điện tăng cao chạy qua gây
đốt nóng quá mức cho phép và hư hỏng khi điện áp bị giảm thấp. Các chế độ làm việc
không bị thường làm cho áp, dòng và tần số lệch khỏi giới hạn cho phép nếu kéo dài
quá trình này sẽ dẫn đế sự cố. Những tác động kể trên gây ảnh hưởng đến toàn hệ
thống điện liên qua, làm giảm tuổi thọ của máy móc.
Để duy trì hoạt động bình thường của hệ thống điện khi sự xuất hiện sự cố cần
phát hiện càng nhanh càng tốt chỗ sự cố để các ly nó khỏi phần tử không bị hư hỏng,
có như vậy phần tử còn lại mới được duy trì hoạt động bình thường, đồng thời giảm
mức độ hư hại của phần bị sự cố. Vì vậy, cần có các thiết bị tự động bảo vệ mới có
thể thực hiện tốt được yêu cầu trên. Các thiết bị này hợp thành hệ thống bảo vệ.
3.2 Các yếu cầu cơ bản đối với hệ thống bảo vệ
3.2.1 Yêu cầu đối với bảo vệ chống ngắn mạch
 Tính chọn lọc: là khả năng chỉ cắt phần hư hỏng ra khỏi hệ thống khi sự cố
ngắn mạch xảy ra.
 Tác động nhanh: là yêu cầu quan trọng của bảo vệ làm giảm ảnh hưởng của
hư hỏng lên hệ thống và thiết bị. Bao gồm thời gian tác động của bảo vệ và thời gian
cắt của máy cắt.
 Độ nhạy: là khả năng cắt sự cố của bảo vệ với dòng điện nhỏ nhất trong vùng
bảo vệ.
 Độ tin cậy: độ tin cậy thể hiện yêu cầu bảo vệ phải tác động chắc chắn khi
ngắn mạch xảy ra trong vùng được giao bảo vệ và không được tác động đối với các
chế độ mà nó không có nhiệm vụ tác động.
 Tính kinh tế: các bảo vệ relay phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật đồng thời
phải được xây dựng sao cho rẻ nhất đến mức có thể.
3.2.2 Yêu cầu đối với bảo vê chống các chế độ làm việc không bình thường
Các bảo vệ này chỉ cần tác động chọn lọc, nhạy và tin cậy. Yêu cầu tác động
nhanh không đề ra. Thời gian tác động của bảo vệ này cũng được xác định theo tính
chất và hậu quả của chế độ làm việc không bình thường. Thông thường các chế độ
này xả ra chốc lát và tự tiêu tan, ví dụ hiện tưởng quá tải ngắn hạn khi khởi động động
cơ không đồng bộ. Trường hợp này nếu cắt ngay sẽ làm phụ tải mất điện. Vì vậy, chỉ
cần cắt thiết bị khi xuất hiện chế độ làm việc không bình thường nếu có nguy cơ thực
tế đối với thiết bị đó, nghĩa là sau khoảng thời gian nhất định. Trong nhiều trường hợp
nhân viên vận hành có nhiệm vụ loại trừ chế độ không bình thường và như vậy chỉ
cần yêu cầu bảo vệ báo tín hiệu.
3.3 Các bộ phận của một hệ thống bảo vệ
Sơ đồ tổng quát gồm hai phần chính: phần đo lường và phần logic:
 Phần đo lường (PĐL) liên tục thu nhận tin tức về tình trạng của phần tử được
bảo vệ, ghi nhận sự xuất hiện sự cố và tình trạng làm việc không bình thường, đồng
thời truyền tín hiệu đến phần lôgic. Phần đo lường nhận những thông tin của đối
tượng được bảo vệ qua các bộ biến đổi đo lường sơ cấp máy biến dòng (CT) và các
máy biến điện áp (VT).
 Phần lôgic tiếp nhận tín hiệu từ PĐL. Nếu giá trị, thứ tự và tổng hợp các tín
hiệu phù hợp với chương trình định trước nó sẽ phát tín hiệu điều khiển cần thiết (cắt
máy cắt hoặc báo tín hiệu) qua bộ phận thực hiện. Ngoài phần chính trên, để cung cấp
nguồn một chiều DC cho PĐL, phần logic, mạch báo tín hiệu, màn hình thể hiện và
bộ phận thực hiện cần nguồn thao tác một chiều.

Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát của hệ thống bảo vệ một phần tử hệ thống điện
3.3 Phân loại relay
Có nhiều cách để phân loại relay:
 Phân loại theo nguyên lý làm việc: relay điện cơ, relay nhiệt, relay từ, điện
từ, bán dẫn, vi mạch, relay số.
 Phân loại theo nguyên lý tác động: relay có tiếp điểm và relay không có tiếp
điểm.
 Phân loại theo đặc tính tham số vào: relay dòng điện, relay điện áp, relay
công suất.
 Phân loại theo các mắc cơ cấu: relay thứ cấp ( mắc trực tiếp và trong mạch
điện bảo vệ), relay sơ cấp ( mắc vào mạch thông qua VT, CT).

