You are on page 1of 9

Năng lượng tái tạo

1. Khái niệm:
Năng lượng tái tạo hay còn được biết đến là nguồn năng lượng sạch hoàn
toàn, được tạo ra từ các nguồn tự nhiên hoặc các quy trình tự nhiên nào đó được
hình thành liên tục và gần như vô hạn như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều…
Các dạng năng lượng tái tạo:
- Năng lượng mặt trời: Là nguồn năng lượng sạch mà hầu hết ai cũng biết
đến. Chúng ta có thể khai thác nguồn năng lượng này nhờ các công nghệ hiện đại
như sưởi ấm, quang điện, quang hợp nhân tạo. Pin năng lượng mặt trời là một sản
phẩm để sử dụng năng lượng mặt trời, chúng được làm từ các vật liệu biến đổi ánh
sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng. Hệ thống phát điện bằng các tấm pin năng
lượng mặt trời không sản sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và đặc biệt là
không tạo ra CO2 (gây hiệu ứng nhà kính), miễn là chúng được lắp đặt đúng cách
thì hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời ít tác động đến môi trường.
- Năng lượng gió: Sự chuyển động của khí quyển được thúc đẩy bởi sự chênh
lệch về nhiệt độ ở bề mặt Trái đất, do lượng nhiệt từ bức xạ của mặt trời chiếu lên
bề mặt Trái đất thay đổi liên tục. Năng lượng gió có thể được sử dụng để ứng cho
hệ thống bơm nước hoặc tạo ra điện, nhưng công nghệ này đòi hỏi phải có không
gian rất rộng để có thể tạo ra một lượng năng lượng đáng kể. Các tubin gió là thiết
bị được tạo ra nhầm mục đích biến sức gió thành điện năng, tubin gió được đặt ở
nơi có tốc độ gió càng cao thì lượng điện càng dồi dào.
- Thủy điện: Thủy điện cũng là một nguồn năng lượng sạch hoàn toàn và đang
được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Nguồn năng lượng này sẽ hoạt động dựa
vào sức nước trong các dòng chảy có tốc độ nhanh để thiết lập tuabin máy phát
điện.
- Năng lượng sinh học: còn được gọi là năng lượng sinh khối và có nguồn gốc
từ động vật hay thực vật. Nguồn năng lượng này được tạo ra và có thể sử dụng trực
tiếp hay gián tiếp nhờ vào quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, hiện nay
việc đốt sinh khối có nguồn gốc từ thực vật đã tạo ra lượng khí CO2 lớn và gây
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Do đó, năng lượng sinh học dần không còn
được xem là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn như trước nữa.
- Năng lượng địa nhiệt: Năng lượng địa nhiệt là loại năng lượng được sinh ra
từ sự hình thành ban đầu của Trái Đất và sự phân rã phóng xạ của các khoáng chất.
Ở những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao có thể được dùng để khai thác và tạo
ra điện. Tuy nhiên, công nghệ khai thác loại năng lượng này hiện nay vẫn còn hạn
chế. Đồng thời, các vấn đề về kỹ thuật cũng làm giảm đi tiện ích của năng lượng
địa nhiệt.
- Năng lượng thủy triều: Cũng là dạng năng lượng sạch hoàn toàn, thủy triều
được tận dụng để tạo ra điện nhờ vào sự chuyển đổi năng lượng.
- Nhiên liệu hydrogen và pin năng lượng hydro: Đây cũng không phải là
nguồn năng lượng tái tạo hoàn toàn nhưng rất dồi dào và rất ít ô nhiễm môi trường
khi sử dụng. Hydrogen có thể được đốt làm nhiên liệu, điển hình là xe chạy bằng
hơi nước. Ứng dụng nhiên liệu đốt (sạch) này có thể giảm đáng kể ô nhiễm trong
các thành phố. Hydrogen còn có thể được sử dụng trong pin nhiên liệu hyrdo,
tương tự như pin lưu trữ để cung cấp năng lượng cho động cơ điện.
2. Vai trò của năng lượng tái tạo:
Là nguồn năng lượng gần như vô hạn và sạch, ít gây tác động đến môi trường
đây rõ ràng là ưu điểm rất lớn của nguồn năng lượng này, việc xã hội càng hiện đại
với các trang thiết bị công nghệ cao thì việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch
mang tính bền vững này là một lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ môi trường.
3. Tầm quan trọng của năng lượng tái tạo:
Là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn thân thiện với thiên nhiên và hạn chế
gây ô nhiếm tối đa đến môi trường; Là năng lượng có thể tái tạo được; Đa dạng
phong phú từ nhiều nguồn thiên nhiên; Năng lượng tái tạo có được sự bền bỉ, chi
phí bảo dưỡng và bảo trì thấp; Giúp tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, nhà máy,
doanh nghiệp khi sử dụng.

