You are on page 1of 6

Lý thuyết

Câu 1:
a, Năng lượng tái tạo là năng lượng thu được từ những nguồn liên tục được xem là vô
hạn.
Các nguồn năng lượng tái tạo và đặc trưng cơ bản :
-Năng lượng mặt trời: là nguồn năng lượng do bức xạ mặt trời chiếu đến mặt đất, có thể
thu lại và chuyển hóa dưới dạng nhiệt năng hay điện năng.
-Năng lượng gió: là năng lượng của gió thổi trong khí quyển mà người ta có thể chuyển
háo thành cơ năng, điện năng nhờ vào tua-bin gió;
-Năng lượng sinh khối: là năng lượng thu được từ việc đốt cháy các vật thể sống ,các chất
thải trong nông nghiệp, phế thải chưn nuôi, rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị…Ngoài việc
đốt người ta còn có thể chuyển hóa chúng thành nhiên liệu khí, lỏng để thay thế một phần
nhiên liệu hóa thạch.
-Năng lượng địa nhiệt: là năng lượng có được từ việc khai thác và chuyển hóa các các
vùng có nhiệt độ cao trong các địa tầng trong lòng đất. Nhiệt lượng đó là kết quả của các
phản ứng hạt nhân xẩy ra thường xuyên trong lòng trái đất.
-Năng lượng nước: là năng lượng có thể chuyển hóa được từ động năng chuyển động của
nước thành điện năng. Năng lượng nước gồm có :
+Năng lượng nước sông, sự chuyển hóa là dựa vào thế năng của nước dự trữ trong các hồ
chứa khi nước chảy qua tua-bin ,thế năng của nước tạo ra động năng, điện năng.
+Năng lượng nước đại dương: là năng lượng của sóng biển, thủy triều, hải lưu được
chuyển hóa thành điện năng nhờ hệ thống thu và chuyển hóa năng lượng.
b, Vai trò của các nguồn năng lượng tái tạo trong cán cân năng lượng thế giới hiện nay và
trong tương lai.
a) Tính ổn định, bền vững:
Nguồn năng lượng hóa thạch phân bố không đều, một số vùng có nhiều dầu khí như
Trung đông, các nước Ả rập… trong khi nhiều nước không có nguồn năng lượng này.
Năng lượng tái tạo như mặt trời, gió có mặt trên khắp trái đất. Khi quả đất còn tồn tại thì
nguồn năng lượng tái tạo còn tồn tại. Do đó tạo ra sự ổn định năng lượng cho con người
và đồng đều khắp trái đất.
b) Tính sạch không gây ô nhiễm môi trường:
Trong các loại năng lượng tái tạo, thì chỉ có năng lượng sinh khối là có phát thải khí
CO2, tuy nhiên các nguồn nhiên liệu sinh học đều có gốc từ thực vật, nên trong quá trình
phát triển của nó đã sử dung khí CO2 trong khí quyển để quang hợp, vì vậy có thể coi là
có sự cân bằng CO2 và không có sự bổ sung CO2 vào bầu khí quyển.
c) Tích trữ, chuyển hóa:
Ngoài năng lượng địa nhiệt thì các dang năng lượng tái tạo còn lại đều có tính không đều
và phân tán, vì vậy cần thiết phải có sự tích trữ để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vào sản
xuất và đời sống.
d) Giá thành:
Ngoài năng lượng nước sông và năng lượng sinh khối thì các dạng năng lượng tái tạo
khác tuy không mất tiền mua nhưng có tính phân tán cao, vì vậy việc tập trung và chuyển
hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về kinh phí, công nghệ, vật liệu, thiết bị thu gom và
chuyển hóa. Do đó giá thành đầu tư và giá thành sản phẩm cao.
Đối với thế giới:
Hiện nay thì phần năng lượng tái tạo tăng lên đáng kể, dự báo đến năm 2040-2050 sẻ có
sản lượng gấp đôi (kể cả năng lượng nước) các dạng năng lượng khác như năng lượng
hóa thạch cộng với năng lượng nguyên tử.Dự báo về sự phát triễn năng lượng tái tạo và
năng lượng hóa thạch thế giới trong 20 năm từ 2010-2030 thể hiện qua biểu đồ 0.2. Qua
đấy ta thấy sự phát triển vượt trội của năng lượng tái tạo trong thế kỹ 21.