3.4 Relay kỹ thuật số


3.4.1 Tổng quan về relay số
Các relay điện cơ và relay tĩnh ngày nay hầu như không còn được sản xuất
thay vào đó là những relay số với những ưu việt lớn.
 Ưu điểm
- Tích hợp được nhiều chức năng vào một bộ bảo vệ, nhờ đó mà kích thước
của hệ thống bảo vệ và giá thành giảm đáng kể.
- Độ tin cậy và độ sẵn sàng cao do giảm được yêu cầu bảo trì.
- Độ chính xác cao nhờ bộ lọc số và các kỹ thuật đo lường tối ưu.
- Thực hiện chức năng đo lường và tự động, như: hiển thị, ghi chép các thông
số của hệ thống trong chế độ bình thường, hay trong lúc sự cố, lưu trữ các dữ liệu.
- Thực hiện chức năng đo lường và tự động, như: hiển thị, ghi chép các thông
số của hệ thống trong chế độ bình thường, hay trong lúc sự cố, lưu trữ các dữ liệu cần
thiết để giúp ích cho việc phân tích sự cố, xác định điểm sự cố.
- Dễ dàng lấy được thông tin cần thiết từ relay qua cổng giao tiếp relay với
máy tính.
- Dễ dàng liên kết với các thiết bị bảo vệ khác với mạng thông tin đo lường,
điều khiển và bảo vệ toàn hệ thống điện.
 Nhược điểm
- Giá thành cao.
- Đòi hỏi người vận hành phải có trình độ cao.
- Phụ thuộc nhiều vào bên cung cấp hàng cho quá tình sữa chữa và nâng cấp.
3.4.2 Cấu tạo chung
Một relay kỹ thuật số sẽ bao gồm các bộ phận: bộ biến đổi I sang V, bộ lọc, bộ
chỉnh lưu chính xác, bộ dịch pha, bộ phát hiện đi qua điểm zero, bộ chọn kênh, mạch
lấy mẫu và giữ, bộ biến đổi ADC, DAC, bộ vi xử lý,…
3.4.3 Nguyên lý làm việc
Relay số làm việc theo nguyên tắc đo lường số. Các giá trị dòng điện và điện áp
nhận từ phái thứ cấp của CT và VT là những biến đầu vào của relay số.
Sau khi qua bộ lọc tương tự, bộ lấy mẫu, các tín hiệu sẽ được chuyển thành
các tính hiệu số. Tùy theo yêu cầu bảo vệ, tần số lấy mẫu có thể thay đổi trong khoảng
12 đến 20 mẫu trên một chu kỳ của dòng điện công nghiệp. Đối với relay thường dùng
để bảo vệ MF điện, tần số lấy mẫu có thể được kiểm tra liên tục tùy thuộc vào trị số
hiện hữu của tần số hệ thống.
Nguyên lý làm việc của relay số dựa trên giải thuật toán tính toán theo chu
trình các đại lượng điện. Tín hiệu từ CT và VT sau khi được biến đổi thành các tín
hiệu áp tương ứng được cho qua bộ lọc kênh để tránh lỗi bỉa. Sau đó được cho qua bộ
chỉnh lưu chính xác và đầu ra sẽ được đưa vào bộ chọn kênh. Bộ xử lý trung tâm sẽ
gửi tín hiệu đến bộ chọn kênh để mở kênh mong muốn. Đầu ra của bộ chọn kênh sẽ
đưa vài bộ biến đổi A/D để biến tín hiệu tương tự thành tín hiệu số. Đầu ra của bộ
biến đổi A/D là tín hiệu tương ứng với tín hiệu tương tự đầu và được đưa vào bộ xử
lý. Tác động liên thông giữa bộ vi xử lý trung tâm với bộ nhớ ( chương trình phần
mềm) cho phép đp trị số đặt, xác định đặc tuyến khởi động của bảo vệ theo chương
trình định trước, xác định thời gian làm việc, logic tác động,….
Trong quá trình tính toán liên tục, khi phát hiện chế độ sự cố, bảo vệ sẽ tác
động, bộ xử lý sẽ gửi tín hiệu đế các relay đầu ra để điều khiển cắt máy cắt. Đầu ra
của relay cóc các đèn tín hiệu LED để cảnh báo về trạng thái của relay cũng như thông
báo thao tác relay tiến hành.
Các đại lượng chỉ định được nạp vào bộ nhớ EEPROM để đề phòng khả năng
mất số liệu chỉnh định khi mất nguồn điện khi thao tác. Trong các relay số việc tổ
chức ghi chép và lưu trữ các dữ liệu về sự cố rất dễ dàng theo trình tự diễn biến về
thời gian và độ chuẩn xác (ms). Để giảm dung lượng bộ nhớ và bộ phận ghi nhận sự
cố, thường người ta khống chế số lần lưu lại trong bộ nhớ tối đa là 8-10 lần.
Các relay số hiện đại thường có phần mềm đi cùng hổ trợ giao tiếp cùng mới
tính, cho phéo dễ dàng ghi chép, đo lường, điều khiển bảo vệ.
3.4.4 Chức năng bảo vệ của relay kỹ thuật số
Ngoài chức năng bảo vệ, relay số hiện đại còn kiêm luôn nhiệm vụ đo lường,
ghi lại dạng sự cố phục vụ cho tương lai. Hầu hết các relay số là có thiết bị bảo vệ
trọn bộ độc lập có hổ trợ chức năng kết hợp, từ đó ta có thể giảm được không gian và
dây nối. Người ta có thể quyết định giới hạn cấu hình của chức năng điều khiển và
bảo vệ trong nhánh mà không thay đổi độ tin cậy của chức năng bảo vệ.
3.5 Biến áp đo lường dùng cho relay bảo vệ
3.5.1 Biến áp
a. Chức năng và thông số chính của biến áp
Biến điện áp dùng để biến đổi điện áp từ trị số lớn xuống trị số thích hợp (100V
100
hay V) để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, rơle bảo vệ và tự động hóa. Như
3
vậy các dụng cụ thứ cấp được tách khỏi mạch điện cao áp nên rất an toàn cho người.
Cũng vì an toàn, một trong những đầu ra của cuộn dây thứ cấp phải được nối đất. Các
dụng cụ phía thứ cấp của biến điện áp có điện trở rất lớn, nên có thể coi biến điện áp
làm việc ở chế độ không tải.
Biến điện áp bao gồm các thông số chính như sau :
U1đm
Hệ số biến đổi định mức k đm 
U 2 đm
Trong đó, U1đm , U2đm là các giá trị điện áp định mức sơ cấp và thứ cấp. Điện
áp sơ cấp đo lường được nhờ biến điện áp qua điện áp thứ cấp, một cách gần đúng
bằng U1  U2.kđm.
Sai số của biến điện áp được xác định như sau:
kđmU 2 đm  U1đm
U %  100
U1đm
Cấp chính xác của biến điện áp: là sai số điện áp lớn nhất khi nó làm việc trong
các điều kiện về tần số 50Hz và điện áp sơ cấp biến thiên trong khoảng U1 = (0.9 
1.2)U1đm, còn phụ tải thứ cấp thay đổi trong giới hạn từ 0.25 đến điện áp định mức và
cos = 0.8. Biến thiên điện áp được chế tạo với các cấp chính xác 0.2, 0.5, 1.0 và 3.0.
Biến điện áp có cấp chính xác 0.2 dùng cho các đồng hồ mẫu trong phòng thí
nghiệm; cấp 0.5 dùng cho công-tơ điện, còn cấp 1.0 và 3.0 dùng cho các đồng hồ để
bảng. Riêng đối với rơle bảo vệ, tùy theo yêu cầu của từng loại bảo vệ mà dùng biến
điện áp có cấp chính xác phù hợp.
b. Phân loại và cấu tạo
Biến điện áp được phân thành hai loại khô và dầu, mỗi loại lại có thể phân
theo số lượng pha gồm biến điện áp một pha và ba pha.
Biến điện áp khô chỉ dùng cho thiết bị phân phối trong nhà. Loại một pha dùng
ở điện áp 6kV trở lại, còn loại ba pha dùng cho điện áp đến 500V.
Biến điện áp dầu được chế tạo với điện áp 3kV trở lên và dùng cho thiết bị
phân phối cả trong nhà lẫn ngoài trời. Biến điện áp dầu ba pha năm trụ được chế tạo
với điện áp 3  20kV. Nó gồm một mạch từ năm trụ (trong đó ba trụ có dây quấn, còn
hai trụ bên không có dây quấn để cho từ thông thứ tự không chạy qua) và hai cuộn
dây thứ cấp nối hình sao và hình tam giác hở. Cuộn dây nối hình sao cung cấp cho
các dụng cụ đo lường, rơle bảo vệ và kiểm tra cách điện. Cuộn dây nối tam giác hở
nối với rơle điện áp để cho tín hiệu khi có một điểm chạm đất trong lưới cao áp.
Đối với điện áp 110kV trở lên, để giảm bớt kích thước và làm nhẹ cách điện
của biến điện áp, người ta dùng biến điện áp kiểu phân cấp, nó bao gồm nhiều tầng
lõi từ xếp chồng lên nhau, mà cuộn dây sơ cấp phân bố đều trên các lõi, còn cuộn dây
thứ cấp chỉ ở trên lõi cuối cùng. Số tầng lõi từ phụ thuộc vào điện áp, với điện áp
110kV có hai tầng, còn 220kV trở lên thì số tầng nhiều hơn.
Đối với điện áp 500kV và cao hơn, người ta dùng bộ phân chia điện áp bằng
tụ để lấy một phần điện áp rồi mới đưa vào biến điện áp.
c. Sơ đồ nối dây
Hai biến điện áp một pha nối theo sơ đồ V/V. Sơ đồ này chỉ cho phép đo điện
áp dây mà không đo được điện áp pha. Sơ đồ này dùng rộng rãi cho lưới có dòng
chạm đất nhỏ và khi phụ tải là watt kế và công-tơ điện.
Biến điện áp ba pha năm trụ ( ) đã nêu ở phần trên.
Biến điện áp ba pha, ba trụ nối ( ) dùng cho lưới có dòng chạm đất bé để
cung cấp cho các dụng cụ đo lường điện áp dây không đòi hỏi cấp chính xác cao.
3.5.2 Biến dòng
a. Chức năng và thông số chính của biến dòng
Biến dòng điện dùng để biến đổi dòng từ trị số lớn hơn xuống trị số thích hợp
(thường là 5A, trường hợp đặc biệt là 1A hay 10A) với các dụng cụ đo lường và rơle
bảo vệ và tự động hóa.
Cuộn dây sơ cấp của biến dòng điện có số vòng rất nhỏ, có khi chỉ một vài
vòng, còn cuộn dây thứ cấp có số vòng nhiều hơn và luôn được nối đất để đề phòng
khi cách điện giữa sơ cấp và thứ cấp bị chọc thủng thì nguy hiểm cho dụng cụ phía
thứ cấp và con người. Phụ tải thứ cấp của biến dòng điện rất nhỏ vì vậy có thể coi
biến dòng điện luôn làm việc ở trạng thái ngắn mạch. Trong trường hợp không có tải
phải nối tắt cuộn thứ cấp để tránh quá điện áp cho nó.
Biến dòng điện bao gồm các thông số chính như sau :
I1đm
Hệ số biến đổi định mức : kđm 
I 2 đm
trong đó I1đm , I2đm là dòng điện định mức sơ cấp và thứ cấp tương ứng. Dòng
sơ cấp được đo gần đúng nhờ biến dòng điện I1  I2.kđm , với I2 là dòng điện đo được
ở phía thứ cấp.
Sai số của biến dòng được xác định như sau :
kđmI 2 đm  I1đm
I %  100
I1đm
Cấp chính xác của biến dòng: là sai số dòng lớn nhất khi nó làm việc trong các
điều kiện tần số 50Hz, phụ tải thứ cấp thay đổi từ 0.25 đến 1.2 định mức. Biến dòng
có năm cấp chính xác: 0.2, 0.5, 1.0, 3.0 và 1.0.
Biến dòng cấp chính xác 0,2 dùng cho các đồng hồ mẫu; cấp 0.5 dùng cho
côngtơ điện, còn cấp 1.0 và 3.0 dùng cho đồng hồ để bảng, cấp 1.0 dùng cho các bộ
truyền động của máy cắt và đo lường vì không đòi hỏi cấp chính xác cao. Riêng đối
với rơle bảo vệ, tùy theo yêu cầu của từng loại bảo vệ mà dùng cấp chính xác của
biến dòng cho thích hợp.
b. Phân loại và cấu tạo
Biến dòng điện gồm hai loại chính kiểu xuyên và kiểu đế.
Biến dòng kiểu xuyên có cuộn dây sơ cấp là một thanh dẫn xuyên qua lõi từ,
còn cuộn dây thứ cấp quấn trên lõi từ. Tùy theo dòng định mức sơ cấp mà thanh dẫn
xuyên có hình dáng và tiết diện khác nhau: nó có dạng thẳng, tiết diện to dùng cho
dòng sơ cấp từ 600A trở lên; nó có dạng cong, tiết diện nhỏ hơn dùng cho dòng sơ
cấp dưới 600A. Khi dòng định mức sơ cấp lớn (6000  18000A), điện áp 20kV, cuộn
dây sơ cấp là thanh dẫn hình máng. Số lượng lõi từ và số lượng cuộn dây thứ cấp tùy
thuộc vào công dụng của từng loại. Trong biến dòng kiểu xuyên, các loại và các cuộn
dây thứ cấp được bọc trong nhựa cách điện epoxy.
Đối với thiết bị phân phối ngoài trời, người ta dùng biến dòng kiểu đế, vỏ của
nó bằng sứ, cách điện bên trong bằng giấy dầu. Trong thùng sứ chứa đầy dầu, phía
dưới thùng có hộp các đầu ra của các cuộn dây thứ cấp.
Khi điện áp cao, việc thực hiện cách điện giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp gặp
khó khăn. Vì vậy với điện áp 330kV và cao hơn, người ta dùng biến dòng kiểu phân
cấp, mỗi cấp có lõi thép riêng.
3.6 Relay RCS-985 bảo vệ cho nhà máy Duyên Hải 1
3.6.1 Giới thiệu về relay RCS-985
Relay RCS-985 bảo vệ ở nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 được sản xuất bởi
hãng Nari (Trung Quốc) được đặt trong các tủ Protection Panel A; Protection Panel B
được đặt trong phòng bảo vệ khối của nhà máy.
Relay PCS-985 được sản xuất thích hợp cho các MF MBA có công suất lớn.
Có thể dùng cho MF MBA điện hơi nước, MF điện chạy bằng gas,… .
RCS-985 cung cấp đầy đủ các chức năng bảo vệ cần thiết cho MF và cùng với
bộ kích từ/MBA kích từ.
3.6.2 Nguyên lý hoạt động