Tổng quan và nguyên tắc về thủy điện:


Thủy điện là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn đang được ứng dụng nhiều ở
hầu hết các quốc gia. Đây là dạng năng lượng được tạo ra nhờ áp lực của nước khi
chuyển động liên tục từ một độ cao nhất định xuống điểm thấp nhất của lòng sống.
Thông qua hệ thống tua bin điện cơ lớn đã chuyển đổi cơ năng thành điện năng.
Thủy điện thường được tạo ra từ những nơi đầu nguồn của các dòng sông nơi có
dòng chảy mạnh và liên tục.
- Ứng dụng của thủy điện:
Ngoài chức năng trữ nước để sử dụng cho việc sản xuất điện, các đập thủy
điện còn có thể phục vụ cho các mục đích khác như cung cấp nước ngọt tiêu dùng
và các hoạt động trong công nghiệp, hỗ trợ công tác tưới tiêu, góp phần kiểm soát
lũ lụt, và khai triển một số các hoạt động du lịch, giải trí.
- Ưu điểm của thủy điện:
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế
+ Cung cấp nguồn năng lượng sạch, bảo tồn hệ sinh thái
+ Linh hoạt điều chỉnh công suất
+ Sử dụng đa mục tiêu
+ Có thể được tái sử dụng
+ Giảm ô nhiễm môi trường
+ Thời gian sử dụng lâu dài
+ Có tính bền vững, giúp giảm phát thải khí nhà kính
+ Hạn chế được giá thành
+ Ngăn chặn lũ lụt nguy hiểm
+ Chi phí vận hành thấp
+ Nguồn bổ sung và dự phòng cần thiết
+ Một trong những nguồn năng lượng hiệu quả nhất trên thế giới