Câu 2:
1. Nguồn gốc hình thành địa nhiệt:
Địa Nhiệt là nguồn nhiệt năng có sẵn trong lòng đất. Cụ thể hơn, nguồn năng lượng nhiệt
này tập trung ở vùng vỏ trái đất. Cùng với sự tăng nhiệt độ khi đi sâu vào vỏ Trái Đất,
nguồn nhiệt lượng liên tục từ lòng đất này được ước đoán tương đương với một khoảng
năng lượng cỡ 42 triệu MW. Lòng đất thì vẫn tiếp tục nóng hằng tỉ năm nữa, đảm bảo
một nguồn nhiệt năng gần như vô tận. Chính vì vậy Địa Nhiệt được liệt vào dạng năng
lượng tái tạo.
Nguồn nhiệt lượng này được chuyển lên mặt đất qua dạng hơi hoặc nước nóng khi
nước chảy qua đất đá nóng. Nhiệt lượng thường được sử dụng trực tiếp, ví dụ như hệ
thống điều hòa nhiệt độ (bơm địa nhiệt), hoặc chuyển thành điện năng (nhà máy nhiệt
điện).
Địa nhiệt là dạng năng lượng sạch và bền vững. So với các dạng năng lượng tái tạo
khác như gió, thủy điện hay điện mặt trời, địa nhiệt không phụ thuộc vào các yếu tố thời
tiết và khí hậu. Do đó địa nhiệt cũng có hệ số công suất rất cao, nguồn địa nhiệt luôn sẵn
sàng để cung ứng cho chúng ta sử dụng.
2. Sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc làm việc của nhà máy điện năng lượng mặt trời
dạng tập trung.

Hệ thống pin mặt trời tập trung có sử dụng hệ thống thấu kính tập trung ánh sáng và
chiếu vào một tế bào nhỏ, nhờ đó diện tích của tấm pin được giảm đi đồng thời cường độ
ánh sáng được khuếch đại lên tương ứng với tỉ lệ tập trung của hệ thống. Diện tích pin sử
dụng giảm và tăng hiệu suất do đó có thể giảm được giá thành phát điện. Do sử dụng
nguồn sáng có cường độ lớn và vật liệu bán dẩn khác nên các tế bào quang điện trong hệ
thống pin mặt trời tập trung có hiệu suất cao. Với cùng một mức công suất, giá thành của
các hệ thống pin mặt trời tập trung rẻ hơn so với các công nghệ điện mặt trời khác.
Các tế bào quang điện được sử dụng phổ biến hiện nay là loại tế bào quang điện đa
tầng có hiệu suất lên tới 40% . Hệ pin mặt trời tập trung chỉ hấp thụ được các tia sáng
trực xạ nên hệ thống này thường đòi hỏi phải có dàn xoay theo hướng mặt trời để tận
dụng tối đa nguồn sáng trực tiếp. Cùng với bộ phận quang học, dàn xoay làm tăng thêm
chi phí và mức độ phức tạp của hệ thống, đồng thời đòi hỏi các công tác bảo trì thường
xuyên hơn. Các hệ thống tập trung năng lượng vừa và cao còn đòi hỏi phải có các hệ
thống làm mát đảm bảo cho các pin không bị phá hủy do nhiệt độ và làm việc ổn định.
Câu 3: Sơ đồ nguyên lý và trình bày nguyên tắc làm việc của nhà máy điện mặt trời
dạng trung tâm.

Bức xạ nhiệt của mặt trời đuợc tiếp nhận bởi hệ thống các kính định nhật, các kính này
được điều chỉnh sao cho tia bức phản xạ từ kính sẽ tập trung vào trung tâm nhận nhiệt đặt
trên đỉnh tháp như minh hoa trong hình 2.14. Môi chất công tác của trung tâm nhận nhiệt
thông thường là hơi nước được gia nhiệt sau đó đưa vào giãn nở trong turbine để chạy
máy phát.
Hệ thống được nghiên cứu kết hợp với bộ tích nhiệt để lưu trữ nhiệt cho ban đêm và
những thời gian trời nhiều mây... Do đó, trung tâm nhận nhiệt được thiết kế lớn hơn so
với yêu cầu của chu trình hơi nước, sản lượng hơi du thừa được sản xuất ra trong các thời
điểm có năng lượng mặt trời lớn nhất sẽ được dẫn qua một bộ tích nhiệt để dự phòng cho
các thời điểm có năng lượng mặt trời thấp hoặc không có năng lượng mặt trời.