Hình 3.2 Sơ đồ miêu tả nguyên lý hoạt động của RCS-985


RCS-985 sử dụng bộ vi xử lý nguyên khối 32 bit của Motorola MC68332 làm
CPU điều khiển cho các chức năng quản lý và logic đầu ra, và bộ xử lý tín hiệu số
tốc độ cao DSP để tính toán bảo vệ. Dữ liệu thời gian thực được xử lý song song cho
tất cả các thuật toán trong toàn bộ quá trình lỗi. Vì vậy, các thiết bị có thể đảm bảo
độ tin cậy và bảo mật vốn có rất cao.
Dòng điện xoay chiều và điện áp của CT và VT được chuyển đến tín hiệu điện
áp thấp bằng cách cách ly máy biến áp và được đưa vào mô-đun CPU và mô-đun
MON. Dữ liệu và logic được xử lý tương ứng trong hai mô-đun này với cùng một
loại phần cứng. Mô-đun CPU thực hiện các chức năng của thuật toán bảo vệ, ghi lại
sự kiện và in ấn. Mô-đun MON bao gồm bộ phát hiện lỗi chung và bộ ghi lỗi. Bộ phát
hiện lỗi sẽ kết nối với cực dương cung cấp điện của rơle đầu ra. Định dạng của bản
ghi tương thích với hệ thống và dữ liệu được ghi có thể được tải lên qua cổng nối tiếp
riêng để liên lạc hoặc in.
Phần cung cấp điện được đặt trong mô-đun DC. Hệ thống chuyển đổi DC
250/220/125/110 V thành các mức điện áp DC khác nhau cần thiết cho các mô-đun
khác nhau của thiết bị.
Dòng điện xoay chiều và điện áp được chuyển đổi thành tín hiệu điện áp thấp
trong các mô-đun AC1 và AC2 với giá trị là 1A hoặc 5A.
3.7 Chức năng bảo vệ của relay RCS-985G và ứng dụng trong nhà máy nhiệt
điện Duyên Hải 1
Relay RCS-985 được bố trí tại nhà máy nhiệt điện duyên hải 1 bao gồm 2 tủ
Protection Panel A; Protection Panel B chạy song song nhằm tăng độ tin cậy cho hệ
thống. Khi sự cố xảy ra 2 relay sẽ đồng thời gửi tín hiệu cảnh báo đến hệ thống DCS
và các tín hiệu TRIP đến các máy cắt đầu cực, hệ thống chống hư hỏng máy cắt
(BFP),....
Hình 3.3 Sơ đồ khối hệ thống relay bảo vệ máy phát tại nhà máy nhiệt điện Duyên
Hải 1

Bảng 3.1 Các chức năng bảo vệ máy phát của relay RCS-985G

STT Chức Năng Kí hiệu ANSI


1 Bảo vệ so lệch dọc 87G
2 Bảo vệ so lệch tức thời 87UG
3 Bảo vệ so lệch DPFC 7/87G
4 Bảo vệ so lệch ngang 87G
4 Bảo vệ chạm chập nội bộ vòng dây 59N/60
6 Bảo vệ DPFC từ chối lỗi 7/67
7 Bảo vệ khoảng cách chạm đất 21G
8 Bảo vệ quá dòng và kiểm soát quá áp 51V
9 Bảo vệ các thiết bị đầu và cuối của máy phát
10 Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn stator 64G1
11 Bảo vệ thấp áp, quá áp chống chạm đất cho cuộn 27/59TN,64G2
dây stator
12 Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn rotor 64R
13 Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn rotor 64R
14 Bảo vệ nhiệt 49S
15 Bảo vệ dòng điện thứ tự nghịch 46/50
16 Bảo vệ chống mất kích từ 40
17 Bảo vệ điều khiển góc lệch pha 68/78
18 Bảo vệ quá điện áp 59G
19 Bảo vệ thấp áp 27G
20 Bảo vệ quá từ thông thời gian phụ thuộc 24
21 Bảo vệ quá từ thông thời gian thiết lập 24
22 Bảo vệ dòng công suất ngược 32G
23 Bảo vệ thứ tự tác động dòng công suất ngược 32G
24 Relay tần số 81G
25 Bảo vệ quá tần số 81O
26 Bảo vệ hệ thống khởi động và ngừng máy
27 Bảo vệ mất điện đột ngột 50/27
28 Relay cân bằng điện áp hoặc dòng điện 60
29 Bảo vệ quá dòng dưới tần số
30 Hệ thống giám sát TU 47,60G
31 Hệ thống giám sát TI 50/74

Bảng 3.2 Các chức năng bảo vệ hệ thống kích từ/MBA kích từ của relay RCS-
985G

STT Chức năng Kí hiệu ANSI


1 Bảo vệ so lệch dọc 87T
2 Bảo vệ quá dòng tức thời và có thời gian duy trì 50P/51P
cuộn sơ cấp
3 Bảo vệ quá tải thời gian duy trì 50
4 Bảo vệ quá tải tức thời 51
Hình 3.4 Sơ đồ khối hệ thống relay bảo vệ máy biến áp tại nhà máy nhiệt điện
Duyên Hải 1