Tổng quan và nguyên tắc về năng lượng địa nhiệt


- Địa nhiệt là dạng năng lượng sạch và bền vững. So với các dạng Năng
Lượng Tự Nhiên khác như gió, thủy điện, địa nhiệt không phụ thuộc vào các
yếu tố thời tiết và khí hậu. Do đó địa nhiệt cũng có hệ số công suất rất cao,
luôn sẵn sàng đáp ứng 24 h/ngày.
- Nguồn nhiệt lượng được chuyển lên mặt đất qua dạng hơi hoặc nước nóng
khi nước chảy qua đất đá nóng. Nhiệt lượng thường được sử dụng trực tiếp, ví
dụ như hệ thống điều hòa nhiệt độ (bơm địa nhiệt), hoặc chuyển thành điện
năng (nhà máy nhiệt điện).
- Có 5 dạng nguồn địa nhiệt khác nhau, trong đó chỉ có mỏ trữ thủy địa nhiệt
và năng lượng Trái đất là đã được đưa vào khai thác thương mại. Ba dạng còn
lại, gồm nước muối địa áp, đá khô nóng và magma, đòi hỏi phải phát triển các
kỹ thuật cao, tiên tiến mới đủ khả năng khai thác thương mại hóa.
Ứng dụng của năng lượng địa nhiệt
- Các nhà máy địa nhiệt có giới hạn công suất từ 100 kW cho đến 100 MW,
phụ thuộc vào nguồn năng lượng và nhu cầu điện năng. Kỹ thuật này rất thích
hợp cho điện khí hóa nông thôn và các ứng dụng mạng lưới mini, bên cạnh
ứng dụng trong việc hòa lưới điện quốc gia.
- Các ứng dụng trực tiếp của địa nhiệt có thể góp phần tăng đáng kể sản
lượng nông nghiệp và ngư nghiệp (nuôi trồng thủy hải sản) và cung cấp nhiệt
cho các quá trình xử lý công nghiệp phụ trợ. Nguồn địa nhiệt được xem là đặc
biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển nào không có các nguồn
tài nguyên năng lượng như than, dầu và khí tự nhiên.
- Sử dụng trực tiếp địa nhiệt để sưởi ấm không gian làm mát, spa liên quan
đến chăm sóc sức khỏe, nuôi cá, sưởi ấm nhà kính, tắm nước nóng.
- Sản xuất điện người ta sử dụng Tuabin được kết nối với nhà máy phát điện,
tuabin sẽ quay, sự quay này làm cho nam châm chuyển động xung quanh
cuộn dây để tạo ra dòng điện. Hiện nay có 3 nhà máy điện địa nhiệt là nhà
máy hơi nước khô, nhà máy điện hơi nước chớp và nhà máy điện chu trình
nhị phân.
- Ứng dụng trong đo về địa chất, thăm dò khoáng sản và dầu khí.
Ưu điểm của năng lượng địa nhiệt:
- Thân thiện hơn với môi trường: So với các nhiên liệu thông thường như than
đá và các nhiên liệu hóa thạch khác, năng lượng địa nhiệt thân thiện hơn với
môi trường. Ngoài ra, một nhà máy điện địa nhiệt có một lượng khí thải
carbon nhỏ.
- Bền vững: Năng lượng địa nhiệt là một nguồn tài nguyên tái tạo sẽ có sẵn
cho đến khi mặt trời hủy diệt Trái đất trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Bởi vì các
nguồn dự trữ được làm nóng của Trái đất được bổ sung một cách tự nhiên, nó
vừa có thể tái tạo vừa bền vững.
- Tiềm năng đáng kể: Khoảng 15 terawatt năng lượng hiện đang được tiêu thụ
trên toàn cầu, một phần nhỏ trong tổng năng lượng có thể thu được từ các
nguồn địa nhiệt. Mặc dù hầu hết các hồ chứa hiện nay không thể được sử
dụng, nhưng có hy vọng rằng khi quá trình nghiên cứu và phát triển công
nghiệp tiếp tục, số lượng tài nguyên địa nhiệt có thể được sử dụng sẽ tăng lên.
- Ổn định: So với các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió và
năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt cung cấp một dòng năng lượng nhất
quán. Do đó, không giống như với gió hoặc năng lượng mặt trời, tài nguyên
luôn có sẵn để sử dụng.
- Sưởi ấm và làm mát: Cách bề mặt hai mét, một máy bơm nhiệt địa nhiệt có
thể hoạt động như một nguồn tản nhiệt vì mặt đất có khả năng chống lại các
biến đổi nhiệt theo mùa tốt hơn không khí.
- Đáng tin cậy: Vì nó không dao động nhiều như năng lượng từ các nguồn
khác, như năng lượng mặt trời và gió, nên việc tính toán lượng năng lượng do
tài nguyên này tạo ra rất đơn giản.
- Không cần nhiên liệu: Không có yêu cầu về nhiên liệu vì năng lượng địa
nhiệt là một nguồn tài nguyên tự nhiên, không giống như nhiên liệu hóa
thạch, là những nguồn tài nguyên hạn chế phải được khai thác hoặc khai thác
từ trái đất.
- Bảo trì chi phí thấp: Tốn rất nhiều tiền để xây dựng một nhà máy điện truyền
thống. Tuy nhiên, cần ít tiền hơn để lắp đặt và bảo trì địa nhiệt.
- Hiệu quả tuyệt vời: Hệ thống bơm nhiệt địa nhiệt tiêu thụ ít hơn từ 25% đến
30% điện năng để sưởi ấm và làm mát so với các hệ thống sưởi ấm và làm
mát thông thường. Ngoài ra, các đơn vị máy bơm nhiệt địa nhiệt này có thể
được chế tạo để có hình dạng nhỏ gọn và chiếm ít không gian hơn.
- Có nhiều việc làm hơn: Năng lượng địa nhiệt đang tạo ra một số lượng lớn
việc làm trên toàn cầu.
- Giảm ô nhiễm tiếng ồn: Ít tiếng ồn hơn được tạo ra khi năng lượng địa nhiệt
được sử dụng để tạo ra điện. Giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm thị giác do việc
lắp đặt vật liệu giảm chấn của các nhà máy phát điện.
- Các nguồn nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo được tiết kiệm: Năng
lượng địa nhiệt đang làm giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa
thạch để sản xuất năng lượng. Ngoài ra, nó tăng cường an ninh năng lượng.
Nếu một quốc gia có đủ năng lượng địa nhiệt, thì có thể không cần nhập khẩu
điện.