Bởi vì hệ thống năng lượng mặt trời này có nhiều khả năng được đặt tại các khu vực khô
cằn, nơi có diện tích đất đai rộng lớn và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, nhưng cũng
là nơi có nguồn nước làm mát rất khan hiếm, nên tháp làm mát không dùng loại tháp giải
nhiệt bằng nước mà là loại tháp khô làm mát bằng khí nén. Tuy loại tháp này có hiệu suất
không cao và làm giảm hiệu suất nhiệt của chu trình Rankine
Câu 4: Năng lượng sinh khối là gì? Phân loại và cách khai thác chúng?
Sinh khối là một thuật ngữ có ý nghĩa bao hàm rất rộng dùng để mô tả các vật chất có
nguồn gốc sinh học vốn có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng.
Sinh khối bao gồm cây cối tự nhiên, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác,
hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp. Sinh khối cũng bao gồm cả những vật chất
được xem như chất thải từ các xã hội con người như chất thải từ quá trình sản xuất thức
ăn nước uống, bùn, nước cống, phân bón, sản phẩm phụ gia (hữu cơ) công nghiệp thực
phẩm và các thành phần hữu cơ của chất thải sinh hoạt. tùy thuộc vào mục đích sử dụng:
tạo nhiệt, sản xuất điện năng hoặc làm nhiên liệu cho giao thông vận tải.
Các nguồn sinh khối được chuyển thành các dạng năng lượng khác như điện năng, nhiệt
năng, hơi nước và nhiên liệu qua các phương pháp chuyển hóa như đốt trực tiếp, phân
hủy yếm khí, đốt kết hợp, khí hóa và nhiệt phân.
Năng lượng sinh khối được xem là tái tạo vì nó được bổ sung nhanh hơn rất nhiều so với
tốc độ bổ sung của năng lượng hóa thạch vốn đòi hỏi hàng triệu năm
Các dạng năng lượng sinh khối
Nguồn sinh khối truyền thống:
Sinh khối là vật chất hữu cơ, đặc biệt là các chất cellulose. Các nguồn sinh khối truyền
thống là củi, cành cây, than củi, rơm rạ, và bao gồm các chất dư thừa, chất bã của sinh
khối đã được xử lý. Các chất này gồm có bột giấy, chất thải nông lâm nghiệp, chất thải gỗ
thành thị, chất thải rắn đô thị, khí ở các hố chôn lấp, chất thải của gia súc. Ở số lượng lớn,
nguồn sinh khối được gọi là nguyên liệu sinh khối
Nguồn sinh khối mới:
Nguồn sinh khối mới cho phép tạo ra nhiều sản phẩm khác ngoài nhiệt năng như các loại
nhiên liệu khí, lỏng, được gọi là nhiên liệu sinh học mới hay nhiên liệu sinh học hiện đại,
có khả năng thay thế nhiên liệu từ dầu khí.
Cách khai thác:
Nguồn sinh khối truyền thống
Sản xuất nhiệt truyền thống: Nhiệt lượng từ việc đốt sinh khối được sử dụng để đốt
sửa ấm, để nấu chín thức ăn, để đun nước tạo hơi ..
Công nghệ đốt trực tiếp: Có 2 phương pháp đốt sinh khối rất phổ biến là đốt trên
ghi và đốt tầng sôi
Phương pháp đốt liên kết: là kết hợp sinh khối với than để tạo năng lượng, có lẽ là
phương pháp sử dụng tích hợp tốt nhất sinh khối vào hệ thống năng lượng dựa trên
nhiên liệu hóa thạch.
Nhiệt phân: là quá trình đốt sinh khối ở nhiệt độ rất cao và sinh khối phân rã
trong môi trường thiếu khí oxy.
Đốt rác thải đô thị để sản xuất điện : Thường quá trình đốt xẩy ra trong lò thiêu. Lò
thiêu rác cần có nhiệt độ cao để phá hủy hết các chất hữu cơ độc hại. Nhiệt năng có
nhiệt độ cao này có thể sản xuất ra hơi nước
Nhiệt hóa sinh khối thành nhiên liệu sinh học dạng khí CO+H 2 : Tương tự như khí
hóa than tạo ra khí CO sử dụng cho các lò công nghiệp hay thay cho xăng làm
nhiên liệu cho động cơ.