Bảng 3.3 Các chức năng bảo vệ máy phát của relay RCS-985T

STT Chức Năng Kí hiệu ANSI


1 Bảo vệ so lệch máy biến áp 87T
2 Bảo vệ quá 50/87T
3 Bảo vệ chống chạm đất phía cao áp của máy biến 64REF/87G
áp
4 Bảo vệ chống chạm đất phía hạ áp của máy biến áp 64REF/87G
4 Bảo vệ chống chạm đất phía hạ áp của máy biến áp 64REF/87G
6 Bảo vệ quá dòng phía cao áp 50P/51P
7 Bảo vệ quá dòng thứ tự không phía cao áp 50G/51G/67G
8 Bảo vệ quá áp phía cao áp 59N
9 Bảo vệ quá dòng phía cao áp 50G/51G
10 Bảo vệ quá dòng tức thời ở mỗi nhánh phía hạ áp 50P
11 Bảo vệ quá dòng có thời gian duy trì ở mỗi nhánh 51P
phía hạ áp
12 Bảo vệ quá dòng thứ tự không phía hạ áp nhánh A 50G/51G
13 Bảo vệ quá dòng thứ tự không phía hạ áp nhánh B 50G/51G
14 Bảo vệ quá áp phía hạ áp nhánh A 59G
15 Bảo vệ quá áp phía hạ áp nhánh B 59G
16 Rơle tỷ số V/Hz 24
17 Bảo vệ quá nhiệt 49
18 Chức năng tự khởi động hệ thống làm mát 49
19 Chức năng chặn thay đổi khi tải (OLTC) quá tải 49
20 Hệ thống giám sát TU VTS
21 Hệ thống giám sát TI CTS
CHƯƠNG IV:
HỆ THỐNG RELAY BẢO VỆ
CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI 1

4.1 Sơ đồ năng lượng cung cấp điện cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải gồm 3 nhà máy: nhiệt điện Duyên Hải 1, nhiệt
điện Duyên Hải 3 và nhiệt điện Duyên Hải 3mr. Dưới đây là sơ đồ nối dây của nhà
máy nhiệt điện Duyên Hải 1. Trong sơ đồ nối dây chỉ thể hiện các máy biến điện áp
TU, không thể hiện máy biến dòng điện cũng như các thiết bị bảo vệ.
Nhà máy có 2 tổ máy với công suất 622.5 MVA mỗi tổ, điện áp đầu cực là 22
kV.Mỗi tổ máy được đấu nối với một máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây 220kV/22kV,
công suất 750 MVA, phương thức làm mát: ODAF: làm mát tuần hoàn dầu và không
khí cưỡng bức hướng trực tiếp từ thiệt bị làm mát đến cuộn dây chính. Qua máy biến
áp T1, T2, dòng điện được đưa lên hệ thống thanh góp 220 kV. Nguồn cấp bao gồm
2 tổ máy S1 và S2 từ nhà máy, điện áp 220 kV được nối với lộ 276; 275; 272; 271 đi
Trà Vinh và Mỏ Cày.
Hệ thống điện tự dùng của nhà máy được trích từ đầu ra các máy phát, qua các
máy biến áp TD911; TD912 – 22KV/6.9/6.9 kV của tổ máy S1 và TD921 TD922 T7
– 22KV/6.9/6.9 kV của tổ máy S2. Các thanh góp tự dùng điện áp 6.6 kV: 10BBA
(C65); 10BBB (C63); 10BBC (C61); 20BBC (C62); 20BBB (C64); 20BBA (C66) hệ
thống 1 thanh góp, sau đó điện áp 220V tự dùng được lấy qua các máy biến áp 6.6/0,4
kV. Ở hệ thống tự dùng, máy cắt sử dụng đều là máy cắt hợp bộ, một số trường hợp
có thêm dao cách ly phối hợp hoạt động. Ngoài ra, hệ thống tự dùng của nhà máy còn
được cấp từ nguồn là 2 máy phát DIESEL để dự phòng.
Quan sát sơ đồ, ta có thể thấy ở đầu cực máy phát, các đầu máy biến áp, các
lộ dây và thanh góp đều có các máy biến điện áp đo lường TU(BU). Các máy biến
điện áp này có nhiệm vụ lấy thông số đo lường để phục vụ cho các thiết bị bảo vệ.
Sơ đồ này được sử dụng rộng rãi ở các nhà máy điện và trạm biến áp ở Châu
Âu. Mỗi mạch đường dây được nối với hệ thống thanh góp qua một máy cắt, nhưng
có hai dao cách ly để có thể nối với cả hai thanh góp. Việc lien lạc giữa 2 thanh góp
được thực hiện bằng máy cắt liên lạc. Như đối với sơ đồ ở đây là máy cắt 255 và 253.
Khi làm việc bình thường, mỗi mạch chỉ được nối với một trong hai thanh góp.
Có thể cho làm việc cả hai thanh góp cùng một lúc hoặc một thanh góp làm việc, một
thanh góp nghỉ. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng một thanh góp, khi có sự cố trên thanh góp
này sẽ làm mất điện toàn bộ các mạch cho đến khi chúng được chuyển sang thanh
góp còn lại. Do vậy, hiện nay người ta thường cho làm việc cả 2 thanh góp. Máy cắt
liên lạc làm nhiệm vụ nối giữa 2 thanh góp. Cần phân bố các nguồn và phụ tải sao
cho khi xảy ra sự cố trên thanh góp, thiệt hại gây ra là thấp nhất.
Khi cần sửa chữa một thanh góp nào đó, dùng các dao cách ly để chuyển các
mạch nối với thanh góp đó sang thanh góp còn lại. Đây là một trong những ưu điểm
của sơ đồ hai thanh góp so với sơ đồ một thanh góp có phân đoạn. Trong thời gian
sửa chữa thanh góp vẫn bảo đảm cấp điện .
Ngoài ưu điểm trên, khi cần sửa chữa máy cắt của một mạch nào đó, cũng cần
chuyển các mạch còn lại về một thanh góp để đưa MC liên lạc vào thay thế máy cắt
cần sửa.
Tuy sơ đồ hai thanh góp đã khắc phục được một số nhược điểm của sơ đồ một
thanh góp. Song vẫn có các nhược điểm cần nêu như sau:
- Dùng nhiều dao cách ly và dao cách ly được dùng để thao tác khi có dòng
điện, nếu nhầm lẫn sẽ rất nguy hiểm.
- Sửa chữa máy cắt của một mạch nào đó, mạch ấy phải mất điện trong suốt
thời gian thao tác để đưa máy cắt liên lạc vào thay thế và thời gian đưa máy cắt đã
sửa chữa xong quay lại làm việc. Để giảm thời gian mất điện này, người ta sử dụng
thêm các dao cách ly phụ để thực hiện việc nối tắt máy cắt.
- Việc bố trí thanh góp và dao cách ly khá phức tạp.
- Khi số mạch nhiều, công suất lớn thì khi xảy ra ngắn mạch trên một thanh
góp, số mạch bị mất điện sẽ lớn. Mặt khác khi số mạch lớn, chế độ làm việc với một
thanh góp sẽ chiếm một khoảng thời gian đáng kể trong năm, làm giảm độ tin cậy
cung cấp điện khá nhiều.
- Để tránh thao tác nhầm, cần có những bộ khóa liên động bằng cơ khí hoặc
bằng điện giữa các dao cách ly.
4.1.1 Sơ đồ hệ thống thanh góp phía 220kV
Phía 220 kV nhà máy sử dụng sơ đồ hai thanh góp nhưng có ba máy cắt trên
hai mạch (Sơ đồ một rưỡi). Sơ đồ này có độ tin cậy cao và giá thành thấp hơn. Sơ đồ
một rưỡi 38 được sử dụng nhiều ở các cấp điện áp cao, công suất lớn và các nút quan
trọng của lưới. Sơ đồ này được đặc biệt sử dụng rộng rãi ở Mỹ, Canada.
Sơ đồ một rưỡi khắc phục được một trong số các nhược điểm của sơ đồ hai
thanh góp, đó là khi cần sửa chữa một máy cắt, chỉ cần cắt máy cắt đó và các dao
cách ly của nó ra khỏi hệ thống rồi tiến hành sửa chữa mà không cần cắt điện mạch
chứa máy cắt đó. Như vậy bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện. Với độ tin cậy gần bằng
sơ đồ hai thanh góp có hai máy cắt trên một mạch, nhưng chi phí chỉ bằng khoảng
75% sơ đồ hai máy cắt trên một mạch nên hiện nay sơ đồ một rưỡi cũng được sử dụng
rất rộng rãi.
4.2 Hệ thống đo lường
 Đầu cực máy phát:
 Đầu sơ cấp:
- Bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng điện cho 2 tủ Protection Panel A,
Protection Panel B của máy phát.
- 1 bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng cho bộ ghi lỗi FR.
- 1 bộ CT 25000/1A láy tín hiệu dòng cho bộ đo lường.
 Đầu thứ cấp:
- Bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng điện cho 2 tủ Protection Panel A,
Protection Panel B của máy phát.
- Bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng điện cho 2 tủ đo lường ARV1, ARV2.
 Đầu cực máy biến áp:
 Đầu sơ cấp:
- Bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng điện từ đầu thứ cấp của máy phát cho 2
tủ Protection Panel A, Protection Panel B của máy biến áp.
- Bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng điện từ đầu sơ cấp của máy biến áp tự
dùng TD911 cho 2 tủ Protection Panel A, Protection Panel B của máy biến áp nhằm
bảo vệ đường ống cứng cung cấp cấp điện tự dùng của MBA TD911.
- Bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng điện từ đầu sơ cấp của máy biến áp tự
dùng TD912 cho 2 tủ Protection Panel A, Protection Panel B của máy biến áp nhàm
bảo vệ đường ống cứng cấp lấy điện tự dùng của MBA TD912.
 Đầu thứ cấp:
- Bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng điện cho 2 tủ Protection Panel A,
Protection Panel B của máy biến áp.
- 1 bộ CT 25000/1A lấy tín hiệu dòng điện cho bộ phận đo lường.
 Đầu cực máy phát kích từ:
- Bộ CT 500/1A lấy tín hiệu dòng điện cho tủ bảo vệ máy phát kích từ.
4.3 Bảo vệ máy phát S1 tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1
4.3.1 Gới thiệu chung về máy phát
Máy phát điện (MFĐ) là một phần tử rất quan trọng trong hệ thống điện
(HTĐ), sự làm việc tin cậy của các MFĐ có ảnh hưởng quyết định đến độ tin cậy của
HTĐ. Vì vậy, đối với MFĐ đặc biệt là các máy có công suất lớn, người ta đặt nhiều
loại bảo vệ khác nhau để chống tất cả các loại sự cố và các chế độ làm việc không
bình thường xảy ra bên trong các cuộn dây cũng như bên ngoài MFĐ. Để thiết kế tính
toán các bảo vệ cần thiết cho máy phát, chúng ta phải biết các dạng hư hỏng và các
tình trạng làm việc không bình thường của MFĐ.
4.3.2 Các dạng hư hỏng và tình trạng làm việc không bình thường của MFĐ
 Các dạng hư hỏng
- Ngắn mạch nhiều pha trong cuộn stator.
- Chạm chập giữa các vòng dây trong cùng 1 pha (đối với các MFĐ có cuộn
dây kép).
- Chạm đất 1 pha trong cuộn dây stator.
- Chạm đất một điểm hoặc hai điểm mạch kích từ.
 Các tình trạng làm việc không bình thường của MFĐ:
- Dòng điện tăng cao do ngắn mạch ngoài hoặc quá tải.
- Điện áp đầu cực máy phát tăng cao do mất tải đột ngột hoặc khi cắt ngắn
mạch ngoài.
Ngoài ra còn có các tình trạng làm việc không bình thường khác như: Tải
không đối xứng, mất kích từ, mất đồng bộ, tần số thấp, máy phát làm việc ở chế độ
động cơ, ...
4.3.3 Các bảo vệ thường dùng cho MFĐ
Tuỳ theo chủng loại của máy phát (thuỷ điện, nhiệt điện, turbine khí, thuỷ điện
tích năng...), công suất của máy phát, vai trò của máy phát và sơ đồ nối dây của nhà
máy điện với các phần tử khác trong hệ thống mà người ta lựa chọn phương thức bảo
vệ thích hợp. Hiện nay không có phương thức bảo vệ tiêu chuẩn đối với MFĐ cũng
như đối với các thiết bị điện khác. Tuỳ theo quan điểm của người sử dụng đối với các
yêu cầu về độ tin cậy, mức độ dự phòng, độ nhạy... mà chúng ta lựa chọn số lượng
và chủng loại rơle trong hệ thống bảo vệ. Đối với các MFĐ công suất lớn, xu thế hiện
nay là lắp đặt hai hệ thống bảo vệ độc lập nhau với nguồn điện thao tác riêng, mỗi hệ
thống bao gồm một bảo vệ chính và một số bảo vệ dự phòng có thể thực hiện đầy đủ
các chức năng bảo vệ cho máy phát. Để bảo vệ cho MFĐ chống lại các dạng sự cố
nêu ở phần I, người ta thường dùng các loại bảo vệ sau:
 Bảo vệ so lệch dọc để phát hiện và xử lý khi xảy ra sự cố.
 Bảo vệ so lệch ngang cho sự cố.
 Bảo vệ chống chạm đất một điểm cuộn dây stator cho sự cố.
 Bảo vệ chống chạm đất mạch kích từ cho sự cố.
 Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài và quá tải cho sự cố.
 Bảo vệ chống điện áp đầu cực máy phát tăng cao cho sự cố.
Ngoài ra có thể dùng: Bảo vệ khoảng cách làm bảo vệ dự phòng cho bảo vệ so
lệch, bảo vệ chống quá nhiệt rotor do dòng máy phát không cân bằng, bảo vệ chống
mất đồng bộ, ...
4.3.3 Hệ thống relay bảo vệ cho máy phát S1 ở nhà máy nhiệt điện Duyên
Hải 1
Relay RCS-985G được bố trí tại nhà máy nhiệt điện duyên hải 1 bao gồm 2 tủ
Protection Panel A; Protection Panel B chạy song song nhằm tăng độ tin cậy cho hệ
thống. Khi sự cố xảy ra 2 relay sẽ đồng thời gửi tín hiệu cảnh báo đến hệ thống DCS
và các tín hiệu TRIP đến các máy cắt đầu cực, hệ thống chống hư hỏng máy cắt
(BFP),....