Tổng quan của năng lượng gió


Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển
Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời.
Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ
môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
Sự hình thành của năng lượng gió:
Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm cho bầu
khí quyển, nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái
Đất, mặt ban đêm, bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt Trời và
thêm vào đó là bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn là ở các
cực, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất mà
không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng như không khí giữa mặt ban ngày và
mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo thành gió. Trái Đất xoay tròn cũng góp
phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục quay của Trái Đất nghiêng đi (so
với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi quay quanh Mặt Trời) nên
cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa.
Do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Coriolis được tạo thành từ sự quay quanh trục
của Trái Đất nên không khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp không chuyển
động thắng mà tạo thành các cơn gió xoáy có chiều xoáy khác nhau giữa Bắc
bán cầu và Nam bán cầu. Nếu nhìn từ vũ trụ thì trên Bắc bán cầu không khí di
chuyển vào một vùng áp thấp ngược với chiều kim đồng hồ và ra khỏi một
vùng áp cao theo chiều kim đồng hồ. Trên Nam bán cầu thì chiều hướng
ngược lại.
Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tại
từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban ngày đất
nóng lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp suất và vì thế có gió thổi từ
biển hay hồ vào đất liền. Vào ban đêm đất liền nguội đi nhanh hơn nước và
hiệu ứng này xảy ra theo chiều ngược lại.
Ứng dụng năng lương gió:
Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay. Con người đã dùng
năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, ngoài ra năng
lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió.
Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát
minh ra điện và máy phát điện. Lúc đầu nguyên tắc của cối xay gió chỉ được
biến đổi nhỏ và thay vì là chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng cơ
học thì dùng máy phát điện để sản xuất năng lượng điện. Khi bộ môn cơ học
dòng chảy tiếp tục phát triển thì các thiết bị xây dựng và hình dáng của các
cánh quạt cũng được chế tạo đặc biệt hơn. Ngày nay người ta gọi đó tuốc bin
gió, khái niệm cối xay gió không còn phù hợp nữa vì chúng không còn có
thiết bị nghiền. Từ sau những cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1962
việc nghiên cứu sản xuất năng lượng từ các nguồn khác được đẩy mạnh trên
toàn thế giới, kể cả việc phát triển các tuốc bin gió hiện đại.
Nguyên lý hoạt động của các tuabin gió:

Các tuabin gió tạo ra điện như thế nào? Một cách đơn giản là một tuabin gió
làm việc trái ngược với một máy quạt điện, thay vì sử dụng điện để tạo ra gió
như quạt điện thì ngược lại tuabin gió lại sử dụng gió để tạo ra điện.

Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của
gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với
trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo
ra điện.

Các tuabin gió được đặt trên trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. Ở tốc độ
30 mét trên mặt đất thì các tuabin gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn và ít bị
các luồng gió bất thường.
Các tuabin gió có thể sử dụng cung cấp điện cho nhà cửa hoặc xây dựng,
chúng có thể nối tới một mạng điện để phân phối mạng điện ra rộng hơn.

Nhìn từ phía ngoài vào một xưởng năng lượng gió thấy được một nhóm các
tuabin làm việc và tạo ra điện nhờ các đường dây tiện ích như thế nào? Điện
được truyền qua dây dẫn phân phối từ các nhà, các cơ sở kinh doanh, các
trường học …

Ưu điểm năng lượng gió:


Ưu điểm:
 Năng lượng gió là nguồn năng lượng xanh và không gây ô nhiễm.
 Tiềm năng của nguồn năng lượng này là rất lớn – gấp 20 lần so với những gì
toàn bộ con người cần.
 Năng lượng gió có thể tái tạo và không có cách nào chúng ta có thể chạy ra
khỏi nó (vì chúng bắt nguồn từ mặt trời).
 Tua bin gió là không gian hiệu quả đáng kinh ngạc. Chúng có thể tạo ra đủ
điện để cung cấp năng lượng cho 600 ngôi nhà
 Chúng chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng sản lượng điện trên toàn thế giới, nhưng
đang phát triển với tốc độ hứa hẹn 25% mỗi năm (2010).
 Giá đã giảm hơn rất nhiều so với trước đây
 Chi phí vận hành thấp
 Tiềm năng trong nước tốt: Tua bin gió dân dụng mang lại sự tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ chủ nhà khỏi sự cố mất điện.

You might also like