Nguồn sinh khối truyền thống:
Sinh khối mới dạng rắn có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu khí, lỏng hiện
đại theo các quá trình nhiệt hóa hay quá trình sinh hóa, tạo ra nhiên liệu để cung
cấp trong các xe hơi, máy cơ khí (trong đó có các máy phát điện diesel) và thậm
chí trong các bộ phận sản xuất công nghiệp.
Ba dạng nhiên liệu phổ biến sản xuất từ sinh khối bằng quá trình sinh hóa là
buthanol, ethanol và biodiesel
Câu 5: Thủy điện là gì? Hãy nêu các đặc trưng cơ bản về cấu tạo của nhà máy thủy điện
kiểu đập, kiểu kênh dẫn (chuyển hướng dòng chảy) và nhà máy thủy điện kiểu bơm (thủy
điện tích năng).
- Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước . Đa số năng lượng thủy điện có
được từ thế năng của nước ở một độ cao nào đó chảy vào tua bin nằm cuối đường dẫn
làm tua bin quay để kéo máy phát điện, tạo ra dòng điện.
Nhà máy thủy điện kiểu đập:
Các nhà máy thỷ điện kiểu đập thường xây dựng trên các con sông có độ dốc không lớn.
Để tạo ra cọt nước cần thiết, người ta xây dựng đập ngăn giữa các dòng sông, gian máy
được đặt sau đập. Nước được dẫn vào tuabin sau ống dẫn đầu vào và xả xuống hạ lưu qua
ống dẫn. Máy phát được đặt trong gian máy. Do các tuabin thủy lực có tốc độ quay chậm,
nên các máy phát thủy điện chế tạo theo kiểu lồi, nhiều cực. Năng lượng điện do máy
phát phát ra được đưa vào thiết bị phân phối điện trong nhà ở điện áp máy phát và từ đây
được liên tục đưa lên máy biến áp đặt ngoài trời. Từ máy biến áp, theo dây dẫn trên
không, năng lượng điện được đưa thiết bị điện phân phối cao áp để tải đến các phụ tải ở
xa hoặc hệ thống.
Nhà máy thủy điện kiểu kênh dẫn
Các nhà máy thủy điện kiểu ống dẫn thường được xây dựng trên các miền núi, cột nước
hiệu dụng cần thiết được tạo ra bằng cách sử dụng các độ dốc lớn tự nhiên của các con
sông. Tại đầu ống dẫn cửa ngăn nước, qua cửa nước chảy vào ống dẫn để vào bể áp lực.
Đập chắn ngang sông để tập trung nước vào ống dẫn. ống dẫn có độ nghiêng lớn so với
độ nghiêng của đoạn sông. Do vậy các cột nước hiệu dụng của nhà máy nhỏ hơn một
chút so với cột nước có độ nghiêng tự nhiên H tn của đoạn sông. Từ bể áp lực nước theo
ống dẫn đi vào tuabin trong gian máy. Từ tuabin thủy lực nước theo kênh xả để trở về
dòng sông.
Nhà máy thủy điện tích năng
ở các nhà máy thủy điện tích năng, người ta xây dựng 2 hồ chức: hồ chức thượng lưu và
hồ chứa hạ lưu. Do vậy nhà máy có thể hoạt động ở hai chế độ ngược nhau: chế độ sản
xuất điện năng và chế độ tiêu thụ điện năng, nhằm góp phần san bằng đồ thị phụ tải của
hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phủ kín phụ tải vào những giờ cao điểm. Khi
phụ tải của hệ thống nhỏ, các nhà máy làm việc ở chế độ động cơ, tiêu thụ công xuất của
hệ thống bơm nước từ hồ chứa hạ lưu lên hồ chứa thượng lưu. Chế độ làm việc như vậy
gọi là chế độ làm việc tích năng. Khi phụ tải cảu hệ thống lớn, các nhà máy phát lại sử
dụng nước vừa tích được ở hồ chứa thượng lưu để phát điện, góp phần cùng với các nhà
máy điện khác phủ kín phụ tải của hệ thống.

You might also like