Hình 4.1 Relay RCS-985G


Hình 4.2 Các tín hiệu TRIP của relay RCS-985G

Hình 4.3 Hệ thống cầu nối chức năng bảo vệ của relay RCS-985G
4.4 Các chức năng của relay RCS-985G bảo vệ cho máy phát được ứng dụng
trực tiếp tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1

Bảng 4.1 các chức năng của relay RCS-985G được áp dụng tại nhà máy nhiệt điện
Duyên Hải 1

STT Chức Năng Kí hiệu ANSI


1 Bảo vệ so lệch 87G
2 Bảo vệ khoảng cách 21G
3 Bảo vệ tần số 81H,L
4 Bảo vệ dòng công suất ngược 32
4 Bảo vệ mất kích từ 40G
6 Bảo vệ quá nhiệt cuộn stator 49
7 Bảo vệ góc lệch pha 78
8 Bảo vệ quá áp stator 59G
9 Bảo vệ quá dòng có kiểm tra điện áp 51G
10 Kiểm soát quá áp và bảo vệ quá dong 51V
11 Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt 50BF
12 Bảo vệ từ thông 24
13 Bảo vệ dòng thứ tự nghịch 46
14 Bảo vệ stator chạm đất 95% 59GN
15 Bảo vệ stator chạm đất 100% 64GN
4.4.1 Bảo vệ so lệch (87G)
Đặc tính hoạt động của bảo vệ so lệch dọc được miêu tả trong hình 4.4 sau:

Hình 4.4 Đặc tính làm việc của bảo vệ so lệch dọc MF của RCS-985G
 Trong đó:
- Ir là dòng hãm.
- Icdqd là giá trị mà bảo vệ so lệch bắt đầu hoạt động.
- Icdsd là giá trị mà bảo vệ so lệch sẽ không hãm mà tác động ngắt ngay. Ie
dòng định mức của MF.
- Kbl là hệ số hãm và Kblr là gia số của nó.
- Kbl1 là độ dốc thứ nhất của so lệch nằm trong khoảng 0.05~0.15. 0.05
thường được đề nghị.
- Kbl2 là độ dốc thứ hai của so lệch nằm trong khoảng 0.30~0.70. 0.50
thường được đề nghị.
- n là bộ số của dòng hãm tại hệ số hãm phần trăm thứ 2 và được điều chỉnh
ở 4.
Đối với bảo vệ so lệch của MF và máy kích từ, I1 và I2 là dòng của thiết bị
đầu cuối và điểm trung tính tưởng ứng. Bảo vệ so lệch MF cũng gồm 3 trạng thái
giống với bảo vệ so lệch kích từ với chứ năng tương tự.
 Bảo vệ so lệch của relay RCS-985G còn được trang bị thêm tính năng phụ
trợ như báo động sự bất thường của dòng so lệch và chặn lỗi mạch CT. Ngoài ra bảo
vệ này sẽ hoạt động và ngắt ngay lập tức nếu dòng của bất kỳ pha nào lớn hơn cài đặt
của nó mà không có sự hạn chế.
4.4.2 Bảo vệ khoảng cách (21G)
Bảo vệ khoảng cách 21G được trang bị ở đầu cực của máy phát như là bảo vệ
dự phòng cho bảo vệ so lệch 87G. Dòng điện được sử dụng trong rơle trở kháng có
nguồn gốc từ CT tại điểm trung tính của máy phát.
Bảo vệ khoảng cách được trang bị cho RCS-985G gồm 2 bộ phận để so sánh:
trở kháng có hướng và trở kháng vô hướng.

Hình 4.5 Đặc tính làm việc của bảo vệ khoảng cách, I là dòng pha, U là điện áp pha
tương ứng, Zn là trở kháng vô hướng, Zp là trở kháng có hướng
4.4.3 Bảo vệ tần số (81H,L)
Bảo vệ tần số của máy phát bao gồm bảo vệ tần số thấp và bảo vệ quá mức.
Dải tần số cho phép của máy phát lớn là 48,5 Hz - 50,5 Hz. Khi tần số thấp hơn 48,5
Hz và nếu thời gian tích lũy hoặc thời gian hoạt động không hiệu quả trong một quy
trình liên tục đạt đến giá trị cài đặt, bảo vệ sẽ phát tín hiệu báo động hoặc ngắt. Bảo
vệ này bị chặn bởi tiếp điểm vị trí của bộ ngắt mạch và không có dòng điện.
Ba giai đoạn bảo vệ tần số thấp được trang bị cho RCS-985G, trong đó các
giai đoạn 1 được cấu hình cố định là bảo vệ thời gian thiếu tích lũy, nhưng giai đoạn
2 và giai đoạn 3 được thiết kế dưới dạng đặc tính thời gian liên tục.
Để bảo vệ quá tần số, hai giai đoạn được trang bị cho RCS-985G và chúng sẽ
phát báo động hoặc ngắt khi nó hoạt động
Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp, tần số PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm việc theo
nguyên lý so sánh giá trị tần số f .
Bảo vệ sẽ tác động khi giá trị tần số f đo được lớn hơn giá trị đặt.
Bảo vệ lấy tín hiệu điện áp, tần số PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm việc theo
nguyên lý so sánh giá trị tần số f và điện áp U .
Bảo vệ sẽ tác động khi giá trị tần số f và điện áp đo được nhỏ hơn giá trị đặt.
4.4.4 Bảo vệ dòng công suất ngược (32)
Công suất sẽ đổi theo chiều từ hệ thống vào máy phát nếu việc cung cấp năng
lượng cho tubine (dầu, khí, hơi, nước,...) bị gián đoạn, khi đó máy phát điện sẽ làm
việc như một động cơ điện tiêu thụ công suất từ hệ thống.
Nguyên lý làm việc: để bảo vệ chống luồng công suất ngược người ta dùng
relay công suất để kiểm tra hướng công suất tác dụng của MPĐ. Yêu cầu của relay
hướng công suất là phải có độ nhạy cao để phát hiện luồng công suất ngược với trị số
khá-bé.

Hình 4.6 sơ đồ đấu nối của relay 32


Tín hiệu dòng điện cho rơle bảo vệ được cung cấp bởi biến dòng điện, đặt ở
trước máy cắt đầu cực của máy phát.
Bảo vệ công suất ngược có thể ngăn các cánh tua-bin hoặc bánh răng bị
hư hại trong trường hợp khi máy phát chuyển sang chế độ động cơ và chảy công suất
ngược do mất lực động lực.
Phạm vi cài đặt công suất ngược là 0,5% - 10% Pn, trong đó Pn được xếp hạng
công suất hoạt động của máy phát. Phạm vi độ trễ là 0,1 s - 600 s.
4.4.5 Bảo vệ chống mất kích từ (40G)

Hình 4.7 Đặc tính tác động của 40

Trong quá trình vận hành máy phát điện có thề xảy ra mất kích từ do hư hỏng
trong mạch kích thích (do ngắn mạch hoặc hở mạch), hư hỏng trong hệ thống kích
từ. Khi máy phát bị mất kích từ thường dẫn đến mất đồng bộ ở stator và rotor, nếu hở
mạch kích thích có thể gây ra quá điện áp trên cuộn dây rotor gây hư hỏng cách điện
cuộn dây.
Bảo vệ máy phát khi dòng điện kích thích cho cuộn dây rotor bị ngưng, dẫn
đến máy phát bị mất đồng bộ làm ảnh hưởng đến tần số và điện áp của lưới. chống
mất kích từ áp dụng sơ đồ bảo vệ tối ưu hóa trong đó các tiêu chí trở kháng của stator,
tiêu chí công suất phản kháng, tiêu chí điện áp rotor, tiêu chí điện áp thanh cái và các
tiêu chí của việc giảm công suất hoạt động của stator có thể được kết hợp tùy ý để
đáp ứng các nhu cầu vận hành khác nhau của thiết bị máy phát điện khác nhau.
Bảo vệ lấy tín hiệu CT và PT đầu cực MPĐ. Bảo vệ làm việc theo nguyên tắc
đo tổng trở Z đầu cực MPĐ. Khi tổng trở đo được nằm trong vùng cài đặt, bảo vệ sẽ
tác động.
4.4.6 Bảo vệ quá nhiệt stator (49)
Nhiệt độ stator MF có thể tăng lên do hư hỏng hệ thống làm mát, quá tải hay hư
hỏng cách điện cuộn dây stator. Để phát hiện quá nhiệt các MF lớn hiện đại, người ta
có thể dùng các phương pháp sau: đo nhiệt độ đầu vào, đầu ra của hệ thống làm mát,
dùng các cầu ứng nhiệt đặt trong các rãnh chứa dây dẫn.Ví dụ như hình 4.4 sơ đồ dùng
một cầu ứng nhiệt, các cảm ứng nhiệt sẽ được đặt ở các vị trí khác nhau trong rãnh
của stator.

Hình 4.8 Bảo về quá nhiệt stator

4.4.7 Bảo vệ góc lệch pha (78)


Bảo vệ gồm bộ phận đo tổng trở, kết hợp với bộ đếm chu kỳ sẽ đưa ra tín hiệu
cắt máy phát khi giá trị và chu kỳ dao động của tổng trở đạt tới giá trị định trước.
Chức năng: Bảo vệ máy phát khi máy phát có sự mất đồng bộ do ảnh hưởng
của lưới hoặc do dòng kích từ giảm mạnh hoặc mất kích từ làm cho máy phát mất
đồng bộ với từ trường quay. Việc mất đồng bộ này cũng có thể xảy ra khi máy phát
đang làm việc bình thường nhưng trên lưới có dao động công suất do sự cố kéo dài,
hoặc một số đường dây truyền tải bị cắt ra khỏi hệ thống.
Bảo vệ lấy tín hiệu dòng và áp từ CT và PT đầu cực máy phát. Bảo vệ làm việc
theo nguyên tắc đo vectơ tổng trở đầu cực máy phát (Z = U/I).
Bảo vệ sẽ tác động khi có sự cố làm cho vectơ dao động vào vùng tác động
của relay
4.4.8 Bảo vệ quá điện áp stator (59G)
Chức năng: bảo vệ cuộn dây stator máy phát khi điện áp cuộn dây stator tăng
cao do hư hỏng ở hệ thống tự động điều chỉnh điện áp, do thay đổi công suất kháng
đột ngột hoặc do ảnh hưởng bởi sự cố lưới.
Quá điện áp ở đầu cực máy phát có thể gây tác hại cho cách điện của cuộn dây,
các thiết bị đấu nối ở đầu cực máy phát.
Tín hiệu điện áp cho rơle bảo vệ được cung cấp từ biến điện áp, đặt trước máy
cắt đầu cực máy phát.

Hình 4.9 sơ đồ đấu nối của relay 59G

Nguyên lý làm việc: Khi máy phát bị quá tải, dòng điện trong cuôn dây stator
sẽ tăng cao kéo dài quá giá trị đặt, do vậy bảo vệ này sử dụng rơle dòng điện để đo
dòng trong cuộn dây stator kết hợp với rơle thời gian để báo tín hiệu máy bị quá tải
cho nhân viên vận hành biết và sử lý.
Phạm vi tác động: Quá tải cuộn dây stator máy phát.
4.4.9 Bảo vệ quá dòng có kiểm tra điện áp (51G)
Bảo vệ này được sử dụng như bảo vệ dự phòng cho MF, MBA chính, thanh
cái phía cao áp và những đường dây liền kề. Khi ngắn mạch thì dòng điện tăng đồng
thời điện áp pha giảm xuống, ta dựa và đây kiểm tra điện áp để tăng độ nhạy của bảo
vệ quá dòng điện. Có 2 trạng thái bảo vệ tương ứng với cài đặt của relay. Trạng thái
1 được dùng ngắt máy cắt bộ ghép đôi thanh cái hoặc máy cắt khác. Trạng thái 2 dùng
để dừng MF.
4.4.10 Kiểm soát quá áp và bảo vệ quá dòng (51V)
Các lỗi gần với các cực của máy phát có thể dẫn đến sụt áp và giảm dòng sự
cố, đặc biệt nếu các máy phát bị cách ly và các lỗi nghiêm trọng. Do đó, trong bảo vệ
thế hệ, điều quan trọng là phải có điều khiển điện áp trên các đơn vị trễ thời gian quá
dòng để đảm bảo vận hành và phối hợp đúng cách. Các thiết bị này được sử dụng để
cải thiện độ tin cậy của rơle bằng cách đảm bảo rằng nó hoạt động trước khi dòng
điện máy phát quá thấp. Có hai loại rơle quá dòng với tính năng này được điều khiển
bằng điện áp và hạn chế điện áp, thường được gọi là rơle loại 51V.
Tính năng điều khiển điện áp (51 / 27C) cho phép các rơle được đặt dưới dòng
định mức và hoạt động bị chặn cho đến khi điện áp giảm xuống dưới mức điện áp
bình thường. Phương pháp kiểm soát điện áp thường ức chế hoạt động cho đến khi
điện áp giảm xuống dưới giá trị đặt trước. Nó nên được thiết lập để hoạt động dưới
80% điện áp định mức với mức tăng hiện tại khoảng 50% dòng điện định mức của
máy phát.
Tính năng hạn chế điện áp (51 / 27R) làm cho thiết bị tăng giảm khi giảm điện
áp, như trong Hình 5.23. Ví dụ, rơle có thể được đặt cho 175 phần trăm dòng định
mức của máy phát với điện áp định mức được áp dụng. Ở điện áp 25 phần trăm, rơle
tăng ở mức 25 phần trăm của cài đặt rơle (1,75 0,25 = 0,44 lần định mức). Mức độ
đón khác nhau làm cho việc phối hợp rơle với các rơle quá dòng cố định khác khó
khăn hơn.

Hình 4.10 đặc tính làm việc của relay 51V


j

4.4.11 Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt đầu cực (50BF)


Bảo vệ lấy tín hiệu dòng thứ tự thuận, thứ tự nghịch từ CT sau máy cắt đầu
cực. Bảo vệ làm việc theo nguyên lý so sánh dòng điện.
Bảo vệ sẽ tác động trong trường hợp lệnh đã gửi nhưng máy cắt đầu cực từ
chối. Lúc này bảo vệ sẽ so sánh dòng điện thứ tự thuận hoặc thứ tự nghịch phía đầu
cực máy cắt để tác động. Tiêu chuẩn phụ dòng điện có để là việc quá dòng thứ tự
nghịch.
Hình 4.11 Sơ đồ bảo vệ của relay 50BF

Khi ngắn mạch xảy ra trong khoảng từ MC 901 đến MC 641, các thiết bị bảo
vệ cắt MC 901. Nhưng MC 901 bị lỗi hư hỏng nên không cắt được. Lúc này relay
50BF nhận tín hiệu từ các thiết bị bảo vệ và tín hiệu dòng, relay 50BF báo trip và cắt
MC 251, MC 641 để cách ly dòng ngắn mạch.

4.4.12 Bảo vệ quá từ thông (24)


Quá kích thích ( quá từ thông) là một tình trạng nguy hiểm ở đó mật độ từ
thông tăng lên đến một mức cực kỳ cao. Mật độ từ thông cao có thể gây ra các dòng
điện xoáy ( điện Fuco) quá mức trong các cuộng dây và trong các bộ phận dẫn điện
khác bên trong các MF. Nhiệt lượng sinh ra bởi các dòng điện xoáy này có thể gây hư
hỏng các cuộn dây và cách điện. Mật độ từ thông cao cũng gây ra sự từ giảo bên trong
lõi thép của MF và tạo ra nhiễu. Các lực từ giảo mạnh cũng có thể gây hư hỏng MF.
Nhiệt độ cuộn dây cũng có thể tăng lên do nhiệt lượng sinh ra.
Bảo vệ quá kích thích ( quá từ thông) được dùng để loại bỏ các nguy hiểm
khỏi MF do quá kích thích. Bảo vệ quá kích thích gồm bảo vệ thời gian xác lập và bảo
vệ thời gian phụ thuộc. Bảo vệ dùng điện áp từ đầu cực MF để làm tiêu chuẩn.
4.4.13 Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (46)
Dòng điện thứ tự nghịch xuất hiện trong cuộn dây stator ở máy phát điện khi
có đứt dây hở mạch một trong hai pha, khi đó ngắn mạch không đối xứng.
Khi hiện tượng quá tải không đối xứng xuất hiện, nó tạo nên từ thông thứ tự
nghịch φ2 biến thiên với tốc độ 2ω gấp hai lần tốc độ rotor, làm cảm ứng trên thân
rotor, gây ra dòng điện lớn đốt nóng rotor và máy phát.
Thời gian mà rotor chịu được khi tình trạng này xảy ra được tính bằng biểu
thức:
I 2t  k
 Trong đó:
2

- I2 là thành phần thứ tự nghịch của dòng điện


- T là thời gian cho phép rotor chịu quá nhiệt
- K là hằng số phụ thuộc vào từng loại MF và hệ thống làm mát.
a. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch thời gian thiết lập
Có 2 trang thái được trang bị cho bảo vệ thời gian xác lập: báo động và
tác động
b. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch thời gian phụ thuộc
Bảo vệ thứ tự nghịch thời gian phụ thuộc bao gồm 3 phần: phần khởi tạo bảo
vệ, phần bảo vệ thời gian phụ thuộc và phần bảo vệ thời gian xác lập.

Hình 4.12 Sơ đồ làm việc của bảo vê quá dòng thứ tự nghịch thời gian phụ thuộc
Khi vượt quá giá dòng điện thứ tự nghịch lớn nhất được xác lập, bảo vệ sẽ tác
động không phụ thuộc thời gian. Khi dòng thứ tự nghịch đạt đến thiết lập thấp nhất,
phần khởi tạo sẽ bắt đầu ghi nhận dòng, thời gian và nhiệt độ. Khi giá trị được ghi
nhận cao hơn giá trị thiết lập, bảo vệ quá tải thứ tự nghịch thời gian phụ thuộc sẽ tác
động.
4.4.14 Bảo vệ stator chạm đất 95% (59GN)
4.4.14.1 Bảo vệ stator chạm đất nối đất qua máy biến áp trung tính
Có 2 trạng thái truyền thống và nâng cấp.
a. Trạng thái truyền thống
Điều kiện hoạt động:
Un0 > U0 zd
Trong đó:
- Un0 điện áp thứ tự không tại điểm trung tính của MF.
- U0 zd ngưỡng cài đặt hoạt động của bảo vệ điện áp thứ tự không.
Nếu VT bị lỗi thì bảo vệ sẽ bị vô hiệu hoặc không. Cài đặt vô hiệu bảo vệ có
thể được tùy chọn
b. Trạng thái nâng cấp
Điều kiện hoạt động:
Un0 > U0hzd
Trong đó:
- Un0 là điện áp thứ tự không tại điểm trung tính của MF.
- U0hzd là giá trị điện áp thứ tự không được cài. Giá trị được đề nghị là
20v-25v.
4.4.14.2 Bảo vệ stator chạm đất dựa trên sóng hài bậc 3 (59GN)
a. Dựa trên sóng hài bậc 3
Bảo vệ này được thiết kế chỉ bảo vệ được khoảng 25% sự cố chạm đất của dây
stato tại điểm đấu nối của MF. Điện áp sóng hài bậc 3 của đầu cực MF có nguồn gốc
từ điện áp phía tam giác hở. Điện áp sóng hài bậc 3 tại điểm trung tính có nguồn gốc
từ điểm trung tính của VT của MF
Điều kiện hoạt động
U3T / U3N  K3wzd
Khi đó:
- U3T và U3N là điện áp sóng hài bậc 3 của đầu cực MF và điểm trung tính
tương ứng.
- K3wzd là tỷ lệ sóng hài bậc 3 được thiết lập để khởi động bảo vệ.
Trong quá trình kết nối MF vào hệ thống điện , tỷ lệ U3T / U3N thay đổi đáng
kể do sự thay đổi của điện kháng của điện dung tương đương tại đầu cực MF. Vì
vậy có 2 sự cài đặt khác nhau cho bảo vệ trước và sau khi kết nối của MF với hệ
thống, và 2 cài đặt có thể chuyển đổi qua lại với sự thay đổi vị trí của vị trí tiếp xúc
của máy cắt đầu cực.
Hơn nữa, thiết bị được cài đặt cho việc quyết định liệu tỷ số bảo vệ của điện
áp sóng hài bậc 3 được dùng để bật đèn báo hoặc gửi tín hiệu tác động, hoặc cả hai.
Bảo vệ tỷ lệ điện áp sóng hài bậc 3 có thể hoạt độc cho mục đích thông báo
hoặc mục đích tác động.
b. Dựa trên sự so lệch sóng hài bậc 3
Hoạt động với tiêu chí:

Trong đó:
- Là vecto điện áp sóng hài bậc 3 của đầu cực MF và điểm
trung tính.
- Kt hệ số quy định.
- Kre là phần trăm so lệch sóng hài bậc 3 được thiết lập.
Bảo vệ so lệch sóng hài bậc 3 chỉ hoạt động với mục đích thông báo.
4.4.15 Bảo vệ stator chạm đất 100% (64GN)
Ở chế độ làm việc bình thường, điện trở cách điện của cuộn dây stator so với
đất rất lớn (Rđ=∞), dòng điện qua bảo vệ được xác định theo dòng điện chung của
cuộn dây stator đối với đất, dòng qua bảo vệ chủ yếu theo điện trở chạm đất.
Bảo vệ được đưa thêm một nguồn ngoài vào điểm trung tính của MF thông qua
phía thứ cấp của MBA nối đất hoặc bơm vào phía thứ cấp của tam giác hở VT tại đầu
cực của MF. Nguồn này có tần số khác với tần số công nghiệp để phát hiện chạm đất
ngay cả khi máy phát ngừng.

Hình 4.13 Mô phỏng kỹ thuật bơm điện áp bảo vệ stator chạm đất
4.1.1. Các bảo vệ công nghệ của máy phát
a. Bảo vệ vòng trục (38)
b. Bảo vệ mất nước làm mát
c. Bảo vệ quá nhiệt stator
d. Relay mức dầu

4.1.2. A
4.1.3. a
4.5 Bảo vệ máy biến áp tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1
4.5.1 Giới thiệu chung
Trong hệ thống điện, máy biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất
liên kết hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối. Vì vậy, việc nghiên cứu các tình
trạng làm việc không bình thường, sự cố... xảy ra với MBA là rất cần thiết. Để bảo
vệ cho MBA làm việc an toàn cần phải tính đầy đủ các hư hỏng bên trong MBA và
các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của máy biến áp. Từ đó
đề ra các phương án bảo vệ tốt nhất, loại trừ các hư hỏng và ngăn ngừa các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng đến sự làm việc của MBA.
4.5.2 Các hư hỏng và tình trạng làm việc không bình thường xảy ra với máy
biến áp
a. Sự cố bên trong MBA
Sự cố bên trong MBA được chia làm hai nhóm sự cố là sự cố trực tiếp và sự
cố gián tiếp.
 Sự cố trực tiếp là ngắn mạch các cuộn dây, hư hỏng cách điện làm thay đổi
đột ngột các thông số điện.
- Ngắn mạch giữa các pha trong MBA ba pha
Dạng ngắn mạch này (hình 4.12) rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra dòng
ngắn mạch sẽ rất lớn so với dòng một pha.

Hình 4.14 Ngắn mạch nhiều pha trong cuộn dây MBA
- Ngắn mạch một pha
Sự cố này có thể là chạm vỏ hoặc chạm lõi thép MBA. Dòng ngắn mạch một
pha lớn hay nhỏ phụ thuộc chế độ làm việc của điểm trung tính MBA đối với đất và
tỷ lệ vào khoảng cách từ điểm chạm đất đến điểm trung tính.

Hình 4.15 Ngắn mạch 1 pha chạm đất


Dưới đây là đồ thị quan hệ dòng điện sự cố theo vị trí điểm ngắn mạch (hình
4.14). Từ đồ thị ta thấy khi điểm sự cố dịch chuyển xa điểm trung tính tới đầu cực
MBA, dòng điện sự cố càng tăng.

hình 4.16 Dòng điện chạm đất 1 pha của MBA nối đất trung tính

 Sự cố gián tiếp diễn ra từ từ nhưng sẽ trở thành sự cố trực tiếp nếu không
phát hiện và xử lý kịp thời (như quá nhiệt bên trong MBA, áp suất dầu tăng cao...).
Vì vậy yêu cầu bảo vệ sự cố trực tiếp phải nhanh chóng cách ly MBA bị sự cố ra khỏi
hệ thống điện để giảm ảnh hưởng đến hệ thống. Sự c ố gián tiếp không đòi hỏi phải
cách ly MBA nhưng phải được phát hiện, có tín hiệu báo cho nhân viên vận hành biết
để xử lý. Sau đây phân tích một số sự cố bên trong thường gặp.
b. Dòng điện từ hoá tăng vọt khi đóng MBA không tải
Dòng điện từ hoá tăng vọt khi đóng MBA không tải: Hiện tượng dòng điện từ
hoá tăng vọt có thể xuất hiện vào thời điểm đóng MBA không tải. Dòng điện này chỉ
xuất hiện trong cuộn sơ cấp MBA. Nhưng đây không phải là dòng điện ngắn mạch
do đó yêu cầu bảo vệ không được tác động.
c. Ngắn mạch giữa các vòng dây trong cùng một pha
Khoảng (70÷80%) hư hỏng MBA là từ chạm chập giữa các vòng dây cùng 1
pha bên trong MBA (hình 4.15).

Hình 4.17 Ngắn mạch giữa các vòng dây trong cùng một pha

Trường hợp này dòng điện tại chổ ngắn mạch rất lớn vì một số vòng dây bị
nối ngắn mạch, dòng điện này phát nóng đốt cháy cách điện cuộn dây và dầu biến áp,
nhưng dòng điện từ nguồn tới máy biến áp IS có thể vẫn nhỏ (vì tỷ số MBA rất lớn
so với số ít vòng dây bị ngắn mạch) không đủ cho bảo vệ rơle tác động. Ngoài ra còn
có các sự cố như hư thùng dầu, hư sứ dẫn, hư bộ phận điều chỉnh đầu phân áp ...
d. Sự cố bên ngoài ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của MBA
 Dòng điện tăng cao do ngắn mạch ngoài và quá tải.
 Mức dầu bị hạ thấp do nhiệt độ không khí xung quanh MBA giảm đột
ngột.
 Quá điện áp khi ngắn mạch một pha trong hệ thống điện.
4.5.2 Hệ thống relay bảo vệ cho máy biến áp S1 ở nhà máy nhiệt điện Duyên
Hải 1
Relay RCS-985T được bố trí tại nhà máy nhiệt điện duyên hải 1 bao gồm 2
tủ Protection Panel A; Protection Panel B chạy song song nhằm tăng độ tin cậy cho
hệ thống. Khi sự cố xảy ra 2 relay sẽ đồng thời gửi tín hiệu cảnh báo đến hệ thống
DCS và các tín hiệu TRIP đến các máy cắt đầu cực, hệ thống chống hư hỏng máy
cắt (BFP),....
Hệ thống relay bảo vệ cho tổ máy biến áp S1 lấy tín hiệu bảo vệ từ CT của
cuộn thứ cấp của máy phát và các bộ CT dặt tại các đầu cuộn sơ cấp của các máy
biến áp tự dùng td911 và td912 của nhà máy.

Hình 4.18 Relay 985T

You might also like